CON MẮT DUY NHÂN BẢN

Sau đây là một bản hiến chương tiêu biểu nhất về chủ thuyết duy nhân bản (humanism) trong "Humanist Manifesto I", chủ trương 15 tuyên ngôn đã được một triết gia người Hoa Kỳ là John Dewey (1859-1952) và các đồng chí của ông ta ký kết vào năm 1933.
1.            "Những nhà nhân bản về tôn giáo coi vũ trụ này như tự mình hiện hữu chứ không phải là được dựng nên.
2.         "Chủ thuyết nhân bản tin rằng con người là thành phần của thiên nhiên và xuất thân như thành quả của một tiến trình liên tục.
3.         "Theo quan niệm cấu trúc về sự sống, những nhà nhân bản thấy rằng cần phải phủ nhận quan niệm truyền thống chủ trương có hai phần là tâm trí và thể xác.
4.         "Chủ thuyết nhân bản nhận thức rằng văn hóa và văn minh hữu thần của con người... là một sản phẩm tiệm tiến gây ra do cuộc tiếp xúc của con người với hoàn cảnh thiên nhiên cũng như với gia sản xã hội của mình...
5.         "Chủ thuyết nhân bản cho rằng bản chất của vũ trụ được khoa học tân tiến phác họa làm cho những bảo toàn về siêu nhiên hay vũ trụ nơi các giá trị nhân bản không thể nào chấp nhận được... đường lối để ấn định sự hiện hữu và giá trị của bất cứ hay tất cả mọi thực tại là nhờ ở việc thăm dò sáng suốt ... tôn giáo phải hình thành các hy vọng cũng như những dự án của mình trong ánh sáng của tinh thần và phương pháp khoa học.
6.            "Chúng tôi xác tín rằng chủ trương hữu thần, chủ trương thần linh đã hết thời rồi.
7.         "Tôn giáo bao gồm những hành động, những mục đích và những kinh nghiệm có một ý nghĩa nhân bản... Việc phân biệt giữa linh thánh với trần tục không còn nữa.
8.         "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo coi việc nhận thức trọn vẹn về nhân vị con người là cùng đích (mục tiêu) của đời sống con người, rồi tìm cách phát triển và hoàn trọn nó ở trên đời hiện tại này. Đây là... nhiệt tính xã hội (của chúng ta).
9.         "Thay cho những thái độ cổ hủ liên quan đến việc phụng thờ và cầu nguyện, nhà nhân bản tìm thấy những xúc động đạo đức của mình được diễn đạt nơi cảm thức cao vời về cuộc sống cá nhân cũng như trong nỗ lực hợp tác để cổ võ cho nền an sinh xã hội.
10.       "Thế nên, cho đến nay, sẽ không còn những cảm xúc và thái                      độ đạo đức đặc thù nào liên hệ đến niềm tin vào siêu nhiên.
11.       "Con người sẽ học biết cách đối đầu với những khủng hoảng của cuộc sống bằng kiến thức của mình... Những thái độ nhân bản và hợp với lý lẽ sẽ được bồi dưỡng bằng việc giáo dục... chủ thuyết nhân bản sẽ chọn con đường lành mạnh về tâm thần cũng như về xã hội, và sẽ ngăn chặn những niềm hy vọng có tính cách cảm tình, không thật và mộng tưởng.
12.       "... Những nhà nhân bản về tôn giáo nhắm đến việc bồi dưỡng tính cách sáng tạo nơi con người
13.       "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo chủ trương rằng tất cả mọi hiệp hội hay cơ cấu hiện hữu là để thực hiện việc làm cho đời sống của con người được viên trọn.. Tất nhiên, những tổ chức về tôn giáo (như Giáo Hội Kitô Giáo), những thể thức về lễ nghi của họ, những phương pháp của giáo hội và những hoạt động cộng đồng phải được tái tạo cấp thời theo như kinh nghiệm cho phép...
14.            "Những nhà nhân bản mạnh mẽ xác tín rằng cái xã hội tham hưởng và thiên lợi hiện tại vẫn tỏ ra chưa trọn đủ, cần phải thiết lập một cuộc thay đổi tận gốc nơi việc kiểm soát, nơi các phương pháp cũng như nơi các động lực. Cần phải thiết định một trật tự kinh tế hỗ tương được xã hội hoá.
15.            "Chúng tôi nỗ lực để thiết định những điều kiện cho tất cả mọi người có được một cuộc sống thoải mái..."                (NWO trang 43-44)           

Ngày 19-11-1995, Tổ chức "Wir sind Kirche" (Chúng Ta là Giáo Hội) ở Đức cho biết là họ đã nhận được hai tấn giấy tờ, mang chữ ký của 1 triệu 8 trăm ngàn người, trong đó có gần 1 triệu rưỡi là Công Giáo Rôma ở Đức, kêu gọi thực hiện một giáo hội dân chủ mới mẻ hơn, theo 5 điểm chính yếu sau đây:
1.  Một giáo hội anh chị em' (như kiểu Hội Nghị Nữ Tu trang 201-203)
2.  Quyền bình đẳng cho giới phụ nữ' (như cho phụ nữ làm linh mục)
3.  Độc thân tùy ý' (như cho linh mục được phép lập gia đình)
4.  Một thẩm giá tích cực hơn về tình dục' (như đồng tính/nữ luyến ái)
5.  Một sứ điệp vui tươi hơn là dọa nạt. (Quyền Giáo Huấn để làm cảnh)

            Bản văn có tính cách thuần túy dân chủ hợp thời này và mang tinh thần "bỏ đạo tập thể" (1Thes.2:3) cuối thời như thế còn được thêm 500 ngàn chữ ký ở Áo quốc. Ngoài ra, nó cũng đã được hai nhà thần học vừa nổi tiếng vừa cấp tiến là Hans Kung và Bernard Haring nhiệt liệt ủng hộ.
            Ngày 24-11-1995, tức 5 ngày sau khi bản tin trên đây được phổ biến, ĐTC Gioan-Phaolô II đã chia sẻ nhận định và ý định của mình với hội đồng Thánh Bộ Đức Tin như sau:
            "Ngày nay chúng ta phải ghi nhận là có một sự hiểu lầm lan rộng về ý nghĩa và vai trò nơi Quyền Giáo Hội Giáo Huấn.
            "Đây là căn gốc của những bình phẩm và chống đối trước những công bố của Quyên Giáo Huấn của Giáo Hội, như qúi huynh đã đặc biệt vạch ra liên quan đến các phản ứng đối với không ít những vấn đề thần học và giáo hội cho đến những văn kiện mới nhất của Quyền Giáo Hoàng Giáo Huấn: Thông điệp 'Veritatis Splendor' về những nguyên tắc của tín điều luân lý và sự sống' thông điệp 'Evangelium Vitae' về giá trị bất khả phạm của sự sống con người' Tông thư 'Ordinatio Sacerdotalis" về việc không thể phong chức linh mục cho nữ giới' và Văn Thư của Thánh Bộ phụ trách Tín Điều Đức Tin về việc hiệp lễ đối với tín hữu ly dị rồi tái hôn... (số 4)
            "Trong các Thông Điệp 'Veritatis Splendor' và 'Evangelium Vitae' cũng như trong Tông Thư 'Ordinatio Sacerdotalis', Ta muốn nêu lên, một lần nữa, tính cách liên tục của tín điều nơi niềm tin của Giáo Hội, bằng việc  xác nhận những chân lý hiển nhiên đối với Thánh Kinh, với Tông Truyền và với giáo huấn đồng nhất của các Vị Chủ Chăn. Bởi vậy, những tuyên ngôn này, bằng quyền bính được truyền ban cho Vị Thừa Kế thánh Phêrô để làm cho anh em mình vững vàng' (Lk.22:32), nói lên tính cách chắc chắn chung hiện diện trong đời sống cũng như giáo huấn của Giáo Hội.
            "Do đó, thật là khẩn thiét trong việc phải làm sao để phục hồi được quan niệm chuyên chính về quyền bính, không những ở lãnh vực khi được thẩm quyền long trọng công bố, mà còn, sâu xa hơn nữa, ở cả lãnh vực nó được dùng để bảo đảm, an toàn và hướng dẫn cộng đoàn Kitô giáo được liên tục trung thành với Thánh Truyền, nhờ đó, các tín hữu có thể gắn bó với giáo huấn của các Tông Đồ và với nguồn mạch của chính thực tại Kitô giáo này". (số 6)                                      (ITV 1/1996, tr.13)

            Từ ngày 8-12-1964, Đức Thánh Cha Piô IX đã lên án, trong Bản Liệt Kê 80 Điều Sai Lầm, những chủ trương duy nhân bản sặc mùi vô thần này, chẳng hạn ngài đã lên án các điều sau đây:
4.         "Tất cả những sự thật về tôn giáo phát xuất từ khả năng tự nhiên của lý trí con người' bởi thế, lý trí là luật chính yếu  nhờ đó con người có thể chiếm được và phải chiếm được kiến thức về tất cả những chân lý trong đủ mọi phương diện..
5.         "Mạc khải thần linh bất toàn, bởi đó, phải trải qua một tiến triển liên tục vô hạn định, xứng hợp với bước tiến của lý trí con người.
6.         "Đức tin vào Đức Kitô phản lại với lý trí con người' và mạc khải thần linh chẳng những chẳng có lợi gì mà còn làm hại cả đến tầm mức toàn vẹn của con người nữa.
40.       "Tín điều của Giáo Hội Công Giáo phản lại với phúc lợi của xã hội loài người.
42.       "Trong trường hợp có những tương phản luật lệ giữa hai thẩm quyền, thì luật dân sự vẫn hơn.
56.            "Những luật lệ về luân lý không cần đến tính cách chế tài thần linh, và các luật lệ nhân tạo cũng không cần phải am hợp với luật tự nhiên hay không cần phải nhận được hiệu lực từ Thien Chúa.
80.       "Giáo hoàng Rôma có thể và phải tự dung hợp với đà tiến triển, với khuynh hướng giải phóng cũng như với nền văn minh tân tiến..                                                        (RCH trang 992-996)                                                 

            Chưa hết, ngày 3-7-1907, Thánh Giáo Hoàng Piô X, trong sắc lệnh "Lamentabili Sane", còn lên án 65 chủ trương của Tân Tiến Thuyết, ', chẳng hạn như những sai lầm tiêu biẻu sau đây:
4.         "Ngay cả được định tín đi nữa, Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội cũng không thể nào xác định được ý nghĩa chuyên chính của các Sách Thánh.
11.       "Linh ứng thần linh không áp dụng cho tất cả mọi Sách Thánh, để  làm cho các phần của mình, từng phần cũng như mọi phần, tránh khỏi sai lầm.
20.       "Mạc khải chẳng có là gì khác ngoài ý thức con người có được về mạc khải của mình đối với Thiên Chúa.
21.       "Mạc khải làm nên đối tượng của Đức Tin Công Giáo chưa hoàn tất nơi các Tông Đồ.
22.       "Tín điều mà Giáo Hội nắm giữ như được mạc khải không phải là những sự thật từ trời rơi xuống. Chúng là sự cắt nghĩa về những dữ kiện tôn giáo mà tâm trí loài người có được nhờ nỗ lực.
26.       "Tín điều Đức Tin được nắm giữ chỉ theo ý nghĩa cụ thể mà thôi' tức là theo những tiêu chuẩn cảm nhận của việc làm, chứ không theo những tiêu chuẩn tin tưởng.
55.       "Simon Phêrô cũng chưa hề đặt vấn đề là Đức Kitô đã trao quyền thủ lãnh cho mình trong Giáo Hội.
56.       "Giáo Hội Rôma trở thành thủ lãnh của mọi giáo hội không phải là do ấn lệnh của Sự Quan Phòng Thần Linh, mà chỉ là nhờ những điều kiện chính trị.
57.       "Giáo Hội đã tỏ ra thù địch với đà tiến triển của các khoa học tự nhiên cũng như thần học.
58.       "Chân lý không còn bất biến hơn chính con người nữa, vì nó xoay vần với, trong và qua con người.                  (PDG trang 71-77)