Chương Bốn

 

Thánh Thể Và Vấn Đề Hiệp Thông Xă Hội

 

 

34.       Thượng Hội Giám Mục Thế Giới 1985 đă nhín thấy được nơi ư niệm về một “khoa giáo hội học của mối hiệp thông” ư tưởng chính yếu và nồng cốt của tất cả các văn kiện của Công Đồng Chung Vaticanô II (67). Giáo Hội, trong cuộc lữ hành trần thế của ḿnh, được kêu gọi bảo tŕ và phát triển mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi cũng như mối hiệp thông nơi thành phần tín hữu. Bởi thế Giáo Hội mới có được lời Chúa và các phép bí tích, nhất là Thánh Thể, để có thể “liên lỉ sống động và tăng trưởng” (68), và thể hiện chính bản chất của ḿnh. Không phải là ngẫu nhiên từ ngữ hiệp thông đă trở thành một trong những tên gọi được gán ghép cho bí tích cao trọng này.

Như thế, Thánh Thể trở nên tuyệt đỉnh của tất cả mọi bí tích trong việc hoàn hảo mối hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa Cha, bằng việc đồng hóa với Người Con duy nhất của Ngài, nhờ hoạt động của Thánh Linh. Ư thức được đức tin, một cây viết nổi tiếng của truyền thống Bazantine đă nói lên sự thật này: đó là nơi Thánh Thể “không giống như bất cứ một bí tích nào khác, mầu nhiệm (của mối hiệp thông) hoàn hảo đến nỗi nó làm cho chúng ta đạt đến tuyệt đỉnh của tất cả mọi sự thiện hảo, nơi là đích điểm tối hậu của hết mọi ước muốn con người, v́ đó là nơi chúng ta đạt tới Thiên Chúa, một Thiên Chúa liên kết bản thân ḿnh với chúng ta bằng mối hiệp nhất hoàn hảo nhất” (69). Chính v́ lư do này mà việc vun trồng trong tâm hồn chúng ta một liên lỉ ước muốn bí tích Thánh Thể là điều thiện ích. Đó là khởi đầu của việc tập “hiệp thông thiêng liêng”, một mối hiệp thông thiêng liêng đă được diễm phúc thiết lập trong Giáo Hội qua nhiều thế kỷ, và được khuyến dụ bởi những vị thánh là thày dạy đời sống thiêg liêng. Thánh Têrêsa Giêsu đă viết: “Khi chị em không hiệp lễ và không dự lễ, chị em vẫn có thể thực hiện việc hiệp thông thiêng liêng là một việc làm hết sức ích lợi; nhờ việc hiệp thông thiêng liêng này t́nh yêu Thiên Chúa sẽ sâu xa rất nhiều nơi chị em” (70).

35.       Tuy nhiên, việc cử hành Thánh Thể không thể là khởi điểm cho mối hiệp thông; Thánh Thể vốn phải được hiểu là đă có mối hiệp thông này, một mối hiệp thông cần phải được củng cố và đạt đến mức độ trọn hảo. Bí tích Thánh Thể là việc diễn đạt mối liên kết hiệp thông này, cả nơi chiều kích vô h́nh của bí tích này, một chiều kích liên kết chúng ta với Chúa Cha cũng như với nhau trong Chúa Kitô và nhờ hoạt động của Thánh Thần, lẫn chiều kích hữu h́nh, một chiều kích bao gồm việc hiệp thông theo giáo huấn của các Tông Đồ, nơi các bí tích và theo phẩm trật Giáo Hội. Vấn đề liên hệ sâu xa giữa những yếu tố vô h́nh và hữu h́nh nơi mối hiệp thông giáo hội này là những ǵ làm cho Giáo Hội trở thành như một bí tích cứu độ (71). Chỉ có như thế th́ việc cử hành Thánh Thể mới ư nghĩa và mới thực sự tỏ ra tham dự vào việc cử hành này. Tóm lại, Thánh Thể thật sự cần phải được cử hành trong t́nh hiệp thông, nhất là việc bảo tồn trọn vẹn những mối liên hệ khác nhau của t́nh hiệp thông này.

