Thông Điệp:

Giầu Ḷng Thương Xót

(Dives in Mesericordia)

 

của

ĐTC Gioan-Phaolô II

ban hành

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, 30-11-1980 

(Đminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL, dịch từ http://www.vatican.va/edocs/ENG0215/_INDEX.HTM một số đoạn tiêu biểu sau đây:

 

8- Thiên Chúa:

T́nh Yêu Mạnh Hơn Sự Chết và Tội Lỗi 

 

            Thập giá của Chúa Kitô trên đồi Canvê cũng là một bằng chứng nói lên sức mạnh của sự dữ tấn công chính Con Thiên Chúa, tấn công Đấng duy nhất trong tất cả con cái loài người, tự bản tính, tuyệt đối vô tội và không phạm tội, và là Đấng đến trong thế gian không bị ô nhiễm bởi việc bất tuân phục của Adong cũng như bởi di sản của nguyên tội. Thế mà, ở nơi đây, đúng hơn, ở nơi Người, nơi Chúa Kitô, công lư được đền thay cho tội lỗi bằng giá hy sinh của Người, bằng việc Người "vâng lời cho đến chết" (Phil. 2:8). Người là Đấng vô tội, "v́ chúng ta mà Thiên Chúa làm cho Người trở thành tội lỗi" (2Cor. 5:21). Công lư cũng được đền bù bằng sự chết là cái đă có liên hệ với tội lỗi ngay từ đầu của lịch sử loài người. Sự chết đền bù cho công lư được trả giá bằng cái chết của Đấng chẳng có tội lỗi ǵ, cũng là Đấng duy nhất, nhờ cái chết của ḿnh, đă có thể lấy cái chết đập chết cái chết (x.1Cor. 15:54-55). Như thế, thập giá của Chúa Kitô mà, Người Con, đồng bản thể với Cha, bị đóng đanh để đền lại cho trọn công lư Thiên Chúa, cũng là một mạc khải nền tảng về t́nh thương, hay nói khác đi, về t́nh yêu đối với cái tạo nên tận gốc rễ của sự dữ nơi lịch sử loài người, đó là tội lỗi và sự chết.

            Thập giá là việc Thiên Chúa tự hạ sâu thẳm nhất trước con người, và cũng là cái mà con người, đặc biệt trong những lúc khó khăn và đau đớn, cảm thấy như một số phận bất hạnh. Thập giá như là một tiếp xúc giữa t́nh yêu hằng hữu với những vết thương đau nhất nơi cuộc hiện hữu trần gian của con người' nó là việc hoàn tất trọn vẹn chường tŕnh thiên sai, mà có một lần, Chúa Kitô đă phác hoạ ra ở hội trường Nazarét (x.Lc. 4:18-21), và rồi Người đă lập lại cho các sứ giả được Gioan Tẩy Giả sai đến với Người (x. Lc. 7:20-23). Theo những ngôn từ có lần đă được viết trong lời tiên tri của Isaia (x.35:5'61:1-3), th́ chường tŕnh này bao hàm trong việc mạc khải t́nh yêu nhân hậu cho người nghèo khó, người đau khổ và những tù nhân, cho kẻ đui mù, kẻ bị áp bức và những tội nhân. Trong mầu nhiệm vượt qua, những giới hạn của sự dữ đa diện mà con người trở thành một kẻ thừa hưởng trong cuộc hiện hữu trần gian của ḿnh đều được vượt qua: thập giá của Chúa Kitô thực sự làm cho chúng ta hiểu được những cội rễ sâu xa nhất của sự dữ được gắn liền với tội lỗi và sự chết' như thế, thập giá trở nên một dấu hiệu  chung cuộc. Chỉ vào lúc hoàn tất việc chung cuộc này, cũng như vào lúc thế giới được thực sự canh tân, t́nh yêu mới thắng cuộc, nơi tất cả mọi kẻ được chọn, nơi tận những gốc rễ sâu xa nhất của sự dữ, mang lại hoa trái hoàn toàn chín mùi  của ḿnh, là một vương quốc sự sống, thánh thiện và trường sinh vinh hiển. Nền tảng của việc hoàn tất chung cuộc này đă đưộc chất chứa nơi thập giá của Chúa Kitô cũng như trong cái chết của Người. Sự việc Chúa Kitô "ngày thứ ba được phục sinh" (1Cor. 15:4) tạo nên dấu hiệu cuối cùng của sứ mệnh thiên sai, một dấu hiệu hoàn thành trọn vẹn mạc khải của t́nh yêu nhân hậu trên thế gian là nơi lụy thuộc sự dữ.  Đồng thời, nó cũng tạo nên một dấu hiệu báo trước "một trời mới và một đất mới" (KH 21:1), khi mà Thiên Chúa "sẽ lau khô hết nước mắt, sẽ không c̣n chết chóc, hay than van, kêu khóc, v́ những cái trước kia đă qua đi rồi" (KH 21:4). 

