<6> Đơn Sơ Bình Thản NHƯ TRẺ NHỎ

 

              Trong câu chuyện về cách thức hai chị em Matta và Maria tiếp đón Chúa Giêsu (xem Luca 10:38-42) khi Người ghé thăm các cô cũng cho chúng ta hình ảnh hai thành phần: người lớn và "như trẻ nhỏ".

 

         Tiêu biểu cho thành phần người lớn ở đây là cô chị Matta và tiêu biểu cho thành phần "như trẻ nhỏ" ở đây là cô em Maria.

        Cô chị tỏ ra là người lớn trong cuộc tiếp đón Chúa Giêsu này không phải là thái độ "nâng mình lên" của cô. Trái lại, cô còn tỏ ra mình là người phục dịch hơn ai hết, bằng việc "bận bịu với đủ mọi tiết mục tiếp đón" (Luca 10:40).

 

         Ở đây, Matta không phải là loại người lớn như Simon, người Pharisiêu mời Chúa Giêsu đến nhà dùng bữa tối với mình, song ông đã không coi trọng Người và đã tiếp đón Người cách lạnh nhạt (xem Luca 7:44). Trái lại, Matta coi trọng Chúa Giêsu, vì cô biết rõ Người là ai. Không phải chính cô là người đã tuyên xưng Đức Tin của mình nơi Chúa Giêsu trước khi Người làm cho Lazarô, em của cô sống lại ra khỏi mồ hay sao:

 

"Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa: Đấng phải đến trong thế gian" (Gioan 11:27)

 

         Cho dù về phương diện nhận biết Chúa Giêsu, Matta thực sự tỏ ra mình thuộc về thành phần "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta", thành phần "giống như trẻ nhỏ" thôi, chứ chưa "sống như trẻ nhỏ" về phương diện thực tế.

 

         Ở điểm này, Matta gần giống với trường hợp của thánh Phêrô. Sau khi tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), thánh Phêrô lại bị Thày quở trách thậm tệ: "Cút ngay đi, ngươi là đồ Satan! Ngươi đang cám dỗ Ta vấp phạm. Ngươi không phán đoán theo Thiên Chúa gì cả, chỉ rặt theo kiểu loài người thôi" (Mathêu 16:23).

 

            Tội nghiệp cho cả thánh Phêrô lẫn cô chị Matta là hai nhân vật tâm giao của Chúa Giêsu, chỉ vì muốn tỏ ra hết lòng quí mến Người, qua việc can ngăn Người (Phêrô) và qua việc bận bịu tiếp đón Người (Matta), mà đã "bị" Người sửa dạy cho một cách thẳng tay như vậy.

 

         Theo thường tình, tâm tình quí mến của con người một khi không được nhận thức mà còn bị phũ phàng phủ đầu như vậy, phản ứng của con người trần gian, con người lớn là bất mãn, giận dỗi có thể đưa đến đoạn tuyệt tình nghĩa.

 

        Thế mà, dù "bị" Chúa Giêsu sửa dạy đến mất mặt như vậy, thánh Phêrô và cô chị Matta vẫn gắn bó với Người như thường, chứ không bỏ Người mà đi như một số môn đệ khác, những người chưa hề bị Người "mắng" vào mặt, chỉ mới nghe thấy những lời "chói tai" (Gioan 6:60) của Người về bánh hằng sống (xem Gioan 6:66), đã tỏ ra tinh thần "như trẻ nhỏ" của hai vị rồi.

 

         Tuy nhiên, trong trường hợp mà hai vị được Chúa Giêsu sửa dạy cho mỗi người một lúc khác nhau này, hai vị đã tỏ ra sai lầm, không hợp với Chúa Giêsu ở chỗ nào? Phải chăng các vị đã tỏ ra mình là người lớn trước mặt Chúa Giêsu??

 

         Tuy khác nhau về trường hợp xẩy ra, song cả thánh Phêrô và cô chị Matta đều vấp phạm cùng một điều tối kị làm cho hai vị không "sống như trẻ nhỏ" như Chúa Giêsu mong muốn. Đó là, còn "phán đoán theo kiểu cách loài người".

 

         Thanh Phêrô thì tỏ ra tiếc xót cho Thày qua những lời lẽ không muốn Chúa Giêsu chịu khổ nạn và tử giá, sau khi nghe Người lần đầu tiên tiết lộ cho biết. Còn cô chị Matta thì tỏ ra chỉ lo làm những việc phụ thuộc, hình thức bề ngoài, để làm sao cho thật xứng đáng tiếp rước Chúa Giêsu là vị thượng khách của chung gia đình mình cũng như của riêng chính mình.

            Riêng trường hợp của cô chị Matta, tự việc làm sao tiếp đón Chúa Giêsu cho xứng đáng của cô theo tự nhiên thì có vẻ rất hợp tình và hợp lý. Bởi thế, sở dĩ Chúa Giêsu có lên tiếng trách cô là vì tâm trạng lo lắng thái quá của cô, chứ không phải là vì việc làm của cô:

"Matta, Matta, con lo lắng va phiền muộn về nhiều thứ. chỉ có một điều cần duy nhất mà thôi. Maria đã chọn phần tốt hơn, sẽ không ai lấy đi được". (Luca 10:41-42)

 

            Thế nhưng, căn cứ vào lời trách yêu của Chúa Giêsu này, hình như Người còn muốn nơi Matta một điều gì hơn thế nữa, mà theo lời Người nói, đó là "một điều cần duy nhất". "Điều cần duy nhất" này,  Chúa Giêsu đã tỏ cho Matta biết là gì, khi Người đề cập đến người gây "phiền muộn" cho Matta (xem Luca 10:39) là Maria.: "Maria đã chọn phần tốt hơn".

 

            Phải, "phần tốt hơn" mà Maria đã chọn như Chúa Giêsu có ý muốn nói ở đây là gì, để Matta cũng phải chọn lam như thế mới đẹp lòng Chúa, nếu không phải là việc: "Ngồi đưới chân Chúa mà nghe lời Người" (Luca 10:39).

 

            Như thế, phải chăng Chúa Giêsu muốn nói với Matta:

 

                 -   "Phần tốt hơn" ở đây chính là "Lời Người", chứ không phải đồ ăn thức uống hay chỗ nghỉ ngơi'    

                -   "Chọn phần tốt hơn" ở đây là chọn "ngồi dưới chân Chúa", chứ không phải lăng xăng bận bịu đủ thứ, và

              -  "Chỉ có một điều cần duy nhất" là "nghe Lời Người", chứ không phải tự ý tìm cách lam sao cho đẹp lòng Người.

 

            Tóm lại, qua câu chuyện về cách thức hai chị em Matta và Maria tiếp đón Chúa Giêsu:

 

        "Trở nên như trẻ nhỏ" là  trở nên dễ dạy  bằng việc chú tâm "lắng nghe Lời Chúa", để có thể phán đoán cũng như hành  động theo đúng Thánh Ý của Thiên Chúa. 

 

 

            Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu

 

Con hãy lam những gì khó chịu nhất đối với bản tính tự nhiên của con, nhưng hợp với ý muốn của Cha.  (12/6/1966)

 

Con hãy nhìn Cha trên thanh gia nay.

Sự từ bỏ ma Cha đòi hỏi nơi con,

hỡi con yêu dấu, la thế nay:

đời con phải hoan toan

phù hợp với Thanh Ý của Cha.

Qua khứ, hiện tại, tương lai la việc của Cha.

Con chỉ có việc sẵn sang

đap ứng tac động của ơn thanh trong con.

Hãy nhìn xem Cha trong mọi sự.

(13/6/1966)

           

         Cac con hãy lam việc,

            hỡi cac con ong nhỏ của Cha,

            hãy lam việc cho vinh danh Cha.

            Hãy hút lấy Lời Cha, hút say mê.

            Hãy cống hiến Lời Cha

            lam của nuôi cho cac linh hồn bé nhỏ.

            Những linh hồn nao tiếp nhận với Đức Tin,

            Lời Cha sẽ trở nên mật ngọt ngao nhất cho họ.

         (26/6/1966)

 

Trong khi nguyện gẫm con đừng lo lắng

tìm tòi cho biết phải nói gì với Cha.

Con hãy phó thac con cho Cha.

Cha sẽ soi dẫn con.

Linh hồn con cứ ở yên trước mặt Cha.

Trong thầm lặng

con hãy tựa vao trai tim Cha.

(6/7/1966)

 

            Con thấy không,

.           những người cao kiến không phải luôn luôn

            hiểu được mối thân tình êm dịu của Cha

            trong cac linh hồn. Nhưng,

            thế giới của những người bé nhỏ

            có những "giây trời" bắt

            trúng lan sóng yêu đương, không sai lầm.

            Nguồn ân ai vô tận

            thoat ra từ trai tim rộng mở của Cha

            lan tran trên tất cả mọi người, không trừ ai.

         (4/11/1966)

 

         (Lạy Chúa, Chúa muốn gì nơi cac linh hồn nhỏ của Chúa?)

Họ hãy ở trong trạng thai hoan toan tùy thuộc vao Cha.Họ hãy lắng nghe Lời Cha.Nhiệt thanh với Đức Mẹ,

ca ngợi tôn vinh Mẹ trong mọi sự...Hơn nữa, họ phải cam kết hằng ngay đọc kinh Mân Côi với hết tâm hồn

để cầu cho hòa bình thế giới va cho riêng mỗi tâm hồn. Va cũng để đền tạ những tội va những điều xúc phạm

ma Cha hằng ngay phải chịu.Họ phải trung thanh thực thi bac ai, nghĩa la phải thương yêu anh em mình vì lòng kính mến Cha, va phải lam ơn lanh cho anh em như mình muốn anh em lam cho mình....Dầu cac con ở trong thế gian hay ngoai thế gian, cac con hãy can đảm ôm lấy thanh gia mỗi ngay, với lòng nhiệt thanh, với hết tâm hồn cac con.(22/5/1967)Linh hồn nao chấp nhận để Cha yêu thương, sẻ được hoan lạc bình an va tất cả nguồn phong phú của Đấng Tự Hữu.

 

(28-1-167)

Con đừng lam gì tự ý con, hãy lam mọi sự bởi Chúa Thanh Thần, Đấng ngự trong con. (9-4-1975)