CHÂN TRỜI ĐẠI KẾT … MỘT ÂU CHÂU HIỆP NHẤT

 

 Giáo Triều Biển Đức XVI là Giáo Triều Đại Kết Kitô Giáo 

Đúng như người viết đă dự đoán trên chương tŕnh phát thanh Tin Mừng Sự Sống (www.tinmungsusong.org) ngày Thứ Sáu 15/4/2005 (106.3 FM từ 9 đến 9 giờ 30 Thứ Sáu hằng tuần ở Nam California) về vị tân giáo hoàng, khi mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng vào ngày Thứ Hai 18/4/2005 chưa xẩy ra, đó là vị tân giáo hoàng sẽ là “vị giáo hoàng của bữa tiệc ly… liên quan đến hiệp nhất Kitô giáo” (Nguyệt San Hiệp Nhất số 150, 6/2005, trang 38).

 

Quả nhiên, như chúng ta đă biết, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, vị giáo hoàng được Thiên Chúa tuyển chọn vào giữa Năm Thánh Thể (17/10/2004-23/10/2005), ngay sau ngày được bầu làm giáo hoàng, tức vào cuối Thánh Lễ Thứ Tư 20/4/2005, trong sứ điệp bằng tiếng Latinh ngỏ cùng hồng y đoàn bấy giờ tại Nguyện Đường Sistine, ngài đă chính thức công khai tuyên bố vấn đề đại kết Kitô giáo là mối quan tâm đệ nhất của ngài, nguyên văn như sau:

 

·        “Bằng tất cả ư thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của ḿnh ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đă tắm máu, vị Thừa Kế này lănh nhận, như là quyết tâm chính yếu của ḿnh, quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu h́nh của tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm t́nh thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết.


“Những cuộc đối thoại về thần học là những ǵ cần phải có. Cũng không thể châm chước bỏ qua việc khảo sát kỹ lưỡng những nguyên do lịch sử đă gây ra những việc quyết định trong quá khứ. Thế nhưng, khẩn thiết hơn thế nữa là việc ‘thanh tẩy kư ức’, một việc đă thường được Đức Gioan Phaolô gợi lên, và là một việc duy nhất có thể sửa soạn cho các tâm hồn đón nhận tất cả sự thật của Chúa Kitô. Chính v́ trước nhan Người là Vị Thẩm Phán tối cao của tất cả mọi sinh vật, mà mỗi một người trong chúng ta cần phải trả lẽ, với ư thức là một ngày kia chúng ta cần phải cắt nghĩa cho Người về những ǵ chúng ta đă làm và những ǵ chúng ta không làm cho thiện ích cao cả là mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu h́nh nơi tất cả thành phần môn đệ của Người.

“Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đây tự cảm thấy chính ḿnh liên quan đến vấn đề này và sẵn sàng làm tất cả những ǵ trong khả năng của ḿnh để cổ vơ lợi ích chính yếu cho việc đại kết. Theo những vị tiền nhiệm của ḿnh, ngài nhất định quyết tâm nâng đỡ bất cứ sáng kiến nào có vẻ thích hợp với việc đẩy mạnh việc giao tiếp và thỏa hiệp với những vị đại diện thuộc các Giáo Hội khác và các cộng đồng giáo hội khác. Thật thế, nhân cơ hội này đây, ngài xin gửi đến họ lời chàop thân ái nhất của ngài trong Chúa Kitô, Vị Chúa duy nhất của tất cả mọi người”.

 

Sở dĩ người viết có thể suy đoán như vậy, trong khi dư luận truyền thông cũng đang hướng tới cả vị tân giáo hoàng người Phi Châu và Mỹ Châu Latinh, là v́ hai lư do sau đây:

 

Thứ nhất: “Có thể nói, nếu giáo triều Gioan Phaolô II là giáo triều huy hoàng nhất lịch sử Giáo Hội Công giáo, chẳng khác nào như Chúa Kitô tiến vào thành thánh Giêrusalem, th́ vị giáo hoàng sau ngài sẽ là vị giáo hoàng của Bữa Tiệc Ly (có thể đó là lư do Năm Thánh Thể chưa kết thúc, liên quan đến Hiệp Nhất Kitô giáo, theo lời nguyện kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô)” (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo và cho Một Tân Âu Châu, Cao-Bùi 5/2005, trang 21 và 203).

