“NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?”
(Genesis 3:9)

(Chia sẻ hướng dẫn cho giới trẻ Thiếu Nhi Fatima

mục Về Nguồn Nội Tâm ở Khóa Tĩnh Huấn XIV
tối Thứ Sáu 26/11/2004)


 


“NGƯỜI ĐANG Ở ĐÂU?”: Ư THỨC

Hiện trạng tâm linh

Theo Sách Khởi Nguyên, sau khi nguyên tổ phạm tội ăn trái cấm liền thấy ḿnh trần truồng (xem Genesis 3:7), và nhất là sau khi biết được việc làm sai trái của ḿnh đụng đến Thiên Chúa Hóa Công (xem Genesis 3:8), hai nguyên tổ liền ẩn ḿnh đi để tránh đối diện với Đấng đă truyền cho họ không được làm những ǵ họ vừa làm như chính họ cũng ư thức thấy trước khi hành động (xem Genesis 2:16-17, 3:3).

Chính lúc con người nhận thấy ḿnh có lỗi song lại không dám đối diện với sự thật ấy mà Thiên Chúa mới xuất hiện, hay mới lên tiếng, để nhắc nhở họ, hầu mang họ về với sự thật, sự thật làm người: “Ngươi đang ở đâu?”

Không phải v́ Thiên Chúa muốn biết con người đang ở đâu mà Ngài đă lên tiếng hỏi họ như thế. Ngài thừa biết họ ở chỗ nào rồi. Bởi thế lời Ngài nói đă lọt ngay vào tai của họ, vào đúng chỗ họ đang trốn ẩn, khiến họ không thể không lên tiếng đáp lại rằng: “Tôi đă nghe thấy tiếng của Ngài trong vườn…” (Genesis 3:10).

Thật vậy, khi đặt vấn đề với con người đang muốn lẩn trốn sự thật “Ngươi đang ở đâu?”, Thiên Chúa chỉ muốn nhắc nhở họ về sự thật làm người của họ đối với Ngài cũng như đối với thiên nhiên tạo vật được Ngài trao phó cho họ trông coi và quản trị (xem Genesis 1:28) mà thôi. “Ngươi đang ở đâu?” đây nghĩa là “Ngươi là ai?”, “Ngươi đă làm ǵ vậy?”, “Tại sao ngươi lại trốn Ta?”, "Ngươi muốn ǵ đây?"

Đúng thế, nếu con người thực sự biết ḿnh là ai, họ đă không dám tự động muốn lên bằng Thiên Chúa (xem Genesis 3:5-6), bằng việc ngang nhiên làm trái với lệnh truyền của Ngài, coi trọng ư riêng của ḿnh hơn là Thánh Ư toàn thiện và toàn tri của Ngài.

Tuy nhiên, tự ḿnh, con người chắc không dám tiến đến chỗ ngang nhiên làm trái với Thánh Ư của Thiên Chúa Hóa Công. Sự việc nguyên tội chỉ xẩy ra sau khi rắn quỉ Satan xuất hiện đánh lừa họ mà thôi (xem Genesis 3:13). Tội của nguyên tổ ở đây không phải chỉ ở chỗ dám làm trái với Thánh Ư tối thượng của Thiên Chúa, mà nhất là ở chỗ không tin tưởng lời Ngài bằng lời của ma quỉ, tức coi trọng ma qủi hơn Thiên Chúa Hóa Công của ḿnh.

Đó là lư do, vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” đây, như Thiên Chúa dường như muốn vạch cho con người thấy, c̣n có nghĩa là con người chẳng những đă mất đi vị thế làm chủ tể thiên nhiên tạo vật hữu h́nh của ḿnh, mà c̣n mất đi cả phẩm giá làm con cái của Ngài nữa, ở chỗ, họ đă trở thành nô lệ cho Satan là cha của họ (xem John 8:44), trở thành tôi tớ cho tội lỗi (xem John 8:34; Rôma 7:14) và bị giam nhốt trong chính ngục tù bản thân ḿnh, đến nỗi, những ǵ tốt muốn làm cũng không được và những ǵ xấu lại đâm đầu làm (xem Rôma 7:15,19).

Đến đây chúng ta mới có thể được phần nào ư nghĩa sâu nhiệm của dự án và công cuộc cứu chuộỉc của Thiên Chúa Hóa Công, Đấng muốn cứu chuộc con người bằng Mạc Khải Thần Linh, tức bằng việc tỏ ḿnh ra cho họ, bắt đầu từ trong Cựu Ước nơi dân Do Thái, nhất là qua Đức Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, Đấng Thiên Sai được Ngài hứa sai đến như “ánh sáng thế gian” (John 8:12), “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (John 1:5), “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian” (John 1:9), để, như chính Đấng Thiên Sai khẳng định: “Ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống” (John 8:12).

Như thế, nếu Thiên Chúa muốn cứu chuộc con người bằng Mạc Khải Thần Linh, bằng đường lối chiếu ánh sáng Lời Nhập Thể của Ngài trên con người tội lỗi, th́ vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” đây chính là t́nh trạng con người đang “ngồi trong tăm tối và trong bóng dáng sự chết” (Luke 1:79), một thứ “tối tăm” và “bóng dáng sự chết” cần phải được đánh tan và chỉ có thể bị xua tan bằng chính “ánh sáng chân thật” là Chúa Kitô mà thôi. Thực tế cho chúng ta thấy, bởi hậu quả nguyên tội, đă là người, chúng ta ai cũng thực sự cảm thấy ḿnh bị "ngồi trong tối tăm" về tri thức, và "ngồi trong bóng dáng sự chết" về ư chí yếu nhược và đam mê tội lỗi.