36.       Mối hiệp thông vô h́nh, mặc dù tự bản chất của nó, luôn tăng tiến, cần phải có sự sống ân sủng là những ǵ làm cho chúng ta trở thành “những người thông dự vào bản tính thần linh” (2Pet 1:4), cũng như cần phải thực hành các nhân đức tin, cậy và mến. Chỉ có thế chúng ta mới thực sự hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Đức tin cũng không đủ; chúng ta cần phải kiên tŕ sống ơn thánh hóa và yêu thương, bằng việc ở trong Giáo Hội “một cách thể lư” cũng như “bằng tâm hồn của chúng ta” (72); theo lời Thánh Phaolô, điều cần phải có đó là “đức tin hoạt động qua đức ái” (Gal 5:6).

Việc giữ trọn vẹn những mối liên hệ vô h́nh này là một nhiệm vụ đặc biệt về luân lư đối với những Kitô hữu muốn trọn vẹn tham dự vào Thánh Thể bằng việc lănh nhận ḿnh máu Chúa Kitô. Tông đồ Phaolô đă kêu gọi thực thi điều này khi ngài cảnh giác rằng: “Hăy xét ḿnh đă rồi hăy ăn bánh và uống chén này” (1Cor 11:28). Thánh Gioan Kim Khẩu đă huấn dụ tín hữu một cách hung hồn rằng: “Cả tôi cũng lên tiếng nữa, tôi năn nỉ, van xin và khẩn cầu là đừng có ai tiến đến với bàn tiệc thánh này với một lương tâm bị nhơ bẩn và bại hoại. Thật vậy, một hành động như thế không thể nào có thể được gọi là ‘hiệp thông’ cả, cho dù chúng ta có đụng chạm đến ḿnh Chúa cả ngàn lần, mà chỉ là ‘luận phạt’, ‘cực h́nh’ và ‘gia tăng h́nh phạt’” (73).

Cũng thế, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cũng đă có lư nhấn mạnh rằng “ai ư thức được ḿnh đă phạm trọng tội th́ phải lănh nhận bí tích Ḥa Giải trước khi hiệp lễ” (74). Thế nên, Tôi muốn tái xác nhận là, vẫn c̣n hiệu lực hiện nay cũng như sau này trong Giáo Hội qui luật đă được Công Đồng Triđentinô cụ thể bày tỏ theo lời cảnh giác nghiêm trọng của Thánh Phaolô là, để lănh nhận Thánh Thể một cách xứng đáng, “người ta phải trước hết xưng thú tội lỗi của ḿnh, khi nhận ra ḿnh đang mắc trọng tội” (75).

37.       Hai bí tích Thánh Thể và ḥa giải hết sức gắn liền với nhau. V́ Thánh Thể hiện thực hóa hy tế cứu chuộc của Thập Giá, kéo dài hy tế này một cách bí tích, mà dĩ nhiên cần phải liên tục thực hiện việc hoán cải, một đáp ứng bản thân theo lời Thánh Phaolô kêu gọi Kitô Hữu giáo đoàn Côrintô: “Nhân danh Chúa Kitô, chúng tôi nài xin anh em hăy ḥa giải với Thiên Chúa” (2Cor 5:20). Nếu lương tâm của người Kitô hữu cảm thấy ḿnh phạm trọng tội th́ cần phải lănh nhận bí tích Ḥa Giải để được hoàn toàn tham dự vào Hy Tế Thánh Thể.

Phán đoán về t́nh trạng ơn thánh của con người thực sự chỉ thuộc về chính đương sự, v́ nó là vấn đề kiểm điểm lương tâm của ḿnh. Tuy nhiên, trong những trường hợp tác hành bề ngoài có tính cách trầm trọng, hiển nhiên và chắc chắn trái ngược lại với qui tắc luân lư, th́ Giáo Hội, v́ mối quan tâm mục vụ về phương diện thiện ích của cộng đồng và v́ ḷng tôn kính phép bí tích này, không thể nào lai không trực tiếp can thiệp. Khoản Giáo Luật đă đề cập đến t́nh trạng tỏ ra thiếu điều kiện về luân lư này khi xác định rằng những ai “cứ cứng ḷng phạm trọng tội” th́ không được Hiệp Lễ (76).