 

Thứ Hai, v́ nếu Đức Gioan Phaolô II đă liên quan đến biến cố Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, th́ ước vọng của ngài c̣n mong ǵ hơn là thấy được một Âu Châu Hiệp Nhất, được thở bằng hai buồng phổi Đông và Tây, như ngài đă minh nhiên nói lên điều này dịp ngài nhận Giải Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen ở Vatican hôm 24/3/2004:

 

·        Âu Châu trong tâm trí của tôi là một hiệp nhất về chính trị, thực sự là về tinh thần, trong đó, các chính trị gia Kitô hữu thuộc tất cả mọi quốc gia tác hành với ư thức về những kho tàng về nhân bản do đức tin mang lại: họ là những con người nam nữ dấn thân để làm cho những giá trị này sinh hoa kết trái, khi hiến ḿnh phục vụ tất cả mọi người cho một Âu Châu được đặt nền tảng trên con người là tạo vật chiếu tỏa dung nhan Thiên Chúa. Đó là ước mơ tôi ấp ủ trong ḷng ḿnh và nhân dịp này tôi xin kư thác cho quí vị cũng như cho các thế hệ hậu lai” (L'Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, N. 15 [1839], 14/4/2004, trang 9).

 

Thế nhưng, cũng theo người viết cảm nhận, một Âu Châu đang bị khủng hoảng văn hóa và phá sản đức tin Kitô giáo hiện nay không thể nào trở thành một Khối Hiệp Nhất Âu Châu, như danh xưng của nó và ước vọng của thành phần sáng lập nên nó, nếu nó chỉ “sống nguyên bởi bánh” kinh tế và chính trị, loại trừ đi căn tính Kitô giáo của ḿnh. Tuy nhiên, làm sao để Âu Châu có thể lấy lại căn tính Kitô giáo của ḿnh, nhờ đó, tiến đến chỗ Hiệp Nhất Âu Châu, rồi từ một Tân Âu Châu hiệp nhất trong căn tính làm nên văn minh Âu Châu của ḿnh như thế, họ tiếp tục là “một thành xây trên núi” (Mt 5:14) như thuở nào, nếu không phải bằng việc Đại Kết Kitô Giáo. Người viết tin chắc chắn rằng chỉ khi nào Kitô Giáo tiến đến chỗ hiệp nhất nên một theo ư nguyện của Đấng Sáng Lập của ḿnh, châu lục Kitô giáo này mới có thể thực sự là một Khối Âu Châu Hiệp Nhất.

 

Phải chăng đă đến thời điểm Hiệp Nhất Âu Châu? Người viết nghĩ rằng nếu vị Giáo Hoàng người Balan đă được Thiên Chúa (trước con mắt thế gian) “bất ngờ” sai đến để làm sụp đổ Khối Cộng Sản Đông Âu, giờ đây, trong nhiệm ư vô cùng nhiệm mầu của ḿnh, Ngài lại (trước con mắt thế gian) “bất ngờ” sai đến một vị Giáo Hoàng người Đức, để làm hoàn tất những ǵ c̣n đang dang dở nơi Âu Châu của giáo triều Đức Gioan Phaolô II. Tại sao Đấng Quan Pḥng Thần Linh không chọn một vị giáo hoàng nào khác mà lại chọn vị giáo hoàng người Đức, ngay sau vị giáo hoàng người Balan? Chính vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă cảm nhận được việc quan pḥng thần linh này, sau khi xem cuốn phim “Karol un uomo deventato Papa – Karol, Một Người đă Trở Thành Giáo Hoàng” tối hôm Thứ Năm 19/5/2005 tại Sảnh Đường Phaolô VI, với những lời lẽ như sau:

 

·        Chúng ta lại không thấy được hay sao dự án thần linh nơi sự kiện là trên Ngai Ṭa Thánh Phêrô vị Giáo Hoàng Balan được kế vị bởi một người công dân Đức Quốc, nơi chế độ Nazi đă củng cố ḿnh bằng tính chất cực kỳ độc hại, trước khi tấn công láng giềng của ḿnh, nhất là Balan? Cả hai vị Giáo Hoàng này, trong thời c̣n trẻ, mặc dù ở hai bên khác nhau và ở hai trường hợp khác nhau, đều bị buộc phải trải qua cái dă man mọi rợ của Thế Chiến Thứ Hai cũng như t́nh trạng bạo lực vô nghĩa được con người và các dân tộc sử dụng để phạm đến nhau”. 

