Chương I

Ngày của Chúa – Dies Domini

Việc Cử Hành Công Cuộc của Đấng Hóa Công



“Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành” (Jn 1:3)

8. Đối với Kitô hữu th́ Chúa Nhật trước hết là việc cử hành Phục Sinh, một cử hành hoàn toàn được rạng ngời bởi vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh. Đó là một ngày lễ của “việc tân tạo”. Tuy nhiên, khi được hiểu một cách sâu xa th́ khía cạnh này bất khả tách rời khỏi những ǵ được những trang sách đầu tiên của Thánh Kinh cho chúng ta biết về dự án của Thiên Chúa nơi việc tạo thành thế giới. Quả thực Lời đă hóa thành nhục thể khi “thời gian viên trọn” (Gal 4:4); thế nhưng, theo mầu nhiệm về căn tính là Người Con hằng hữu của Cha, th́ Người cũng thực sự là nguyên thủy và là cùng tận của vũ trụ này. Như Thánh Gioan viết trong Lời Mở Đầu Phúc Âm của ḿnh: “Nhờ Người mà tất cả mọi sự được tạo thành, không có Người chẳng có ǵ thành sự” (1:3). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh đến điều ấy khi viết cho Kitô hữu giáo đoàn Colosê rằng: “Nơi Người tất cả mọi sự được tạo thành, cả trên trời lẫn dưới thế, cả hữu h́nh lẫn vô h́nh… Tất cả mọi sự đều được tạo dựng nên nhờ Người và cho Người” (1:16). Sự hiện diện chủ động này của Người Con nơi công việc tạo dựng của Thiên Chúa được hoàn toàn tỏ hiện nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, một mầu nhiệm được Chúa Kitô, khi sống lại “như những hoa trái đầu mùa của thành phần đă yên nghỉ” (1Cor 15:20), đă thực hiện một cuộc tân tạo và bắt đầu tiến tŕnh mà chính Người sẽ làm hoàn tất khi Người trở lại trong vinh quang để “trao vương quốc cho Thiên Chúa là Cha…, hầu Thiên Chúa là mọi sự cho hết mọi người” (1Cor 15:24,28).

Bởi thế, ngay từ rạng đông của cuộc tạo thành, dự án của Thiên Chúa đă bao hàm “sứ vụ vũ trụ” của Chúa Kitô rồi. Cái bối cảnh có Chúa Kitô làm tâm điểm này, bao gồm toàn thể ṿng thời gian, một bối cảnh được tràn đầy ánh mắt hài ḷng của Thiên Chúa, ở chỗ, sau khi hoàn tất mọi việc ḿnh làm, Ngài “đă chúc lành cho ngày thứ bảy và làm cho ngày này trở thành một ngày thánh hảo” (Hen 2:3). Theo vị tác giả Tư Tế viết về câu truyện tạo dựng đầu tiên của Thánh Kinh th́ “Ngày Hưu Lễ” được bắt đầu từ đó, làm nên đặc tính của Giao Ước đầu tiên, và một cách nào đó, cũng báo trước cả ngày linh thánh của Giao Ước mới cuối cùng nữa. Đề tài về “Thiên Chúa nghỉ ngơi” (x Gen 2:2), cùng với những ǵ c̣n lại, được vị tác giả này cống hiến cho thành phần dân Xuất Ai Cập khi họ tiến vào Đất Hứa (x Ex 33:14; Deut 3:20, 12:9; Jos 21:44; Ps 95:11), đều được đọc lại nơi Tân Ước theo chiều hướng của “nghỉ ngơi Ngày Hưu Lễ” sau hết (Heb 4:9) được chính Chúa Kitô tiến vào bằng cuộc Phục Sinh của Người. Dân Chúa được kêu gọi tiến vào cùng một cuộc nghỉ ngơi ấy bằng việc kiên tŕ theo gương thảo hiếu tuân phục của Chúa Kitô (x Heb 4:3-16). Bởi thế, để thấu triệt được ư nghĩa của Chúa Nhật, chúng ta phải đọc lại câu truyện tạo dựng quan trọng và đào sâu kiến thức của ḿnh về thần học của “Ngày Hưu Lễ”.

“Từ ban đầu Thiên Chúa đă tạo dựng nên trời đất” (Gen 1:1)

9.     Kiểu cách thi ca của câu truyện Khởi Nguyên chuyên chở rơ ràng nỗi bàng hoàng nơi con người trước cái bao la vĩ đại của việc tạo thành cùng với cảm quan tôn vinh bởi đó mà ra đối với Đấng đă từ hư không làm cho tất cả mọi sự hiện hữu. Nó là một câu truyện đầy ư nghĩa về tôn giáo, một bài thánh ca dâng lên Đấng Tạo Hóa của vũ trụ, hướng về Ngài như vị Chúa duy nhất đối với những khuynh hướng liên diễn muốn thần linh hóa chính thế giới. Nó đồng thời cũng là một bài thánh ca về những điều tốt lành của việc tạo dựng, tất cả đều được h́nh thành bởi bàn tay toàn năng và xót thương của Thiên Chúa.

“Thiên Chúa thấy rằng tốt lành” (Gen 1:10,12 v.v.). Bằng việc phân cách câu truyện tạo dựng này, câu điệp khúc ấy chiếu giăi một ánh sáng tích cực trên mọi yếu tố của vũ trụ và cho thấy cái bí mật để hiểu được một cách xác đáng vũ trụ cũng như việc từ từ sinh xuất của nó, một thế giới tốt lành ở chỗ nó vẫn gắn bó với nguồn gốc của nó, và sau khi bị làm méo mó đi bởi tội lỗi, nó lại trở thành tốt lành bởi sự trợ giúp của ân sủng, và qui về cho Đấng đă dựng nên nó. Hiển nhiên là tiến tŕnh này trực tiếp liên quan đến những vật vô hồn cũng như những con thú vật mà là đến con người là loài được ban cho một tặng ân khôn sánh cùng với cái nguy cơ tự do. Liên sau những câu truyện về việc tạo dựng, Thánh Kinh nhấn mạnh đến t́nh trạng tương phản giữa cái cao cả của con người được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, với việc sa ngă của con người là những ǵ tuôn vào thế giới bóng tối của tội lỗi và sự chết (x Gen 3).

10.     Thực sự xuất hiện từ bàn tay Thiên Chúa, vũ trụ mang dấu vết tốt lành của Ngài. Nó là một thế giới đẹp đẽ, thật sự đáng cho chúng ta khen ngợi và hân hoan, thế nhưng đồng thời cũng kêu gọi chúng ta thực hiện việc vun trồng và phát triển. Vào lúc “hoàn tất” của việc Thiên Chúa làm, thế giới này sẵn sàng để cho con người hoạt động. “Vào ngày thứ bảy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đă thực hiện, và Ngài nghỉ ngơi trong ngày thứ bảy sau khi làm xong tất cả những việc Ngài đă thực hiện” (Gen 2:2). Với h́nh ảnh nhân thể này nơi “công việc” của Thiên Chúa, Thánh Kinh chẳng những cống hiến cho chúng ta một cái thoáng nh́n về mối liên hệ nhiệm mầu giữa Đấng Hóa Công và thế giới tạo thành, mà c̣n chiếu giăi ánh sáng trên việc làm của con người liên quan đến vũ trụ nữa. “Công việc” của Thiên Chúa một cách nào đó là mô phạm cho con người, một con người được kêu gọi chẳng những để sống ở vũ trụ mà c̣n để “xây dựng” nó, nhờ đó họ trở thành “cộng sự viên” của Thiên Chúa. Như tôi đă viết trong Thông Điệp Laborem Exercens, những chương đầu tiên của Sách Khởi Nguyên ở một nghĩa nào đó làm nên “cuốn phúc âm làm việc” đầu tiên (10). Đây là một sự thật cũng được Công Đồng Chung Vaticanô II đề cào: “Được tạo dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, con người được ủy thác cho việc làm chủ trái đất cùng với tất cả những ǵ nó chất chứa, cho việc cai trị thế giới trong công chính và thánh đức, và, khi nhận biết Thiên Chúa là đấng tạo thành tất cả mọi sự, cho việc qui chính bản thân ḿnh cùng tất cả mọi sự về Thiên Chúa, để, khi mọi sự thuận phục Thiên Chúa, thánh danh Thiên Chúa được tôn vinh trên toàn thể trái đất” (11)

Việc tiến bộ vượt bực của khoa học, kỹ thuật và văn hóa ở những h́nh thức khác nhau – một thứ phát triển nhanh chóng chưa từng có mà thậm chí ngày nay c̣n choáng ngợp nữa – là thành quả về lịch sử của sứ vụ mà Thiên Chúa đă ủy thác cho con người nam nữ công việc và trách nhiệm lan tràn khắp trái đất và làm chủ nó bằng hoạt động của ḿnh khi tuân giữ lề luật của Thiên Chúa.