38.       Vấn đề hiệp thông giáo hội, như Tôi đă nói, cũng là vấn đề hữu h́nh nữa, và là vấn đề được thể hiện nơi một loạt những “liên hệ” như Công Đồng Chung Vaticanô II đă liệt kê: “Họ được hoàn toàn tháp nhập vào tổ chức của Giáo Hội, một Giáo Hội, có Thần Linh của Chúa Kitô ngự trị, chấp nhận toàn thể cấu trúc của ḿnh cùng với tất cả mọi phương tiện cứu độ nơi Giáo Hội, và trong cơ cấu hữu h́nh của Giáo Hội, họ được liên kết cả với Chúa Kitô, Đấng cai trị Giáo Hội qua Vị Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục, bằng những liên kết của việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị và mối hiệp thông giáo hội” (77).

Thánh Thể, một biểu lộ hiệp thông thượng đỉnh về bí tích nơi Giáo Hội, cần phải được cử hành theo chiều hướng hoàn toàn thể hiện những mối liên hệ hiệp thông bề ngoài. Đặc biệt v́ “thực sự là tuyệt đỉnh của đời sống thiêng liêng và là mục đích của tất cả mọi bí tích” (78), mà Thánh Thế cần đến thực sự những liên hệ hiệp thông về bí tích, nhất là bí tích Rửa Tội và Truyền Chức Thánh. Không thể trao Thánh Thể cho một người chưa rửa tội, hay một người phủ nhận sự thật trọn vẹn của đức tin liên quan đến mầu nhiệm Thánh Thể. Chúa Kitô là sự thật và Người là Đấng làm chứng cho sự thật (x. Jn 14:6;18:37); bí tích ḿnh máu của Người không chấp nhận tính cách giả h́nh.

39.       Ngoài ra, đối với chính bản chất của mối hiệp thông giáo hội cũng như với những liên hệ của mối hiệp thông này với bí tích Thánh Thể, cũng cần phải nhớ rằng “Hy Tế Thánh Thể, trong khi bao giờ cũng phải được hiến dâng trong một cộng đồng riêng biệt, song không bao giờ lại là việc cử hành của một ḿnh cộng đồng ấy. Thật thế, cộng đồng này, khi được Chúa hiện diện, cũng lănh nhận tất cả tặng ân cứu độ, và tỏ cho thấy rằng, qua h́nh thức hữu h́nh đặc biệt bền vững của ḿnh, cộng đồng c̣n là h́nh ảnh và là sự hiện diện đích thực của một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” (79). Bởi thế mới thấy rằng một cộng đồng Thánh Thể thực sự không thể nào lại là một cộng đồng khép kín, như thể cộng đồng này tự ḿnh đă được đầy đủ một cách nào đó; trái lại, cộng đồng ấy cần phải kiên tŕ trong sự ḥa hợp với hết mọi cộng đồng Công Giáo khác nữa.

Mối hiệp thông giáo hội của cộng đồng Thánh Thể là mối hiệp thông với vị Giám Mục của ḿnh cũng như với Đức Giáo Hoàng. Thật vậy, vị Giám Mục là nguyên tố hữu h́nh và là nền tảng của mối hiệp nhất ở Giáo Hội riêng của ngài (80). Bởi thế, hoàn toàn mâu thuẫn nếu bí tích đệ nhất của mối hiệp nhất Giáo Hội được cử hành lại thiếu mối hiệp thông thực sự với vị Giám Mục. Thánh Ignatiô Antiôkia đă viết: “Thánh Thể được cử hành bởi vị Giám Mục hay bởi ai được vị Giám Mục thừa ủy mới được coi là thành hiệu” (81). Cũng thế, v́ “Đức Giáo Hoàng Rôma, vị thừa kế Thánh Phêrô, là căn nguyên và là nền tảng vĩnh tại và hữu h́nh của mối hiệp nhất của các vị Giám Mục cũng như của khối tín hữu” (82), mà mối hiệp thông với ngài thực sự cần phải có dể cử hành Hy Tế Thánh Thể. Bởi thế sự thật cao cả được bộc lộ này là sự thật được Phụng Vụ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: “Hết mọi cử hành Thánh Thể đều được thực hiện trong mối hiệp nhất chẳng những với vị Giám Mục riêng, mà c̣n với Đức Giáo Hoàng, với hàng giáo phẩm, với tất cả mọi giáo sĩ, cùng toàn thể dân Chúa. Mọi cử hành Thánh Thể thành hiệu đều thể hiện mối hiệp thông hoàn vũ này với vị Thừa kế Thánh Phêrô và toàn thể Giáo Hội, hay khách quan kêu gọi mối hiệp thông này, như trong trường hợp của các Giáo Hội Kitô Giáo phân ly với Ṭa Thánh Rôma” (83).