 

Quê hương của vị giáo hoàng người Đức là nơi chẳng những xuất phát ra hai trận thế chiến trong thế kỷ 20 mà c̣n xuất phát ra phong trào Thệ Phản từ thế kỷ 16 và phong trào đại kết từ trong thế kỷ 20. Chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă xác nhận với Chư Vị Đại Diện Các Giáo Phái Tin Lành Đức Quốc ngày 19/8/2005 trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Đức quốc như thế:

 

·        Trong cuộc đối thoại đại kết, Đức quốc giữ một vị thế đặc biệt quan trọng. Chẳng những nó là nơi xuất phát ra cuộc Cải Cách; nó c̣n là một trong những xứ sở mà phong trào đại kết từ thế kỷ 20 bắt nguồn”. 

 

Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo với “những cử chỉ cụ thể”

 

Như chúng ta đă biết, vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, ngay sau ngày được bầu làm giáo hoàng, đă chính thức công khai tuyên bố vấn đề đại kết Kitô giáo là mối quan tâm đệ nhất của ngài, trong đó ngài nhấn mạnh đến “những cử chỉ cụ thể” về vấn đề hết sức quan trọng và khẩn trương này như sau:

 

·     “… Vị Thừa Kế này, lấy làm quyết tâm chính yếu của ḿnh, cương quyết không ngừng hoạt động để hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu h́nh của tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm t́nh thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết”.

 

Vậy, từ sau khi ngài tuyên bố những lời làm nên sứ vụ giáo triều của ngài này, ngài đă thực hiện “những cử chỉ cụ thể” này ra sao, và thành phần có liên quan đến hoạt động đại kết Kitô giáo đă nhận định về ngài như thế nào?

 

Thật vậy, ĐTGM Claude Feidt of Aix en Provende, đại diện Giáo Hội Công Giáo có mặt tại hội nghị Giáo Hội Cải Cách Pháp Quốc ở thành phố này đă đọc bản văn được văn pḥng quốc vụ khanh của Ṭa Thánh thay cho Đức Thánh Cha gửi đến hội nghị được chấm dứt hôm Chúa Nhật 8/5/2005 nàỵ

 

Trong sứ điệp của ḿnh, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă gửi lời chào “thân ái đến tất cả mọi tham dự viên, ngài hứa sẽ cầu nguyện cho họ”, vị chủ tịch của hội nghị này là Marcel Manoel đă cho biết như thế. Ông nói tiếp: “Đây là lần đầu tiên hội nghị của chúng tôi đă nhận được một sứ điệp như vậỵ Chúng tôi nhận được sứ điệp này như là một cử chỉ của sự quan tâm”.

 

Giáo Hội Cải Cách Pháp Quốc có tất cả 350 phần tử. Chủ đề cho hội nghị lần này là “Tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô trong một Xă Hội Trần Thế”. Giáo Hội Cải Cách Pháp Quốc là giáo hội chính trong Liên Hiệp Thệ Phản Pháp Quốc, một tổ chức có chừng 900 ngàn người.

 

Chúng ta cũng nên biết là, trong thời gian c̣n giữ vai tṛ Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, ngài đă thực hiện “những cử chỉ cụ thể” đối với vấn đề đại kết Kitô giáo này rồị Chắc chúng ta c̣n nhớ bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa kư kết giữa Giáo Hội Công Giáo với Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ở Đức ngày 30/10/1999 tại Augsburg, một thành quả tốt đẹp sau hơn 30 năm đối thoại đại kết. Thế nhưng, thành quả đại kết đầu tiên này không thể có nếu không thiếu “những cử chỉ cụ thể” do đích thân vị hồng y tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin Joseph Ratzinger thực hiện.

