Trích Giáo Lư Cẩm Nang do Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, soạn dịch

 

C- BÍ TÍCH
 


245- Dấu hiệu bề ngoài của các bí tích gồm có hai phần là vật thể và ngôn từ (res et verbum hay elementum và verbum). (SF)

246- Các Bí Tích của Tân Ước chứa đựng ân sủng được các bí tích này làm biểu hiệu và ban ân sủng đó cho những ai lănh nhận không bị ngăn trở. (DF)

247- Các Bí Tích sinh ơn ích là do bởi quyền năng của chính lễ nghi được cử hành một cách trọn vẹn (ex opere operato). (DF)

248- Tất cả các Bí Tích của Tân Ước đều sinh ơn thánh hóa cho thụ nhân. (DF)

249- Mỗi bí tích đều sinh ơn bí tích (tích sủng). (SC)

250- Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức c̣n ghi ấn tích nơi linh hồn thụ nhân, và v́ thế ba bí tích này chỉ được ban một lần duy nhất mà thôi. (DF)

251- Ấn Tích là một dấu vết thiêng liêng không thể xóa bỏ được in vào linh hồn thụ tích nhân. (DF)

252- Ấn Tích làm cho thụ tích nhân có đủ năng quyền để thi hành các tác động Thờ Phượng Kitô Giáo. (SC)

253- Ấn Tích tồn tại ít là cho tới khi thụ tích nhân chết. (DF)

254- Tất cả mọi Bí Tích của Tân Ước đều được Chúa Giêsu Kitô thiết lập. (DF)

255- Một ḿnh Chúa Kitô trực tiếp thiết lập tất cả mọi Bí Tích. (SFP)

256- Chúa Kitô ấn định bản chất của các Bí Tích và Giáo Hội không có quyền thay đổi. (SFP)

257- Tân Ước có bảy phép Bí Tích. (DF)

258- Thiên Chúa có thể ban ơn mà không cần phải qua các Bí Tích. (SFP)

259- Các Bí Tích của Tân Ước cần thiết cho phần rỗi của loài người. (DF)

260- Thừa tác viên chính của các Bí Tích là vị Thiên Chúa Làm Người Giêsu Kitô. (SFP)

261- Thừa tác viên phụ của các Bí Tích là con người c̣n sống. (SC)

262- Bí Tích thành hiệu và tác hiệu không lệ thuộc vào t́nh trạng chính thống về đạo của thừa tác viên (DF: đối với Bí Tích Rửa Tội; SF: đối với các Bí Tích khác) cũng như vào t́nh trạng ân sủng của thừa tác viên (DF).

263- Để ban các Bí Tích thành hiệu, thừa tác viên cần phải hoàn tất Dấu Bí Tích một cách xác đáng (DF) và c̣n phải có ít là chủ ư làm điều Giáo Hội làm (DF).

264- Chỉ có người c̣n sống mới lănh nhận Bí Tích thành hiệu. (SC)

265- Thụ tích nhân không cần phải có đức tin truyền thống hay phải xứng đáng về luân lư mới lănh nhận Bí Tích thành hiệu, ngoại trừ Bí Tích Giải Tội. (SC)

266- Thụ tích nhân lớn cần phải có ư lănh nhận Bí Tích th́ Bí Tích mới thành hiệu. (SFP)

267- Thụ tích nhân lớn cần phải xứng đáng về luân lư mới lănh nhận các Bí Tích nên hay Bí Tích mới sinh tác hiệu. (DF)

268- Các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức một khi đă được lănh nhận thành hiệu nhưng không tác hiệu, phục hồi tác hiệu của ḿnh khi thụ tích nhân không c̣n các ngăn trở về luân lư nữa, tức sẽ sinh tích sủng sau đó. (SC)

269- Các Bí Tích của Cựu Ước không sinh ơn theo nghi thức của ḿnh, mà chỉ là một việc thanh tẩy hợp lệ bề ngoài mà thôi. (SFP)

270- “Các á bí tích là những sự hay những việc Giáo Hội dùng, một cách nào đó giống như các Bí Tích, để nhờ lời cầu nguyện của ḿnh, đạt được các công hiệu trước hết cho đời sống thiêng liêng” (CIC: Codex Iuris Canonici hay Giáo Luật Cũ, khoản 1144). Theo nguyên tắc, các á bí tích được Giáo Hội thiết lập chứ không phải là Chúa Kitô. Các á bí tích không sinh ơn theo việc làm (ex opere operato), tuy nhiên, công hiệu của các á bí tích không chỉ căn cứ vào điều kiện chủ quan nơi người thực hiện các á bí tích mà vào chính việc chuyển cầu của Giáo Hội là hiền thê thánh hảo tinh tuyền của Chúa Kitô. Các á bí tích không trực tiếp sinh ơn thánh mà chỉ sửa soạn cho linh hồn thi hành các á bí tích này có thể lănh nhận ơn thánh.
 

