Phụ Bản

 

Đức Thánh Cha chủ sự cuộc cử hành Lễ Ḿnh Máu Chúa Giêsu

 

Kể từ ngày lên làm Giáo Hoàng đến nay, năm nào Đức Thánh Cha cũng chủ sự cả cuộc Kiệu Thánh Thể và Lễ Trọng Kính Thánh Thể. Tối hôm qua, chính ngày lễ, Thứ Năm 19/6/2003, sau Thánh Lễ, Ngài đă theo Kiệu Thánh Thể trên một chiếc xe mui trần từ Đền Thờ Thánh Gioan Lateran, vương cung thánh đường của Giám Mục Rôma, đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Chủ tế cho Thánh Lễ Trọng Kính Thánh Thể này là Đức Hồng Y Camillo Ruini đại diện của Ngài ở giáo phận Rôma. Chính Đức Thánh Cha giảng lễ. Trong bài giảng, Ngài đă mấy lần đề cập tới bức Thông Điệp về Thánh Thể của Ngài được ban hành vào chính ngày Thứ Năm Tuần Thánh 17/4 năm nay.

“Tối hôm nay, với ḷng sâu xa biết ơn Thiên Chúa, chúng ta vẫn thinh lặng trước mầu nhiệm đức tin ‘mysterium fidei’. Chúng ta chiêm ngưỡng mầu nhiệm đức tin này bằng một cảm nhận nội tâm được Tôi nói đến trong thông điệp ấy là ‘nỗi kinh hoàng ngây ngất Thánh Thể’…. Chúng ta chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô như các Vị Tông Đồ đă làm cũng như các thánh nhân đă làm theo gương các vị qua các thời đại… Đức giám mục Rôma, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, anh em của Ngài trong hàng giáo phẩm và linh mục, tất cả mọi tu sĩ, mọi thành phần giáo dân sống đời tận hiến và tất cả mọi người đă lănh nhận phép rửa đều sống nhờ Thánh Thể. Đặc biệt là các gia đ́nh Kitô hữu được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể… Các gia đ́nh ở Rôma thâm nến! Sự hiện diện sống động Thánh Thể của Chúa Kitô nuôi dưỡng nơi anh chị em ân sủng hôn nhân và giúp cho anh chị em tiến bộ trên con đường thánh thiện hôn nhân và gia đ́nh. Sau Thánh Lễ, chúng ta sẽ vừa nguyện cầu vừa ca hát tiến đến đền thờ Đức Bà Cả. Qua việc rước kiệu này, chúng ta muốn thể hiện một cách tiêu biểu việc chúng ta là những người lữ hành ‘viatores’ tiến về nước trời. Chúng ta không cô đơn tiến bước lẻ loi một ḿnh, v́ có Chúa Kitô là bánh sự sống đồng hành vơiùi chúng ta”.

Thánh Juliana ở Mont Cornillon sinh gần Lieges nước Bỉ năm 1193, là một nữ tu ḍng Thánh Augustinô, một vị nữ tu trong những năm c̣n ở tu viện Mont Cornillon đă được nhiều lần thị kiến về ư Chúa muốn Giáo Hội lập một lễ kính việc Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Chị đă không ngừng hoạt động để thuyết phục Đức Giám Mục Robert de Thorete ở Liege để thiết lập một lễ như vậy, một lễ đă được vị giám mục này đáp ứng qua sắc lệnh năm 1246, truyền rằng lễ này phải được cử hành theo địa phương vào Ngày Thứ Năm sau tuần bát nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Thánh Juliana chết năm 1258.

Đức Giáo Hoàng Urbanô IV (1261-1264), vị đă từng là tổng phó tế ở Liege, đă biết được lễ này và chính thức phổ biến cho toàn thể Giáo Hội qua Tông Sắc “Transiturus” ngày 8/9/1264. Ngài đă truyền cử hành lễ này vào thời điểm như đă được cử hành hằng năm và ban nhiều ân xá cho tín hữu dự lễ và đọc Kinh Thần Vụ lễ này. Đức Urbanô IV đă xin Thánh Tôma Tiến Sĩ, bạn của Thánh Juliana, soạn bài Kinh Thần Vụ này, một bài kinh vẫn c̣n được sử dụng cho tới ngày nay. Công Đồng Vienna năm 1312 đă tái xác nhận Tông Sắc của Đức Urbanô IV, và từ đó lễ này trở thành phổ thông.