“Ngày Hưu Lễ”: Việc nghỉ ngơi vui vẻ của Đấng Hóa Công

 11.       Nếu trang đầu tiên của Sách Khởi Nguyên cho thấy “việc làm” của Thiên Chúa như là một mẫu gương cho con người th́ “việc nghỉ ngơi” của Thiên Chúa cũng thế: “Vào ngày thứ bảy Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đă thực hiện” (Gen 2:2). Cả ở đây nữa chúng ta thấy được thuyết nhân thể học đầy những ư nghĩa.

Thật là vô nghĩa khi giải thích “việc nghỉ ngơi” của Thiên Chúa như là một thứ “bất động” thần linh. Tự bản chất của ḿnh, tác động tạo dựng làm nên thế giới là tác động liên lỉ không ngừng nghỉ và Thiên Chúa bao giờ cũng hoạt động, như chính Chúa Giêsu tuyên bố khi nói về qui định của Ngày Hưu Lễ: “Cha Tôi vẫn c̣n làm việc cho tới nay, và Tôi cũng đang làm việc” (Jn 5:17). Việc nghỉ ngơi của Thiên Chúa trong ngày thứ bảy không ám chỉ một Vị Thiên Chúa bất động, mà là nhấn mạnh đến tầm mức trọn vẹn của những ǵ Ngài đă hoàn thành. Nó thực sự nói về việc Thiên Chúa ngắm nghía trước công việc “rất tốt đẹp” (Gen 1:31) do tay Ngài làm nên, để ngắm nh́n nó bằng một ánh mắt tràn đầy vui thú. Đó là một ánh mắt “ngắm nghía” không phải những ǵ mới hoàn thành mà là hoan hưởng vẻ đẹp của những ǵ đă đạt được. Đó là ánh mắt Thiên Chúa nh́n ngắm tất cả mọi sự, đặc biệt là con người là vinh quang của thiên nhiên tạo vật. Đó là ánh mắt cho thấy một cái ǵ đó có bóng dáng phối ngẫu của mối liên hệ Thiên Chúa muốn thiết lập với tạo vật được dựng nên theo h́nh ảnh của Ngài, bằng cách kêu gọi loài tạo vật ấy tham dự vào giao ước yêu thương. Đó là những ǵ Thiên Chúa dần dần hoàn tất, trong việc cống hiến ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại nơi giao ước cứu độ với dân Do Thái được hoàn tất nơi Chúa Kitô. Chính Lời Nhập Thể, qua tặng ân Thánh Thần cánh chung cũng như qua h́nh tượng của Giáo Hội là Thân Thể và là Hiền Thê của ḿnh, là Đấng sẽ ban phát cho cả loài người tặng ân thương xót và ơn gọi của t́nh yêu Chúa Cha.

12.       Nơi dự án của Đấng Hóa Công, có cả sự phân biệt lẫn liên hệ mật thiết giữa lănh vực tạo sinh và lănh vực cứu độ. Điều này được nhấn mạnh đến trong Cựu Ước, khi nó liên kết mệnh lệnh về “ngày hưu lễ” chẳng những với “việc nghỉ ngơi” mầu nhiệm của Thiên Chúa sau những ngày Ngài tạo dựng (x Ex 20:8-11), mà c̣n với ơn cứu độ được Ngài ban cho dân Do Thái nơi việc giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi ở Ai Cập nữa (x Deut 5:12-15). Vị Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, hân hoan nơi việc tạo thành của ḿnh, cũng chính là Vị Thiên Chúa tỏ vinh quang của ḿnh ra nơi việc giải thoát con cái của ḿnh khỏi việc đàn áp của Pharaon. Người ta có thể nói rằng nơi cả hai trường hợp Thiên Chúa đều tỏ ḿnh ra như là chàng rể trước cô dâu (x Hos 2:16-24; Jer 2:2; Is 54:4-8), khi họ chấp nhận h́nh ảnh vốn được các vị Tiên Tri yêu thích.

Như một số yếu tố nơi cùng truyền thống Do Thái cho thấy (12), để tiến đến tâm điểm của “ngày hưu lễ”, “ngày nghỉ ngơi” của Thiên Chúa, chúng ta cần nhận thấy nơi cả Cựu Ước lẫn Tân Ước tính chất phối ngẫu mănh liệt đánh dấu mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Tiên tri Hosea chẳng hạn đă diễn tả nó ở đoạn văn tuyệt vời như sau: “V́ các ngươi, Ta sẽ thực hiện một giao ước với các hoang thú đồng nội, chim trời trên không trung, và các thứ ḅ trên đất; và Ta sẽ hủy bỏ cung tên, gươm kiếm, và chiến tranh khỏi mặt đất; rồi Ta sẽ khiến cho các ngươi nằm xuống trong an toàn. Và Ta sẽ vĩnh viễn đính hôn với các ngươi; Ta sẽ đính hôn với các ngươi trong công minh chính trực, trong yêu thương bền vững và trong xót thương. Ta sẽ đính hôn với các ngươi trong thủy chung; và các người sẽ nhận biết Chúa” (2:18-20).  

“Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày này” (Gen 2:3)

13.       Chỉ thị giữ Ngày Hưu Lễ, một chỉ thị trong Giao Ước đầu tiên sửa soạn cho Chúa Nhật của Giao Ước mới vĩnh viễn, bởi thế được bắt nguồn sâu xa trong dự án của Thiên Chúa. Đó là lư do tại sao, không giống như các chỉ thị khác, nó không ở trong phần qui định triệt để về vấn đề tôn sùng kính bái mà là trong phần Thập Giới, “10 chữ” tiêu biểu cho chính những cột trụ của đời sống luân lư được ghi khắc nơi tâm can con người. Trong việc đặt để mệnh lệnh này trong phần cấu trúc căn bản của đạo lư, dân Do Thái rồi sau đó tới Giáo Hội đều tuyên xưng rằng ḿnh coi nó không phải chỉ là vấn đề luật phép tôn giáo của cộng đồng mà là một biểu lộ rơ ràng bất khả tẩy xóa nơi mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa, một biểu lộ được loan báo và dẫn giải bởi mạc khải thánh kinh. Đó là quan niệm mà Kitô hữu cần tái nhận thức nơi nó mệnh lệnh này hôm nay đây. Cho dù chỉ thị này có thể tự nhiên trùng hợp với nhu cầu nghỉ ngơi của con người đi nữa, duy đức tin mới có thể đi sâu vào ư nghĩa của nó và bảo đảm được rằng nó không trở thành những ǵ là rỗng tuyếch và tầm phào.

14.       Thế nên, trước hết, Chúa Nhật là ngày của sự nghỉ ngơi, v́ nó là ngày được Thiên Chúa “chúc phúc” và được Ngài “thánh hóa”, một ngày được tách biệt hẳn với các ngày khác để trở thành “Ngày của Chúa” trong tất cả những ngày ấy.

Để thấu triệt được những ǵ được tŕnh thuật đầu tiên của thánh kinh về việc tạo dựng muốn nói đến nơi vấn đề giữ Ngày Hữu Lễ “thánh hảo”, chúng ta cần cứu xét đến cả câu truyện là những ǵ cho thấy rơ ràng làm thế nào mà hết mọi thực tại, không trừ một thực tại nào, đều phải qui về Thiên Chúa. Thời gian và không gian đều thuộc về Ngài. Ngài không phải là Vị Thiên Chúa của một ngày duy nhất, mà là Vị Thiên Chúa của tất cả mọi ngày nhân loại sống.

Bởi thế, nếu Thiên Chúa “thánh hóa” ngày thứ bảy bằng một phép lành đặc biệt và làm cho nó thành “ngày của Ngài” trên hết, th́ điều này cần phải được hiểu theo tính cách năng động sâu xa của cuộc đối thoại Giao Ước, mà thực sự là một cuộc đối thoại “hôn nhân”. Đó là cuộc đối thoại yêu thương không bị gián đoạn nhưng cũng chẳng bao giờ nhàm chán. Thật thế, nó có những nhận thức khác nhau về yêu thương, từ nhận thức b́nh thường và gián tiếp cho đến những nhận thức mănh liệt hơn, những nhận thức được các lời Thánh Kinh cùng chứng từ của rất nhiều vị thần bí không ngấn ngại diễn tả bằng h́nh ảnh bắt nguồn từ cảm nghiệm của một t́nh yêu hôn phối.