            Nơi việc hoàn tất chung cuộc này, t́nh thương sẽ được tỏ hiện như t́nh yêu, tuy nhiên, c̣n trong giai đoạn tạm thời này, giai đoạn lịch sử nhân loại, cũng là lịch sử của tội lỗi và sự chết, th́ t́nh yêu, trước hết, phải được tỏ hiện ra như là t́nh thương và cũng phải được hiện thực như là t́nh thương. Chương tŕnh thiên sai của Chúa Kitô, chương tŕnh của t́nh thương, trở thành chương tŕnh của dân Người, chương tŕnh của Giáo Hội. Cây thập giá luôn luôn ở ngay tâm điểm của nó, v́ nơi thập giá mà mạc khỉi của t́nh yêu nhân hậu đạt được tột đỉnh của ḿnh. Cho đến khi "những sự trước kia qua đi" (KH 21:4), thập giá sẽ c̣n là điểm liên hệ với những lời khác nữa của Khải Huyền thánh Gioan: "Này đây, Ta đứng ở cửa mà gơ' hễ ai nghe thấy tiếng Ta mà mở cửa ra, Ta sẽ vào mà ăn uống với họ và họ ăn uống với Ta" (KH 3:20). Bằng một cách thức đặc biệt, Thiên Chúa cũng mạc khải t́nh thương của Ngài ra khi Ngái kêu mời con người hăy 'thương lấy' Con duy nhất của Ngái, Đấng bị đóng đanh.

            Chúa Kitô, đúng hơn, Đấng bị đóng đanh, là Lời không qua đi (x.Mt. 24:35), và Người cũng là Đấng đứng ở cửa mà gơ vào cơi ḷng của mọi người (x.KH 3:20), song không ép uổng tự do của họ, trái lại, t́m cách lôi kéo t́nh yêu từ chính cái tự do này, một t́nh yêu không phải chỉ là một tác động liên kết với Con Người đau khổ, mà c̣n là một loại 't́nh thương' được tỏ ra bởi mỗi một người trong chúng ta đối với Người Con của Chúa Cha hằng hữu. Trong cả chương tŕnh thiên sai này của Chúa Kitô, cả mạc khải của t́nh thương bằng thập giá, phẩm giá của con người c̣n có thể nào được tôn trọng và cao trọng cao hơn nữa, v́, trong việc nhận lấy t́nh thương, theo một nghiă nào đó, Người cũng đồng thời là Đấng 'tỏ lộ t́nh thương'?

            Tóm lại, không phải hay sao, đó là vị thế của Chúa Kitô liên quan đến con người, khi Người nói: "Khi các ngươi làm điều ấy cho một trong những anh em nhỏ mọn nhất này... là các ngươi làm điều ấy cho chính Ta" (Mt. 25:40)?  Cũng không phải hay sao, theo một nghĩa nào đó, nơi những lời của Bài Giảng Trên Núi: "Phúc cho kẻ có ḷng xót thương, v́ họ sẽ được thương xót" (Mt. 5:7), mà một tổng lược của toàn thể Tin Mừng, của toàn thể cuộc 'trao đổi diệu kỳ' (admirabile commercium) được chất chứa? Cuộc trao đổi này là một lề luật của chính dự án cứu độ, một lề luật đơn giản, mạnh mẽ, đồng thời cũng 'dễ dàng' nữa. Không phải hay sao, những lời của Bài Giảng Trên Núi này, ngay từ đầu nói lên cái mà 'con tim nhân loại' có thể ("được xót thương"), cũng mạc khải cho thấy, trong cùng một khung cảnh, mầu nhiệm sâu thăm nơi Thiên Chúa: đó là mối hiệp nhất khôn thấu của Cha, Con và Thánh Linh, trong đó, t́nh yêu, bao gồm công lư, tác động t́nh thương, để rồi, ngược lại, t́nh thương tỏ hiện sự thiện toàn của công lư?

            Mầu Nhiệm Vượt Qua đó là Chúa Kitô ở tột đỉnh của mạc khải mầu nhiệm khôn thấu nơi Thiên Chúa. Bởi thế, thật là chính xác cho những lời được công bố tại Lầu Thất Tiệc Ly sau đây được hoàn toàn thực hiện: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Gn. 14:9). Thật thế, Chúa Kitô, Đấng mà Cha đă v́ loài người "không dung tha cho" (Rm. 8:32), và cũng là Đấng, bằng cuộc khổ nạn của ḿnh và bằng cực h́nh thập giá, không chiếm lấy ḷng thương của con người, đă mạc khải trọn vẹn, trong cuộc phục sinh của ḿnh, t́nh yêu mà Chúa Cha dành cho Người và, trong Người, cho tất cả mọi người. "Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống" ( (Mc. 12:27). Trong cuộc phục sinh của ḿnh, Chúa Kitô đă mạc khải cho thấy một vị Thiên Chúa của t́nh yêu nhân hậu, chính bởi v́ Người đă chấp nhận thập giá như đường lối để phục sinh. Và chính v́ lư do này mà, khi chúng ta tưởng nhớ đến thạp giá của Chúa Kitô, đến cuộc khổ nạn và tử nạn của Người, đức tin và đức cậy của chúng ta đặt trọng tâm vào Đấng Phục Sinh: tức là vào Chúa Kitô là Đấng "vào buổi tối hôm đó là ngày thứ nhất trong tuần,... đứng giữa họ" ở Lầu Thất Tiệc Ly, "nơi các môn đệ ở,... thở hơi trên họ mà nói với họ: 'Hăy nhận lấy Thánh Linh. Nếu các con tha tội cho ai th́ họ được tha' nếu các con cầm tội ai th́ họ bị cầm tội'" (Gn. 20:19-23).