 

Thật vậy, trong cuộc tranh luận về thông điệp “Đức Tin và Lư Trí” của ĐTC Gioan Phaolô II xẩy ra tại Rôma vào Tháng 10/1998, vị hồng y nay là giáo hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đây đă cho biết rằng trước khi ngài lên đại học, ngài đă đọc tất cả các tác phẩm của Luthêrô được viết trước thời Cải Cách, tức là ngài đă hiểu được những suy nghĩ của một nhân vật Luthêrô khi c̣n là linh mục Công giáo.

 

ĐHY Ratzinger bấy giờ đă kêu gọi những ai hiện diện hăy đọc lại những bản văn đó, v́ chúng cho thấy cuộc chiến đấu cả thể Luthêrô đă trải qua khi phải đương đầu với bản thân ḿnh để sống và chấp nhận những giáo huấn của Vị Thiên Chúa công minh và thiện hảọ Cuộc tranh luận về thông điệp “Đức Tin và Lư Trí” này đă kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Vị nguyên Giám Mục Tin Lành Luthêrô Wolfgang Huber ở Bálinh (bấy giờ, nay làm chủ tịch Hội Đồng Giáo Hội Tin Lành Đức Quốc) lấy làm cảm phục trước sự ứng đáp của vị tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin và khen Đức Ratzinger là một trong ít người thực sự hiểu được Luthêrô. Và chính kiến thức của ĐHY Joseph Ratzinger về ông tổ Thệ Phản Luthêrô đă giúp phần làm hiện thực việc kư kết lịch sử Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lư Công Chính Hóa.

 

Tuy nhiên, có một số điểm trong bản dự thảo của bản tuyên ngôn này được tŕnh bày trong năm 1998 đă bị cả Ṭa Thánh lẫn hiệp hội loại bỏ. Khi t́nh h́nh cho thấy dự án có thể bị hỏng cuộc, th́ những khó khăn ấy đă được thắng vượt bởi Giám Mục Johannes Hanselmann, nguyên chỉ tịch Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới, và ĐHY Ratzinger, nhờ t́nh thân hữu lâu đời của hai vị này, mối thân hữu đă đưa đến việc thực hiện một cuộc họp riêng giữa hai người với nhau vào Tháng 11/1998.

 

Sau khi vị Giám Mục Tiến Sĩ Hanselmann này chết vào ngày 2/10/1999, ĐHY Ratzinger đă tiết lộ trong một bài diễn thuyết là: “Chúng tôi đă thực hiện một cuộc gặp gỡ ở nhà của người anh em của tôi, tại Đức quốc, khi mà dường như việc thỏa thuận về Tín Lư Công Chính Hóa đă bất thành. Nhờ đó, trong diễn tŕnh của một cuộc tranh luận kéo dài cả một ngày trời, chúng tôi đă t́m thấy được những công thức làm sáng tỏ những điểm vẫn c̣n gặp trục trặc… Với công thức được dẫn giải vào những ngày ấy, theo cả Liên Hiệp Luthêrô lẫn giáo huấn của Công Giáo, họ đă có thể công nhận rằng họ đi đến việc thỏa thuận về một số điển nồng cốt của Tín Lư Công Chính Hóạ Nó không phải là một việc thỏa thuận có tính cách toàn cầu, thế nhưng, với công thức này mới có thể tiến đến chỗ kư vào một văn bản thỏa thuận ở những ǵ căn bản”.   

 

“Bản Tuyên Cáo Seattle” về Thánh Mẫu giữa Anh Giáo và Công Giáo

 

Trước hết, dấu hiệu hướng về hiệp nhất phát hiện từ Kitô Giáo Anh Quốc, một Giáo Hội đă tác khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma từ năm 1535, và là một Giáo Hội vẫn bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về hai tín điều Thánh Mẫu là Tín Điều Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mông Triệu, cũng như về việc tôn sùng Thánh Mẫu của những người Công giáo. Thế mà, Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma (ARCIC: Anglican Roman Catholic International Commission), bao gồm 18 thần học gia thuộc 10 quốc gia của cả hai bên, hôm Thứ Hai 16/5/2005, đă phổ biến văn kiện đúc kết 6 năm bàn luận về h́nh ảnh Đức Maria, với tựa đề “Đức Maria: Ân Sủng và Hy Vọng trong Chúa Kitô”.