Những cuộc rước kiệu Thánh Thể đă phát xuất một cách tự động mấy thế kỷ trước đây ở một số làng mạc và tỉnh lỵ Âu Châu. Cuộc cung nghinh từ Đền Thờ Gioan Latêrô đến đền thờ Đức Bà Cả được bắt đầu từ cuối năm thế kỷ 15. Lộ tŕnh hiện nay được bắt đầu vào năm 1575 khi con đường bấy giờ liên kết giữa hai Đền Thờ được thiết lập theo lệnh của Đức Grêgôriô XIII. Lộ tŕnh này đă là nơi chứng kiến kiệu Thánh Thể 300 năm cho đến khi bị ngưng lại. Song đă được Đức Gioan Phaolô II tái lập vào năm 1979 cho tới nay.

 

Tác giả Thomas Howard viết về Thánh Thể và Việc Trở Lại

Màn điện toán Zenit lần lượt cho phổ biến các bài chia sẻ về Thánh Thể của các tác giả Tin Lành trở về Công Giáo. Trước hết là tác giả Thomas Howard, Anh giáo, chia sẻ cho thấy vai tṛ của bí tích này trong đời sống của ông cũng như của Giáo Hội. Ông là tác giả cuốn “Phúc Âm thôi Không Đủ” và “Vấn Đề Là Người Công Giáo”. Sau đây là bản “Một Ghi Nhận về Thánh Thể” của ông.

“Tôi được nhận vào Giáo Hội ở vào tuổi 50, sau một cuộc hành tŕnh dài, một cuộc hành tŕnh kéo tôi từ thế giới tin lành Thệ Phản hăng say thánh kinh nhất, đến giáo hội Anh giáo, để rồi cuối cùng trở về nhà, hoàn toàn tuân phục Giáo Hội tông truyền. 

Nói rằng Thánh Thể “đă đóng góp một phần quan trọng” trong cuộc hành tŕnh của tôi là một điều sai lầm. Thánh Thể không đóng góp một phần nào cả: V́ Thánh Thể có đó, và v́ tôi đến với Giáo Hội là tôi đến với Thánh Thể. Thánh Thể không phải là một phần làm nên Giáo Hội cùng với một số những thứ khác. Thánh Thể là Tâm Điểm, và tất cả mọi qui luật, giáo huấn, việc tôn sùng và cấp trật của Giáo Hội đều kéo chúng ta tới Trung Tâm Điểm này.

Là một tín đồ Anh Giáo, tôi đă quen thuộc với quan niệm về bí tích cũng như về phụng vụ. Thật vậy, vợ tôi và tôi thuộc về một phần đặc biệt của thế giới Anh Giáo được gọi là phần thiên về công giáo. Do đó mà chúng tôi đă quen với các chữ “Thánh Lễ” và “Đức Trinh Nữ”, cũng như quen với việc xưng tội, chầu Thánh Thể và phụng niên, tất cả những thứ này hoàn toàn xa lạ với thế giới Thệ Phản thông thường. Bởi thế, trong việc tỏ ra vâng phục Rôma, tôi đă là “người công giáo” ở nhiều khía cạnh rồi, ít là bề ngoài. Thế nhưng…

Được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo ở Đêm Vọng Phục Sinh, sáng hôm sau, tôi bắt đầu giúp lễ ở Nhà Thờ Công Giáo, và tư ø đó tôi đă biến việc này thành thói quen hằng ngày của tôi. Phụng vụ là một vấn đề đơn giản – một “Lễ Thường” (Low Mass, mặc dù chữ này không c̣n được nói đến nữa), được cử hành tại một nguyện đường nhỏ ở nhà xứ của giáo xứ tôi. Tôi đă khám phá thấy một cảm giác đặc biệt là tôi phải trèo xuống, từ việc cử hành cả thể, tư ø nghi thức uy nghi trang trọng của Lễ Trọng bên Anh Giáo, tới những ǵ tôi đă trở nên quen thuộc.

Tuy nhiên, việc “trèo xuống” này đă đưa tôi trở về. Nó giống như việc đến Bêlem, từ một thành phố lớn, nhộn nhịp, lộng lẫy. Bêlem quá nhỏ, quá kín, quá lặng: Thế nhưng Thiên Chúa lại ở đó. Tôi cảm thấy ḿnh như là một trong những người mục đồng (tôi không phải là một Vương Gia Đạo Sĩ Đông Phương). Ở nơi đây có Chúa Giêsu Kitô của chúng ta sống động trong huyết nhục. “Ôi thầm lặng biết bao, thầm lặng dường nào, một Tặng Ân tuyệt vời đă được ban cho…”

Khi tôi thấy ḿnh ở trong một nguyện đường nhỏ bé thuộc nhà xứ của giáo xứ tôi, ngay ít phút trước khi Thánh Lễ bắt đầu, đôi khi tôi giật ḿnh thấy rằng trường hợp của tôi hoàn toàn không khác ǵ như một cái chết.

