Cửa Vào 1:

Người Đă Có Lại Càng Được Thêm Dồi Dào

 

"Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!":

Một phát biểu có vẻ "ngang trái" và rối đạo, nhưng không phải hoàn toàn vô lư và vô cớ. Niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" này chính là phản ảnh từ và là đúc kết cho một câu Kinh Thánh Tân Ước, đó là câu 20 trong đoạn 5 của thơ thánh Phaolô tông đồ viết cho tín hữu Rôma:

"Lề luật đến làm gia tăng vấp phạm' thế nhưng, cho dù tội lỗi có gia tăng ân sủng lại c̣n vượt trổi hơn nó nữa".

 

Tuy nhiên, có hai điểm liên quan đến chung lời xác tín với câu Kinh Thánh và đến riêng câu Kinh Thánh cần phải được làm sáng tỏ.

 

Trước hết, về điểm liên quan đến chung niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" với câu Kinh Thánh trên. Đó là, cách dùng từ ngữ khác biệt giữa lời xác tín và câu Kinh Thánh. Ở chỗ: nơi nhan đề, chữ "Phúc" được dùng thay v́ chữ "Ân Sủng" như ở trong câu Kinh Thánh. Lư do là v́, trong ngôn ngữ Việt Nam, "Ân" và "Phúc" thường được ghép đi chung với nhau, gọi là "Ân Phúc". Tuy nhiên, nếu đứng riêng rẽ, mỗi chữ đều có nghĩa riêng của nó. "Ân" là điều thuộc về Thiên Chúa, Đấng ban "ơn"' trong khi "Phúc" là điều phát xuất nơi con người, kẻ nhận "ơn".

 

Lại nữa, nếu "Ân Phúc" thường được ghép đi chung với nhau, th́ cũng theo ngôn từ Việt Nam, "Tội Phúc" cũng vậy. Thế nhưng, "Tội Phúc" đều từ con người: "Tội" là sản phẩm bởi tự do con người làm ra' và "Phúc" là hoa trái của "Ân Sủng" được con người cảm nhận trong cuộc đời của ḿnh.

 

Từ phân tích trên, niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" hoàn toàn có tính cách chủ quan nơi phía con người, phía con người chủ thể là cá nhân mỗi một người, cũng như phía con người lịch sử là tất cả loài người trước Thiên Chúa, Đấng Tối Cao bị "tội" của con người xúc phạm cũng là Đấng Trọn Lành vẫn yêu thương ban "ơn" cho họ.

 

Chính nhờ chữ "phúc" mà niềm xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" mới có tính cách chủ quan về phía nhân loại như thế. Thực tế đă hoàn toàn tỷ lệ thuận với niềm xác tín này khi cho thấy, chỉ có ai nhận biết Thiên Chúa và chấp nhận "Ân Sủng" của Ngài mới nghiệm thực ḿnh có "phúc" và bị "ngập lụt" mà thôi, đúng như lời "Ngợi Khen" của Mẹ Maria "đầy ân phúc" (Lc 1:30):

"Ḷng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia hằng bao bọc những người kính sợ Chúa" (Lc 1:50).

 

Ngược lại, đối với "kẻ kiêu ngạo với những ư nghĩ tự cao của họ" (Lc 1:51), chẳng những không bị "ngập lụt" bởi "ḷng thương xót Chúa", mà c̣n "bị tước đi cả những ǵ nhỏ nhất của ḿnh (cho) kẻ đă có lại càng được ban thêm dồi dào" (Mt 25:29), đúng như lời "Ngợi Khen" của Mẹ Maria "được ơn nghĩa với Chúa" (Lc 1:30) tuyên xưng:

"Chúa đă hạ kẻ oai quyền xuống khỏi ngai ṭa của họ và đă nâng người hèn mọn lên cao. Chúa đă cho người đói khó no đầy thiện hảo và xua kẻ giầu có đi tay không" (Lc 1:52-53). 

 

Đến đây, điểm thứ hai cần phải làm sáng tỏ liên quan đến riêng câu Kinh Thánh. Đọc câu Kinh Thánh này, theo như nghĩa chủ quan vừa được xác định trên, hai phản ứng có thể được bộc phát, một từ thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó" và một từ thành phần "kiêu ngạo  oai quyền giầu có". Trong khi thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó" cảm thấy yên tâm an ủi th́ thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" lại cảm thấy vui mừng hớn hở.

 

"Thành phần 'kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó' cảm thấy yên tâm an ủi" khi đọc thấy câu Kinh Thánh này, là v́ họ thấy rằng, dù ḿnh có sa ngă phạm "tội" đến đâu đi nữa cũng không thể vượt qúa T́nh Yêu vô biên bất tận của Thiên Chúa. Trái lại, ḿnh lại c̣n có "phúc" được Thiên Chúa là Cha thương xót ban "ơn" cho, để nhờ chính tội lỗi của ḿnh mà có thể nhận biết bản tính vô cùng toàn hảo của Ngài và nhất là được trọn vẹn thông hiệp với Ngài khi chấp nhận Ngài, khi Ngài chiếm đoạt toàn thể con người hèn yếu của ḿnh.

 

"Thành phần 'kiêu ngạo oai quyền giầu có' lại vui mừng hớn hở" khi đọc thấy câu Kinh Thánh này, là v́ họ thấy được lỗ thủng của T́nh Yêu Thiên Chúa, để có thể  ăn trộm "ân sủng" của Ngài, tha hồ "tội lỗi" rồi chui qua kẽ hở của Trái Tim bị "đâm thâu qua" (Zacaria 12:10, Gn 19:34) của Ngài để tẩu thoát "án phạt" đời đời. Đối với thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" này, câu Thánh Kinh được trích dẫn ở đây thật là một chước cám dỗ, một căn cớ gây vấp phạm cho họ, giống như trường hợp điển h́nh của "lề luật làm gia tăng vấp phạm" vậy.