 

Bản văn kiện này được phổ biến trong một cuộc cử hành tại vương cung Thánh Đường Công Giáo ở TGP Seattle, với sự hiện diện của cả 2 vị đồng chủ tịch là TGM Công Giáo Alexander Brunett và TGM Anh Giáo Peter Carnley, giáo chủ Úc Châụ Bản văn này c̣n được gọi là “Bản Tuyên Cáo Seattle” không phải là một bản tuyên ngôn có thẩm quyền hoặc bởi Công giáo hay Anh giáo nhưng có mục đích để đôi bên bàn luận hơn nữa.

 

ĐHY Cormac Murphy-O’Connor, TGM Công Giáo ở Westminster, đă nhận định là bản văn kiện này “là một thành đạt chính yếu trong cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa người Công giáo và Anh giáo hoàn vũ. Nó là một thành đạt trong việc gia tăng vấn đề hiểu biết sâu xa nơi chủ trương của mỗi giáo hội”.

 

ĐGM McMahon Công giáo ở Nottingham nói rằng: “Việc hiểu biết của người Anh giáo và Công giáo đă được củng cố rất nhiều bởi cuộc đối thoại nàỵ Những ǵ chúng ta đă thực hiện đó là dọn đường dẫn đến vấn đề hiệp nhất Kitô giáo”.

 

Cha Donald Bolen, linh mục Công giáo đồng thư kư của ủy ban này và là trợ tá cho ngành Tây Phương của Hội Đồng Ṭa Thánh Đặc Trách Hiệp Nhất Kitô Giáo, trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit (và bài phỏng vấn đă được Zenit phổ biến ngày 18-19/5/2005), đă cho biết các nhà thần học Anh Giáo đă công nhận hai tín điều Thánh Mẫu và việc tôn sùng Thánh Mẫu của Giáo Hội Công Giáo là những ǵ hợp với Thánh Kinh.

 

Trước hết, về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, vị linh mục này cho biết khoản số 59 viết rằng:

 

·        Theo ơn gọi là Mẹ Đấng Thánh của Người (x Lk 1:35), chúng ta có thể cùng nhau xác nhận là công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô đă đạt đến ở nơi Đức Maria tầm mức sâu thẳm hữu thể của Người cũng như vào những giây phút ban đầu của Ngườị Điều này không ngược với giáo huấn của Thánh Kinh, và chỉ có thể hiểu được theo chiều hướng Thánh Kinh. Những người Công giáo Rôma có thể nh́n nhận nơi điều này những ǵ đă được tín điều ấy xác nhận – tức là vấn đề ‘được ǵn giữ khỏi tất cả mọi t́ vết nguyên tộí và ‘từ giây phút đầu tiên khi Người được hoài thaí”.

 

Sau nữa, về tín điều Mông Triệu, vị linh mục này cũng cho biết những chi tiết liên quan đến khoản số 56 và 58 như thế này:

 

·        Dù ‘không có chứng cớ trực tiếp trong Thánh Kinh liên quan đến việc kết thúc cuộc sống của Đức Mariá (56), ‘Kitô hữu Đông Tây từ đời nọ đến đời kia vẫn nghĩ về công cuộc của Thiên Chúa nơi Đức Maria, họ đều ư thức một cách tin tưởng rằng… thật là xứng hợp việc Chúa đă triệu Người về với Ngài một cách trọn vẹn: trong Chúa Kitô, Người đă là một tạo vật mới…’ (58). Một lần nữa, khi liên kết ư thức về ân sủng và niềm hy vọng này nơi đời sống của Đức Maria với tín điều Mông Triệu của Đức Maria, bản văn nhận định là: ‘chúng ta có thể cùng nhau xác nhận giáo huấn Thiên Chúa đă mang Đức Trinh Nữ Maria vào vinh quang tất cả con người của Người là những ǵ hợp với Thánh Kinh, và giáo huấn ấy thực sự chỉ hiểu được theo chiều hướng Thánh Kinh như thế mà thôị Những người Công Giáo Rôma có thể nh́n nhận rằng giáo huấn này về Đức Maria được tuyên bố bằng một tín điềú” (58).