Tuy nhiên, “ánh sáng thế gian”, “ánh sáng chân thật” đây không phải chỉ có công dụng là xua tan “tối tăm” và “bóng dáng sự chết”, tức công dụng cứu chuộc về phương diện tiêu cực mà thôi, c̣n bao gồm cả chính công dụng thánh hóa nữa, tức công dụng làm cho con người, như Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành khẳng định: “được sự sống và là một sự sống viên măn” (John 10:10). V́ Chúa Kitô không phải chỉ là “Sự Sống Lại” (liên quan đến ư nghĩa cứu chuộc) mà c̣n là “Sự Sống” (liên quan đến ơn thánh hóa).

Thật ra, khi thực hiện công cuộc cứu chuộc (redemption), đúng hơn, khi thực hiện công cuộc cứu độ (salvation) đối với con người, Thiên Chúa đă, cùng một lúc, xua tan tối tăm nơi con người và ban sự sống cho con người rồi, bởi v́, “ánh sáng” Ngài chiếu soi trên con người và vào nơi “Ngươi đang ở đâu?” của họ chính là “ánh sáng sự sống” (John 8:12), hay ánh sáng ban sự sống, ánh sáng làm cho con người sống cũng thế. Đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định về thành phần tin vào Người là “đă vượt qua sự chết mà vào sự sống” (John 5:24), tức thành phần là “những ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa” (John 1:12).

Chính v́ dự án và công cuộc cứu độ con người ở chỗ ban cho con người được quyền làm con cái Thiên Chúa như thế mà vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” chính là vấn đề cho thấy con người đang sống cuộc đời hoang đàng xa cha, giống hệt như t́nh trạng của đứa con phung phá gia tài của cha đă không tiếc nuối thân phận làm con của ḿnh cho bằng nghĩ đến người cha dấu ái (xem Luke 15:12-24).

Phải, tất cả mọi thứ tội lỗi đều mang tính cách lầm lạc, đều là những ǵ không thật, không đúng, sai lầm, tối tăm. Do đó, muốn thoát khỏi t́nh trạng tối tăm, điều kiện tiên quyết đó là con người không được sợ ánh sáng, có thế, “ánh sáng sự sống” mới “giải phóng” họ (xem John 8:32), như trường hợp của người trưởng ban thu thuế lùn tên Giakêu, dù tội lỗi cũng vẫn mon men đến gần ánh sáng là Chúa Kitô, bằng cách trèo lên cây sung để nh́n thấy Người, nhất là đă không thẹn thùng đón tiếp Người về nhà ḿnh, và tỏ ḷng thống hối lỗi lầm, nhờ đó đă xứng đáng nghe lời Chúa Kitô tuyên bố: “Hôm nay ơn cứu độ đă đến với nhà này” (Luke 19:9).

T́m đường vượt thoát

Một trong những triệu chứng cho thấy rằng chúng ta đang lầm đường lạc hướng, đó là tâm trạng bất an của chúng ta, đó là thái độ bất măn của chúng ta, đó là cuộc đời bất hạnh của chúng ta, đó là cái ṿng luẩn quẩn của con người phàm tục liên quan đến tham vọng t́m kiếm tất cả những ǵ thuần tự nhiên và thế tục của họ, tức liên quan đến vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của họ.

Tại sao con người lại có những triệu chứng bất an, bất măn và bất hạnh liên quan đến vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của họ như thế, nếu không phải chúng là những ǵ cho thấy thực tại rất chân thật sau đây:

Con người được dựng nên cho Chúa và hướng về chân-thiện-mỹ, nên chỉ có một ḿnh Ngài mới là hạnh phúc chân thực và tuyệt đối cho họ mà thôi, một khi họ chưa gặp được Ngài hay c̣n t́m kiếm những ǵ không phải là Ngài hoặc ngoài Ngài, họ sẽ chỉ rước họa vào thân; thế nhưng, nếu họ biết lợi dụng cái họa tạm thời này như một dấu chỉ thời đại, như tiếng Thiên Chúa cảnh giác họ “Ngươi đang ở đâu?”, th́, như một cái điện thoại bỏ túi, (miễn là chưa hoàn toàn hỏng không xài được nữa), cho dù có off không mở, hay hết cục điện (pin), hoặc mở (on) song lại ở trong chỗ quá ồn ào, cuối cùng con người vẫn có thể nghe được tiếng Thiên Chúa nhắc nhở “Ngươi đang ở đâu?” để có thể đáp lại tiếng của Ngài. Bằng cách nào?

Ở chỗ ư thức được ḿnh là “Ngươi đang ở đâu?” Bằng không, cho dù có bản đồ trên xe và có dừng xe lại để coi bản đồ đi nữa, con người vẫn không thể nào t́m được hướng đi, trong khi thấy rơ được nơi ḿnh muốn đến trên bản đồ. Không phải chúng ta đă nhiều lần dừng cuộc đời quay cuồng bận rộn của ḿnh lại, bằng việc tham dự các cuộc tĩnh tâm, xưng tội v.v. hay sao? Không phải chúng ta cũng đă từng coi lại tấm bản đồ linh hướng, bằng cách đọc Lời Chúa, nghe huấn đức trong các cuộc tĩnh tâm, bàn hỏi chuyện tâm hồn v.v. hay sao?

Việc chúng ta biết dừng chân tĩnh tâm cũng như việc chúng ta chịu khó xem lại bản đồ linh hướng này là những ǵ chứng tỏ chúng ta cảm thấy ḿnh bị lạc đường và muốn t́m đường đến đích điểm của ḿnh. Thế nhưng, một con người bị lạc đường như chúng ta, cho dù có dừng xe lại để xem bản đồ và có thấy được nơi cần phải tới trên bản đồ đi nữa, chúng ta cũng sẽ không thể nào đến được nơi muốn đến, trái lại, chúng ta sẽ vẫn cứ tiếp tục cuôc hành tŕnh sai lạc rất nguy hiểm của ḿnh, nếu chúng ta không biết được vị thế “Ngươi đang ở đâu?” của chúng ta trên tấm bản đồ linh hướng ấy.


“NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?”: KIỂM ĐIỂM

Đó là lư do “Về Nguồn Nội Tâm” chính là việc chúng ta tự kiểm điểm xem vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của ḿnh. V́ vấn đề “Ngươi đang ở đâu?” trực tiếp và chính yếu liên quan đến mặt trái của cuộc đời con người, tức đến tội lỗi của con người, mà bởi thế, để làm sao cho con người, như người mù từ lúc mới sinh (xem John 9:1) có thể tiến “từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Peter 2:9), nghĩa là có thể như người phụ nữ tội lỗi trong thành kia được tha nhiều v́ yêu nhiều (xem Luke 7:37,47), chúng ta cần phải tiến sâu vào hang động của tội lỗi, để khám phá ra bộ mặt thực sự của tội lỗi, với những vấn đề rất thực tế sau đây: Tội lỗi là ǵ? Làm sao để biết được là ḿnh phạm tội? Làm sao để có thể chừa tội? Làm sao để có thể giữ ḿnh sạch tội?

Tội lỗi là ǵ?

Tội lỗi là tất cả những ǵ làm mất ḷng Thiên Chúa là Cha trên trời. Câu định nghĩa về tội này nói lên một mối liên hệ với Vị Thiên Chúa Hóa Công là Cha của chúng ta. Đó là lư do người con phung phá khi trở về đă thân thưa: “Con đă lỗi phạm đến trời và đến cha” (Luke 15:18). Câu định nghĩa này cũng cho thấy tội lỗi liên quan đến t́nh yêu, đến việc làm mất ḷng đối tượng ḿnh yêu, đến Đấng đă yêu thương ḿnh. Bởi thế, tội lỗi không chỉ giới hạn nơi những ǵ phạm đến lề luật Chúa về mặt tiêu cực, mà c̣n phạm đến những ǵ không xứng hợp với Thiên Chúa về phương diện tích cực nữa.

Trước hết, tội lỗi là những ǵ “phạm đến trời” đây là ǵ, nếu không phải là những ǵ phạm đến lương tâm con người (gian dối, ác ư, hận thù v.v.), đến lề luật tự nhiên (ngừa thai nhân tạo, đồng tính luyến ái, tạo sinh sao bản v.v.), đến luật công bằng xă hội (như giam dâm, trộm cướp, giết người v.v.).

Sau nữa, tội lỗi là những ǵ “phạm đến cha” đây là ǵ, nếu không phải là những ǵ phạm đến Danh Cha, Nước Cha và Ư Cha.

Phạm đến Danh Cha là phạm đến bản tính trọn lành xót thương của Cha (xem Mathêu 5:48; Luke 6:36), tức sống ngược lại với bản tính từ bi nhân ái của Cha, sống một cách vị kỷ chấp nhất, không quảng đại thứ tha, khiến cho thành phần chưa nhận biết Cha có một ấn tượng không tốt về Vị Thiên Chúa của Kitô Giáo, thậm chí tỏ ra chê trách Cha và khinh thường Cha.

Phạm đến Nước Cha là phạm đến công cuộc cứu độ của Cha được thực hiện nơi Chúa Kitô là Đấng đă thiết lập vương quốc của Cha trên thế gian bằng lời nói và việc làm của Người, nhất là bằng cuộc Vượt Qua của Người. Phạm đến công cuộc cứu độ của Cha tức là tỏ ra không biết ơn Cha, ở chỗ không thường xuyên lănh nhận các bí tích, không cộng tác làm việc truyền giáo bằng những đóng góp vật chất khi có thể, không sống đời chứng nhân cho Chúa Kitô, trái lại, c̣n tỏ ra chống đối hay cộng tác vào việc đả phá Giáo Hội, bất tuân phục Huấn Quyền của Hội Thánh (những vị chủ chăn trong Giáo Hội), không tuân giữ luật lệ của Giáo Hội (ăn chay kiêng thịt vào những ngày được ấn định như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, giữ ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Buộc, xưng tội một năm ít là một lần, Rước Lễ ít là trong Mùa Phục Sinh, không làm ăn vào các Ngày Chúa Nhật và các Ngày Lễ Buộc là các ngày đặc biệt giành cho Chúa) v.v.

Phạm đến Ư Cha là phạm đến dự án thánh hóa của Cha đối với bản thân ḿnh, một dự án được Cha tỏ ra cho linh hồn biết nhờ Thánh Thần của Ngài vào thời điểm của nó. Phạm đến dự án cứu độ của Cha là không tuân theo ơn soi động của Chúa Thánh Linh (chẳng hạn từ chối không theo ơn gọi sống trọn lành, như trường hợp của người thanh niên giầu có trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 19 câu 21-22), hoặc hăng say hoạt động (dù cho Chúa) thái quá đến độ bỏ bê nội tâm, lơ là cầu nguyện, hầu như quên mất cả cùng đích của hoạt động là chính Chúa (như trường hợp của Matta trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 10 câu 40-42), thậm chí tỏ ra những thái độ trái với phán đoán của Cha (như trường hợp Thánh Phêrô can ngăn Chúa Kitô chấp nhận tử giá trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 23), nhất là tỏ ra chán nản thất vọng khi thấy ḿnh tội lỗi bất lực, bất xứng (như trường hợp tông đồ Giuđa Íchca thắt cổ tử tự được Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 27 câu 3 thuật lại). Đấy là chưa kể đến trường hợp chúng ta vốn có thói quen đi lễ hằng ngày, hay đă từng hăng say hoạt động tông đồ, nhưng lại bị nằm liệt giường, không c̣n đi đâu hay làm ǵ được nữa, tỏ ra phiền trách Chúa bằng những lời than van với những người đến thăm chúng ta v.v.

