ĐẠO BINH HỒN NHỎ:
TINH THẦN VÀ ĐỜI SỐNG CÁC HỒN NHỎ

Tóm lại, nếu “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24) đã “tự hư không hóa” (Phil.2:6) nơi Đấng “tuy thân phận là Thiên Chúa song cũng không cứ phải cho mình ngang hàng với Thiên Chúa mới được... (và) đã mặc lấy thân phận tôi đòi, được sinh ra giống hình ảnh con người” (Phil.2:6-7), thì tất cả những gì là kiêu căng, tự tôn, tự cao, tự đại, tự mãn v.v. đều là tinh thần phản kitô. Và nếu “Thiên Chúa là tình yêu” (1Jn.4:8,16) đã “đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ” (Mt.20:28), nơi Đấng “đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil.2:8) “để hiến mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt.20:28), thì tất cả những gì là nổi loạn, chống đối, bất phục tùng, ghen ghét, đố kỵ, khinh thường và sát hại nhau v.v.  đều là các việc làm của thành phần phản kitô. Có thể nói thành phần phản kitô là thành phần kiêu căng tự ái, tôn sùng mình hơn kính Chúa yêu người. Do đó, Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu (cuốn sách ghi lại tất cả các lời Chúa Giêsu tâm sự riêng với nữ sứ giả của Người tại Bỉ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II) ngày 16-4-1970 mới lập lại lý do hiện hữu của Đạo Binh Hồn Nhỏ như sau:

Þ     “Cha đến để lay động cái ù lì của các dân tộc, tình trạng lãnh đạm nơi những người Kitô hữu trung bình; và để tái sinh tình yêu trong những tấm lòng tinh tuyền. Theo tình thương của mình, Cha tìm ra phương thế này để cứu vớt một số lớn những linh hồn bất định và phản loạn, đó là thành lập một Đạo Binh Hồn Nhỏ tinh tuyền cho phần rỗi của những linh hồn ấy”;

Þ    “Một Hồn Nhỏ phải là một linh hồn yêu thương, ngoài ra không còn làm được gì khác... Cha ở giữa các con để dạy cho các con tình yêu là cái duy nhát có thể cứu thế giới” (12-6-1972).

            Với mục đích rõ ràng như thế trong việc thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ, Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu đã ghi lại lời Chúa Giêsu kêu gọi thành phần ham mộ và muốn sống Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm như sau:

Þ        “Cha cần một số Hồn Nhỏ khiêm tốn để chốùng lại với tính kiêu căng. Những linh hồn yêu thương để chống lại với tình trạng thiếu hụt yêu thương. Những linh hồn quảng đại để chống lại với lòng ích kỷ. Các Hồn Nhỏ nguyện cầu để chống lại với tình trạng thiếu nguyện cầu. Các Hồn Nhỏ cậy trông để chống lại với tâm trạng bi quan. Các Hồn Nhỏ tinh tuyền để để chống lại với cái ô nhơ. Các Hồn Nhỏ chân thật để chống lại với những gian dối và giả hình. Các Hồn Nhỏ tùng phục để chống lại với việc bất tùng phục. Các Hồn Nhỏ sốt sắng để chống lại với tình trạng dửng dưng và nhát đảm. Các Hồn Nhỏ hiến mình làm vật hy sinh để chống lại với tà thuyết”.

            Đời sống Hồn Nhỏ là một cuộc sống có tính cách thay thế và bù đắp như Chúa Giêsu mong muốn để “làm vật hy sinh” này được thể hiện nơi những gì phản ngược lại với những triệu chứng phản kitô, như triệu chứng bất phục Giáo Hội, bất kính Thánh Thể và Mẹ Maria.
            Để sống phản ngược lại với triệu chứng bất phục Giáo Hội của thành phần phản kitô,  Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu đã lập lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các hồn nhỏ của Người như sau:

Þ        “Hãy dâng ngày để cầu cho Đức Giáo Hoàng cũng như cho các ý chỉ của ngài” (5-12-1967);
Þ        “Tổ chức Hồn Nhỏ phải được bắt nguồn từ Ngai Tòa Vương Quốc Kitô Giáo” (25-12-1971);
“Hôm nay đây là thời điểm khốn khó, thời Hội Thánh đau đớn sinh con. Tổ chức Hồn Nhỏ của Trái Tim Thương Xót Cha sẽ làm cho việc sinh con này mau đến” (10-2-1974).

            Để sống phản ngược lại với triệu chứng bất kính Thánh Thể của thành phần phản kitô,   Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu ngày 17-2-1970 đã lập lại lời Chúa Giêsu kêu nài các hồn nhỏ như sau:

Þ        “Cha xin mỗi Hồn Nhỏ một lòng trọng kính bao la đối với Bí Tích Tình Yêu bị tổn thương bởi những xúc phạm mà Cha muốn có những người nhiệt tình bảo vệ”.

            Để sống phản ngược lại với triệu chứng bất kính Mẹ Maria của thành phần phản kitô, Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu đã lập lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các hồn nhỏ của Người như sau:

Þ        “Các con hãy yêu mến Mẹ, hãy phó mình cho Mẹ. Cha lấy làm hài lòng hơn biết bao khi tiếp nhận các con từ tay của Mẹ” (3-12-1966);

Þ        “Tất cả các Hồn Nhỏ phải nhận Mẹ làm Mẹ và làm Cố Vấn” (22-5-1967);

Þ        “Các con hãy nhờ Người Mẹ của các con mà đến với Cha” (23-5-1967).
            Để sống phản ngược lại với triệu chứng thù hằn muốn tiêu diệt thánh giá của thành phần phản kitô, Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu đã lập lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các hồn nhỏ của Người như sau:

Þ        “Dù các con ở trong hay ngoài thế gian, mỗi ngày các con hãy can đảm ôm lấy thánh giá, với lòng nhiệt thành, với hết tâm hồn mình” (22-5-1967);

Þ        “Là Hồn Nhỏ tức gắn liền với thánh giá cứu rỗi” (16-8-1972).

            Chính bởi Đời sống Hồn Nhỏ là một cuộc sống có tính cách thay thế và bù đắp như Chúa Giêsu mong muốn để “làm vật hy sinh”, mà đời sống này có thể được tóm gọn trong 6 Điều Tâm Niệm Hồn Nhỏ, theo lời Chúa Giêsu trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Người ngày 9-5-1967 như sau:

Þ        “Cho tập đoàn Hồn Nhỏ:
            1- Một chủ tể duy nhất là Thiên Chúa.
            2- Một hướng đạo duy nhất là Mẹ Maria.
            3- Một dụng cụ nhỏ bé là con.
            4- Một đường lối duy nhất là phó thác trong tay Cha.
            5- Kẻ thù thứ nhất phải thắng là cái tôi của mình.
            6- Nhân đức thứ nhất phải thực hành là quảng đại.
            Có như vậy, việc chinh phục các linh hồn sẽ được thực hiện”.
            Phải, “có như vậy”, Đạo Binh Hồn Nhỏ mới xứng đáng, như Chúa Giêsu khẳng đinh tầm quan trọng và giá trị của nó trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu ngày 25-12-1971 như sau:

Þ        “Nó là một công cuộc được sắp xếp tương xứng với sự cao cả của Đấng soi động để thành lập nên nó, và là một công cuộc mà tất cả những phong trào đang hiện hữu khác phải hiệp nhất với”.

            Và, cũng “có như vậy”, đời sống của Các Hồn Nhỏ, khi mau mắn đáp lại lời Chúa Giêsu: “Cha kêu gọi tất cả hãy tham gia ‘Đạo Binh Hồn Nhỏ’” (12-3-1967), mới có thể hoàn toàn thể hiện căn tính là chứng nhân của mình, đúng như Chúa Giêsu xác nhận trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu ngày 21-4-1974:

Þ        “Đạo Binh Hồn Nhỏ có thể được sánh như những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô”.