40.       Thánh Thể kiến tạo mối hiệp thông và nuôi dưỡng mối hiệp thông. Thánh Phaolô đă viết cho tín hữu giáo đoàn Côrintô để cắt nghĩa cho họ biết về những thứ chia rẽ của họ, đối với việc họ tụ họp chia sẻ Thánh Thể, phản lại với những ǵ họ cử hành đó là Ăn Bữa của Chúa. Sau đó, vị Tông Đồ này đă thúc giục họ hăy suy nghĩ về thực tại đích thật của Thánh Thể để lấy lại tinh thần hiệp thông huynh đệ (x 1Cor 11:17-34). Thánh Âu Quốc Tinh đă làm âm vang một cách sống động lời kêu gọi này, ở chỗ, sau khi lập lại những lời của vị Tông Đồ: “Anh em là thân ḿnh của Chúa Kitô và mỗi người đều là chi thể của thân ḿnh này” (1Cor 12:27), thánh nhân liền nói “Nếu an hem là thân ḿnh của Người và là những chi thể của Người th́ anh em sẽ t́m thấy trên bàn tiệc của Chúa mầu nhiệm của an hem. Phải, anh em lănh nhận mầu nhiệm của an hem” (84). Thế rồi tự nhận định này, thánh nhân đă kết luận: “Chúa Kitô… hallowed nơi bàn tiệc của Người mầu nhiệm an b́nh và hiệp nhất của chúng ta. Ai lănh nhận mầu nhiệm hiệp nhất này mà không bảo tŕ những liên hệ an b́nh th́ không phải là nhận lănh một mầu nhiệm sinh lợi cho họ mà rơ ràng là những ǵ tác hại cho họ” (85).

41.       Công hiệu đặc biệt của Thánh Thể trong việc phát động mối hiệp thông là một trong những lư do cho thấy tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật. Tôi đă đề cập đến lư do này và những lư do khác khiến Thánh Lễ Chúa Nhật là những ǵ quan trọng cho đời sống của Giáo Hội cũng như của các tín hữu, trong Tông Thư Tôi viết về việc thánh hóa Ngày Chúa Nhật, Dies Domini (86). Trong tong thư này, Tôi đă nhắc nhở rằng tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ, trừ khi họ bị ngăn trở thật sự, và những vị Mục Tử có nhiệm vụ xứng hợp phải bảo đảm là tất cả mọi người đều có thể thực sự chu toàn qui định này (87). Mới đây hơn nữa, trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Kỷ, khi phác họa đường lối mục vụ Giáo Hội cần phải theo vào lúc mở màn cho đệ tam thiên niên kỷ, Tôi đă đặc biệt chú trọng đến việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật, khi nhấn mạnh đến tác hiệu của việc làm này đối với vấn đề xây dựng mối hiệp thông. Tôi đă viết thế này: “Đó là một nơi đặc biệt mà mối hiệp thông liên lỉ được loan báo và nuôi dưỡng. Chính v́ việc chia sẻ Thánh Thể mà Ngày của Chúa cũng trở thành Ngày của Giáo Hội, khi Giáo Hội thực sự có thể thực hiện vai tṛ của ḿnh như là một bí tích hiệp nhất” (88).