Làm sao để biết được là ḿnh phạm tội?

Nếu tội lỗi là tất cả những ǵ làm mất ḷng Chúa là Cha trên trời th́ quả thực phạm tội là làm những ǵ phạm đến Thiên Chúa (trời) và đến Cha của ḿnh.

Những việc phạm đến trời và đến Cha đây, trước hết, không phải chỉ bao gồm những việc làm bằng tay chân cử chỉ của chúng ta, mà c̣n liên quan đến cả tư tưởng và lời nói của chúng ta nữa.

Những việc lỗi phạm trong tư tưởng của chúng ta đây là ở chỗ, chẳng hạn, chúng ta nghĩ bậy đoán xấu cho người khác, những ǵ Chúa Kitô đă cảnh giác chúng ta là “đừng đoán xét để khỏi bị xét đoán” (Mathêu 7:1); hoặc chẳng hạn chúng ta có ước muốn xấu, như thực sự muốn ăn trộm ăn cắp hay muốn phạm tội tà dâm với một người nào đó, như trường hợp Chúa Giêsu nói về trường hợp dịp tội nơi con mắt (xem Mathêu 5:28-29).

Những việc lỗi phạm trong lời nói của chúng ta là ở chỗ, chẳng hạn, chúng ta hay văng tục, chửi thề, nói hành người khác (nói không tốt về người khác dù họ có hay không có điều chúng ta nói), nói xấu người khác (nói những điều xấu của người khác ra, nhất là những điều không phải ai cũng biết), chửi bới lăng nhục người khác, bôi nhọ thanh danh người khác, vu oan cho người khác, nói dối lừa đảo người khác, xúi bẩy hay khiêu dụ người khác làm chuyện bậy bạ v.v.

Những điều phạm đến trời và đến Cha đây, ngoài ra, không phải chỉ là những việc chúng ta chủ động làm, “trong tư tưởng, lời nói và việc làm”, như Kinh Cáo Ḿnh đầu lễ liệt kê, mà c̣n bao gồm cả những việc đáng làm, cần làm hay phải làm mà chúng ta bỏ không chịu làm. Chẳng hạn như trường hợp thấy người nghèo khổ đáng thương nhưng chúng ta lấy lư này lư kia để từ chối không ra tay cứu giúp họ khi có thể; điển h́nh là trường hợp của người phú hộ với Lazarô trong một dụ ngôn của Chúa Giêsu được Phúc Âm Thánh Luca thuật lại ở đoạn 16 câu 19-31. Đó là “những điều thiếu sót” (what I have failed to do) mà chúng ta, ở phần thống hối đầu mỗi Thánh Lễ, cần phải thú nhận và ăn năn.

Nếu tội lỗi là tất cả những ǵ làm mất ḷng Thiên Chúa là Cha trên trời, th́ phạm tội là việc chúng ta cố t́nh làm những ǵ chúng ta thực sự biết được là Vị Thiên Chúa Tối Cao của chúng ta và là Cha trên trời của chúng ta không cho phép chúng ta làm (như được tóm trong 10 Điều Răn), hay không hợp với Ngài (Danh Cha, Nước Cha và Ư Cha).

Dĩ nhiên, những điều làm mất ḷng Thiên Chúa là Cha trên trời chúng ta không biết hay không cố t́nh làm th́ không có lỗi. Nhưng không phải v́ thế mà Thiên Chúa đă hoàn toàn hài ḷng với chúng ta, và chúng ta đă sống xứng đáng là con cái của một Vị Thiên Chúa Toàn Thiện như Ngài. Điển h́nh là trường hợp của tông đồ Phêrô đă bị Chúa Kitô thậm tệ quở trách: “Đồ Satan, hăy xéo đi cho khỏi mặt Ta” (Mathêu 16:23), cho dù vị trưởng tông đồ này có hoàn toàn v́ ư ngay lành và thương vị sư phụ của ḿnh thực sự, không hề có ư xấu, có ư chống lại ư muốn của Đấng sai Thày!

Đó là lư do, để thánh hóa con người, tức để làm cho con người được hoàn toàn hiệp thông với Ngài, Thiên Chúa vẫn thường dùng Thánh Giá để thanh tẩy con người, thanh tẩy nhất là những ǵ bất toàn mà con người không biết hay cứ tưởng rằng tốt lành thánh đức, khiến cho con người cảm thấy họ như đang trải qua những đêm tối tăm kinh hoàng về đức tin. Đúng thế, trước khi lập Bí Tích Thánh Thể, 12 vị tông đồ đă được chính Đấng các vị “gọi là Thày và là Chúa” (John 13:13) rửa chân cho,
(chân đây hay bàn chân chạm đất nơi than thể của con người đây biểu hiệu cho những ǵ chẳng những thấp hèn mà c̣n khuất kín nhất ít được con người lưu ư tới), để các vị có thể xứng đáng được “dự phần với Thày” (xem John 13:8).

Làm sao để có thể chừa tội?

Chúng ta không thể nào có thể chừa tội, nếu chúng ta không can đảm nhận biết tội lỗi của chúng ta và tỏ ra hết ḷng ăn năn thống hối. Đúng thế, một khi chúng ta không cho những ǵ chúng ta làm là tội, đúng như bản chất của nó, th́ chúng ta làm sao có thể sửa ḿnh được, có thể cải thiện đời sống được, trái lại, chúng ta vẫn tiếp tục phạm những điều mà chúng ta cho rằng không có tội hay không chấp nhận là có tội ấy.