            Đây Người Con Thiên Chúa, Đấng nghiệm thấy một cách sâu xa, trong cuộc phục sinh của ḿnh, t́nh thương được tỏ ra cho chinh Người, tức là t́nh yêu của Chúa Cha mạnh hơn cả sự chết. Và cũng Chúa Kitô đó, là Con Thiên Chúa, Đấng vào cuối sứ vụ thiên sai của ḿnh, cũng như, theo một nghĩa nào đó, ngay cả sau đó nữa, mạc khải chính ḿnh ra như một mạch nguồn t́nh thương vô tận của cùng một t́nh yêu mà, trong một bối cảnh sau đó của lịch sử cứu độ trong Giáo Hội, được vĩnh viễn xác nhận mạnh mẽ hơn cả tội lỗi. (Phụ chú của người trích dịch: Ở đây, phải chăng Đức Thánh Cha có ư nối đến cả những mạc khải tư của Chúa Giêsu, như Những Lời Thỏ Thẻ trong bộ "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" này, nhất là những lời mạc khải tư của Chúa Giêsu về t́nh thương của Người cho nữ tu Ba-Lan Maria Faustina mà ngài, khi c̣n là hồng y tổng giám mục ở Cracow, đă chính thức thực hiện tiến tŕnh phong chân phước cho chị ngày 20-9-1967 và khi làm giáo hoàng đă phong á thánh cho chị ngày 18-4-1993). Chúa Kitô vượt qua quả thực là một nhập thể của t́nh thương' là dấu chứng sống động của t́nh thương: trong lịch sử cứu chuộc cũng như trong lúc chung cuộc. Trong tinh thần đó, phụng vụ của tin mừng Phục Sinh đặt vào môi miệng chúng ta những lời Thánh Vịnh 89 (88):2 là "Muôn đời tôi sẽ ca ngợi t́nh thương Chúa" (Misericordias Domini in aeternum cantabo). 

 

11- Thế Giới:

Lo Ngại trong Căng Thẳng và Đe Doạ

 

            Cảm giác bị đe dọa đang gia tăng trong thế giới của chúng ta. Sự gia tăng về cái sợ của sự hiện hữu này có đặc biệt gắn liền với tâm tưởng tương khắc liên quan đến những chồng chất của vũ khí nguyên tử ngày nay có thể đưa đến việc tự hủy một phần nhân loại. Thế nhưng, sự đe dọa không chỉ liên quan đến cái mà nhân loại có thể gây cho nhau bằng những phương tiện do kỹ thuật quân sự cung cấp' nó c̣n liên quan đến nhiều nguy hại khác gây ra bởi một xă hội duy vật chủ trương vật trọng hơn người. Bởi thế, người đương thời sợ rằng việc sử dụng những phương tiện do thứ xă hội này sáng chế, cá nhân cũng như môi sinh, cộng đoàn, xă hội và dân tộc có thể sẽ trở thành nạn nhân cho sự lạm dụng quyền lực của nhau. Lịch sử của thế kỷ chúng ta đă có những điển h́nh về điều này. Bất chấp tất cả mọi tuyên ngôn về những quyền lợi của con người theo chiều kích toàn diện của họ, tức là theo chiều kích con người hiện hữu về thể lư cũng như tâm linh, chúng ta không thể nói rằng những điển h́nh này chỉ thuộc về quá khứ mà thôi.