42.       Việc bảo toàn và phát động mối hiệp thông giáo hội là công việc của mỗi phần tử tín hữu, thành phần t́m thấy nơi Thánh Thể, bí tích hiệp nhất của Giáo Hội, một lănh vực cần phải được đặc biệt quan tâm. Đặc biệt hơn nữa, công việc này là trách nhiệm riêng của các vị Mục Tử trong Giáo Hội, tùy theo cấp trật và vai tṛ trong giáo hội của mỗi vị. Đó là lư do Giáo Hội đă phác họa ra những qui tắc nhắm đến việc vừa bảo tŕ cách thức thường xuyên và hiệu năng cho tín hữu có thể tiến đến bàn tiệc Thánh Thể, vừa xác định các điều kiện khách quan liên quan đến vấn đề không được cho rước lễ. Việc ân cần chú trọng này, được thể hiện nơi vấn đề cổ vơ trung thành tuân giữ những qui tắc ấy, đă trở thành một phương tiện cụ thể chứng tỏ cho thấy ḷng mến yêu Thánh Thể cũng như mến yêu Giáo Hội vậy.

43.       Trong việc quan tâm đến Thánh Thể như là một bí tích của mối hiệp thông Giáo Hội, c̣n một chủ đề nữa, một chủ đề mà, theo tầm quan trọng của nó, không được coi thường: Tôi muốn đề cập tới mối liên hệ giữa Thánh Thể với hoạt động đại kết. Tất cả chúng ta phải dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi về nhiều phần tử tín hữu trên khắp thế giới, thành phần trong những thập niên gần đây đă cảm thấy hết sức mong ước thấy được sự hiệp nhất giữa tất cả mọi Kitô hữu. Công Đồng Chung Vaticanô II, ở phần mở đầu cho Sắc Lệnh về Đại Kết, đă thấy điều này như là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa (89). Đó là một ân sủng có một hiệu năng tác động chúng ta, những người con cái nam nữ của Giáo Hội Công Giáo cùng với thành phần anh chị em của chúng ta thuộc các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội khác, bắt đầu tiến bước trên con đường đại kết.

Việc chúng ta mong mỏi đạt đến mục đích hiệp nhất này đă thôi thúc chúng ta hướng về Thánh Thể là bí tích tuyệt đỉnh của mối hiệp nhất Dân Chúa, v́ bí tích này là một diễn đạt xứng hợp và là mạch nguồn khôn sánh của mối hiệp nhất này (90). Trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể, Giáo Hội nguyện cầu để Thiên Chúa là Cha giầu ḷng thương xót ban cho con cái của Ngài đầy tràn Thánh Linh, nhờ đó họ có thể trở nên một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô (91). Khi hiến dâng lời nguyện cầu này lên Vị Cha của nguồn mạch ánh sáng, mạch nguồn của hết mọi phúc lộc tốt lành cũng như của hết mọi tặng ân đặc biệt (x Jas 1:17), Giáo Hội tin rằng Giáo Hội sẽ được lắng nghe, v́ Giáo Hội nguyện cầu trong niềm hiệp nhất với Chúa Kitô là Thủ Lănh và là Hôn Phu của ḿnh, Đấng tiếp nhận lời kêu cầu từ Hôn Thê của ḿnh ấy mà liên kết với lời nguyện cầu hiến tế cứu chuộc của Người.

44.       Chính v́ mối hiệp nhất ấy của Giáo Hội, một mối hiệp nhất được Thánh Thể thể hiện bằng hiến tế của Chúa cũng như bằng việc rước lấy ḿnh máu Người, mà nhất định cần phải hoàn toàn hiệp thông nơi những liên hệ về việc tuyên xưng đức tin, về các bí tích cũng như về việc quản trị giáo hội, chứ không thể cùng nhau cử hành cùng một phụng vụ Thánh Thể cho đến khi các liên hệ ấy được hoàn toàn tái thiết lập. Bất cứ việc đồng cử hành nào như thế đều không phải là phương tiện tác hiệu, mà c̣n trở thành một ngăng trở, cho việc đạt đến mối hiệp thông trọn vẹn, v́ hành động ấy làm suy yếu đi cảm quan về khoảng cách chúng ta đang ở trước mục tiêu này, cũng như v́ hành động ấy gây ra hay tăng thêm những mập mờ liên quan đến một trong những sự thật của đức tin. Con đường tiến đến mối hiệp nhất trọn vẹn chỉ có thể được thực hiện trong chân lư mà thôi. Về phương diện này, những vấn đề cấm đoán theo luật lệ Giáo Hội không hề có ǵ là mập mờ cả (92), mà hoàn toàn hợp với qui tắc về luân lư đă được Công Đồng Chung Vaticanô II phác họa (93).