15.       Tất cả đời sống con người, cũng như bởi thế tất cả thời gian của con người, đều phải trở thành việc chúc tụng Đấng Hóa Công và tạ ơn Ngài. Thế nhưng, mối liên hệ của con người với Thiên Chúa cũng đ̣i hỏi những thời giờ chuyên để nguyện cầu, nhờ đó mối liên hệ này trở thành một cuộc đối thoại thiết tha, bao gồm hết mọi chiều kích của con người. “Ngày Của Chúa” là ngày của mối liên hệ trên hết này, khi mà con người nam nữ cất tiếng hát khen Thiên Chúa và trở nên tiếng nói của tất cả mọi tạo vật.

Đó chính là lư do tại sao nó cũng là ngày của sự nghỉ ngơi. Khi nói một cách linh động đến “việc canh tân” và “ly thoát” của ngày này th́ việc gián đoạn nhịp điệu thường dồn nén của việc làm là những ǵ thể hiện việc con người và vũ trụ lệ thuộc vào Thiên Chúa. Hết mọi sự đều thuộc về Thiên Chúa! Ngày của Chúa được lập đi lập lại là để công bố nguyên tắc này khi tính đến vấn đề thời gian hằng tuần. “Ngày Hưu Lễ” v́ thế đă được hiểu một cách phấn khởi như là một yếu tố ấn định nơi một thứ “kiến trúc linh thánh” của thời gian là những ǵ làm nên đặc tính của mạc khải thánh kinh (13). Nó nhắc nhở rằng vũ trụ và lịch sử này đều thuộc về Thiên Chúa; và thiếu việc liên tục nhận thức về sự thất ấy th́ con người không thể phục vụ trên thế gian này như là cộng sự viên của Đấng Hóa Công.

“Giữ thánh hảo” bằng “việc tưởng nhớ”

16.     Mệnh lệnh trong Thập Giới được Thiên Chúa truyền giữ Ngày Hưu Lễ được viết ra một cách đặc biệt ở trong Sách Xuất Hành: “Hăy tưởng nhớ Ngày Hưu Lễ để giữ cho ngày này thánh hảo” (20:8). Thế rồi bản văn này tiếp tục cho biết ly do tại sao như thế, khi nhắc lại v́ nó là công việc của Thiên Chúa: “V́ trong sáu ngày Chúa đă tạo dựng nên trời đất, biển khơi cùng với tất cả những ǵ ở trong đó, rồi nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy; thế nên Chúa chúc lành cho ngày Hưu Lễ và làm cho ngày này là ngày thánh” (câu 11). Trước khi truyền phải thực hiện một điều ǵ ấy, mệnh lệnh này khuyên rằng hăy tưởng nhớ đến điều ấy. Nó là một lời mời gọi hăy thức tưởng đến công cuộc cao cả và thiết yếu của Thiên Chúa là việc tạo dựng, một thức tưởng cần phải tác động toàn thể đời sống đạo của con người để rồi tràn đầy vào chính ngày con người được kêu gọi nghỉ ngơi. Bởi thế, nghỉ ngơi có một giá trị linh thánh, ở chỗ, thành phần tín hữu được kêu gọi để nghỉ ngơi chẳng những như Thiên Chúa nghỉ ngơi mà c̣n nghỉ ngơi trong Chúa nữa, mang toàn thể tạo vật đến với Ngài, để chúc tụng và tạ ơn, thân mật như một đứa con và thân t́nh như một người bạn đời.

17.     Mối liên hệ giữa ngày Hưu Lễ và đề tài “tưởng nhớ” đến các kỳ công của Thiên Chúa được thấy trong Sách Nhị Luật (5:12-15), là nơi chỉ thị này được căn cứ ít vào công việc tạo dựng hơn là vào công cuộc giải phóng được Thiên Chúa hoàn thành trong cuộc Xuất hành: “Các ngươi cần phải nhớ rằng các người là nô lệ ở đất Ai Cập, và Chúa là Thiên Chúa của các người đă mang các người ra khỏi đó bằng cánh tay uy quyền và mănh liệt; thế nên Chúa là Thiên Chúa đă truyền các người phải giữ ngày Hưu Lễ” (Deut 5:15).

Công thức này bổ túc cho công thức chúng ta đă thấy; nấu gom lại với nhau, cả hai cho thấy ư nghĩa về “Ngày Của Chúa” trong một nhăn quan thần học duy nhất phối nhập việc tạo dựng và việc cứu độ. Do đó, vấn đề chính yếu của mệnh thị này không phải chỉ là một thứ ngưng nghỉ làm việc, mà là việc cử hành những kỳ công Thiên Chúa đă thực hiện.

V́ “việc tưởng nhớ” này tồn tại, một tưởng nhớ đầy ḷng tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa, mà việc nghỉ ngơi của con người vào Ngày Của Chúa mới được đầy đủ ư nghĩa. Bấy giờ con người mới đi sâu vào việc “nghỉ ngơi” của Thiên Chúa và mới cảm nghiệm được nỗi phấn động nơi niềm hân hoan của Đấng Hóa Công, Đấng mà, sau khi tạo thành, đă thấy tất cả những ǵ Ngài làm đều “rất tốt đẹp” (Gn 1:31).

Từ Ngày Hưu Lễ đến Chúa Nhật

18.     V́ Giới Răn Thứ Ba lệ thuộc vào việc tưởng nhớ đến những công cuộc cứu độ của Thiên Chúa, và v́ Kitô hữu thấy thời điểm cuối cùng được Chúa Kitô khai mở như là một khởi đầu mới, mà họ làm cho ngày đầu tiên này sau ngày Hưu Lễ thành một ngày hội lễ, v́ đó là ngày Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết. Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô là tất cả mạc khải về mầu nhiệm nguồn gốc của thế giới, về tột đỉnh lịch sử cứu độ cũng như về niềm ngưỡng vọng việc trọn vẹn cánh chung của thế giới. Những ǵ Thiên Chúa hoàn thành nơi Việc Tạo Dựng và thực hiện cho Dân của Ngài trong cuộc Xuất Hành đều được hoàn toàn thể hiện nơi Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô, cho dù việc hoàn tất cuối cùng của những việc ấy chưa kết thúc cho tới thời điểm Parousia là lúc Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. Nơi Người, ư nghĩa “thiêng liêng” của ngày Hưu Lễ được trọn vẹn hiện thực, như Thánh Grêgôry Cả tuyên bố: “Đối với chúng ta, việc Hưu Nghỉ thực sự là con người Đấng Cứu Thế của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô” (14). Đó là lư do tại sao niềm vui được Thiên Chúa, vào ngày Hưu Nghỉ đầu tiên của con người, cảm thấy khi chiêm ngưỡng tất cả những ǵ được tạo dựng nên từ hư không, giờ đây được thể hiện nơi niềm vui được Chúa Kitô, vào Chúa Nhật Phục Sinh, tỏ lộ khi hiện ra với các môn đệ, với tặng ân b́nh an và tặng ân Thần Linh (x Jn 20:19-23). Chính nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua mà nhân loại, cùng với toàn thể tạo vật “đang quằn quại rên xiết cho tới nay” (Rm 8:22), nhận ra “cuộc xuất hành” mới của ḿnh tiến vào niềm tự do của con cái Thiên Chúa, thành phần có thể cùng với Chúa Kitô kêu lên “Abba, Lạy Cha!” (Rm 8:15; Gal 4:6). Theo ư nghĩa của mầu nhiệm này, ư nghĩa của chỉ thị Cựu Ước liên quan tới Ngày Của Chúa được phục hồi, hoàn hảo và hoàn toàn tỏ hiện trong vinh quang phát tỏa trên dung nhan của Chúa Kitô Phục Sinh (x 2Cor 4:6). Chúng ta tiến từ “Ngày Hữu Lễ” đến “ngày thứ nhất sau ngày Hưu Lễ”, từ ngày thứ bảy sang ngày thứ nhất: ngày của Chúa deis Domini thành ngày của Chúa Kitô dies Christi!