 

Sau hết, về việc tôn sùng Thánh Mẫu của Giáo Hội Công Giáo, vị linh mục này tiết lộ như sau:

 

·        Phần chính yếu cuối cùng của bản văn (64-75) nói đến vị trí của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội, vấn đề liên quan tới việc tôn sùng Thánh Mẫụ Phần này được bắt đầu bằng việc mạnh mẽ xác nhận là: ‘Chúng ta cùng nhau đồng ư rằng với ư thức Đức Maria là mẫu gương trọn vẹn nhất của con người về đời sống ân sủng, chúng ta được kêu gọi để suy nghĩ đến những bài học về đời sống của Người được ghi nhận trong Thánh Kinh và liên kết với Người như một vị thực sự chưa qua đi song vẫn thực sự sống trong Chúa Kitô’ (65). Bản văn này nhấn mạnh là việc tôn sùng Thánh Mẫu và việc kêu cầu Đức Maria không thể nào làm lu mờ hay suy giảm vai tṛ trung gian duy nhất của Chúa Kitô. Bản văn kết luận: ‘Cùng nhau xác nhận một cách ư thức vai tṛ trung gian duy nhất của Đức Kitô, một vai tṛ mang lại hoa trái trong đời sống của Giáo Hội, chúng ta không coi việc kêu xin Đức Maria và các thánh nguyện cầu cho chúng ta như là một việc chia rẽ mối hiệp thông của chúng ta… chúng ta tin rằng không có lư do về thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề nàư”.  

 

“Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo”

 

Chưa hết, dấu hiệu hiệp nhất phải nói là rạng ngời nhất được phát hiện từ Kitô Giáo Luthêrô. Thật vậy, trong Hội Nghị Thánh Thể Ư Quốc ở Bari, nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến để bế mạc hội nghị này vào Chúa Nhật 29/5/2005, th́ hôm Thứ Tư, 25/5/2005, ngày hội nghị giành để bàn về vấn đề đại kết Kitô giáo, có một vị Giám Mục Luthêrô ở Helsinki là Eoro Huovinen đă bày tỏ trong hội nghị này là các người Luthêrô Phần Lan muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô.

 

Sau khi giải thích rằng Martin Luthêrô không muốn thành lập một giáo hội mới mà chỉ muốn canh tân giáo hội thôi, v́ giám mục này nói:

 

·        Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô”.

 

Vị giám mục này đă cắt nghĩa rằng trong năm 2005, cùng với những người Công giáo và các Kitô hữu khác, những người Luthêrô cử hành 850 năm Giáo Hội ở Phần Lan. Những người Luthêrô chiếm 85% trong tổng số 5.2 triệu dân ở nước nàỵ

 

·        Cùng với anh chị em Công Giáo, chúng ta hăy cầu nguyện để có thể là một trong Chúa Kitô”.

 

Đối với đề tài về Chúa Nhật của Hội Nghị Thánh Thể này, vị giám mục Luthêrô nói rằng người ta không thể nào sống “không có bí tích Thánh Thể, không có Chúa Kitô và không có Thiên Chúạ Chúa Nhật là ngày Chúa Kitô phục sinh. Thánh Thể là bí tích của việc Chúa Kitô thực sự hiện diện. Hiệp nhất không có hiệu lực khi thiếu sự thật… Tận đáy ḷng của ḿnh, tôi muốn tham dự vào ngày mà người Luthêrô và Công giáo cùng nhau hiệp nhất một cách hữu h́nh”.  

 

Bản Tuyên Ngôn Chung giữa Công Giáo và Tin Lành ở Á Căn Đ́nh về Việc Xin Tha Thứ Cho Nhau

 

Trong thời khoảng 2-4/7/2005, ở Buenos Aires đă diễn ra một cuộc Gặp Gỡ Huynh Đệ lần 2 được gọi là Mối Hiệp Thông Mới Giữa Tin Lành Và Công Giáo Trong Thần Linh CRECES (Renewed Communion of Evangelicals and Catholics in the Spirit). Trong cuộc Gặp Gỡ này, các nhân vật Công giáo và tin lành t́m thấy một lănh vực mới của việc hiệp ư chung, đó là nhu cầu cần tha thứ cho nhau về những bất đồng của ḿnh.  