  1. 1) BÍ TÍCH RỬA TỘI

    271- Rửa Tội là một Bí Tích đích thực và được Chúa Giêsu Kitô thiết lập. (DF)

    272- Chất thể vật (materia remota) của Bí Tích Rửa Tội là nước thực sự và là nước thiên nhiên. (DF)

    273- Chất thể việc (materia proxima) của Bí Tích Rửa Tội là việc tẩy rửa của nước khi tiếp xúc với thân xác của thụ tích nhân. (SFP)

    274- Mô thể của Bí Tích Rửa Tội là ở những lời của vị thừa tác viên kèm theo bí tích này và nhất là xác định bí tích này. (DF)

    275- Bí Tích Rửa Tội sinh ơn thánh hóa. (DF)

    276- Bí Tích Rửa Tội có công hiệu thứ tha tất cả mọi h́nh phạt tội lỗi, dù đời đời hay tạm thời. (DF)

    277- Cho dù có lănh nhận một cách bất xứng, Bí Tích Rửa Tội thành hiệu cũng in ấn vào linh hồn thụ tích nhân một ấn tích không phai nḥa, một Ấn Tích Rửa Tội, và bởi thế, không thể tái nhận Bí Tích này. (DF)

    278- Bí Tích Rửa Tội bằng nước (baptismus fluminis) cần thiết cho phần rỗi của tất cả mọi người không trừ ai, v́ đó là lời Phúc Âm đă chính thức tuyên bố. (DF)

    279- Trong trường hợp khẩn cấp, Bí Tích Rửa Tội bằng nước có thể được thay thế bằng Bí Tích Rửa Tội bằng ḷng muốn hay bằng đổ máu. (SF)

    280- Bí Tích Rửa Tội có thể ban phát thành hiệu bởi bất cứ ai. (DF)

    281- Ai c̣n sống mà chưa được rửa tội đều có thể lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. (DF)

    282- Bí Tích Rửa Tội cho trẻ nhỏ thành hiệu và hợp lệ. (DF)

    283- Thêm Sức thực sự xứng gọi là một Bí Tích. (DF)

    2) THÊM SỨC

    284- Mô thể của Bí Tích Thêm Sức là ở những lời vị thừa tác viên nói khi đặt tay ḿnh trên thụ tích nhân và xức dầu trên trán thụ tích nhân. (SC)

    285- Là một Bí Tích của kẻ sống, Bí Tích Thêm Sức tự bản chất (per se) làm tăng thêm Thánh Sủng. (SFP)

    286- Tác vụ đặc biệt của Bí Tích Thêm Sức là làm hoàn hảo Tích Sủng Rửa Tội. (SC)

    287- Bí Tích Thêm Sức in vào linh hồn thụ tích nhân một dấu vết thiêng liêng không phai nḥa, và v́ thế không thể tái lănh nhận. (DF)

    288- Người đă được rửa tội dù không lănh nhận Bí Tích Thêm Sức cũng được phần rỗi đời đời. (SF)

    289- Thừa tác viên b́nh thường của Bí Tích Thêm Sức là vị Giám Mục. (DF)

    290- Thừa tác viên ngoại thường của Bí Tích Thêm Sức là vị linh mục có đủ năng quyền theo luật chung hay đặc phép của ṭa thánh. (SFP)

    291- Bất cứ ai đă chịu phép rửa và chưa được thêm sức đều có thể lănh nhận Bí Tích Thêm Sức. (SFP)


    3) THÁNH THỂ

    292- Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô đúng là thực sự chính thức hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. (DF)

    293- Chúa Kitô hiện diện nơi Bí Tích trên Bàn Thờ nhờ việc biến đổi toàn bản thể bánh thành Ḿnh Thánh Người và toàn bản thể rượu thành Máu Thánh Người. (DF)

    294- Tùy thể bánh và rượu vẫn c̣n nguyên sau khi bánh và rượu được biến đổi bản thể. (DF)

    295- Các Tùy Thể của Bí Tích Thánh Thể vẫn giữ nguyên thực thể vật lư của ḿnh sau cuộc biến đổi bản thể. (SFP)

    296- Các Tùy Thể của Bí Tích Thánh Thể tuy c̣n nguyên song vô chủ thể. (SFP)

