Chương III

 

Ngày của Giáo Hội – Dies Ecclesiae

Cộng Đồng Thánh Thể: Tâm Điểm của Chúa Nhật

 

 

 

Sự hiện diện của Vị Chúa Phục Sinh

 

31.           “Thày măi măi ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20). Lời hứa này của Chúa Kitô sẽ không bao giờ thôi âm vang trong Giáo Hội như là bí mật làm phong phú đời sống của Giáo Hội và là mạch nguồn hy vọng của Giáo Hội. Là ngày Phục Sinh, Chúa Nhật chẳng những là việc tưởng nhớ một biến cố quá khứ, mà c̣n là một cử hành sự hiện diện sống động của Chúa Phục Sinh giữa dân của Người.

 

Để cho sự hiện diện này được công bố và sống một cách xứng hợp, thành phần môn đệ Chúa Kitô cầu nguyện tư riêng và bề trong tưởng niệm đến sự chết cùng Phục Sinh của Chúa Kitô, một cách thầm kín trong ḷng ḿnh mà thôi cũng chưa đủ. Những ai lănh nhận ân sủng ân sủng phép rửa không được cứu với tư cách cá nhân mà là với tư cách là phần tử của Ḿnh Mầu Nhiệm, trở nên thành phần Dân Chúa (38). Bởi thế, họ cần phải đến với nhau để bày tỏ trọn vẹn chính căn tính của Giáo Hội là ekklesia, tức là cộng đồng được kêu gọi qui tụ lại với nhau bởi Chúa Phục Sinh, Đấng đă hiến sự sống ḿnh “để tái hiệp nhất con cái phân tán của Thiên Chúa lại với nhau” (Jn 11:52). Họ trở nên “một” trong Chúa Kitô (x Gal 3:28) bởi tặng ân Thần Linh. Mối hiệp nhất này trở thành hữu h́nh khi Kitô hữu qui tụ lại với nhau: chính vào lúc ấy họ mới cảm nghiệm được một cách sống động và chứng thực cho thế giới thấy rằng họ là thành phần dân được cứu chuộc, thành phần đến “từ hết mọi bộ tộc, ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia” (Rev 5:9). Cộng đồng môn đệ Chúa Kitô từ đời này đến đời kia làm hiện thực h́nh ảnh cộng đồng Kitô hữu tiên khởi được Thánh Luca nêu lên như một mô phạm trong Sách Tông Vụ, khi ngài tŕnh thuật rằng thành phần tín hữu tiên khởi lănh nhận phép rửa “chú tâm đến giáo huấn của các vị tông đồ cũng như đến mối hiệp thông, đến việc bẻ bánh và việc nguyện cầu” (2:42).

 

Cộng Đồng Thánh Thể

 

32.           Thánh Thể chẳng những là một diễn đạt hết sức rơ ràng về thực tại đời sống của Giáo Hội, mà c̣n, ở một nghĩa nào đó, “nguồn nước” của Giáo Hội nữa (39). Thánh Thể nuôi dưỡng và h́nh thành Giáo Hội: “V́ chỉ có một tấm bánh duy nhất, chúng ta tuy nhiều cũng là một thân thể duy nhất, v́ chúng ta tất cả đều lănh nhận một tấm bánh duy nhất” (1Cor 10:17). V́ mối liên hệ sống c̣n này với bí tích Ḿnh Máu Chúa Kitô mà mầu nhiệm Giáo Hội được nếm hưởng, loan báo và sống động một cách tuyệt vời nơi Thánh Thể (40).

 

Chiều kích giáo hội nội tại nơi Thánh Thể này được hiện thực ở hết mọi lần cử hành Thánh Thể. Thế nhưng, nó được thể hiện đặc biệt nhất vào ngày toàn thể cộng đồng qui tụ lại để tưởng niệm Việc Chúa Phục Sinh. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo đă trịnh trọng dạy rằng: “Việc cử hành Ngày Của Chúa và Thánh Thể của Người vào Chúa Nhật là tâm điểm của đời sống Giáo Hội” (41).