 

ĐHY Jorge Mario Bergoglio, TGM Buenos Aires, trong thư gửi cho Cuộc Gặp Gỡ này đă viết: “Tôi thành thật khuyến khích anh chị em hăy bảo tŕ con đường chúc tụng và tôn thờ, ḥa giải và đại kết thiêng liêng này, một con đường anh chị em đă thực hiện năm ngoái”.

 

Niềm hy vọng của các phần tử CRECES được phản ảnh qua Bản Tuyên Ngôn Chung, đề ngày 2/7, một bản tuyên ngôn được tŕnh bày trong cuộc gặp gỡ ấy.

 

“Chúng tôi là những người Công giáo và tin lành, thành phần cảm nghiệm được Chúa Kitô phục sinh, Đấng nhờ Thánh Thần của Người là một tặng ân đă canh tân đời sống thiêng liêng của chúng ta.

 

“Cuộc canh tân thiêng liêng này đă dẫn chúng ta đến chỗ tái dấn thân sống cho Chúa Giêsu Kitô”. Từ kinh nghiệm Thánh Linh ấy, thành phần tham dự viên Công giáo và tin lành nói rằng họ hiểu rằng Giáo Hội là “dân Chúa, là gia đ́nh Chúa”.

 

“Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, dù là tin lành hay Công giáo, đều là con của cùng Cha, và v́ thế là anh em của nhau. Chúa Kitô chỉ muốn một Giáo Hội duy nhất, và ngài muốn Giáo Hội của Người bộc lộ trong thế giới mối hiệp nhất và thánh đức là những ǵ làm nên đặc tính của Thiên Chúa.

 

“Hôm nay đây, những người tin lành và Công giáo, được canh tân bởi Thánh Linh, thống hối về những thứ chia rẽ của ḿnh và những việc xúc phạm lẫn nhau, nên xin nhau tha thứ…. Chúng tôi nh́n nhận rằng tội lỗi lớn nhất của chúng tôi đó là không yêu thương nhau như Chúa Kitô dạy chúng ta”.

 

Những người phát động tổ chức CRECES này đă nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit rằng CRECES “được xuất phát từ nỗi khát vọng được Thánh Linh tác động nơi ḷng của một số anh chị em Công giáo và tin lành, thành phần không hề biết đến nỗi khát vọng ấy, đă nguyện cầu về phần ḿnh để xin Chúa soi động một đường lối chung nào đó trong việc tiến đến chỗ làm trọn lời Chúa Giêsu cầu cùng Cha vào đêm Người bị bội phản rằng: Lạy Cha ‘xin cho họ tất cả được hiệp nhất… để thế gian nhận biết Cha đă sai Con’”.

 

Mở màn cho một đường lối chung được bắt đầu bằng việc Matteo Calisi viếng thăm Buenos Aires vào Tháng 7/2003. Qua một số năm, Calisi và vị mục sư tin lành Jorge Minitian đă gặp nhau ở Ư, chia sẻ cùng một ước vọng hiệp nhất.

 

Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên ở Buenos Aires, 4 vị mục sự tin lành và 4 giáo dân Công giáo bắt đầu gặp nhau hằng tháng để cầu nguyện và nhận thức ư muốn của Thiên Chúa về nỗ lực ḥa giải và hiệp nhất ấy. Cuộc Gặp Gỡ đầu tiên đă diễn ra vào ngày 31/7/2004.

 

Matteo Calisi là chủ tịch của tổ chức Huynh Đệ Thế Giới Chư Hiệp Hội Và Cộng Đồng Đặc Sủng Giao Ước và là vị sáng lập kiêm chủ tịch Cộng Đồng Chúa Giêsu, một nhóm đặc sủng Công giáo bắt nguồn ở Bari Ư quốc.  

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gặp Vị Thừa Kế TGM Lefebvre về Việc Tái Hiệp Thông


Hôm 29/8/2005, tại tông điện nghỉ mát ở Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức XVI đă tiếp ĐGM Bernard Fellay, vị thừa kế ĐTGM Marcel Lefebvre lănh đạo Hội Thánh Piô X, vị “muốn tiến đến chỗ hiệp thông trọn vẹn”.