    297- Toàn Thể Chúa Kitô gồm Ḿnh Máu cùng với Linh Hồn và Thần Tính của Người thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. (DF)

    298- Toàn Thể Chúa Kitô hiện diện nơi mỗi một Dạng Thức Thánh Thể. (DF)

    299- Các Dạng Thức Thánh Thể sau lời truyền phép có được phân chia ra đi nữa th́ Toàn Thể Chúa Kitô vẫn hiện diện nơi từng phần nhỏ của mỗi Dạng Thức Thánh Thể. (DF)

    300- Sau khi Lời Truyền Phép được công bố th́ Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô vĩnh viễn hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. (DF)

    301- Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể phải được Phụng Thờ (latria). (DF)

    302- Việc Chúa Kitô Thực Sự Hiện Diện trong Bí Tích Thánh Thể là một mầu nhiệm Đức Tin. (SFP)

    303- Thánh Thể là một Bí Tích đích thực và được Chúa Kitô thiết lập. (DF)

    304- Chất thể hoàn trọn của Bí Tích Thánh Thể là bánh và rượu. (DF)

    305- Mô thể của Bí Tích Thánh Thể là những Lời Chúa Kitô dùng để thiết lập bí tích này được đọc lên lúc Truyền Phép. (SFP)

    306- Công hiệu chính của Bí Tích Thánh Thể là việc hiệp nhất giữa thụ tích nhân và Chúa Kitô. (SFP)

    307- Là lương thực nuôi linh hồn, Thánh Thể bảo tồn và tăng phát sự sống siêu nhiên của linh hồn. (SFP)

    308- Thánh Thể là một bảo đảm cho vinh phúc thiên đàng và cho việc phục sinh sau này của thân xác. (SFP)

    309- Việc lănh nhận Bí Tích Thánh Thể không cần cho phần rỗi của trẻ em trước khi tới tuổi khôn. (DF)

    310- Việc lănh nhận Bí Tích Thánh Thể cần cho phần rỗi của người lớn v́ chỉ thị theo đ̣i hỏi của qui luật (necessitate praecepti). (SFP)

    311- Đối với Tín Hữu, việc hiệp lễ dưới hai h́nh, dù theo qui luật Thần Linh hay như là một phương thế cho phần rỗi, không cần thiết. (DF)

    312- Quyền năng để truyền phép Thánh Thể ở nơi vị linh mục được thụ phong hiệu thành mà thôi. (DF)

    313- Thừa tác viên b́nh thường của Bí Tích Thánh Thể là linh mục; thừa tác viên ngoại lệ là các thày sáu hay phó tế. (CIC Giáo Luật Cũ khoản 845)

    314- Bí Tích Thánh Thể được lănh nhận hiệu thành bởi người đă lănh nhận phép rửa c̣n sống, kể cả các trẻ em. (DF)

    315- Để xứng đáng lănh nhận Bí Tích Thánh Thể, cần phải ở trong t́nh trạng ân sủng (DF) và phải dọn ḿnh xứng đáng và sốt sắng.

    316- Thánh Lễ là một Hy Tế thực sự và xứng hợp. (DF)

    317- Trong Hy Tế Thánh Lễ, Hy Tế Thánh Giá của Chúa Kitô được hiện thực, việc tưởng niệm Hy Tế Thánh Giá của Người được cử hành và quyền năng cứu rỗi nơi Hy Tế Thánh Giá của Người được thực hiện. (DF)

    318- Nơi Hy Tế Thánh Lễ và Hy Tế Thánh Giá, Của Lễ Hy Tế và Vị Tư Tế Chính là một; chỉ có bản chất và thể thức của việc hiến dâng là khác nhau. (DF)

    319- Tác Động Hy Tế chính yếu chỉ được thể hiện nơi việc Biến Thể mà thôi. (SC)

    320- Hy Tế Thánh Lễ không phải chỉ là một hy tế chúc tụng và tạ ơn, mà c̣n là một hy tế đền bồi tội lỗi cùng h́nh phạt tội lỗi và là một hy tế sinh các ơn phúc tự nhiên lẫn siêu nhiên. (DF)

     4) GIẢI TỘI

    321- Giáo Hội đă được Chúa Kitô ban cho quyền thứ tha những tội lỗi vấp phạm sau khi lănh nhận bí tích rửa tội. (DF)

    322- Nhờ Việc Giáo Hội Xá Giải, các tội lỗi liền được thứ tha thực sự. (DF)

    323- Giáo Hội có quyền tha tất cả mọi tội lỗi, không trừ một tội nào. (DF)