Thoạt tiên th́ cảm giác này có vẻ là một tư tưởng rất lạ lùng, Thánh Thể đối với chúng ta, nếu là một điều ǵ đó, có thực là sự sống hay chăng? Làm sao chúng ta lại có thể ví Thánh Thể với sự chết được?

Khi chung ta tiến đến bàn thờ Chúa “altare Dei”, chúng ta được triệu tập đến với chính Sự Hiện Diện Thần Linh. Chúng ta gặp Chúa của chúng ta diện đối diện. Nói cách khác, chắc chắn là song cũng thực sự là vào lúc lâm chung của ḿnh chúng ta sẽ thấy chúng ta ở trước nhan Ngài.

Giáo Hội đă luôn nguyện cầu rằng “Lạy Chúa nhân lành, xin cứu chúng con khỏi cái chết đột ngột”. Tại sao? Bởi v́ tất cả chúng ta đều hết sức thiết tha hy vọng rằng chúng ta sẽ có thời gian để hồi tâm lại, xét ḿnh, thống hối, xưng tội đàng hoàng, và được xá giải. Hay, thậm chí chúng ta sẽ có giờ để cải hóa đời sống của ḿnh và sống những ngày c̣n lại trên đời một cách đàng hoàng, tin tưởng và bác ái.

Thế nhưng có phải thực sự đó là thái độ xứng hợp nhất để chúng ta tiến đến bàn thờ Chúa hay chăng? Bàn thờ cũng là một cái bàn đó Chúa mời gọi chúng ta tới, như Người đă mời gọi các môn đệ của Ngươiøi vào tối Thứ Năm trong tuần khổ nạn của Người.

Ai trong chúng ta lại muốn thấy ḿnh ở trong t́nh trạng vội vàng hấp tấp nhào tới, một cách vô tâm bất cẩn, lo ra chia trí, đầy những cái về ḿnh, nhem nhuốc với tất cả những thứ tội nhẹ của ngày sống trước đó chứ? Nếu có lúc chúng ta thấy được bất cứ tội lỗi nào như thế nơi bản thân ḿnh, chúng ta có thể dùng bài thử mầu của Thánh Phaolô trong Thứ Côrintô 1, đoạn 13: “T́nh yêu th́ luôn luôn nhẫn nại và tốt lành; nó không bao giờ ghen tị; t́nh yêu không bao giờ huyênh hoang tự đắc; nó không bao giờ bản gắt hay vị kỷ; nó không bao giờ xúc phạm và không trả đũa; … nó luôn luôn sẵn sàng thứ tha, tin tưởng, hy vọng và chịu đựng bất cứ những ǵ xẩy ra”.

Than ôi! Làm sao tôi có thể xuất hiện trước ánh sáng bừng nóng ấy, v́ đó là Ánh Sáng của Đức Ái Thần Linh. Làm sao tôi sửa soạn sẵn sàng để có thể hân hoan tin tưởng nói rằng “Et introibo ad altare Dei”? Thế th́ Chúa là Đấng chúng ta đến với Người nơi Thánh Thể là Đấng đă nói với chúng ta rằng: “Hăy đán với Tôi, hỡi tất cả các người đang long đong vất vả và cảm thấy nặng ḿnh, Tôi sẽ cho các người được nghỉ ngơi”. Và, qua tông đồ Gioan của Người, “Nếu chúng ta thú nhận tôi lỗi của ḿnh, th́ Người là Đấng trung thành và công chính sẽ tha thứ tội lỗi của chúng ta”.

Bí Tích ḥa giải ư? Vâng. Thật vậy. Chúng ta cần phải thực hiện thường xuyên. Thế nhưng, vào những buổi sáng ấy, “giữa những lúc” ấy, tôi có cần phải đến một cách sợ hăi và cảm thấy ḿnh tội lỗi hay chăng? Không. Chúa đón nhận những người môn đệ vào buổi tối Thứ Năm ấy cũng là Đấng đón nhận tôi. Ồ. Thế à. Vậy th́ tôi phải đán với Người bằng niềm vui và nguyện cầu cũng bằng niềm vui, “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin ban b́nh an cho chúng tôi”.

Thế rồi giờ đây, 18 năm sau, cùng với vợ của ḿnh, người đă được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo 8 năm về trước, tôi thấy ḿnh ngày ngày ở bàn thờ đây, ở cái bàn này, nơi tín hữu quây quần ngay từ tối Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2 ngàn năm trước.
 

           Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 3/6/2003