Tuy nhiên, Tôi cũng muốn tái xác định những ǵ Tôi đă nói trong Thông Điệp Ut Unum Sint sau khi nh́n nhận tính cách bất khả trong việc thông phần vào Thánh Thể, đó là: “Tuy nhiên, chúng ta thật sự có một long ước muốn thiết tha, một ước muốn liên kết trong việc cử hành một Thánh Thể duy nhất của Chúa, và chính ước muốn này đă là lời nguyện cầu chúc tụng chung, một lời khẩn nguyện duy nhất rồi vậy. Cùng nhau chúng ta thân thưa cùng Chúa Cha và chúng ta gia tăng làm việc này ‘với một tâm hồn duy nhất!’” (94).

45.       Tuy không bao giờ được phép đồng cử hành trong t́nh trạng chưa hiệp thông trọn vẹn, nhưng vẫn được phép ban Thánh Thể ở các trường hợp đặc biệt cho những người thuộc về các Giáo Hội hay các Cộng Đồng Giáo Hội chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Thật vậy, trong trường hợp này, mục đích là để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng hệ trọng liên quan đến phần rỗi đời đời của cá nhân người tín hữu, chứ không phải là để thể hiện một thứ liên hiệp thông là những ǵ vẫn c̣n bất khả cho đến khi những mối liên hệ hữu h́nh thuộc mối hiệp thông giáo hội hoàn toàn được tái thiết.

Đó là phương sách của Công Đồng Chung Vaticanô II, khi công đồng này nêu lên những hướng dẫn để đáp ứng các Kitô Hữu Đông Phương v́ ḷng ngay phân ly với Giáo Hội Công Giáo, thành phần tự ư muốn xin lănh nhận Thánh Thể từ một thừa tác viên Công Giáo và đă dọn ḿnh xứng đáng (95). Phương sách này sau đó đă được chuẩn nhận bởi cả hai bộ Giáo Luật là những bộ luật cũng để ư tới, với những điều chỉnh cần thiết, trường hợp các Kitô Hữu không phải là Kitô Hữu Đông Phương chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo nữa (96).

46.       Trong Thông Điệp Ut Unum Sint, Tôi đă bày tỏ cảm nhận riêng của Tôi đối với những qui tắc ấy, những qui tắc đă có thể góp phần vào việc ban phát ơn cứu độ cho những linh hồn có một nhận thức xứng hợp: “Thật là vui mừng khi nhận thấy rằng các vị thừa tác viên Công Giáo, trong những trường hợp đặc biệt, có thể ban bí tích Thánh Thể, Thống Hối và Xức Dầu Bệnh Nhân cho các Kitô hữu chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo nhưng lại là những người hết sức muốn lănh nhận các bí tích ấy, tự động xin lănh nhận các bí tích này và bày tỏ đức tin như Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng liên quan đến các bí tích ấy. Ngược lại, trong các trường hợp đặc biệt và trong các hoàn cảnh riêng biệt, những người Công Giáo cũng có thể xin lănh nhận các bí tích ấy từ những vị thừa tác viên thuộc các Giáo Hội thật sự có những bí tích này” (97).

Những điều kiện ấy, những điều kiện bất khả châm chước, cần phải được cẩn thận tôn trọng, cho dù được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt riêng, v́ nếu chối bỏ một hay những sự thật đức tin liên quan đến các bí tích này, trong đó, có cả sự thật liên quan tới nhu cầu thuộc chức linh mục thừa tác trong việc ban phát thành hiệu các bí tích này, khiến cho người xin lănh nhận các bí tích ấy không hội đủ điều kiện xứng hợp để được phép lănh nhận. Ngược lại cũng thế, những người Công Giáo không được rước lễ nơi những cộng đồng không có bí tích Truyền Chức Thánh thật sự (98).

Việc trung thành tuân giữ bộ qui tắc được thiết định về lănh vực này (99) là việc biểu lộ đồng thời cũng là việc bảo đảm cho ḷng mến yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh, v́ anh chị em thuộc các niềm tin Kitô Giáo khác, những người có quyền thấy được việc chúng ta làm chứng cho sự thật ấy, cũng như cho chính mục đích cổ vơ mối hiệp nhất này.