Kitô Giáo: Nhân Bản Trọn Lành!

 

Nếu thân phận siêu việt của Đức Giêsu Kitô đã chứng thực Kitô giáo có tính cách thần linh thế nào, thì đời sống của Ngài làm nên tinh thần và giáo thuyết Kitô Giáo cũng chứng thực tính cách nhân bản trọn lành của Kitô giáo như vậy.
            Đúng thế, để người Do Thái có thể dễ nhận ra mình hơn, Chúa Giêsu còn chứng minh về nguồn gốc và thân phận thần linh của mình, chẳng những bằng việc căn cứ vào Sách Thánh của dân Do Thái, mà nhất là còn nại đến chính các việc Ngài làm, như Phúc Aâm Gioan ghi nhận ở đoạn 10, câu 37 và 38: “Nếu Tôi không thi hành những việc của Cha Tôi thì qúi vị đứng có tin Tôi. Nhưng nếu Tôi quả thực làm những việc của Người, cho dù qúi vị không tin vào Tôi đi nữa, thì cũng hãy tin nơi những việc này, để nhận ra rằng Cha ở trong Tôi và Tôi ở trong Người”. Đúng thế, Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Cha là vì Ngài làm theo ý Cha Ngài, như Phúc Aâm Gioan ghi lại ở đoạn 6, câu 38, lời Ngài tuyên bố với người Do Thái: “Tôi từ trời xuống không phải để làm theo ý Tôi mà là ý của Đấng đã sai Tôi”.
            Nếu Chúa Giêsu chỉ làm theo ý Cha mình như thế, thì tất cả mọi việc Ngài làm đều là những việc của Thiên Chúa, đồng thời cũng là những việc tỏ Thiên Chúa ra. Mà những việc của Thiên Chúa và tỏ Thiên Chúa ra đây là gì, nếu không phải là những việc “Người muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý”, như vị Tông Đồ Dân Ngoại đã xác tín trong thư thứ nhất viết gửi cho môn đệ Timôthêu của mình, ở đoạn 2, câu 4, hoàn toàn ứng hợp với dự án Người đã tỏ cho Abraham là tổ phụ dân Do Thái biết, như đã được trưng dẫn trước đây.
            Vì Thiên Chúa “muốn mọi người được cứu rỗi” như thế mà những việc Người làm đều là những việc yêu thương, những việc tỏ ra Người “là Cha trọn lành trên trời”, như Chúa Giêsu đã truyền dạy các môn đệ Ngài phải nên giống như Người, ở đoạn 4, câu 48, Phúc Aâm Mathêu. Chính việc hiện diện của Đức Giêsu Kitô trên thế gian này là việc chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương, như tông đồ Gioan nhận định trong thư thứ nhất, đoạn 4, câu 9: “Tình yêu của Thiên Chúa đã tỏ ra giữa chúng ta là ở chỗ Người đã sai Con duy nhất của Ngài đến thế gian, để chúng ta nhờ Ngài được sự sống”. Nhất là việc tử giá của Đức Giêsu Kitô lại càng chứng tỏ bản tính toàn hảo của Thiên Chúa, như vị Tông Đồ Dân Ngoại xác tín trong thư gửi giáo đoàn Rôma, đoạn 5, câu 8: “Thiên Chúa đã chứng tỏ tình Người yêu chúng ta ở chỗ đang khi chúng ta còn là những tội nhân thì Đức Kitô đã chết cho chúng ta”, hay nói cách khác, Thiên Chúa “đã không tiếc Con riêng của mình, song đã trao nộp Ngài vì tất cả chúng ta” (cùng bức thư, đoạn 8, câu 32).
            Là hiện thân sống động của “Thiên Chúa là tinh yêu”, một định nghĩa vô cùng tuyệt hảo vá chính xác như người môn đệ Gioan được Chúa Giêsu yêu cảm nhận và diễn tả trong thư thứ nhất của mình ở đoạn 4, câu 8 hay câu 16, như thế, Chúa Giêsu đã là gương mẫu yêu thương trọn lành cho con người, qua việc Ngài hạ mình phục vụ và  hy sinh tự hiến để cứu độ con người, theo lời Ngài tuyên nhận với các môn đệ, như được ghi nhận trong Phúc Aâm Mathêu, đoạn 20, câu 28: “Con Người đến không phải để được phục vụ, song để phục vụ, để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người”.
            Qủa thế, theo đạo lý thâm sâu nhất của các tôn giáo lớn trên thế giới, hay theo triết lý Hy Lạp một thời được coi là khôn ngoan nhất loài người,  tất cả đều không hề nói đến việc phục vụ, nhất là việc “ai muốn làm đầu phải đặt mình ở dưới hết mọi người và làm tôi tớ cho mọi người”, như lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ của mình, được ghi nhận ở đoạn 9, câu 35, Phúc Aâm Marcô. Trái lại, cả hai nền đạo lý và triết lý trước Chúa Kitô giáng sinh cả 500 năm đều chủ trương và tỏ ra, không minh nhiên thì mặc nhiên, coi thường tất cả những gì là yếu đuối, như phụ nữ, ghê tởm những gì là hèn hạ, như vật chất mà hiện thân của nó là xác thịt, hủy hoại những gì là phản tự nhiên, như đau khổ.
            Thế mà, vị giáo tổ Kitô giáo lại tỏ ra “pro” những gì là yếu đuối, là hèn hạ và là phản tự nhiên này, đúng như lời Ngài minh định về dự án cứu độ của Thiên Chúa, Đấng đã sai Ngài, được Phúc Aâm Gioan ghi lại ở đoạn 3, câu 17: “Thiên Chúa không sai Con đến thế gian để luận phạt thế gian, song để thế gian nhờ Ngài mà được cứu”, cũng như lời Ngài minh xác mục tiêu vào trần gian của Ngài hợp với dự định cứu độ của Thiên Chúa, được Phúc Aâm Luca ghi lại ở đoạn 5, câu 32: “Tôi đến không phải để mời gọi người công chính cải hối, mà là tội nhân”. Chính việõc Ngài “đã hóa thành nhục thể”, như Phúc Aâm Gioan, đoạn 1, câu 14, xác nhận, cũng đủ chứng tỏ Ngài “pro” những gì là hèn hạ trước mắt thế gian. Rồi việc Ngài “sinh bởi người nữ”, như vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đề cập đến trong thư gửi giáo đoàn Galata, đoạn 4, câu 4, cũng cho thấy Ngài tôn trọng những gì là yếu đuối trước mặt thế gian. Và việc Ngài “vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”, như Tông Đồ Phaolô nhận định trong thư gửi giáo đoàn Philiphê, đoạn 2, câu 8, cũng nói lên việc Ngài muốn “chế ngự sự dữ bằng sự lành”, một tinh thần được vị Tông Đồ này truyền lại cho giáo hữu Rôma trong đoạn thư 12, câu 21.
            Kết qủa là việc Ngài sống lại từ trong kẻ chết, tức việc, như Tông Đồ Phaolô nhận định trong thư gửi giáo đoàn Rôma, đoạn 6, câu 9: “Ngài không còn chết nữa, sự chết không còn làm gì Ngài được nữa”, Ngài đã toàn  thắng sự dữ, dưới hình thức luân lý như tội lỗi, hay dưới hình thức tự nhiên như sự chết. Nghĩa là, nơi thân xác phục sinh của mình, Ngài đã hoàn toàn biến đổi thân xác vốn thấp hèn, yếu đuối và băng hoại của con người thành cao cả, quyền năng và bất tử. Và nơi nhân tính vinh hiển của mình, một nhân tính được làm nên bởi hồn thiêng với xác thể không còn bị sự chết chia lìa nữa, Ngài đã ban cho nhân tính con người một tình trạng hiệp nhất vĩnh cửu, một tình trạng mà con người không thể nào có được, vì họ bị chi phối bởi lề luật tội lỗi là những gì, đã là người, ai cũng cảm thấy một xung khắc không thể chối cãi nơi bản thân mình, giữa phần thượng với phần hạ, giữa bản thân với tha nhân, cũng như giữa con người với thiên nhiên, mà cuối cùng là con người không thể thoát được bàn tay phũ phàng của quyền lực sự chết khi họ trở về với bụi đất.
            Vì Đức Giêsu Kitô phục sinh có sức tái tạo toàn thể con người cũng như thiên nhiên nơi nhân tính hiển vinh bất tử của Ngài như thế, tức là việc phục sinh của Đức Giêsu Kitô có một tác dụng tái tạo lại trật tự hoàn hảo nơi tạo vật, mà trước khi về trời hiển trị cho tới thời gian tận cùng của tạo vật trên thế gian này, Ngài đã sai truyền các môn đệ của Ngài, như được ghi lại trong Phúc Aâm Marcô, đoạn 16, câu 15: “Các con hãy đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi tạo vật”. Thế là từ đó, một kỷ nguyên mới cho riêng thế giới loài người cũng như cho chung mọi tạo vật đã được thực sự khai mở (như bài Đức Tin Kitô Giáo, trang 109, chứng thực). Thế nhưng, thời điểm chính thức bắt đầu khai mở cho Tân Kỷ Nguyên này phải kể từ Ngày Giáng Sinh của Đức Giêsu Kitô, ngày mà giữa một trời đêm lạnh, (một biểu hiệu rõ ràng cho sự chết), các thần trời đã hoan ca: “Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”, một dữ kiện còn được ghi lại trong Phúc Aâm Luca, đoạn 2, câu 14.
            Có một sự lạ là, kể từ sau Ngày Giáng Sinh của Đức Giêsu Kitô, không còn một tôn giáo chuyên biệt nào xuất hiện nữa. (Hồi Giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 sau Kitô Giáo, tự bản chất, không phải là một tôn giáo chuyên biệt, như Aán Giáo hay Phật Giáo ở Aán Độ, hoặc như Khổng Giáo hay Lão Giáo ở Trung Hoa, vì Hồi Giáo có dính dáng đến và pha trộn với Do Thái Giáo lẫn Kitô Giáo). Như thế, phải chăng Kitô giáo đã hoàn toàn đáp ứng được khát mong cứu độ và hoài vọng trường sinh của loài người, và vị giáo chủ Kitô Giáo chính là Đấng Cứu Tinh duy nhất của thế giới?
            Đúng thế, lịch sử thế giới đã không cho thấy tình trạng loài người dần dần được tái tạo hay sao, kể từ thời điểm được hiện lịch phân định BC với AD., tức từ Ngày Giáng Sinh của Đức Giêsu Kitô, nhất là từ Ngày Hạ Sinh của Nhiệm Thể Người là Giáo Hội Kitô Giáo, nghĩa là từ ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày Thần Linh Thiên Chúa được sai đến để canh tân bộ mặt trái đất, qua thành phần môn đệ trung thực của Chúa Kitô, thành phần chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời rao giảng cũng như bằng đời sống Tin Mừng Phục Sinh, Tin Mừng Cứu Độ, Tin Mừng Yêu Thương, Tin Mừng An Bình!
            Phải, môn đệ của Chúa Kitô, theo tác động Thần Linh của Người để sống trọn vẹn đức tin, đã và đang hoàn thành Lệnh Truyền Phục Sinh của Người cho đến tận thế, như được ghi lại trong Phúc Aâm Mathêu, đoạn 28, từ câu 18 đến câu 20: “Thày đã được toàn quyền trên trời dưới đất; bởi thế, các con hãy đi mà tuyển mộ các môn đồ ở khắp các dân nước. Các con hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các con hãy dạy họ thực hành mọi điều Thày đã truyền cho các con. Và hãy biết rằng Thày luôn ở với các con cho đến tận thế”.
            Thật vậy, tất cả Tin Mừng Phúc Aâm mà Giáo Hội Chúa Kitô loan báo và truyền giảng cho thế giới từ trước tới nay, được bắt đầu từ và chính yếu ở, biến cố và mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng “được toàn quyền trên trời dưới đất”, Đấng toàn thắng tội lỗi và sự chết. Bởi thế, Tin Mừng Phúc Aâm chính là Tin Mừng Phục Sinh, Tin Mừng Giải Thoát, Tin Mừng Cứu Độ; và truyền giảng Tin Mừng Phúc Aâm là Tin Mừng Phục Sinh này tức là loan báo cho riêng loài người cũng như cho chung mọi tạo vật biết rằng tạo vật đã được Thiên Chúa hoàn toàn giải phóng, hoàn toàn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô phục sinh, khi con người được tái sinh trong Bí Tích Rửa Tội “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, để thông phần vào Sự Sống Thần Linh của Chúa Ba Ngôi.
            Và Sự Sống Thần Linh mà loài người, thành phần được Thiên Chúa nhập thể mặc lấy nhân tính của mình, đại diện cho mọi tạo vật, được thông phần và thừa hưởng ngay trên thế gian này là gì, nếu không phải là Sự Sống của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh cũng là Sự Sống Ba Ngôi, như đã được hùng hồn và hết sức tỏ tường chứng thực nơi đời sống của các thánh nhân qua các thế kỷ Kitô giáo. Nếu Sự Sống Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô không hoàn toàn làm chủ con người, và Sự Sống Ba Ngôi Toàn Aùi không tràn đầy tâm trí, thì con người đã không thắng vượt được tội lỗi và sự chết nơi mình, để có thể xả thân cứu vớt đồng loại của mình, như thánh Maximilianô Kolbe, vị đã bị thiêu ở Auschwitz ngày 15-8-1941, vì tự nguyện chết thay cho một người gia trưởng, ông Francois Gajawniczek, hoặc có thể phục vụ “người nghèo nhất trong các người nghèo” 50 năm trường ngay giữa lòng Aán Giáo, như Mẹ Têrêsa Calcutta, một nhân vật đã được cả thế giới ngưỡng mộ như một vị thánh sống thời đại.
            Kết qủa là, không nhiều (như ở Aâu Châu) thì ít (như ở Á Châu), mọi dân nước, (chứ không nguyên ở riêng vùng nào), đều đã đón nhận Tin Mừng Phục Sinh, cũng đủ nói lên chân lý được Phúc Aâm Gioan, đoạn 1, câu 9, xác tín, đó là: “Ánh sáng đã đến trong thế gian, ánh sáng thật chiếu soi mọi người”. Như thế không có nghĩa là giáo thuyết của các đạo giáo trước Kitô Giáo đều là giả tạo, là sai quấy, nói cho đúng hơn, tự bản chất và xét theo mục tiêu của mình, các giáo thuyết này cũng mang tính cách soi sáng, một sáng soi phản ánh một phần nào “ánh sáng thật” và báo trước “ánh sáng thật”, một ánh sáng sẽ mọc lên như mặt trời của Ngày Cứu Chuộc, “Ngày Chúa đã dựng nên” (lời họa của bài Đáp Ca Đại Lễ Phục Sinh). Nói cách khác, đạo lý của các tôn giáo chính khác, trừ Do Thái Giáo, đều là những gì do tâm trí con người nghĩ ra, theo khuynh hướng và nỗ lực tìm kiếm cùng đích tối hậu của mình là Thiên Chúa, một Thực Tại Thần Linh Toàn Chân Thiện Mỹ, Đấng sẽ tỏ mình ra, “vào thời gian sau hết” (Heb.1:2), hoàn toàn và trọn vẹn nhất, nơi Đức Giêsu Kitô Cứu Thế.