Theo vị giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh là Joaquín Navarro Valls th́ trong cuộc gặp gỡ này có cả ĐHY Darío Castrillón Hoyos, chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh ‘Ecclesia Dei’, một tổ chức được Đức Gioan Phaolô II thiết lập bằng một tự sắc ngày 2/7/1988, sau khi ĐTGM Lafebvre truyền chức bất hợp pháp cho 4 vị giám mục của ḿnh ở Ecône.


Vị giám đốc văn pḥng báo chí c̣n cho biết là “cuộc họp diễn ra trong một bầu không khí mến yêu Giáo Hội và mong muốn tiến tới chỗ hoàn toàn hiệp thông. Nhận thức được những khó khăn nên ḷng mong ước thực hiện những bước tiến sẽ từ từ diễn tiến theo thời điểm hợp tính hợp lư”.


Sau cuộc họp này, v́ giám mục đại diện cho Hội Thánh Piô X đây đă phát biểu qua một bản văn là “cuộc họp ấy kéo dài 35 phút trong một bầu khí thanh thản. Cuộc triều kiến này là cơ hội để Hội này bày tỏ là nó lúc nào cũng luôn luôn gắn bó với Ṭa Thánh, Vĩnh Thành Rôma. Trong tinh thần hết sức mến yêu Giáo Hội, chúng tôi đă nhắc lại một chuỗi những khó khăn đă từng xẩy ra. Hội Thánh Piô X nguyện xin cho ĐTC được mạnh sức để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội, ‘phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô’”.


Trước cuộc triều kiến giáo hoàng, vị giám mục này đă nói với cơ quan báo chí DICI thuộc nhóm của ngài rằng nếu được gặp ĐTC Biển Đức, ngài sẽ yêu cầu 2 điều: trước hết là cho tất cả mọi vị linh mục có thể cử hành Lễ cũ mà không cần phải xin phép vị giám mục địa phương theo như điều kiện đ̣i hỏi hiện nay; sau nữa là việc công khai rút lại vấn đề dứt phép thông công liên quan tới việc truyền chức cho 4 vị giám mục của hội ngài.  

 

Đức Hồng Y Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Hiệp Nhất Kitô Giáo, cập nhật hóa lộ tŕnh Đại Kết

 

ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh Đặc Trách Việc Cổ Vơ Hiệp Nhất Kitô Giáo, trong cuộc phỏng vấn được phổ biến hôm Thứ Bảy 10/9/2005 trên một tờ nhật báo Ư là La Pubblica, đă cho biết đại quan về lộ tŕnh đại kết Kitô giáo như sau.

 

“Tất cả mọi vị lănh đạo của Chư Giáo Hội Kitô Giáo đều rất hân hoan khi vị Giáo Hoàng này tuyên bố rằng vấn đề hiệp nhất là vấn đề ưu tiên.

 

“Với Ṭa Thượng Phụ Chính Thống Hoàn Vũ ở Constantinople, chúng tôi đang tái tấu Ủy Ban Hỗn Hợp Công Giáo và Chính Thống Giáo. Một cuộc gặp gỡ sửa soạn sẽ được thực hiện vào tháng 12, và vào mùa xuân năm 2006 toàn thể ủy ban sẽ gặp nhau”.

 

Về vấn đề liên hệ với Ṭa Thượng Phụ Chính Thống Moscow, vị hồng y chủ tịch này khẳng định là “bầu khí đă được cải tiến”, điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ giữa ĐTC Biển Đức XVI và Thượng Phụ Alexy II, “nhưng có lẽ không ở tại Moscow mà có thể ở một địa điểm thứ ba”.

 

Đối với Liên Hiệp Luthêrô, vị hồng y này cho biết “các mối liên hệ rất là tốt đẹp. Vào Tháng 10, chúng tôi sẽ phổ biến một bản văn kiện chung về tính cách tông truyền của Giáo Hội và việc thừa kế tông đồ… một văn kiện rất giá trị”.

 

Ngoài ra, “tín hữu Methodist, vào năm tới, muốn tham phần vào bản văn kiện được chúng tôi kư nhận với tín hữu Luthêrô về vấn đề công chính hóa”, vào ngày 31/10/1999 tại Đức quốc.

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL