NHỮNG HIỆN TƯỢNG CUỐI THỜI

 

Hiện tượng thứ nhất đó là “nhiều người sẽ mạo danh Đấng Cứu Thế, xưng mình ‘Ta là Đức Kitô’, và họ sẽ lừa đảo nhiều người” (Mt.24:5), hay “nhiều tiên tri giả sẽ xuất hiện mà lừa đảo nhiều người” (Mt.24:11): Chẳng hạn như chủ thuyết Cộng Sản (từ năm 1867) và trào lưu Thần Học Giải Phóng (từ năm 1973) tìm cách giải thoát con người bằng chiến lược đấu tranh giai cấp; hay như phong trào Thời Mới (New Age) chủ trương phiếm thần (pantheism) và duy linh thức (gnosticism), hoặc như Phật thuyết chủ trương luân hồi (reincarnation), cả hai là những gì đang thịnh hành tại Aâu Mỹ hiện nay, vì con người khoa học và kỹ thuật ngày nay cảm thấy rằng thực nghiệm và tiện nghi của cuộc sống dầu sao cũng không đủ thần lực để có thể cứu họ khỏi những vô nghĩa và trống rỗng của cuộc sống hiện sinh, cũng như cho cuộc sống mai hậu, hơn là theo những đường lối của New Age và luân hồi. Nhiều người không bị lừa đảo bởi những chủ thuyết này hay sao? Như Thần Học Giải Phóng do một số nhà thần học Công Giáo ở Nam Mỹ không bị ảnh hưởng bởi chủ thuyết Cộng Sản là gì? Về “New Age” và “những kỹ thuật cùng phương pháp tĩnh niệm và những luyện tập khổ chế” “theo những truyền thống tôn giáo Viễn Đông”, thấy con cái mình bị ảnh hưởng không ít bởi hai trào lưu này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã không ngần ngại lên tiếng cảnh giác ở đoạn kết chương nói về “Buhda?” trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của Ngài.

Þ        Hiện tượng thứ hai đó là “lòng mến nơi nhiều người đã trở nên nguội lạnh bởi sự dữ gia tăng” (Mt.24:12): còn giai đoạn lịch sử nào hơn giai đoạn lịch sử trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba này, một giai đoạn gia tăng sự dữ đến nỗi tội lỗi đã thành một trào lưu không gì có thể ngăn chặn được, thậm chí đã được hợp thức hoá để con người có thể yên tâm mà phạm tội, điển hình là luật cho phép ly dị nhau một cách đơn phương khi tự cảm thấy không hợp với nhau nữa, hay cho phép phá thai vì “Pro Choice”, từ đó lại càng làm cho “lòng mến nơi nhiều người đã trở nên nguội lạnh”. Cũng chính vì “lòng mến nơi nhiều người đã trở nên nguội lạnh” mới xẩy ra khắp nơi những cuộc khủng bố và bạo động mang tầm vóc quốc gia hay quốc tế có tính cách kỳ thị tôn giáo và chủng tộc, cũng như mới xẩy ra những viện tu bỏ trống, những giáo xứ bị vĩnh viễn đóng cửa v.v. 

Þ        Hiện tượng thứ ba đó là “Phúc Aâm về Vương Quốc sẽ được rao giảng khắp thế giới như một chứng tá cho tất cả mọi dân nước; chỉ sau đó mới đến cùng tận” (Mt.24:14): trong lịch sử Giáo Hội, còn lúc nào hơn thời điểm “ngàn năm thứ ba đang đến” này, kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, vị chủ chiên tối cao của Giáo Hội là Đức Thánh Cha, từ Đức Phaolô VI, nhất là Đức Gioan Phaolô II, đã đích thân đi “khắp thế giới” để “rao giảng cho tất cả mọi dân nước” những chân lý ngàn đời của “Phúc Aâm về Vương Quốc”. Phải chăng vì “lòng mến nơi nhiều người đã trở nên nguội lạnh bởi sự dữ gia tăng” (Mt.24:12) mà Giáo Hội Công Giáo ngày nay, hơn lúc nào hết, đang nỗ lực “Phúc Aâm Hóa” “văn hóa cũng như các nền văn hóa”, như tinh thần của Tông Huấn “Evangelii Nuntiandi” do Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 8-12-1975, đoạn 20, cũng như của Thông Điệp “Redemptoris Missio” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 7-12-1990, đoạn 37c và 52. Phải chăng vì “lòng mến nơi nhiều người đã trở nên nguội lạnh bởi sự dữ gia tăng” (Mt.24:12) mà Giáo Hội, cũng theo Thông Điệp “Redemptoris Missio”, đoạn 83, cũng đang nỗ lực để “Tái Phúc Aâm Hoá” (Re-Evangization) hay “Tân Phúc Aâm Hoá” (New Evangilization) cả những nước Công Giáo ở Aâu Châu là nơi Kitô Giáo trưởng thành và từ đó được loan truyền khắp thế giới.

Þ        Hiện tượng thứ bốn là “Sự ô uế và điêu tàn đứng trong nơi thánh” (Mt.24:15): Còn lúc nào hơn thời điểm trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba này lương tâm của con người là cung thánh của Thiên Chúa đã “trở thành hang trộm cướp” (Mt.21:13), với những chủ trương luân lý chủ quan, cái gì con người nghĩ là đúng, muốn là thiện, làm là hay, chứ không còn phải là luật luân lý phổ quát “đã được khắc ghi trong tâm khảm của họ” (Rm.2:15). Lương tâm con người ngày nay, ngoài ra, còn “trở thành khu phố chợ” (Jn.2:16), với khuynh hướng hưởng thụ, chủ trương cái gì có lợi là tốt, mà đã tốt thì được làm, dù tự bản chất của nó có xấu mấy đi nữa, như phá thai. Thật là cả một cảnh tượng càng ngày càng “điêu tàn” diễn ra trong lương tâm con người, một cảnh tượng đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói đến là “con người khiến cho Ngài chết nơi tâm tưởng của họ, nơi lương tri của họ, nơi hành động của họ”. Và còn “sự ô uế và điêu tàn” nào hơn khi con người dám nhúng bàn tay lông lá phàm tục của mình vào “những lời là thần linh và sự sống” (Jn.6:63) để tự sửa chữa theo ý mình bằng một thứ ngôn ngữ gọi là bao hàm (inclusive language), chẳng hạn như “Lạy Cha-Mẹ ở trên trời”! (The New Testament and Psalms: An Inclusive Version, Oxford University Press, 1995, trang 9).
            Ngoài ra, nếu gia đình là một cung thánh yêu thương và sự sống, thì chính gia đình ngày nay, hơn lúc nào hết, đã trở nên “ô uế và hoang tàn”. Đúng thế, “ngay từ ban đầu” (Mt.19:4), Thiên Chúa đã nối kết con người mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh Ngài, có nam có nữ, thành vợ chồng với nhau, và chúc phúc cho việc sinh sôi nẩy nở tràn đầy mặt đất của họ (x.Gen.2:21-24;1:27-28). Thế nhưng, cho đến bây giờ, con người đã hùa nhau “phân ly những gì Thiên Chúa đã kết hợp” (Mt.19:6) ngay từ ban đầu ấy. Không phải hay sao, lịch sử thế giới đã cho thấy, kể từ thập niên 1960, thập niên mà về tôn giáo được đánh dấu bằng biến cố Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), cũng là thập niên về văn minh được đánh dấu bằng việc thám hiểm không gian và phát minh điện toán ngày càng tối tân, thì cũng là thập niên về nhân bản loài người đã bắt đầu lập nên những khoản luật cho phép ly dị và phá thai. Thấy “phân ly những gì Thiên Chúa đã kết hợp” chưa đủ, đến thập niên 1990, con người cực kỳ văn minh ngày nay còn muốn thực hiện cho bằng được mộng ước của Evà ngày xưa trong việc “nên bằng Thiên Chúa” (Gen.3:5). Ở chỗ, tự ý lập nên cho mình một cơ cấu hôn nhân và gia đình theo “đỉnh cao trí tuệ” của mình, hoàn toàn phá hủy những gì Thiên Chúa đã thiết lập “ngay từ ban đầu”, bằng việc ban thêm những khoản luật cho phép hôn nhân đồng tính hay tạo sinh ngoại nhiên v.v. “Những dấu chỉ thời đại” phản nghịch với “những gì Thiên Chúa đã kết hợp” “ngay từ ban đầu” này đã không đủ minh nhiên nói lên hay sao: “Tất cả chúng ta đang sống trong... những ngày cuối cùng của lịch sử”?
            Như thế thì, theo tình hình hiện nay, quả thật “tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày cuối cùng của lịch sử”. Bởi vì, sau hiện tượng thứ ba trên đây, Chúa Giêsu đã phán: “chỉ sau đó mới đến tận cùng”, nghĩa là chỉ sau đó mới đến hiện tượng thứ bốn là hiện tượng “sự ô uế và điêu tàn đứng trong nơi thánh”, một hiện tượng mà, ngay sau khi cho các môn đệ biết như thế, Chúa Giêsu đã khuyên con người phải làm sao để có thể trải qua thời điểm “tận cùng” này, một thời điểm “thử thách cả thể chưa từng có từ tạo thiên lập địa tới bấy giờ” (Mt.24:21), một thời điểm mà “nếu không được rút ngắn lại sẽ không một ai sống còn” (Mt.24:22), một thời điểm sắp sửa xẩy ra biến động trên không trung qua hiện tượng “mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các tinh tú sẽ từ trời rớt xuống, và cả trái đất sẽ rung chuyển” (Mt.24:29), là “dấu hiệu bấy giờ Con Người sẽ xuất hiện trên trời...” (Mt.24:30). Chính vì thế, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã phát động chương trình dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 cho riêng Giáo Hội cũng như cho chung loài người, ngay sau khi nhận định “tất cả chúng ta đang sống trong Mùa Vọng của những ngày cuối cùng của lịch sử”, Ngài đã thêm: “và tất cả chúng ta đang nỗ lực sửa soạn đón Chúa Kitô đến để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa mà Người đã công bố”.