 

33.           Nơi Thánh Lễ Chúa Nhật, Kitô hữu sống lại một cách đặc biệt mănh liệt cái cảm nghiệm của các vị Tông Đồ vào buổi tối Phục Sinh được Chúa Sống Lại hiện ra với các vị khi các vị đang qui tụ lại với nhau (x Jn 20:19). Ở một nghĩa nào đó, Dân Chúa ở mọi thời đại đều đă hiện diện nơi hạch nhân nhỏ bé thành phần môn đệ này, thành phần hoa trái đầu mùa của Giáo Hội. Nhờ chứng từ của các vị, mọi thế hệ tín hữu được nghe thấy lời chào của Chúa Kitô, đầy tặng ân b́nh an của Đấng Thiên Sai, một tặng ân chiếm được bằng máu của Người và được ban tặng cùng với Thần Linh của Người: “B́nh an cho các con!” Việc Chúa trở lại với các vị “một tuần sau” (Jn 20:26) có thể được coi như một h́nh ảnh tiên báo thực sự về việc cộng đồng Kitô hữu qui tụ lại với nhau 7 ngày một lần, vào “Ngày Của Chúa” hay Chúa Nhật, để tuyên xưng đức tin vào sự Phục Sinh của Người cũng như để lănh nhận phúc lành như Người đă hứa: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Jn 20:29). Mối liên hệ chặt chẽ giữa việc hiện ra của Chúa Phục Sinh và Thánh Thể được gợi lên nơi Phúc Âm Thánh Luca trong câu truyện hai môn đệ đi Emmau, những người môn đệ được Chúa Kitô tiến đến để giúp cho họ hiểu đưoọc các lời Thánh Kinh rồi ngồi vào bàn với họ. Họ đă nhận ra Người khi “Người bẻ bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ” (24:30). Các cử chỉ của Chúa Giêsu trong đoạn tŕnh thuật này là những cử chỉ Người đă làm ở Bữa Tiệc Ly, rơ ràng ám chỉ đến “việc bẻ bánh”, như Thánh Thể đă được thế hệ Kitô hữu tiên khởi gọi như thế.

 

Thánh Thể Chúa Nhật

 

34.           Thật vậy, tự ḿnh, việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật không khác với việc cử hành Thánh Thể ở các ngày khác, hay có thể tách biệt khỏi toàn thể sinh hoạt về phụng vụ và bí tích. Theo bản chất của ḿnh th́ Thánh Thể là một thứ hiển linh của Giáo Hội (42), và điều này được thể hiện sống động nhất khi cộng đồng giáo phận qui tụ lại cùng nguyện cầu với vị Chủ Chăn của ḿnh: “Giáo Hội thể hiện đặc biệt sáng ngời khi Dân Chúa, tất cả mọi người, chủ động và hoàn toàn tham dự vào cùng một việc cử hành phụng vụ, nhất là cùng một Thánh Thể, chia sẻ một việc nguyện cầu duy nhất tại một bàn thờ duy nhất được vị Giám Mục chủ sự có sự hiện diện của các vị linh mục và thừa tác viên của ngài” (43). Mối liên hệ với Giám Mục cũng như với toàn thể cộng đồng Giáo Hội này gắn liền với hết mọi việc cử hành Thánh Thể, cho dù vị Giám Mục không chủ sự, và bất kể ngày nào trong tuần. Việc đề cập đến vị Giám Mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể đă nói lên mối liên kết này.

 

Thế nhưng, v́ tính cách long trọng đặc biệt của ḿnh, cũng như v́ sự hiện diện cần phải có của cộng đồng, và v́ được cử hành “vào ngày Chúa Kitô chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta được thông phần sự sống bất tử của Người” (44), mà Thánh Thể Chúa Nhật thể hiện đặc biệt chiều kích giáo hội nội tại của ḿnh. Thánh Thể Chúa Nhật trở thành mô phạm cho các cuộc cử hành Thánh Thể khác. Mỗi một cộng đồng, khi qui tụ tất cả mọi phần tử của ḿnh để “bẻ bánh”, trở nên nơi hiện diện cụ thể của mầu nhiệm Giáo Hội. Trong việc cử hành Thánh Thể, cộng đồng hướng về mối hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ (45), nài xin Chúa Cha “hăy nhớ đến Giáo Hội trên khắp thế giới” và làm cho Giáo Hội lớn lên trong mối hiệp nhất giữa tất cả mọi tín hữu với Đức Giáo Hoàng và với các vị Mục Tử ở Giáo Hội riêng, cho đến khi t́nh yêu nên tuyệt hảo.