Tâm trạng của một người phạm tội thường là xấu hổ và t́m cách che đậy tội của ḿnh. Điển h́nh là trường hợp hai nguyên tổ, sau khi sa ngă phạm tội đă đổ lỗi cho nhau và cho ma quỉ (xem Genesis 3:12-13). Tâm trạng này dầu sao cũng cho thấy con người muốn nên trọn lành và cho ḿnh là trọn lành. Chính v́ tâm trạng muốn nên trọn lành và cho ḿnh là trọn lành song lại làm điều bất xứng mà con người đă phải lẩn trốn Thiên Chúa, đến nỗi Ngài đă phải lên tiếng vừa chất vấn vừa nhắc nhở họ: “Ngươi đang ở đâu?”

Phải, điều kiện tiên quyết và tối khẩn đối với việc con người tỏ ra muốn chừa tội và muốn thực sự cải thiện đời sống đó là họ phải làm sao dám phơi ḿnh ra ánh sáng, dám tiến tới cùng “Thiên Chúa là ánh sáng” (1John 1:5). Như trường hợp của người đàn bà tội lỗi trong thành đă mạnh dạn mang dầu thơm đến xức chân Chúa sau khi đă lấy nước mắt rửa chân cho Người, lấy tóc mà lau và lấy miệng mà hôn chân của Người, ngay trước mắt của thành phần Pharisiêu vốn khinh khi bọn tội lỗi như chị (xem Luke 8:36-50). Hay ít là đừng sợ ánh sáng hay ghét ánh sáng (xem John 3:20), nhờ đó, khi được ánh sáng chiếu soi, liền chấp nhận ánh sáng, như trường hợp người trưởng ban thu thuế Giakêu (xem Luke 19:1-10).

Một trong những lư do con người tội lỗi sợ ánh sáng, sợ chân lư, không dám phơi ḿnh ra ánh sáng, tránh né ánh sáng bao nhiêu có thể, là v́ họ không muốn bỏ ḿnh và sợ bỏ ḿnh. Nếu chấp nhận những ǵ ḿnh làm là tội th́ tất nhiên không được làm nữa. Trong khi đó, theo bản tính hư đi theo nguyên tội, con người “lại yêu thích tối tăm hơn ánh sáng” (John 3:19), bởi v́, như Chúa Giêsu khẳng định với ông Nicôđêmô là một trong những phần tử thuộc Hội Đồng Do Thái đă t́m đến hội kiến với Người trong lúc đêm tối rằng: “công việc của họ là những ǵ gian ác” (John 3:19). Người nói thêm: “Ai làm việc gian ác th́ ghét ánh sáng; họ không muốn đến gần ánh sáng v́ sợ những việc làm của họ bị bại lộ” (John 3:20).

Để chừa tội và sửa ḿnh, việc chân nhận lỗi lầm của ḿnh đă là việc rất khó, th́ việc ăn năn thống hối lại càng khó hơn nữa. Ăn năn thống hối chẳng những là hành động chứng tỏ hiển nhiên nhất và sống động nhất con người thực sự nhận biết lỗi lầm của ḿnh, mà c̣n là hành động bao gồm một tiến tŕnh dốc ḷng chừa nữa, một tiến tŕnh để làm sao cho linh hồn có thể luôn giữ ḿnh sạch tội, ít là không tái phạm tội cần phải xưng thú và cải thiện nữa.

Thật thế, vấn đề tỏ ra ăn năn dốc ḷng chừa cách trọn là tác động quan trọng nhất trong việc xưng tội và chừa tội, một tác động mà nếu thiếu sẽ làm cho bí tích ḥa giải (giải tội) không thành. Tác động ăn năn dốc ḷng chừa quan trọng đến nỗi, dù chúng ta chưa kịp hay không có hoàn cảnh để xưng tội, nếu chết bất đắc kỳ tử, chúng ta vẫn có thể được rỗi.

Tuy nhiên, để tỏ ḷng thật sự và mạnh mẽ ăn năn dốc ḷng chừa, vào những lần xét ḿnh trước khi xưng tội, chúng ta cần phải t́m hiểu xem tại sao chúng ta đă phạm tội ấy, và phạm tội ấy vào những trường hợp nào, để chúng ta nhất quyết không tái phạm tội ấy nữa, bằng cách, chẳng hạn, xa lánh những dịp gây ra tội ấy, như không coi truyền h́nh vào giờ ấy, hay không nghe những loại nhạc ấy, hoặc không gần gũi với những con người ấy v.v.

Làm sao để có thể giữ ḿnh sạch tội?

Muốn giữ ḿnh sạch tội, bao gồm cả việc chừa những tội cũ và pḥng ngừa những tội mới, theo kinh nghiệm sống đạo và gương các thánh nhân cho thấy, cần phải thực hiện tiến tŕnh tứ diện sau đây: tránh lánh dịp tội, hăm ḿnh khổ chế, năng chịu bí tích, và cầu nguyện liên lỉ.

Tránh lánh dịp tội

Thật ra, tránh lánh dịp tội ở đây không phải là hành động trực tiếp liên quan đến hoàn cảnh hay môi trường sống cho bằng đến chính bản thân yếu đuối lại hướng hạ của chúng ta. Bởi v́, chính Chúa Giêsu đă khẳng định vấn đề này khi khuyên dạy các môn đệ rằng nếu mắt mũi chân tay là những ǵ thuộc về bản thân con người gây rắc rối hay dịp tội cho họ th́ hăy móc nó ra, chặt nó đi v.v. (xem Mathêu 5:29-30), chứ Người không nói nếu người nữ nên dịp tội cho các con th́ các con hăy giết đi, hay không nói nếu truyền h́nh gây dịp tội cho các con th́ các con hăy đập nó đi v.v. Theo Người, những ǵ gây dịp tội cho con người chúng ta, nhất là hành động của con người, (như việc ăn mặc khêu gợi nơi người này sinh ra nhục dục nơi người khác, hay như việc lành phúc đức của người này sinh ra ghen tương ác cảm nơi người khác v.v.), đều có thể được kể vào số gương mù (scandal) trên thế gian, những ǵ thế gian không thể nào không có hay tránh được (xem Mathêu 18:7).