    324- Việc Giáo Hội thi hành quyền tha tội là một hành động thuộc quyền phán quyết. (DF)

    325- Việc thứ tha tội lỗi nơi Ṭa Giải Tội qủa thực là một Bí Tích xứng hợp khác với Bí Tích Rửa Tội. (DF)

    326- Việc ăn năn tội cách trọn sinh ơn thánh hóa cho người mắc trọng tội ngay cả trước khi họ thực sự lănh nhận Bí Tích Giải Tội (SF). Việc thánh hóa của Bí Tích Giải Tội tác hiệu khi hối nhân thật ḷng ăn năn và có ư muốn xưng thú tội lỗi của ḿnh (votum sacramenti) (DF).

    327- V́ sợ mà ăn năn tội là một tác động siêu nhiên tốt lành về luân lư. (DF)

    328- Việc ăn năn tội cách chẳng trọn cũng đủ để được Bí Tích Giải Tội thứ tha. (SC)

    329- Việc xưng tội theo Bí Tích là một việc được Thiên Chúa ấn định và là việc cần thiết cho phần rỗi. (DF)

    330- Như chỉ thị Thần Linh, tất cả mọi tội trọng theo loại tội và số tội, cùng với các hoàn cảnh làm thay đổi bản chất của chúng, đều buộc phải xưng thú. (DF)

    331- Không cần phải xưng thú các tội nhẹ, song vẫn được phép và là việc có ích. (DF)
    332- Những tội đă được Giáo Hội lấy quyền xá giải thứ tha cũng có thể xưng lại. (SFP)

    333- Bởi lỗi lầm và h́nh phạt đời đời của tội, không phải bao giờ Thiên Chúa cũng bỏ qua tất cả mọi h́nh phạt tạm dành cho tội. (DF)

    334- Tùy theo bản chất của tội phạm cùng khả năng của hối nhân, linh mục có quyền và có phận sự phải đưa ra các việc đền tội hữu ích và xứng hợp. (DF)
    335- Các việc đền tội khác không bởi bí tích xá giải, như các việc tự thực hành đền tội và việc nhẫn nại chịu đựng Thiên Chúa thử thách, đều có giá trị đền tội. (DF)

    336- Mô thể của Bí Tích Giải Tội là ở những lời Xá Giải. (DF)

    337- Lời Xá Giải cùng với các tác động của hối nhân làm nên việc tha tội. (DF)

    338- Hiệu qủa chính của Bí Tích Giải Tội là việc ḥa giải giữa tội nhân và Thiên Chúa. (DF)

    339- Các công nghiệp lập được bởi việc lành làm trong t́nh trạng ân sủng bị mất đi hay trở thành vô hiệu khi phạm trọng tội đều được phục hồi. (SC)

    340- Bí Tích Giải Tội cần cho phần rỗi đối với những ai sau khi lănh nhận Phép Rửa đă sa ngă phạm tội trọng. (DF)

    341- Chỉ có các giám mục và linh mục của Giáo Hội mới là những vị có Thẩm Quyền Tha Tội. (DF)

    342- Việc Xá Giải do các vị phó tế, các vị có chức nhỏ và giáo dân không phải là Việc Xá Giải Bí Tích. (DF)

    343- Bất cứ người nào đă lănh nhận phép rửa phạm tội trọng hay nhẹ sau khi rửa tội đều có thể lănh nhận Bí Tích Giải Tội. (DF)

    344- Giáo Hội có quyền ban các Ân Xá. (DF)

    345- Nguồn mạch của các Ân Xá là kho tàng dành cho việc đền tội của Giáo Hội, một kho tàng chứa đựng các việc đền bồi sung măn của Chúa Kitô và của các Thánh. (SFP)

    346- Việc sử dụng các Ân Xá là việc hữu ích và có lợi cho Tín Hữu. (DF)


    5) XỨC DẦU

    347- Xức Dầu Thánh là một Bí Tích thực sự và xứng hợp được Chúa Kitô thiết lập. (DF)

    348- Chất thể vật (materia remota) của Bí Tích Xức Dầu Thánh là dầu (DF). Chất thể việc (materia proxima) của bí tích này là tác động xức dầu bệnh nhân bằng dầu thánh, và để bí tích thành hiệu th́ chỉ cần xức dầu một giác quan nhất là trên trán (CIC hay Giáo Luật Cũ khoản 947)

349- Mô thể của Bí Tích Xức Dầu Thánh là ở lời cầu nguyện của vị linh mục cho bệnh nhân khi xức dầu họ. (DF)

350- Bí Tích Xức Dầu Thánh ban ơn thánh hóa bệnh nhân để phấn khích họ và tăng sức cho họ. (DF)

351- Bí Tích Xức Dầu có tác dụng thứ tha các tội trọng c̣n nơi bệnh nhân (như trong trường hợp không c̣n xưng tội được nữa) và thứ tha cả các tội nhẹ. (DF)

352- Bí Tích Xức Dầu đôi khi có công hiệu phục hồi sức khỏe về thể xác nếu việc phục hồi này có lợi về phần thiêng liêng cho họ. (DF)

353- Bí Tích Xức Dầu tự bản chất (per se) không cần cho phần rỗi. (SFP)

354- Chỉ có các vị giám mục và linh mục mới ban Bí Tích Xức Dầu thành hiệu. (DF)

355- Chỉ có Tín Hữu bị lâm trọng bệnh mới được chịu Bí Tích Xức Dầu Thánh. (DF)


6) TRUYỀN CHỨC

356- Truyền Chức Thánh là một Bí Tích thực sự và xứng hợp do Chúa Kitô thiết lập. (DF)

357- Bốn chức nhỏ và chức Chuẩn Phó Tế không phải là các Bí Tích mà chỉ là các á bí tích mà thôi. (SC)

358- Việc thánh hiến các vị linh mục là một Bí Tích. (DF)

359- Việc thánh hiến một vị giám mục là một Bí Tích. (SF)

360- Các vị Giám Mục cao cấp hơn các vị linh mục. (DF)

361- Việc Truyền Chức Phó Tế là một Bí Tích. (SFP)

362- Chất thể của Việc Truyền Chức Phó Tế, Linh Mục và Hàng Giáo Phẩm là việc đặt tay. (SF)

363- Việc trao chuyển (traditio) các vật dụng vốn không cần thiết để thành hiệu việc thánh hiến Phó Tế, Linh Mục và Giám Mục. (SF)

364- Mô thể của việc Truyền Chức Phó Tế, Linh Mục và Giám Mục là ở những lời xác nhận r việc đặt tay. (SF)

365- Bí Tích Truyền Chức Thánh ban ơn thánh hóa thụ tích nhân. (DF)

366- Bí Tích Truyền Chức Thánh in một tích ấn nơi thụ tích nhân. (DF)

367- Bí Tích Truyền Chức Thánh ban cho thụ tích nhân một quyền linh bền vững. (DF)

368- Thẩm quyền b́nh thường để ban các chức thánh thuộc bí tích cũng như á bí tích là vị giám mục được thánh hiến thành hiệu. (DF)

369- Thẩm quyền ngoại thường để ban Bốn Chức Nhỏ và Chức Chuẩn Phó Tế là giáo sĩ. (SFP)

370- Chỉ có nam nhân đă chịu phép rửa mới lănh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh hiệu thành. (SFP)

7) HÔN PHỐI

371- Hôn Nhân được Thiên Chúa thiết lập chứ không phải con người. (SFP)

372- Hôn Nhân là một Bí Tích thực sự và xứng hợp do Thiên Chúa thiết lập. (DF)

373- Mục đích chính yếu của Hôn Nhân là sinh sản và dưỡng dục con cái. Mục đích thứ yếu của Hôn Nhân là việc tương trợ lẫn nhau và thỏa măn đ̣i hỏi t́nh dục trong giới hạn luân lư. (SFP)

374- Các đặc tính chính yếu của Hôn Nhân là duy nhất (đơn thê) và bất giải (SFP)

375- Việc ư thức và tự do muốn kết hôn với nhau giữa hai người Kitô Hữu tự nó là một bí tích. (SFP)

376- Mối Giây Hôn Nhân ràng buộc đôi phối ngẫu trọn đời trong một cộng đồng sự sống là do hôn ước bí tích. (DF)

377- Bí Tích Hôn Phối ban ơn thánh hóa cho đôi hôn nhân. (DF)

378- Đôi hôn ước trong Phép Hôn Phối ban phát Bí Tích cho nhau. (SFP)

379- Giáo Hội có toàn quyền lập luật và thi hành công lư trong các vấn đề về hôn nhân của thành phần đă lănh nhận phép rửa, nếu các vấn đề này đụng đến Bí Tích Hôn Phối. (SFP)

 

5. Giáo Hội

4. Thiên Chúa Đấng Thánh Hóa

3. Thiên Chúa Đấng Cứu Chuộc

2. Thiên Chúa Tạo Dựng và Việc Tạo Dựng

1. Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi

Nội Dung và Nhập Đề