 

Ngày của Giáo Hội

 

35.           Thế nên, Ngày Của Chúa cũng là Ngày Của Giáo Hội. Đó là lư do tại sao ở lănh vực mục vụ, khía cạnh cộng đồng của việc cử hành Chúa Nhật cần phải được đặc biệt nhấn mạnh. Như tôi đă có lần nhận định là trong nhiều thứ sinh hoạt của một giáo xứ th́ “không ǵ trọng yếu hay làm nên cộng đồng bằng việc cử hành Ngày Của Chúa và Thánh Thể của Người vào Chúa Nhật” (46). Nhận thức như thế, Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc nhở rằng cần phải cố gắng để làm sao bảo đảm là có được “trong giáo xứ một cảm quan sống động về cộng đồng trước hết nơi việc cộng đồng cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật” (47). Các bản hướng dẫn về phụng vụ sau đó cũng nhấn mạnh như thế, khi yêu cầu vào các Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, việc cử hành Thánh Thể được thực hiện b́nh thường nơi các nhà thờ hay các nguyện đường cần phải được liên kết với việc cử hành tại nhà thờ của giáo xứ, để “nuôi dưỡng cảm quan cộng đồng Giáo Hội, một cảm quan được nuôi dưỡng và thể hiện một cách đặc biệt nơi việc cộng đồng cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật, hoặc quanh vị Giám Mục, nhất là ở vương cung thánh đường, hay ở cộng đoàn giáo xứ là nơi cha sở đại diện cho vị Giám Mục” (48).

 

36.           Cuộc qui tụ lại vào Chúa Nhật là một nơi đặc biệt của mối hiệp nhất: nó là môi trường để cử hành bí tích hiệp nhất sacramentum unitatis là những ǵ sâu xa đánh dấu Giáo Hội như là một dân được qui tụ lại “bởi” và “trong” mối hiệp nhất Cha, Con và Thánh Linh (49). Đối với các gia đ́nh Kitô hữu th́ cuộc qui tụ lại vào Chúa Nhật này là một trong những diễn đạt nổi bật nhất cho thấy cái căn tính của họ cũng như “thừa tác vụ” của họ như là “giáo hội tại gia” (50), khi cha mẹ chia sẻ với con cái ḿnh ở cùng một Bàn tiệc duy nhất lời Chúa và Bánh Sự Sống. Về vấn đề này chúng ta cần phải nhắc lại rằng cha mẹ là thành phần đầu tiên cần phải dạy cho con cái ḿnh biết tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật; trong vấn đề này chúng được hỗ trợ bởi các giáo lư viên, thành phần cần phải thấy rằng vấn đề khai tâm về Thánh Lễ là một phần trong việc huấn luyện trẻ em được ủy thác cho họ, bằng cách giải thích cho chúng biết những lư do quan trọng tại sao lại có luật buộc. Cũng về khía cạnh này, khi hoàn cảnh cho phép, việc cử hành Thánh Lễ cho Trẻ Em, tùy theo các điều khoản về qui tắc phụng vụ (51), là những ǵ hữu ích.

 

Ở các Thánh Lễ Chúa Nhật ở giáo xứ, v́ các giáo xứ là “các cộng đồng Thánh Thể” (52), thường thấy có những nhóm hội khác nhau, phong trào, đoàn thể, thậm chí những cộng đồng tu tŕ ít oi hiện diện trong giáo xứ. Điều này giúp cho mọi người cùng nhau cảm nghiệm thấy được những ǵ chung sâu xa nhất, vượt ra ngoài cả những đường lối thiêng liêng riêng mang tính cách nổi bật một cách hợp t́nh hợp lư khi được thẩm quyền Giáo Hội nhận thức (53). Đó là lư do tại sao vào Chúa Nhật, ngày tụ họp, không nên khuyến khích có những Thánh Lễ cho nhóm nhỏ: bởi v́ nó không phải chỉ là vấn đề bảo đảm rằng những cuộc qui tụ của giáo xứ không thể nào thiếu thừa tác vụ của các vị linh mục, mà c̣n để bảo đảm rằng sự sống và mối hiệp nhất của cộng đồng Giáo Hội được hoàn toàn bảo toàn và cổ vơ (54). Việc ban phép những thứ châm chước có thể bị hạn chế một cách rơ ràng liên quan đến điều chỉ dẫn tổng quát này tùy thuộc vào sự nhận định khôn ngoan của các Vị Chủ Chăn nơi Giáo Hội riêng, khi các vị cứu xét tới những nhu cầu đặc biệt ở lănh vực huấn luyện và chăm sóc mục vụ, cũng như chú ư tới thiện ích của cá nhân hay nhóm hội, nhất là những thiện ích mà các thứ châm chước ấy có thể mang lại cho toàn thể cộng đồng.  

 

Một dân lữ hành

 

37.           V́ Giáo Hội lữ hành qua gịng thời gian nên việc qui chiếu về Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô cũng như việc tái diễn hằng tuần cuộc tưởng niệm long trọng này là những ǵ nhắc nhở chúng ta về cuộc lữ hành có tính cách cánh chung của Dân Chúa. Từ Chúa Nhật này đến Chúa Nhật kia, Giáo Hội tiến về “Ngày Của Chúa” sau hết, một Chúa Nhật không cùng. Niềm trông mong Chúa Kitô đến được ghi khắc trong chính mầu nhiệm Giáo Hội (55) và được sáng tỏ nơi hết mọi cuộc cử hành Thánh Thể. Thế nhưng, v́ đặc biệt tưởng nhớ đến vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh mà Ngày Của Chúa gợi lên một cách mănh liệt hơn vinh quang mai này khi Người “trở lại”. Điều này làm cho Chúa Nhật trở thành một ngày Giáo Hội, ở một nghĩa nào đó, khi chiếu tỏ hơn nữa căn tính là “Hiền Thê” của ḿnh, ngưỡng vọng về thực tại cánh chung Giêsusalem thiên quốc này. Khi qui tụ con cái ḿnh lại thành cộng đồng Thánh Thể và dạy cho họ biết chờ đợi “Vị Phu Quân thần linh”, Giáo Hội đang thực hiện một thứ “thao luyện ḷng ước mong” (56), v́ được tiên hưởng niềm vui trời đất mới, lúc mà thành thánh là tân Gia Liêm từ nơi Thiên Chúa mà xuống “sẵn sàng như cô dâu trang điểm để nghênh đón phu quân của ḿnh” (Rev 21:2).

 

Một ngày hy vọng

 

38.           Được quan niệm như thế, Chúa Nhật không phải chỉ là ngày đức tin mà c̣n là ngày của niềm hy vọng Kitô giáo nữa. Việc thông phần vào “Bữa Tiệc Ly của Chúa” là việc ngưỡng vọng đến cuộc cánh chung “hôn lễ của Con Chiên” (Rev 19:9). Khi cử hành việc tưởng niệm Chúa Kitô này, một Chúa Kitô phục sinh và lên trời, cộng đồng Kitô hữu đợi chờ “trong niềm hy vọng hân hoan về việc Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô tới” (57). Được canh tân và nuôi dưỡng bằng nhịp điều hằng tuần tha thiết này, niềm hy vọng Kitô giáo trở thành men và ánh sáng cho niềm hy vọng của nhân loại. Đó là lư do tại sao Lời Nguyện Cộng Đồng chẳng những cầu xin cho các nhu cầu của cộng đồng Giáo Hội riêng mà c̣n cho những nhu cầu của toàn thể nhân loại nữa; và Giáo Hội, khi qui tụ lại với nhau để cử hành Thánh Thể, tỏ cho thế giới thấy rằng Giáo Hội cảm thấy như là của ḿnh “các niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo âu của con người ngày nay, nhất là của thành phần nghèo cũng như của tất cả những ai khổ đau” (58). Bằng việc hiến dâng Thánh Thể Chúa Nhật, Giáo Hội tôn vinh chứng từ được con cái ḿnh nỗ lực dâng hiến mỗi ngày trong tuần khi loan truyền Phúc Âm và thực thi bác ái nơi thế giới hoạt động cũng như nơi tất cả những công việc của đời sống; nhờ đó Giáo Hội chiếu tỏ hơn nữa căn tính của ḿnh” như là một bí tích, hay là dấu hiệu và là dụng cụ cho mối hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với toàn thể nhân loại” (59)

 

Bàn tiệc lời Chúa

 

39.           Trong mỗi việc cử hành Thánh Thể, Chúa Kitô Phục Sinh được gặp gỡ nơi cộng đồng Chúa Nhật ở bàn tiệc Lời Chúa và Bánh Sự Sống. Bàn tiệc Lời Chúa cống hiến cùng một kiến thức về lịch sử cứu độ, nhất là Mầu Nhiệm Vượt Qua, được chính Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ cho các môn đệ của Người biết: chính Chúa Kitô phán dạy, hiện diện nơi lời của Người “khi Thánh Kinh được đọc trong Giáo Hội” (60). Ở bàn tiệc Bánh Sự Sống, Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện một cách thực sự, về bản thể và lâu dài suốt cuộc tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Người, và Bánh Sự Sống được cống hiến như là một bảo chứng cho vinh quang mai hậu. Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc nhở rằng “Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi cả hai hợp thành một tác động tôn thờ duy nhất” (61). Công Đồng này cũng chủ trương rằng “bàn tiệc Lời Chúa được dọn ra dồi dào hơn nữa cho tín hữu, mở ra cho họ tràn đầy các kho tàng Thánh Kinh hơn nữa” (62). Rồi Công Đồng truyền rằng, trong các Thánh Lễ Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, không được bỏ bài giảng trừ khi có lư do quan trọng (63). Những điều truyền dạy hợp thời này đă được trung thành thể hiện nơi việc canh tân phụng vụ, một canh tân được Đức Phaolô VI, khi dẫn giải về việc cống hiến dồi dào hơn các bài đọc Thánh Kinh vào Chúa Nhật cũng như các ngày lễ trọng, viết rằng: “Tất cả những điều ấy đă được truyền dạy để nuôi dưỡng mỗi ngày một hơn nơi tín hữu ‘nỗi đói khát nghe lời Chúa’ (Am 8:11), một nỗi đói khát, theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thúc đẩy Dân Tân Ước hướng về mối hiệp nhất trọn vẹn của Giáo Hội” (64).

 

