Chương Hai

 

Thánh Thể Xây Dựng Giáo Hội

 

 

21.       Công Đồng Chung Vaticanô II dạy rằng việc cử hành Thánh Thể là tâm điểm của tiến tŕnh Giáo Hội phát triển. Sau khi nói rằng “Giáo Hội, với tư cách là Vương Quốc của Chúa Kitô vốn hiện diện một cách mầu nhiệm, phát triển một cách hữu h́nh trên thể giới bởi quyền năng của Thiên Chúa” (35), thế rồi, như để trả lời cho vấn nạn “Giáo Hội phát triển ra sao?”, Công Đồng thêm: “bao lâu hiến tế Thập Giá do ‘Chúa Kitô là cuộc vượt qua của chúng ta hiến tế’ (1Cor 5:7) được cử hành trên bàn thờ, th́ bấy lâu công cuộc cứu chuộc của chúng ta được thực hiện. Đồng thời, nơi bí tích của tấm bánh Thánh Thể, mối hiệp nhất của tín hữu, thành phần làm nên một thân thể duy nhất nơi Chúa Kitô (x 1Cor10:17), được thể hiện và phát sinh” (36).

Tác dụng nguyên hệ của Thánh Thể vốn hiện hữu ở ngay chính nguồn gốc của Giáo Hội. Các Thánh Kư đă nói rơ là 12 Vị, tức các Tông Đồ, đă qui tụ lại với Chúa Giêsu ở Bữa Tiệc Ly (x Mt 26:20; Mk 14:17; Lk 22:14). Đây là một chi tiết quan trọng đặc biệt, v́ các Vị Tông Đồ “vừa là mầm mống của dân Do Thái vừa là khởi nguyên của hàng giáo phẩm linh thánh” (37). Qua việc cống hiến cho các vị ḿnh máu ḿnh làm lương thực, Chúa Kitô đă bao hàm một cách mầu nhiệm các vị vào hiến tế sẽ được hoàn tất sau đó trên Đồi Can vê. So sánh với Giao Ước ở Núi Sanai, một giao ước được niêm ấn bằng hiến tế và việc rẩy máu (38), th́ những tác động và lời lẽ của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly đă đặt nền tảng cho cộng đồng thiên sai mới, tức thành phần Dân Tân Ước. 

Các vị Tông Đồ, bằng việc chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Căn Thượng Lầu Tiệc Ly: “Hăy nhận lấy mà ăn”, “tất cả các con hăy uống” (Mt 26:26-27), lần đầu tiên đă tiến vào mối hiệp thông bí tích với Người. Từ đó trở đi, cho đến tận thế, Giáo Hội được xây dựng qua mối hiệp thông bí tích với Con Thiên Chúa, Đấng đă hiến tế v́ chúng ta: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày… Các con hăy làm việc này bao lâu các con uống để nhớ đến Thày” (1Cor 11:24-25; x Lk 22:19).

22.       Việc được tháp nhập vào Chúa Kitô bởi Phép Rửa được liên lỉ lập lại và củng cố bằng việc thông phần vào Thánh Thể, nhất là bằng việc hoàn toàn thông phần xẩy ra qua mối hiệp thông bí tích. Chúng ta chẳng những có thể nói rằng mỗi một người trong chúng ta lănh nhận Chúa Kitô mà c̣n có thể nói rằng Chúa Kitô lănh lấy tøng người chúng ta nữa. Người tỏ ra thân t́nh với chúng ta: “Các con là bạn hữu của Thày” (Jn 15:14). Thật vậy, chính bởi Người mà chúng ta được sự sống: “Ai ăn Tôi sẽ sống bởi Tôi” (Jn 6:57). Mối hiệp thông Thánh Thể mang lại “việc tương ngụ” cao quí giữa Chúa Kitô và mỗi một người môn đệ của Người: “Các con hăy ở trong Thày và Thày ở trong các con” (Jn 15:4).