Như thế, việc tránh lánh dịp tội ở đây có nghĩa là làm sao để chúng ta là con người mang đầy sẵn những mầm mống tội lỗi và luôn xu hướng về những điều xấu xa có thể chủ ḿnh được ḿnh, đặc biệt là trong vấn đề hăm dẹp ngũ quan, tức là làm sao để chúng ta có thể sống đời hăm ḿnh khổ chế. Ở đây chúng ta thấy, tất cả mọi sự được Chúa dựng nên là tốt lành (xem Genesis 1:31; 1Timothy 4:4), nhưng sở dĩ một số nào trong chúng trở thành xấu bởi tác dụng tiêu cực của nó nơi chúng ta là v́ tại tỳ vị yếu kém của chúng ta, nếu xét theo thể lư, hay tại tâm hồn yếu đuối của chúng ta, nếu xét theo luân lư. Đó là lư do, chỉ v́ lợi ích của ḿnh mà chúng ta cần phải kiêng lánh những ǵ không hợp với chúng ta.

Hăm ḿnh khổ chế

Hăm ḿnh khổ chế đây, trước hết, là việc kiêng cử những thứ không hợp với ḿnh, v́ tỳ vị của ḿnh hay bản thân của ḿnh bị kỵ ứng hay có phản ứng xấu. Chẳng hạn như trường hợp thân xác chúng ta bị những chứng bệnh như cao máu (high blood pressure) cần phải kiêng mặn, như tiểu đường (diabetes) cần phải kiêng ngọt, như cao mỡ (cholesterol) cần phải kiêng đồ biển v.v. Trên đường thiêng liêng hay đời sống đạo cũng thế, có những sự tự bản chất của nó là tốt mà chúng ta vẫn phải kiêng lánh, bởi chúng chẳng những không có lợi mà c̣n tác hại cho tâm hồn của chúng ta.

Chẳng hạn như việc coi những màn truyền h́nh đấm bốc (boxing) hay đô vật (wrestling), chúng ta dễ cảm thấy thích thú khi thấy người ta bị đánh đập, dù chỉ ở trên màn ảnh nhỏ chứ không phải có thật, là một thứ cảm t́nh lỗi đức bác ái, chúng ta không nên coi nữa, giống như trường hợp chúng ta bỏ không coi những màn truyền h́nh khêu gợi t́nh dục vậy.

Ngoài ra, hăm ḿnh khổ chế đây không phải chỉ là vấn đề kiêng lánh những ǵ có thể gây tai hại cho đời sống thiêng liêng của chúng ta, mà c̣n là việc chúng ta có thể tự động bỏ đi hay kiêng lánh những ǵ không cần thiết hay không hợp cho lắm đối với đời sống nhân đức trọn lành.

Chẳng hạn, không coi truyền h́nh trong Mùa Chay, kiêng thịt hay không uống rượu/bia hoặc hút thuốc vào các Ngày Thứ Sáu hằng tuần v.v. Ngoài ra, chúng ta có thể ngồi vào giữa hàng ghế trong nhà thờ, thay v́ thích ngồi ở ngoài b́a, vừa để nhường chỗ thuận lợi cho người khác đến sau vừa để làm chủ ḿnh; hay chúng ta đậu xe xa xa ở bất cứ băi đậu xe nào, thay v́ t́m cách đậu gần, để vừa nhường chỗ cho người khác vừa được dịp hăm ḿnh đi bộ; hoặc chúng ta lái xe với tốc độ trên 5 dặm (mile) một giờ ở những xa lộ cho lái với tốc độ tối đa (maximum speed) là 65, thay v́ lái 80 hay 90 một giờ, để vừa cầm hăm tính vội vàng và ham tốc độ, vừa đề pḥng tai nạn xẩy ra cho ḿnh cũng như cho người v.v.

Đời sống tu tŕ hiến thân theo Chúa là một thí dụ điển h́nh cho việc muốn nên trọn lành cần phải bỏ mọi sự con người được quyền hưởng theo tự nhiên, như t́nh yêu hôn nhân, quyền sở hữu chủ và ư muốn tự do. Tóm lại, để chứng tỏ chúng ta bắt đầu hay phần nào ḷng khao khát nhân đức trọn lành của ḿnh, chúng ta có thể không làm những ǵ chúng ta thích hay quen, hoặc làm những ǵ chúng ta không thích hay quen.

Nếu chúng ta có thói quen thực hiện những việc hăm ḿnh khổ chế tự động và tích cực này sẵn sàng, th́ chúng ta chẳng những có thể dễ dàng thắng vượt được các dịp tội mà c̣n, khi đau khổ trái bất ngờ xẩy đến, chúng ta cũng dễ chịu hơn.

Năng chịu bí tích

Tuy nhiên, thực tế phũ phàng về con người của chúng ta, như Chúa Giêsu xác đáng nhận định và thông cảm, đó là “tinh thần th́ linh hoạt nhưng bản chất lại yếu nhược” (Mathêu 26:41). Đúng thế, cho dù chúng ta có thực sự nhận biết tội lỗi của ḿnh, nhất là sau đó có hết ḷng ăn năn dốc ḷng chừa và t́m hết cách để chừa tội và sạch tội, chúng ta vẫn thấy ḿnh, như kinh nghiệm sống đạo vốn chứng thực, sa đi ngă lại cùng một tội được chúng ta xưng đi xưng lại nhiều lần. Thánh Phêrô vừa thề thốt sống chết với Thày đó đă trắng trợn chối bỏ Thày ḿnh một cách phũ phàng đúng như lời Thày đă nói trước với ngài (xem Luke 22:33-34; 54-62).

Để đền tội chối Thày 3 lần, Thánh Phêrô đă phải tuyên xưng t́nh yêu của ḿnh đối với Thày cũng 3 lần (xem John 21:15-17). Đó là lư do, qua cảm nghiệm này, Thánh Phêrô đă bày tỏ niềm xác tín của ḿnh như sau: “t́nh yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1Peter 4:8). Bởi thế, muốn chừa tội và giữ ḿnh sạch tội, Kitô hữu chúng ta cần phải tỏ ra yêu mến Chúa nhiều hơn. V́ càng yêu nhau, người ta càng sợ không dám làm mất ḷng nhau, dù là điều nhỏ mọn nhất. Chính t́nh yêu là động lực khiến cho chúng ta sống thanh sạch xứng đáng với người ḿnh yêu và hiệp thông với người ḿnh yêu. Về phương diện tu đức, việc yêu mến Chúa đây, trước hết và trên hết, được tỏ ra nơi việc gắn bó với Người bằng cách năng chịu các phép bí tích của Người, nhất là Bí Tích Ḥa Giải và Thánh Thể, những Bí Tích Thần Linh có hiệu năng tăng cường Quyền Lực Phục Sinh của Người (xem Mathêu 28:18) nơi chúng ta, để chúng ta càng ngày càng nên một với Chúa và trở thành chứng nhân sống động của Người.

Một tâm hồn có thói quen xưng tội thường xuyên hằng tuần, ít là hằng tháng (vào các ngày Thứ Sáu đầu tháng hay Thứ Bảy đầu tháng chẳng hạn), và t́m cách tham dự Thánh Lễ hằng ngày để được hiệp lễ, hay hễ bao giờ có dịp là dự lễ, hoặc ít ra một khi không tham dự được lễ hằng ngày, họ cũng hết sức chú trọng đến Lễ Chúa Nhật, bằng cách đến sớm để dọn ḿnh trước lễ và về muộn để tạ ơn sau lễ, th́ tâm hồn ấy, như thực tế cho thấy, có thể nói rằng, chẳng những ít phạm tội hơn mà c̣n hăng hái tham gia vào các hoạt động tông đồ nhiều hơn.

Liên lỉ nguyện cầu

Tuy nhiên, việc yêu mến Chúa không phải chỉ hệ tại việc gần gữi với Chúa Giêsu qua phụng vụ, ở chỗ năng chịu các bí tích, nhất là Bí Tích Ḥa Giải và Thánh Thể, mà c̣n ở tại việc liên lỉ cầu nguyện nữa. Tại sao? Thực tế cho thấy, không phải đă là linh mục dâng lễ hằng ngày mà mọi linh mục đều sống thánh thiện, không gây ra gương mù gương xấu cho giáo dân và xă hội. Có những giáo dân đi lễ và rước lễ hằng ngày, chẳng những thế c̣n đọc kinh gia đ́nh cả giờ đồng hồ mỗi ngày vào buổi tối, thế mà khi thấy đứa con gái của ḿnh chửa hoang liền xui phá đi, để giữ mặt mũi cho cha mẹ vốn có tiếng là đạo đức.

Đó là lư do chúng ta thấy vấn đề cử hành phụng vụ, một hành động được giao tiếp với Mầu Nhiệm Thánh, được giao tiếp với chính Chúa Kitô Bí Tích, và việc đọc kinh cầu nguyện của chúng ta, một tác động chúng ta tiếp tục tác động phụng vụ của Giáo Hội để tôn vinh chúc tụng tạ ơn và xin ơn Chúa, cần phải có chiều sâu là chính ḷng muốn của con người, bằng không, như Chúa Giêsu đă dùng lời tiên tri Isaia mà trách cứ chúng ta như Người đă thẳng thắn khiển trách thành phần Pharisiêu giả h́nh là “dân này thờ kính Ta bằng môi mép, c̣n ḷng chúng th́ xa Ta” (Mathêu 15:8; Isaia 29:13).

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là, làm sao chúng ta có ḷng để cầu nguyện, hay cầu nguyện rồi chúng ta mới có ḷng? Thật vậy, chính v́ ḷng của chúng ta xu hướng về điều xấu, về tội lỗi là những ǵ làm cho chúng ta xa Chúa, mà chúng ta khó ḷng cầu nguyện hay cầu nguyện một cách hết sức chia trí. Nhưng cũng chính v́ thế, v́ khó ḷng cầu nguyện, lại dễ sa ngă phạm tội, mà chúng ta cần có Chúa, cần có ơn Chúa, chúng ta mới có thể giữ ḿnh sạch tội và sống thánh, tức là chúng ta cần phải đến với Chúa bằng việc liên lỉ cầu nguyện.

Thật ra, chúng ta không thể liên lỉ cầu nguyện bằng việc ở trong nhà thờ cả ngày hay bằng việc lần chuỗi mân côi mấy chục tràng từ sáng tới tối. Nếu việc cầu nguyện liên lỉ đây chính là và thực sự là tác động Khao Khát Thần Linh của ḷng muốn chúng ta, th́ lúc nào chúng ta cũng có thể cầu nguyện được, và bất cứ sự ǵ xẩy ra trong cuộc đời chúng ta, nhất là Thánh Giá đau khổ, cũng có thể tác động để chúng ta hướng về Chúa và khao khát Chúa là nguyên ủy và là cùng đích của chúng ta. Thái độ cầu nguyện liên lỉ của chúng ta đó là làm sao để cho ḿnh luôn tỉnh thức, bằng ư hướng ngay lành trong mọi việc làm, cũng như bằng một tâm hồn đơn sơ dễ dậy luôn t́m ư Chúa và làm theo ư Ngài, th́ bất cứ lúc nào Ngài tỏ ḿnh ra cho chúng ta qua những dấu chỉ thời đại, chúng ta đều có thể “nguyện Danh Cha cả Sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

Một khi chúng ta đă ở trong trạng thái tỉnh thức và sẵn sàng chờ Thiên Chúa đến bất cứ lúc nào như thế th́ vị trí “Ngươi đang ở đâu?” của chúng ta là đang ở trước nhan Thiên Chúa rồi vậy.