40.           Khi xét đến Thánh Thể Chúa Nhật hơn 30 năm sau Công Đồng này, chúng ta cần thẩm định xem Lời Chúa được loan báo tốt đẹp biết bao và Dân Chúa gia tăng một cách hiệu quả biết là chừng nào về kiến thức cùng ḷng mến yêu Thánh Kinh (65). Có hai khía cạnh về vấn đề này, đó là khía cạnh cử hành và khía cạnh tiếp thu riêng, hai khía cạnh rất liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở lănh vực cử hành, sự kiện Công Đồng cho phép công bố Lời Chúa bằng ngôn ngữ của cộng đồng tham dự việc cử hành là những ǵ cần phải làm bừng lên một cảm thức trách nhiệm mới đối với Lời Chúa, để “tính chất chuyên biệt của sách thánh” chiểu tỏ “ngay trong cách đọc hay hát” (66). Ở lănh vực tiếp thu riêng, việc nghe lời Chúa được công bố cần phải được sửa soạn kỹ lưỡng nơi linh hồn tín hữu bằng một khả thức về Thánh Kinh, và khi mục vụ cho phép, bằng những sáng kiến đặc biệt để hiểu biết sâu xa hơn các bài đọc thánh kinh, nhất là những bài đọc được sử dụng cho Chúa Nhật và các lễ trọng. Nếu cá nhân và gia đ́nh Kitô hữu không thường xuyên kín múc sự sống mới từ việc đọc sách thánh bằng tinh thần cầu nguyện và lắng nghe Giáo Hoôi dẫn giải (67), th́ nguyên việc loan báo phụng vụ Lời Chúa khó có thể làm trổ sinh hoa trái theo ḷng chúng ta mong đợi. Đây là giá trị của những hoạt động nơi các cộng đồng giáo xứ có thể qui tụ lại trong tuần những ai dự phần vào Thánh Thể là linh mục, các thừa tác viên và tín hữu (68), để sửa soạn phụng vụ Chúa Nhật, suy niệm trước Lời Chúa sẽ được công bố. Mục tiêu được nhắm đến ở đây là để cho toàn thể việc cử hành, cầu nguyện, ca hát, lắng nghe, chứ không phải chỉ có vấn đề giảng giải, thể hiện một cách nào đó đề tài của phụng vụ Chúa Nhật, hầu tất cả mọi người dự phần có thể mănh liệt thấm nhuần việc cử hành này. Hiển nhiên là tùy thuộc nhiều vào những ai thi hành tác vụ Lời Chúa. Họ có nhiệm vụ cần phải sửa soạn việc suy niệm Lời Chúa bằng cách nguyện cầu và học hỏi sách thánh, hầu họ có thể nhờ đó diễn tả nội dung của sách thánh một cách trung thực và áp dụng nội dung này vào các mối quan tâm của dân chúng cũng như vào cuộc sống hằng ngày của họ.

 

41.           Cũng cần phải nhớ rằng việc loan báo phụng vụ Lời Chúa, nhất là trong cộng đồng Thánh Thể, không phải là dùng quá nhiều giờ cho việc suy niệm và dạy giáo lư như là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa với Dân của Ngài, một cuộc đối thoại bao gồm việc loan báo các kỳ công của ơn cứu độ cùng những đ̣i hỏi của Giao Ước được liên tục lập lại. Về phần ḿnh, Dân Chúa được kêu gọi đáp ứng cuộc đối thoại yêu thương này bằng việc dâng lời tạ ơn và chúc tụng, cũng như bằng việc bày tỏ ḷng trung thành của ḿnh đối với công việc liên tục “hoán cải”. Bởi thế cộng đồng Chúa Nhật ủy thác cho chúng ta vấn đề thực hiện việc lập lại một cách ư thức những lời hứa quyết rửa tội của chúng ta, một việc ư thức lập lại, ở một nghĩa nào đó, được bao gồm nơi việc đọc Kinh Tin Kính, và là một phần chuyên biệt của phụng vụ Lễ Vọng Phục Sinh cũng như của việc ban phép rửa trong Thánh Lễ. Trong bối cảnh ấy, việc loan báo Lời Chúa trong việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật mặc lấy một cung điệu trọng thể như trong Cựu Ước vào những lúc lập lại Giao Ước, lúc Lề Luật được công bố và cộng đồng Do Thái được kêu gọi – như một Dân Tộc trong sa mạc ở chân núi Sinai (x Ex 19:7-8; 24:3-7) – lập lại tiếng “xin vâng” của ḿnh, lập lại quyết tâm của họ tỏ ra muốn trung thành với Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh của Ngài. Khi tuyên phán lời của ḿnh, Thiên Chúa đợi chờ việc đáp ứng của chúng ta: một đáp ứng đă được Chúa Kitô thực hiện cho chúng ta bằng lời “Amen” của Người (x cf. 2Cor 1:20-22), và là một đáp ứng vang vọng nơi chúng ta bởi Thánh Linh, để những ǵ chúng ta nghe có thể làm cho chúng ta được thấm nhuần sâu xa hơn (69).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ văn khố điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh: http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_05071998_dies-domini_en.html