 

Theo chiều hướng mà thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" hiểu câu Kinh Thánh này th́ càng "tội" lỗi ḿnh mới càng có "phúc" v́ ḿnh càng được "ơn". Theo chiều hướng này, "tội lỗi" là một cơ hội thuận tiện nhất nhất để Thiên Chúa có thể trọn vẹn mạc khải tất cả bản tính vô cùng toàn thiện của Ngài ra, do đó mà tội lỗi cũng trở thành một đường lối linh nghiệm nhất để con người nhận được "ân sủng" dồi dào hơn. Bằng không đă không có câu Kinh Thánh càng có vẻ "mời mọc" kinh khủng khác, cũng do chính tay thánh Phaolô, trong cùng thư gửi cho giáo đoàn Rôma, đoạn 11, câu 32, viết:

"Thiên Chúa đă dồn bắt tất cả mọi người vào việc bất tuân phục để Ngài có thể tỏ t́nh thương với tất cả mọi người". 

   

Thật ra, căn cứ vào cả nguồn Mạc Khải trong Kinh Thánh cũng như nguồn mạc khải tư là những Lời Thỏ Thẻ của Chúa Giêsu với một số linh hồn ưu tuyển (được trích dẫn trong cuốn sách này), th́ quan niệm trên đây của thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó" rất đúng, nhưng quan niệm của thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có" cũng không có ǵ sai. Tại sao vậy?

Đối với quan niệm của thành phần "kính sợ Chúa, hèn mọn đói khó":

"Dù ḿnh có sa ngă phạm tội đến đâu đi nữa cũng không thể vượt qúa được T́nh Yêu vô biên bất tận của Thiên Chúa".

 

Đúng thế, T́nh Yêu của Thiên Chúa là Chúa Tể Đa T́nh thật sự không có ǵ có thể vượt được. Kể cả tội lỗi của con người, mà tự bản chất, dù tội lỗi có được phân loại là nhẹ, và dù có nhẹ đến mấy đi nữa, cũng vô cùng xấu xa và vô cùng nặng nề, v́ nó xúc phạm đến chính Đấng vô cùng, đến nỗi, phải có và chỉ có Con Thiên Chúa hóa thành nhục thể và tử giá vô cùng ô nhục mới có thể trọn vẹn đền bù và hoàn toàn tẩy xóa được thôi.

 

Bởi thế, đối với Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự và vô cùng công minh, tội lỗi thật sự xúc phạm đến Thiên Chúa một cách vô cùng trầm trọng, đến nỗi không thể tha được, không phải là tội "lầm lạc không biết" (Lc 23:34), mà là tội, sau khi được Thiên Chúa tỏ ḿnh Ngài "Ta là ai" (Gn 8:28) ra cho, con người vẫn không tin rằng Thiên Chúa Yêu Thương ḿnh và v́ thế khăng khăng phủ nhận không chịu chấp nhận T́nh Yêu Thiên Chúa đối với ḿnh.

 

Biến cố đại hồng thủy đời Noe là h́nh ảnh sống động và hiển nhiên nhất nói lên ư nghĩa của câu Kinh Thánh được phản ảnh qua lời xác tín "Tội Tràn Lan... Phúc Ngập Lụt!" Nước mưa từ trời đổ xuống là tiêu biểu cho "ân sủng càng trổi vượt hơn" có thể phủ ngập và tẩy xóa đi tất cả mọi t́ vết của "tội lỗi có gia tăng" do thân mệnh con người làm chủ trái đất nhưng lại làm ô uế cả mặt đất (x. KN 1:28' 6:11).

 

Đối với quan niệm của thành phần "kiêu ngạo oai quyền giầu có":

"Tội lỗi là một cơ hội thuận lợi nhất để Thiên Chúa có thể trọn vẹn mạc khải tất cả bản tính vô cùng toàn thiện của Ngài ra, do đó mà tội lỗi cũng trở thành một đường lối linh nghiệm nhất để con người nhận được ân sủng dồi dào hơn".

 

Thật vậy, Thiên Chúa vô cùng toàn thiện và khôn ngoan quả nhiên và hiển nhiên có lợi dụng yếu đuối, bất toàn và ngay cả tội lỗi của con người để tỏ ḿnh Ngài ra. Theo chủ ư trong việc tỏ ḿnh ra của ḿnh này, "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lư" (1Tim 2:4).

 

Bởi thế, nếu nhờ bất cứ một yếu tố nào đó có thể gây tác dụng thần linh nơi con người, chẳng hạn phép lạ, hay kể cả sự dữ tự nhiên như đau khổ, thậm chí sự dữ luân lư như tội lỗi của con người, mà nhờ đó con người thực sự nhận biết và "chấp nhận Ngài" (Gn 1:12), th́ con người "đă được sinh ra bởi Thiên Chúa" (Gn 1:13), và "không ai được sinh ra bởi Thiên Chúa lại phạm tội" (1Gn 5:18), "họ không thể phạm tội v́ họ được sinh bởi Thiên Chúa" (1Gn 3:9).

 

"Mầu Nhiệm Yêu Thương" được biểu lộ qua Hiện Tượng Siêu Nhiên là như thế, một hiện tượng được phát xuất từ Thực Tại Thần Linh sau đây của "Mầu Nhiệm Yêu Thương".