            Con người có lư khi sợ trở thành nạn nhân cho sự đàn áp làm mất đi tự do nội tại của họ, mất đi cơ hội diễn đạt chân lư mà họ xác tín, mất đi đức tin mà họ tuyên xưng, mất đi khả năng theo tiếng lương tâm chỉ dẫn đường ngay nẻo chính. Những phương tiện kỹ thuật trong tầm tay của xă hội tân tiến chất chứa trong chúng, chẳng những t́nh trạng tự diệt bằng những đụng chạm về quân sự, mà c̣n cả t́nh trạng chế ngự 'lặng lẽ' của những cá nhân, của những môi sinh, của  toàn thể những tổ chức cũng như những quốc gia, để rồi, v́ lư do này hay lư do nọ, có thể chứng tỏ cho thấy mối bất lợi đối với những kẻ chiếm hữu được những phương tiện cần thiết và không lo ngại ǵ cả trong việc sẵn sàng sử dụng chúng. Chẳng hạn như việc tra tấn vẫn c̣n tiếp tục hiện hữu, được chính quyền sử dụng một cách có phương pháp, như phương tiện thống trị và áp bức chính trị, được thi hành bởi những thuộc cấp mà không có lỗi ǵ cả. Do đó, cùng với nhận thức về sự đe dọa thể chất, c̣n có một nhận thức về một mối đe dọa khác, c̣n hủy hoại hơn nữa cái con người thực sự là, cái ràng buộc thâm sâu với nhân phẩm con người cũng như với quyền lợi của họ về chân lư và tự do.

            Tất cả những điều này đang xẩy ra trong một bối cảnh đáng thương tiếc kinh khủng gây ra bởi sự kiện là, trong khi có những thành phần và xă hội no đầy giầu có sát cánh bên nhau sống trong dư thừa theo hưởng thụ và hoan lạc, th́ cũng trong cùng một gia đ́nh nhân loại lại có những cá nhân hay hội nhóm đang chịu đựng đói khổ. Có những thơ nhi chết đói dưới con mắt của mẹ ḿnh. Nơi một số phần đất khác nhau trên thế giới, nơi một số cô cấu kinh tế xă hội khác nhau, có những vùng nghèo đói toàn diện, thiếu thốn và chậm tiến. Sự kiện này ai cũng đă biết. T́nh trạng bất đồng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc không những c̣n tồn tại, mà c̣n đang tăng lên nữa. Nó vẫn c̣n xẩy ra, song song với nhau những người giấu có, sống trong dư dật, có những người sống trong thiếu thốn, chịu cảnh khốn cùng và thường bị chết  đói thật sư' mà con số của họ lên đến cả mười, hay ngay cả hằng trăm triệu. Đó là lư do tại sao những lo ngại về luân lư lại càng trở nên dữ dội hơn. Rơ ràng là sự bại hoại căn gốc hay đúng hơn là một loạt bại hoại, thực sự là một guồng máy bại hoại đang nằm ở gốc rễ của nền kinh tế đương thời cũng như nền văn hóa duy vật không để cho gia đ́nh nhân loại thoát khỏi những t́nh trạng bất công sâu xa ấy.

            H́nh ảnh về thế giới ngày nay này chất chứa quá nhiều sự dữ về cả thể lư lẫn luân lư, đến nỗi, làm cho nó trở thành một thế giới bị giằng co bởi những tương khắc và căng thẳng, đầy đe dọa cho tự do của con người, cho lương tri và tôn giáo - h́nh ảnh này nói lên nỗi lo ngại mà con người hiện nay cảm nghiệm. Nỗi lo ngại này được cảm nghiệm, chẳng những bởi những người bị bất lợi hay bị áp bức, mà c̣n bởi cả những kẻ gặp may mắn giầu sang, tiến phát và quyền lực. Để rồi, mặc dầu không thiếu ǵ người cố gắng t́m hiểu những nguyên do gây ra những mối lo ngại này, hay cố gằng t́m cách chống lại nó, th́, tận đáy tâm linh con người, nỗi lo ngại này vẫn c̣n mạnh hơn tất cả những phương tiện hiện tại nữa. Nỗi lo ngại này liên hệ đến - đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II nhận định - những khó khăn sâu xa về tất cả sự hiện hữu của con người. Nó dính liền với chính cảm quan hiện hữu của con người trong thế giới, và là một mối lo ngại cho tương lai của con người cùng toàn thể nhân loại' nó đ̣i phải có những giải quyết dứt khoát dường như hiện nay đối với nhân loại không thể chần chờ được nữa.

 

13-15. Giáo Hội:

Tuyên Xưng và Loan Truyền T́nh Thương

 

            13.       Giáo Hội sống một sự sống đích thực khi Giáo Hội tuyên xưng và công bố t́nh thương, một phẩm tính diệu huyền nhất của Đấng Tạo Hoá và của Đấng Cứu Chuộc, và khi Giáo Hội mang người ta đến gần với những nguồn mạch t́nh thương của Đấng Cứu Thế, nguồn mạch mà Giáo Hội là người được kư thác và là chỗ chất chứa. Về phương diện này, quan trọng nhất là việc liên tục suy niệm Lời Thiên Chúa, và trên tất cả, là việc tham dự một cách ư thức và sâu xa vào Thánh Thể cũng như vào bí tích Thống Hối hay Hoà Giải. Thánh Thể mang chúng ta đến gần hơn bao giờ hết t́nh yêu mạnh hơn sự chết: "V́ hễ mỗi lần chúng ta ăn bánh này và uống chén này", chúng ta tuyên xưng chẳng những sự chết của Đấng Cứu Chuộc mà c̣n cả việc Người Sống Lại nữa, "cho tới khi Người đến" trong vinh quang (x. 1Cor. 11:26). Được cử hành để nhớ đến Người là Đấng, theo sứ vụ thiên sai của Người, đă tỏ Chúa Cha cho chúng ta, bằng những lời của Người và bằng thập giá của Người, nghi thức Thánh Thể đó cũng biểu chứng một t́nh yêu vô tận, t́nh yêu làm cho Người v́ thế mới luôn luôn ước mong nên một với chúng ta và hiện diện giữa chúng ta, khi đến gặp gỡ mỗi một cơi ḷng con người. Chính bí tích Thống Hối hay Hoà Giải sửa soạn đường nẻo cho mỗi một người, kể cả những ai tŕ trệ với những lầm lỗi nặng nề. Nơi bí tích này, mỗi người có thể cảm nghiệm thấy t́nh thương một cách chuyên biệt, tức là, một t́nh yêu c̣n mạnh hơn tội lỗi. Điều này đă được đề cập đến ở thông điệp Đấng Cứu Chuộc Con Người (Redemptor Hominis)' tuy nhiên, ở đây cũng thích hợp để trở lại đề tài trọng yếu này một lần nữa.

                        Thật vậy, v́ tội lỗi hiện diện trong thế gian mà "Thiên Chúa đă yêu thương... đến ban Con Một của Ngài" (Gn. 3:16), để Thiên Chúa, Đấng "là t́nh yêu" (1Gn. 4:8), không  c̣n cách nào mạc khải chính ḿnh ra hơn là bằng t́nh thương. Điều này tương hợp chẳng những với sự thật sâu thẳm nhất về t́nh yêu mà Thiên Chúa là, mà c̣n với cả sự thật nội tại về con người cũng như về thế giới là đất tạm dung của con người.

                        Như một sự trọn lành của Thiên Chúa vô cùng, t́nh thương cũng vô cùng nơi chính ḿnh. Bởi thế, việc Người Cha sẵn ḷng tiếp nhận những đứa con hoang đàng của ḿnh trở về nhà với Ngài cũng vô cùng và vô tận. Việc sẵn ḷng tha thứ và quyền năng tha thứ, liên tục chảy ra từ giá trị diệu vợi nơi  hy tế của Người Con th́ vô cùng. Không có một tội lỗi nào của con người có thể vượt quá quyền năng này, kể cả việc có thể giới hạn nó lại cả. Về phần của con người, quyền năng này chỉ có thẻ bị giới hạn khi họ thiếu thiện chí, thiếu sẵn ḷng ăn năn hối cải, tức là nhất định cứng ḷng, chống lại ân sủng và chân lư, nhất là khi đối diện với chứng từ thập giá và phục sinh của Chúa Kitô.

                        Bởi thế, Giáo Hội tuyên xưng và công bố việc hối cải. Việc hối cải trở về với Thiên Chúa luôn luôn bao gồm việc nhận thức được t́nh thương của Ngài, đó là, khám phá ra rằng t́nh yêu th́ nhẫn nại và nhân hậu (x.1Cor. 13:4) mà chỉ có Đấng là Hoá Công cũng là Thân Phụ mới có' t́nh yêu mà Đấng là "Thiên Chúa và Thân Phụ của Đức Giêsu Kitô" (2Cor. 1:3) trung thành cho đến những thành quả tối hậu nơi lịch sử giao ước của Ngài với loài người: kể cả thập giá, tử nạn và phục sinh của Người Con. Hối cải trở về với Thiên Chúa luôn luôn là hoa trái của việc tái nhận thức lại Người Cha này, Đấng giầu t́nh thương.

                        Kiến thức đích thực về một vị Thiên Chúa của t́nh thương, một vị Thiên Chúa của t́nh yêu êm ái dịu dàng, là một mạch nguồn liên lỉ vô tận cho việc hối cải, một việc hối cải chẳng những là tác động nội tâm nhất thời mà c̣n là một thái độ thường xuyên, một trạng thái của tâm trí nữa. Những ai nhận biết Thiên Chúa như vậy, những ai 'thấy' Ngài như thế, chỉ có thể sống trong một trạng thái liên tục hối cải trở về với Ngài. Bởi vậy, họ sống trong trạng thái hối cải (in status conversionis)' và chính trạng thái hối cải này nói lên yếu tố sâu xa nhất về cuộc lữ hành của mọi người nam nữ sống trên trên trần gian (in statu viatoris). Hiển nhiên là Giáo Hội tuyên xưng t́nh thương của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Kitô tử giá và phục sinh, chẳng những bằng lời nói qua việc rao giảng của Giáo Hội, mà c̣n, trên hết, bởi nhịp sống sâu xa nhất của toàn thể Dân Thiên Chúa. Nhờ chừng từ của cuộc sống này, Giáo Hội hoàn tất sứ vụ xứng hợp với Dân Thiên Chúa, một sứ vụ tham dự vào theo ư nghiă là tiếp nối sứ vụ thiên sai của chính Chúa Kitô.

                        Giáo Hội hiện đại ư thức tường tận rằng, chỉ lấy t́nh thương của Thiên Chúa làm nền tảng Giáo Hội mới có thể thực hiện những công việc được khởi xướng từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhất là công việc đại kết nhằm hiệp nhất tất cả mọi người cùng tuyên nhận một Chúa Kitô. Khi thực hiện nhiều cố gắng theo chiều hướng này, Giáo Hội khiêm tốn tuyên xưng là, chỉ có t́nh yêu mạnh hơn yếu đuối của những chia rẽ loài người mới có thể dứt khoát mang lại sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đă xin với Chúa Cha, cũng là sự hiệp nhất mà Thần Linh không ngừng van xin cho chúng ta "bằng những lời than khôn tả" (Rm. 8:26).

 

            14.       Chúa Giêsu Kitô dạy rằng, con người không những nhận lănh và cảm nghiệm t́nh thương của Thiên Chúa, mà c̣n được kêu gọi để "thực thi t́nh thương" cho nhau nữa: "Phúc cho ai thương xót, v́ họ sẽ được xót thương" (Mt. 5:7). Giáo Hội thấy nơi những lời này một tiếng gọi tác hành, và Giáo Hội cố gắng thực thi t́nh thương. Tất cả những Phúc Đức của Bài Giảng Trên Núi đều nói lên đường lối hối cải và canh tân đời sống, tuy nhiên, theo chiều hướng này, nổi bật nhất là điều chỉ về những ai có ḷng thương xót. Con người đạt được t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa là t́nh thương của Ngài, cho đến độ chính họ được biến đổi sâu xa trong tinh thần của t́nh yêu đó đối với tha nhân.

                        Tiến tŕnh phúc âm chân chính này không phải chỉ là một biến đổi của tinh thần được nhận thức một lần là xong: nó là cả một lối sống, một tính chất chính yếu liên tục của ơn gọi Kitô hữu. Nó bao gồm việc nhận thức liên lỉ và thực hành kiên tŕ một t́nh yêu như là một quyền năng vừa hiệp nhất vừa thăng tiến, bất chấp mọi khó khăn tự nhiên về tâm lư hay về xă hội: đó là vấn đề thực sự của t́nh yêu nhân hậu mà, theo yếu tính của nó, lại là một t́nh yêu sáng tạo. Trong những liên hệ hỗ tương giữa những con người với nhau th́ t́nh yêu nhân hậu không bao giờ là một tác động hay tiến t́nh một chiều cả. Ngay cả trong những trường hợp mà mọi sự có vẻ như là chỉ có một bên ban phát và hiến tặng, c̣n bên kia chỉ lănh nhận và thụ hưởng, (như trường hợp của một thầy thuốc trị bệnh, một thày giáo dạy học, các cha mẹ nâng đỡ và dưỡng nuôi con cái của ḿnh, một người làm ơn cho kẻ thiếu thốn), th́ thực ra, kẻ cho đi bao giờ cũng là người có lợi. Trong trường hợp nào đi nữa, họ cũng có thể dễ dàng thấy ḿnh ở trong vị thế của một người lănh nhận, một người được lợi, một người cảm nghiệm thấy t́nh yêu nhân hậu' họ cũng có thể thấy ḿnh là đối tượng của t́nh thương.

                        Theo ư nghĩa này, đối với chúng ta, Chúa Kitô tử giá là một mẫu gương, một gợi hứng và một phấn khích tuyệt vời nhất. Khi chúng ta đặt ḿnh trên mẫu gương không phải là dễ dàng này, với tất cả bản tính của con người, chúng ta có thể tỏ t́nh thương ra cho kẻ khác, khi biết rằng Chúa Kitô chấp nhận t́nh thương của chúng ta như thể nó tỏ ra cho chính Người (x.Mt. 25:34-40). Căn cứ vào mẫu gương này, chúng ta cũng phải tiếp tục thanh tẩy tất cả mọi hành động của chúng ta cũng như mọi ư hướng của chúng ta, là những ǵ làm cho t́nh thương, khi làm lành cho những người khác, bị coi như và được thực thi có một chiều. Một tác động t́nh yêu nhân hậu chỉ thực sự là như thế, khi chúng ta sâu xa xác tín rằng, vào lúc mà chúng ta thực hiện tác động này th́ đồng thời chúng ta cũng được nhận lănh t́nh thương từ con người đang chấp nhận tác động đó của chúng ta. Nếu tính chất lưỡng diện và hỗ tương này mà bị thiếu vắng th́ những hành động của chúng ta chưa thật sự là những hành động xót thương, hay trong chúng ta cũng chưa hoàn toàn có một ḷng hối cải tron vẹn, theo như Chúa Kitô, bằng lời nói cũng như gương lành của Người, kể cả thập giá, đă tỏ ra cho chúng ta, hoặc là chúng ta chưa được hoàn toàn thông dự với mạch nguồn vĩ đại của t́nh yêu nhân hậu mà Người đă mạc khải cho chúng ta.

                        Bởi thế, đường lối mà Chúa Kitô tỏ ra cho chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi với phúc đức liên quan đến những ai có ḷng xót thương th́ phong phú hơn đường lối mà đôi khi chúng ta thấy ở nơi những chủ trương của phàm nhân về t́nh thương. Những chủ trương này coi t́nh thương như là một hành động hay tiến tŕnh một chiều, khi quan niệm và giữ một khoảng cách giữa người thực thi t́nh thương và người hưởng lợi t́nh thương. Đó là nỗ lực để giải toả những liên hệ nhân đới và xă hội khỏi t́nh thương mà đặt chúng lên trên căn bản duy công lư mà thôi. Tuy nhiên, những chủ trương như thế về t́nh thương không thấy được mối liên kết sâu xa giữa t́nh thương và công lư, được cả truyền thống thánh kinh nói đến, nhất là qua sứ vụ thiên sai của Chúa Giêsu Kitô. Nói vậy có nghĩa là, t́nh thương chân chính là nguồn mạch sâu thẳm nhất của công lư. Nếu tự ḿnh, công lư xứng hợp với 'việc điều đ́nh' cho người ta, liên quan đến vấn đề phân phối hỗ tương những phúc lợi khách quan theo một phương thức công b́nh, th́ t́nh yêu, và chỉ có t́nh yêu, (gồm cả thứ t́nh yêu nhân ái mà chúng ta gọi là 't́nh thương'), mới xứng hợp để lôi kéo con người về với chính Người.

                        T́nh thương đích thực Kitô giáo, theo một nghiă nào đó, cũng là một cuộc nhập thể trọn hảo nhất của 'sự b́nh đẳng' giữa con người ta, và v́ thế, c̣n là một cuộc nhập thể của công lư nữa, bởi v́, công lư trong lănh vực của ḿnh cũng nhắm đến cùng một kết quả. Tuy nhiên, sự b́nh đẳng do công lư mang lại bị giới hạn vào lănh vực những phúc lợi khách quan và bề ngoài mà thôi, trong khi t́nh yêu và ḷng thương xót mang lại một sự b́nh đẳng làm cho người ta gặp nhau trong giá trị là chính con người, với một phẩm giá xứng hợp với con người. Ngoài ra, 'sự b́nh đẳng' giữa người ta với nhau trong t́nh yêu "nhẫn nại và từ ái" (1Cor. 13:4) không làm mất đi những khác biệt: người ban phát trở nên càng quảng đại hơn, khi họ cảm thấy cùng một lúc được lợi lộc bởi người chấp nhận tặng ân của họ' ngược lại, người chấp nhận tặng ân biết rằng, khi chấp nhận tặng ân, họ cũng theo cung cách riêng của ḿnh đang làm lành trong việc phục vụ cho mục đích cao cả của phẩm giá con người' thế là sự b́nh đẳng này đóng góp vào việc hiệp nhất người ta lại với nhau bằng một phương thức vững chắc hơn.

                        Như thế, t́nh thương trở nên một yếu tố không thể châm chước cho việc làm sắc bén hơn những mối liên hệ hỗ tương giữa người ta vớí nhau, trong một tinh thần hết sức tôn trọng đối với cái ǵ là nhân bản, cũng như trong một tinh thần huynh đệ tương giao. Không thể nào thiết lập mối giây liên kết người ta lại với nhau này, nếu họ muốn qui định những liên hệ hỗ tương giữa họ chỉ theo tầm mức của công lư mà thôi. Như thế có nghĩa là, trong mọi lănh vực của những liên hệ nhân đới, công lư phải được 'hoàn chỉnh' đến một mức độ đáng kể bởi một thứ t́nh yêu mà thánh Phaolô công bố "là nhẫn nại và từ ái", hay nói cách khác, phải chiếm được những đặc tính của một t́nh yêu nhân hậu mang y hệt yếu tính của Phúc Âm và Kitô Giáo. Hơn nữa, chúng ta hăy nhớ rằng, t́nh yêu nhân hậu cũng có nghĩa là nỗi dịu dàng và  cảm thông thân ái đă được đề cập đến một cách hết sức sống động trong dụ ngôn người con hoang đàng (x.Lc. 15:11-32), cũng như trong dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc cắc bị mất (x.Lc. 15:1-10)...

                        Xă hội có thể trở nên 'càng nhân bản hơn bao giờ hết', chỉ khi nào chúng ta đem đến cho tất cả mọi liên hệ hỗ tương tạo nên lănh vực luân lư của nó, một thời khắc của sự thứ tha, đúng như là yếu tính của Phúc Âm. Thứ tha thể hiện trên thế gian này sự hiện diện của một t́nh yêu mạnh hơn tội lỗi. Thứ tha cũng là điều kiện căn bản cho việc hoà giải, chẳng những trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa với con người, mà c̣n trong những mối liên hệ giữa con người với nhau. Một thế giới mà sự thứ tha bị loại bỏ sẽ chẳng c̣n là ǵ khác hơn là một thế giới của công lư lạnh lùng vô cảm, mà nhân danh nó, mỗi người sẽ bất chấp nhau để đ̣i hỏi lấy quyền lợi riêng tư của ḿnh' hôn là một số những loại vị kỷ khác nhau vốn ẩn náu nơi con người sẽ biến cuộc sống và xă hội loài người thành một tổ chức của kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu, hay thành một thao trường cho những phe nhóm măi măi đối chọi nhau...

 

            15.       Giáo Hội công bố sự thật về t́nh thương của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Kitô tử giá và phục sinh, và Giáo Hội tuyên xưng sự thật này bằng những đường lối khác nhau. Hơn thế nữa, Giáo Hội t́m cách thực thi t́nh thương đối với con người qua con người, và Giáo Hội thấy rằng trong việc thực thi t́nh thương này một điều kiện không thể châm chước trong việc lo cho một thế giới được tốt đẹp hơn và 'nhân bản hơn', hôm nay cũng như mai ngày. Tuy nhiên, không có thời nào và không có một giai đoạn lịch sử nào, đặc biệt vào lúc khẩn trương như thời của chúng ta đây, Giáo Hội lại có thể quên đi cầu nguyện đó là một tiếng kêu cứu đến t́nh thương của Thiên Chúa giữa nhiều h́nh thức sự dữ đang đè nặng trên nhân loại và đang đe dọa nhân loại. Đúng vậy, đây là quyền lợi và nhiệm vụ của Giáo Hội trong Chúa Giêsu Kitô, quyền lợi và nhiệm vụ của Giáo Hội đối với Thiên Chúa cũng như đối với nhân loại. Lương tâm nhân loại càng nhường bước cho việc tục hoá, mất đi cảm quan của ḿnh về ư nghiă thật sự của từ ngữ 't́nh thương', xa lià Thiên Chúa và tách khỏi mầu nhiệm của t́nh thương, th́ Giáo Hội càng có quyền lợi và nhiệm vụ "lớn tiếng" (DT 5:7) kêu xin Thiên Chúa t́nh thương. Những "tiếng kêu lớn" này phải là đánh dấu của Giáo Hội trong thời đại chúng ta, những tiếng kêu thốt lên với Thiên Chúa để van xin t́nh thương của Ngài, một biểu dương thực sự mà Giáo Hội tuyên xưng và công bố như đă thể hiện nơi Chúa Giêsu tử giá và phục sinh, tức nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua. Chính mầu nhiệm này mang trong ḿnh mạc khải hoàn toàn nhất của t́nh thương, đó là, của t́nh yêu mạnh hơn sự chết, mạnh hơn tội lỗi và mọi sự dữ, t́nh yêu nâng con người lên khi họ rơi vào vực thẳm và giải thoát họ khỏi những đe dọa trầm trọng nhất.

                        Con người hiện đại cảm thấy những đe dọa này. Điều đă đề cập đến trước đây về sự kiện này chỉ là một tóm lược đại khái vậy thôi. Con người hiện đại thường hay lo âu tự hỏi về giải pháp đối với những căng thẳng khủng khiếp đă được dựng lên trên thế giới và đang làm cho loài người rối lên. Và, nếu có những lúc con người thiếu can đảm để kêu lên lời 'xót thương', hay nếu họ cũng chẳng t́m thấy điều ǵ tương đương trong lương tâm rỗng không tôn giáo của họ, th́ Giáo Hội lại càng cần phải thốt lên tiếng kêu này, chẩng những nhân danh riêng ḿnh, mà c̣n nhân danh của tất cả mọi người nam nữ  trong thời đại chúng ta...

                        Nhân danh Chúa Giêsu Kitô tử giá và phục sinh, trong tinh thần sứ vụ thiên sai của Người, trải qua lịch sử nhân loại, chúng ta cất tiếng của ḿnh mà nguyện cầu, xin T́nh Yêu nơi Chúa Cha, một lần nữa, thể hiện ở giai đoạn lịch sử này, và qua công việc của Chúa Con và Thánh Linh, xin T́nh Yêu tỏ ra có mặt ở thế giới hiện đại của chúng ta và tỏ ra c̣n mạnh hơn sự dữ: hơn tội lỗi và sự chết. Chúng ta cầu xin điều này nhờ lời cầu bầu của Đấng không ngừng công bố "t́nh thương... từ đời nọ đến đời kia" (Lc. 1:50), và cũng nhờ lời can thiệp của những ai hoàn tất trọn vẹn những lời của Bài Giảng Trên Núi: "Phúc cho ai có ḷng xót thương, v́ họ sẽ được thương xót" (Mt 5:7)