Nhờ được nên một với Chúa Kitô, Dân Tân Ước, chẳng những không gắn liền với chính ḿnh, lại c̣n trở thành một “bí tích” cho nhân loại nữa (39), thành một dấu hiệu và là một dụng cụ cứu độ do Chúa Kitô lập được, thành ánh sáng thế gian và muối đất (x Mt 5:13-16), cho ơn cứu chuộc của tất cả mọi người (40). Sứ vụ của Giáo Hội tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô: “Như Cha đă sai Thày thế nào Thày cũng sai các con như vậy” (Jn 20:21). Từ việc kéo dài của hiến tế Thập Giá và mối hiệp thông của Giáo Hội với ḿnh máu Chúa Kitô nơi Thánh Thể, Giáo Hội kín múc được sức mạnh thiêng liêng cần thiết để thi hành sứ vụ của Giáo Hội. Như thế Giáo Hội tỏ ra vừa là nguồn gốc vừa là tuyệt đỉnh của tất cả mọi việc truyền bá phúc âm hóa, v́ mục tiêu của Giáo Hội là mối hiệp thông giữa nhân loại với Chúa Kitô, rồi trong Người với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần (41).

23.       Mối hiệp thông Thánh Thể cũng củng cố sự hiệp nhất Giáo Hội như thân thể của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đề cập đến quyền năng hiệp nhất liên quan tới việc tham dự vào bữa tiệc Thánh Thể này khi thánh nhân viết cho các Kitô hữu Corintô: “Tấm bánh chúng ta bẻ ra không phải là việc hiệp thông vào thân thể Chúa Kitô hay sao? V́ chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều song cũng chỉ là một thân thể duy nhất, bởi tất cả chúng ta đều thông phần vào cùng một tấm bánh” (1Cor 10:16-17). Thánh John Chrysostom dẫn giải về những lời này một cách sâu xa và nhận thức như sau: “Tấm bánh này là ǵ? Đó là thân thể Chúa Kitô. Và những ai lănh nhận tấm bánh ấy sẽ trở nên những ǵ? Thân thể Chúa Kitô – không phải là nhiều thân thể mà là một thân thể duy nhất. V́ như bánh hoàn toàn chỉ là một, cho dù được làm nên bởi nhiều hạt lúa miến, và những hạt lúa miến ấy, mặc dù không thấy, song vẫn hiện diện, ở chỗ cái khác biệt của chúng không hiện lộ v́ chúng được trở thành một toàn khối trọn vẹn, chúng ta cũng thế, cũng hiệp lại với nhau và cùng nhau hiệp nhất với Chúa Kitô” (42). Lập luận này thật là mănh liệt, ở chỗ, việc chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô, một tặng ân và là ân huệ cho mỗi một người trong chúng ta, có thể thực hiện trong Người để chúng ta được thông phần vào mối hiệp nhất của thân thể Giáo Hội của Người. Thánh Thể củng cố việc tháp nhập vào Chúa Kitô được thực hiện nơi Phép Rửa nhờ tặng ân Thần Linh (x 1Cor 12:13,27).

Hoạt động liên kết bất khả phân ly của Chúa Con và Thánh Linh ở ngay khởi nguyên của Giáo Hội, liên quan đến việc gắn bó vững chắc của Giáo Hội cũng như đến sự sống liên tục của Giáo Hội, là hoạt động vẫn đang diễn tiến nơi Thánh Thể. Điều này thật rơ ràng đối với vị tác giả của Phụng Vụ của Thánh Giacôbê: ở lời nguyện xin Thánh Thần của Kinh Nguyện Thánh Thể, Thiên Chúa Ngôi Cha được nguyện xin sai Thánh Thần xuống trên tín hữu cũng như trên các lễ vật, để ḿnh và máu Chúa Kitô “trở nên một thứ trợ giúp cho tất cả những ai tham hưởng… nhờ đó hồn xác họ được thánh hóa” (43). Giáo Hội được kiên cường bởi Đấng An Ủi thần linh qua việc Ngài thánh hóa tín hữu nơi Thánh Thể.

24.       Tặng ân Chúa Kitô và Thần Linh của Người chúng ta lănh nhận được nơi mối hiệp thông Thánh Thể làm tràn đầy muôn vàn niềm ước vọng vốn được đâm rễ sâu trong tâm can con người về việc hiệp nhất huynh đệ; tặng ân ấy cũng đồng thời thăng hoa cả cảm nghiệm về t́nh yêu huynh đệ vốn đă hiện hữu nơi việc chúng ta cùng nhau chia sẻ cùng một bàn tiệc Thánh Thể, tới độ vượt quá cảm nghiệm thuần nhân loại trong việc chia sẻ một bữa ăn. Bằng việc được hiệp thông với thân ḿnh Chúa Kitô, Giáo Hội càng tiến đến chỗ sâu xa hơn nữa “ở trong Chúa Kitô theo bản tính của một bí tích, tức là, của một dấu hiệu và là một dụng cụ cho mối hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa cũng như cho mối hiệp nhất toàn thể nhân loại” (44).