 

 

“NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU?”: VỀ NGUỒN

 

Phần Thiên Chúa là Đấng luôn muốn tỏ ḿnh và thông ḿnh cho tạo vật của Ngài, nhất là cho những ai khao khát và sẵn sàng chờ đón Ngài bất cứ lúc nào như thế, một lúc nào đó, thường vào lúc con người không ngờ (xem Mathêu 24:44), chẳng hạn vào lúc con người đă cố gắng hết sức mà vẫn cảm thấy ḿnh sa ngă bất lực song vẫn luộn tin tưởng vào Chúa, hay vào chính lúc con người ngây ngô mù quáng lao đầu vào tội lỗi, Ngài sẽ đến thánh hóa họ, thường bằng Thánh Giá đau khổ để làm cho họ được siêu thoát khỏi mọi thứ dính bén trần gian, nhờ đó họ bỗng chốc được hiệp thông với Ngài, được hưởng một cuộc sống thần hiệp là bậc sống đức tin tu đức cao nhất trong Thiên Chúa, với tràn đầy cảm nghiệm thần linh, đúng như những ǵ Thánh Kư Gioan được thị kiến thấy và nghe thấy trong Sách Khải Huyền: "Này đây Ta đứng gơ cửa. Ai nghe thấy tiếng Ta kêu gọi mà mở cửa ra, Ta sẽ vào nhà của họ để dùng bữa với họ hầu họ được ở cùng Ta" (Revelation 3:20). Đến đây, vị thế "Ngươi đang ở đâu?" của con người đă tiến đến chỗ ở cùng Thiên Chúa.

 

Quả vậy, con người được ở cùng Thiên Chúa là con người đă tiến đến chỗ "nên bằng Thiên Chúa" hay "nên giống như Thiên Chúa", đúng như mộng ước ngay từ ban đầu của nguyên tổ (xem Genesis 3:5-6), một mộng ước chính đáng của thành phần tạo vật được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa (xem Genesis 1:26-27, 9:6). Sở dĩ ngay từ ban đầu con người chưa đạt được mộng ước chính đáng vô tội mà lại cần phải có này của ḿnh, một mộng ước cũng đă được chính Thiên Chúa công nhận và mong muốn qua miệng của Lời Nhập Thế: "Các con hăy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời" (Mathêu 5:48) như thế, là v́ con người tự động làm việc này. Thật thế, tội lỗi ban đầu của con người được gọi là nguyên tội là ở chỗ con người bất phục tùng mệnh lệnh của Thiên Chúa Hóa Công, v́ họ tin tưởng lời dụ mật của ma qủi hơn Thiên Chúa chân thật. Nhưng nguyên nhân sâu xa lại là bởi con người khao khát muốn nên bằng Thiên Chúa, muốn nên giống như Thiên Chúa. Bằng không họ đă không nghe ma qủi xúi dại, hay họ chỉ nghe ma qủi xúi bẩy khi hợp với mộng ước và ḷng khao khát thần linh của họ mà thôi.

 

Đến đây, chúng ta thấy được rằng, tội lỗi cũng là dấu hiệu cho thấy con người tỏ ra khao khát chân thiện mỹ, cho dù một cách sai trái và quá đáng (ở chỗ vượt quá quyền hạn được phép của ḿnh).

 

Đó là lư do, nếu cầu nguyện là kháo khát thần linh th́ ngay trọng khi con người sống trong tội lỗi, họ cũng đang nguyện cầu một cách nào đó tận đáy ḷng của họ, như trường hợp người phụ nữ Samaritanô là người đàn bà tội lỗi sống với 6 đời chồng mà vẫn khao khát thứ nước Chúa Giêsu muốn ban cho con người (xem John 4:15,18).

 

Đó cũng là lư do, nếu con người tội lỗi không sợ ánh sáng, như trưởng ban Giakêu lùn, hay như người đàn bà tội lỗi trong thành, những con người tội lỗi được đề cập đến trên đây, th́, cũng như người phụ nữ Samaritanô, một khi được Chúa là Đấng t́m kiếm những ǵ đă hư trầm (xem Luke 19:10) tỏ ḿnh ra cho, vào một lúc nào đó không ngờ trong cuộc đời họ, chắc chắn họ sẽ gặp được Người, sẽ đón Người vào nhà tâm hồn họ, đúng như Người đă khẳng định với tổng trấn Philatô: "ai t́m kiếm chân lư th́ nghe được tiếng Tôi" (John 18:37).

 

Như thế, vấn đề tối quan trọng cho phần rỗi đời đời của con người tội lỗi chúng ta đó là làm sao chúng ta, tận đáp ḷng, vẫn thật sự t́m kiếm chân lư, thật sự khao khát thần linh, để có thể nhận ra chân lư, cho dù ngay trong tội lỗi của ḿnh.

 

Tóm lại: vị trí "Ngươi đang ở đâu?" của con người tội lỗi chúng ta mà Thiên Chúa Hóa Công là Đấng muốn “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mathêu 6:9-10) cần thấy được nơi chúng ta đó là viêc chúng ta luôn sống trong chân lư bằng một thiện tâm khao khát thần linh vậy.

 


Thứ Bảy 20/11/2004

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL