Giáo Tổ Kitô Giáo: Thực Tại Thần Linh 

 

Cho dù không có một Giêsu lịch sử bị dân Do Thái phủ nhận đi nữa, thì cũng phải có một vị nào đó như Ngài mới có thể nói được những lời mà loài người không ai dám nói và dám dạy.
            Trước hết, ai dám nói những lời như Ngài đã công khai tuyên bố với dân Do Thái: “Tôi là ánh sáng thế gian; ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống”, như đã được ghi lại trong Phúc Aâm theo thánh ký Gioan, đoạn 8, câu 12; hay những lời Ngài tự nhận với các môn đệ của Ngài: “Thày là đường, là sự thật và là sự sống”, cũng Phúc Aâm trên, đoạn 14, câu 6.
            Sau nữa, ai dám dạy những điều như Ngài. Theo Phúc Aâm Mathêu, đoạn 5, câu 39 và 44, Ngài đã dạy cho cả môn đệ của mình lẫn dân chúng tuốn đến nghe lời Ngài: “Bị tổn thương đừng có chống lại... ai tát má này hãy chìa cả má kia cho họ... Hãy yêu thương kẻ thù mình và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình”, hơn là chỉ “từ bi hỉ xả” thứ tha mà thôi; hay câu 28 cùng đoạn: “ai nhìn một người đàn bà theo nhục dục thì đã ngoại tình với bà ta rồi”, chứ không phải chỉ hủy bỏ tục “đa thê” là đủ, và còn phải tôn trọng nữ giới tận đáy lòng con người nữa; hoặc ở đoạn 6, câu 25, 32 và 33 cũng của Phúc Aâm này, Người dạy “đừng lo lắng đến cuộc sống của mình... Cha các con biết mọi sự các con cần. Hãy tìm kiếm nước Ngài và sự công chính của Ngài trước”, nghĩa là bình an vui sống phụng sự Chủ Thể Tối Cao, Thượng Trí, Toàn Năng là Cha Toàn Ái của mình, hơn là chỉ sống “vô vi” theo định luật xoay vần “chuyển dịch” vô thức; cũng trong Phúc Aâm trên đây, đoạn 20, câu 27, Ngài dạy riêng các môn đệ của Ngài là: “Ai muốn làm đầu phải làm tôi tớ cho mọi người”, hơn là chỉ nhắm đến chính việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” theo giai cấp “quân, sư, phụ” v.v.
            Cho dù không có một nhân vật Giêsu Nazarét, giáo tổ của Kitô giáo đi nữa, nhưng không ai có thể phủ nhận được những câu nói phi thường như được trích dẫn trên đây từ những cuốn sách Phúc Aâm viết về Ngài, thì những câu nói có tính cách thần linh này cũng phải có tác giả của chúng. Và vị tác giả của những câu nói trên đây chắc chắn không phải là một nhân vật tầm thường, vì tự mình, một con ngườiï thuần túy không thể nào biết được điều đó, nếu không thì các vị giáo tổ có trước Kitô giáo cả 500 năm đã nói lên những đạo lý tuyệt vời này rồi, chứ làm gì phải đợi đến vị giáo tổ Kitô giáo.
            Nếu cho rằng những lời nhân vật Giêsu, giáo tổ Kitô giáo, tự nhận và tuyên bố về mình trên đây: “Tôi là ánh sáng thế gian”, “Thày là đường, là sự thật và là sự sống”, là kiêu ngạo, là lộng ngôn, qủa đáng cho bị dân Do Thái âm mưu sát hại, thì tại sao lại xẩy ra những sự kiện sau đây trong lịch sử loài người.
            Sự kiện thứ nhất là, trong tất cả các tôn giáo lớn của loài người, chỉ có Kitô giáo mới có mặt trên khắp thế giới. Như thế không đủ chứng tỏ Kitô giáo phải hợp với đại đồng nhân loại, và vị giáo tổ của Kitô giáo phải thực sự “là đường”, tức “là đạo”, hay “là đạo giáo”, nghĩa là tất cả những gì hợp với niềm tin linh thiêng và khát vọng tâm linh của con người, mới được các nơi, chứ không riêng gì vùng nào hay thời nào, chấp nhận hay sao!
            Sự kiện thứ hai là, cũng trong cả các đạo giáo của loài người, chỉ có Kitô giáo là bị bắt bớ và cấm cách nhiều nhất, ngay từ ban đầu, và ở bất cứ nơi nào, thế mà không một quyền lực nào có thể hủy diệt được Kitô giáo, trái lại, Kitô giáo lại càng phát triển hơn hết. Như thế, đã không đủ hùng hồn chứng minh được vị giáo tổ Kitô đúng “là ánh sáng thế gian”, “là sự thật” như Ngài tuyên bố hay sao, vì chỉ có “là sự thật” mới muôn đời không thay đổi, và chỉ có là ánh sáng bóng tối giả tạo mới không thể thắng vượt được, trái lại, còn có khả năng dẹp tan bóng tối nữa, đúng như Phúc Aâm theo thánh ký Gioan đã nhận định ngay ở phần mở đầu, đoạn 1, câu 5: “Aùnh sáng đã chiếu trong tăm tối, song tăm tối đã không thắng vượt được ánh sáng”.
            (Ở Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo bị đảng Cộng Sản bắt bớ và cấm cách nhất, thế mà, thực tế cho thấy, như được kể lại, cán bộ lại thích gửi con cái đến học với các sơ. Trường Tabert Sài Gòn trước kia đã giáo dục không ít các con ông cháu cha ngoài Công Giáo và đã đào tạo bao nhân tài cho đất nước).
            Sự kiện thứ ba là, kể từ khi Kitô giáo xuất hiện, xuất hiện sau các tôn giáo khác, trừ Hồi Giáo, bộ mặt trái đất đã được biến đổi theo văn hóa Kitô giáo, được thể hiện qua tinh thần bác ái hy sinh phục vụ xã hội nơi Kitô hữu, nhất là nơi thành phần tu trì, điển hình nhất là dòng Nữ Tử Bác Aùi của Mẹ Têrêsa Calcutta từ 1950 tới nay trên khắp thế giới. Sự kiện này không chứng thực rằng vị giáo tổ Kitô giáo “là sự sống” hay sao, một sự sống trọn hảo, bất tận và viên mãn, một sự sống cho đi hơn nhận lãnh, một sự sống có khả năng làm phát triển con người.
            Thật vậy, thực tế đã cho thấy “xem qủa biết cây”, đúng như nguyên tắc lý luận tự nhiên dựa trên nhận xét cụ thể mà chính Đức Kitô cũng sử dụng, như được ghi lại trong sách Phúc Aâm theo thánh ký Mathêu, đoạn 7, câu 17 và 18: “cây tốt thì sinh trái tốt, và cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu và cây xấu không thể sinh trái tốt”, thì qủa thực phải có một siêu nhân lịch sử nào đó, chứ không thể nào chỉ là ma quái thuần túy mà lại có thể nói lên được những lời thần linh cao siêu, khôn ngoan và mãnh lực như được các môn đệ của Ngài ghi lại trong các Phúc Aâm.
            Phải, tôi không được diễm phúc như các tông đồ, trực tiếp nghe thấy hay nhìn thấy nhân vật Giêsu, Đấng các ngài đã nhận biết và tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, như được ghi lại trong sách Phúc Aâm theo thánh ký Mathêu, đoạn 16, câu 16. Thế nhưng, căn cứ vào chính những gì được ghi lại bởi các chứng nhân tiên khởi là các tông đồ của Ngài, hay bởi những môn đệ của các vị tông đồ này, tức căn cứ vào truyền thống, cũng gọi là Thánh Truyền, là tất cả những gì được cả hai thành phần nồng cốt này ghi lại để làm nên sổ bộ Thánh Kinh Tân Ước, như được Giáo Hội công nhận, tôi thực sự tin vị siêu nhân này là chính Đức Giêsu Kitô, giáo tổ Kitô giáo của tôi.
            Và vì đức tin của tôi được căn cứ vào Thánh Truyền, trong đó có cả Thánh Kinh, chứ không phải vào óc tưởng tượng thuần túy hay phán đoán chủ quan của mình, tôi sẽ không sợ mình là thành phần tôn thờ ngẫu tượng, tức tôn thờ những gì mình nghĩ ra, như dân Do Thái thờ con bò vàng do họ lấy vàng bạc châu báu đúc nên trong sa mạc, trên đường về Đất Hứa của họ, sau khi họ được Thiên Chúa của họ tỏ tường dùng tay Moisen giải thoát khỏi cảnh làm tôi hơn 400 năm tại nước Ai Cập. Như thế, đức tin của tôi bây giờ, tự bản chất, cũng là đức tin của các vị tông đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi của Đức Kitô nói riêng và của Kitô giáo nói chung.
            Đúng thế, không phải được diễm phúc trực tiếp nhìn thấy hay nghe thấy nhân vật Giêsu Nazarét thì các vị tông đồ không cần phải tin Ngài là ai nữa. Trái lại, theo các sách Phúc Aâm thuật lại, thì càng sống gần Ngài, các vị tông đồ hình như càng không hiểu nổi Thày mình, đến nỗi, một vị đã phản bội và trao nạp Ngài cho kẻ thù của Ngài, tất cả đã bỏ Ngài mà tẩu thoát khi Ngài bị kẻ thù xông bắt, và nhất là vị được chọn làm đầu nhóm 12 của họ lại là người trắng trợn chối bỏ Thày mình 3 lần trước nhóm người của phe bên kia v.v. Cả đến ngay trước lúc Ngài về trời, thành phần được sống gần Ngài vẫn còn hỏi Ngài về vấn đề liên quan đến vương quốc chính trị trần gian, chứng tỏ họ vẫn chưa hoàn toàn hiểu được Ngài, cho tới khi, như Ngài nói với họ ở đoạn 1, câu 8 trong Sách Tông Đồ Công Vụ: “Các con sẽ nhận được quyền lực khi Chúa Thánh Thần xuống trên các con, và các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Gialilêa, cho đến tận cùng trái đất”.
            Nếu thành phần tông đồ, dù sống gần ngay bên Đức Giêsu Kitô và với Đức Giêsu Kitô, mà cũng phải có đức tin như thế, thì Chúa Giêsu Kitô mà tôi tin, như được các ngài loan truyền và làm chưng đây, cũng chỉ là một. Và Đức Giêsu Kitô là đối tượng của đức tin này chẳng những là một nhân vật lịch sử mà còn là một nhân vật phi thời gian, đúng hơn, là một Thực Tại Thần Linh. Bởi vì, đối tượng của giác quan sẽ thay đổi và qua đi theo tính cách hữu hình và hiện tượng của nó, nhưng đối tượng của đức tin là những gì vô hình và siêu nhiên vĩnh viễn sẽ là một thực tại chân thực, không bao giờ đổi thay và qua đi.
            Chính vì Đức Giêsu Kitô, trong con người lịch sử của Ngài, còn là một thực tại siêu nhiên vô hình, tức một thực tại nói lên căn tính “là” thần linh của Ngài mà, để có thể nhận biết Ngài và chấp nhận Ngài, đúng như Ngài thực sự “là” và như Ngài tỏ mình ra cho chung nhân loại cũng như cho riêng các môn đệ của Ngài, con người cần phải có khả năng siêu nhiên là đức tin nữa, chứ không phải chỉ cần con mắt để nhìn hay lỗ tai để nghe là đủ.
            Hơn thế nữa, đức tin được phú bẩm cho con người và nơi con người để con người có thể nhận biết và chấp nhận Đức Giêsu Kitô phi thời gian còn phải được chính Thần Linh “là Thần chân lý” Người sẽ sai đến, như Người xác nhận với các môn đệ của Người trong Phúc Aâm thánh ký Gioan, đoạn 16, câu 13, tác động nữa, con người mới có thể thấu triệt được “tất cả sự thật”, tức là thấu triệt được trọn vẹn Đức Giêsu Kitô, Đấng tự xưng mình “là sự thật”, hay là thấu triệt được tất cả mạc khải của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô Thiên Sai của Ngài.
            Và chỉ khi nào con người thấu triệt được “tất cả sự thật”, tức khi con người hoàn toàn “đạt được tầm vóc viên trọn của Đức Giêsu Kitô”, như vị Tông Đồ Dân Ngoại Kitô giáo nhận định trong Thư gửi cho giáo đoàn Ephêsô, đoạn 4, câu 13 và 15, họ mới hoàn toàn làm sáng tỏ sự thật về thân phận làm người của mình, cũng như mới thực sự sống và mới sống thực sự.