Những mầm mống chia rẽ, những mầm mống mà kinh nghiệm hằng ngày cho thấy đă đâm rễ rất sâu xa nơi nhân loại như là hậu quả của tội lỗi, bị quyền năng hiệp nhất của thân thể Chúa Kitô đối kháng. Thánh Thể, chính nhờ việc xây dựng Giáo Hội, kiến tạo nên cộng đồng nhân loại vậy.

25.       Việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ có một lợi ích khôn lường cho đời sống của Giáo Hội. Việc tôn thờ này hết sức gắn liền với việc cử hành Hiến Tế Thánh Thể. Sự hiện diện của Chúa Kitô dưới các dạng thức linh thánh sau Thánh Lễ, một sự hiện diện kéo dài bao lâu h́nh bánh và rượu c̣n (45), phát xuất từ việc cử hành hiến tế ấy và hướng về mối hiệp thông cả về phương diện bí tích lẫn thiêng liêng (46). Các Vị Chủ Chiên có trách nhiệm phải khuyến khích, bằng chứng từ bản thân các vị, việc tôn thờ Thánh Thể, nhất là việc đặt chầu Bí Tích Thánh, cũng như việc cầu nguyện tôn thờ trước Chúa Kitô hiện diện dưới các dạng thức Thánh Thể (47).

Thật là sung sướng khi bỏ giờ ra ở với Người, để ngả ḿnh vào ngực của Người như Người Môn Đệ Yêu Dấu (x Jn 13:25), cũng như để cảm thấy t́nh yêu vô biên đang hiện diện trong trái tim Người. Nếu trong thời đại của chúng ta đây, Kitô hữu cần phải được phân biệt trên hết bằng “nghệ thuật cầu nguyện” (48), th́ làm sao chúng ta lại không cảm thấy một nhu cầu mới trong việc bỏ giờ truyện văn thiêng liêng, im lặng tôn thờ, yêu thương cảm mến trước Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh? Anh chị em thân mến, Tôi thường cảm nghiệm được điều này và kín múc được sức mạnh, nguồn ủi an và nâng đỡ từ những giây phút ấy biết bao!

Việc thực hành này, một việc Huấn Quyền không ngớt khen ngợi và khuyến dụ, được thực hiện bởi gương của nhiều vị thánh. Nổi bật nhất về vấn đề này là Thánh Alphonsus Ligouri, vị đă viết: “Trong tất cả mọi việc tôn sùng th́ việc tôn thờ Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh là việc tôn sùng cao cả nhất trong các phép bí tích, một việc tôn sùng Thiên Chúa yêu thích nhất và là việc hữu ích nhất đối với chúng ta” (50). Thánh Thể là một kho tàng vô giá: không phải chỉ ở việc cử hành mà c̣n ở việc cầu nguyện trước Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là những ǵ chúng ta có thể thực hiện việc giao tiếp với chính mạch suối ân sủng. Một cộng đồng Kitô hữu thao thức chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô theo tinh thần Tôi nêu lên trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ cũng như trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria không thể không khai triển khía cạnh tôn thờ Thánh Thể này, một việc tôn thờ kéo dài và tăng thêm các hoa trái của mối hiệp thông vào ḿnh máu Chúa.

“Trong ngày sống, tín hữu không được thiếu vắng việc viếng Bí Tích Thánh, một Bí Tích mà theo luật phụng vụ cần phải hết sức cung kính để trong các nhà thờ ở một nơi hết sức trang trọng. Những việc viếng thăm ấy là dấu hiệu chứng tỏ ḷng biết ơn, biểu lộ ḷng yêu mến và nhận biết sự hiện diện của Chúa” (Paul VI, Encyclical Letter Mysterium Fidei [3 September 1965]: AAS 57 [1965], 771).