Thừa Hưởng Việc Truyền Bá Phúc Âm

Tái loan báo cho một thế giới giảm thiểu Kitô giáo

            -52-      Việc loan báo tiên khởi này (từ buổi sáng Ngày Lễ Ngũ Tuần) được đặc biệt ngỏ với những ai chưa bao giờ được nghe Tin Mừng về Chúa Giêsu, hay với các trẻ em. Thế nhưng, căn cứ vào những hoàn cảnh thường xuyên phản Kitô giáo trong thời của chúng ta đây, nó cũng chứng tỏ sự cần thiết không kém đối với vô số con người đã lãnh nhận bí tích rửa tội mà hoàn toàn không sống cuộc sống Kitô giáo, đối với người đơn thành có đức tin song với một kiến thức bất toàn về những nền tảng của đức tin này, đối với những nhà trí thức cảm thấy nhu cầu cần phải nhận biết Chúa Giêsu Kitô b@ng một ánh sáng khác cách huấn giảng mà họ lãnh nhận như các trẻ em, cũng như đối với nhiều người khác nữa.

Các tôn giáo ngoài Kitô giáo

            -53-      Việc loan báo tiên khởi này cũng được ngỏ với những lãnh vực rộng lớn của nhân loại, thành phần đang theo những tôn giáo ngoài Kitô giáo. Giáo Hội tôn trọng và cảm nhận những tôn giáo ngoài Kitô giáo này, vì chúng là một diễn đạt sống động của linh hồn thuộc nhiều nhóm người vĩ đại. Chúng mang trong mình tiếng vang của cả h@ng ngàn năm trong việc tìm kiếm Thiên Chúa, một kiếm tìm không trọn song thường được tạo nên bởi một con tim chân thành và chính trực cao cả. Chúng có một di sản đáng kể về những bản văn sâu xa đạo lý. Chúng dạy cho các thể hệ cách thức nguyện cầu. Tất cả các tôn giáo này mang sẵn vô số "những hạt giống Lời Chúa" (Thánh Justin, I Apol.46,1-4: PG 6, II Apol 7,1-4;10,1-3;13,3-4; Clement of Alexandria, Stromata I,19,91;94;S.Ch.pp.117-118;119-120; Công Đồng Chung Vaticanô II: sắc lệnh Ad Gentes, 11, hiến chế Lumen Gentium, 16), và có thể thực sự làm nên "một cuộc sửa soạn cho Phúc Âm" (Eusebius of Caesarea, Praeparatio Evangelica, I,1:PG 21,26-28; x. CĐVII, hiến chế Lumen Gentium,16).
            Một tình trạng như vậy nhất định sẽ gây ra những vấn đề phức tạp và tế nhị cần phải học hỏi trong ánh sáng Truyền Thống Kitô giáo và huấn quyền của Giáo Hội, để hiến cho các nhà truyền giáo hôm nay cũng như mai này những chân trời mới trong việc họ giao tiếp với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Chúng tôi muốn vạch ra cho thấy r@ng, trước hết, hôm nay đây, kể cả việc tôn trọng cũng như cảm nhận những tôn giáo này, cùng với tình trạng phức tạp của vấn đề sẵn có không phải là một lời mời gọi Giáo Hội rút lui khỏi việc loan báo Chúa Giêsu Kitô cho những tôn giáo này. Trái lại, Giáo Hội chủ trương r@ng những đám người này có quyền biết đến những phong phú nơi mầu nhiệm Chúa Kitô (x.Eph.3:8) - những phong phú mà chúng ta tin r@ng toàn thể nhân loại có thể tìm thấy, trong một mức độ trọn đầy thật sự, mọi sự mà nó đang mò mẫm tìm kiếm những gì liên quan đến Thiên Chúa, đến con người và đến định mệnh của họ, đến sự sống và sự chết, và đến chân lý. Ngay cả trong việc đối diện với những diễn đạt đạo giáo tự nhiên đáng cảm nhận nhất, Giáo Hội cũng tìm thấy được sự biện hộ, ở sự kiện là đạo giáo của Chúa Giêsu mà Giáo Hội loan báo b@ng việc truyền bá phúc âm, khách quan đặt con người vào trong mối liên hệ với dự án của Thiên Chúa, với sự hiện diện sống động của Ngài, cũng như với hành động của Ngài; như thế Giáo Hội làm nên một cuộc gặp gỡ với mầu nhiệm phụ tử thần linh, một tình phụ tử uốn mình vươn xuống trên nhân loại. Nói cách khác, tôn giáo của chúng ta thiết lập một cách hiệu nghiệm với Thiên Chúa một mối liên hệ chân chính và sống động mà các tôn giáo khác, dù có thực sự giang cánh tay hướng về trời, cũng không thành đạt trong việc làm.

Nâng đỡ đức tin của các tín hữu

            -54-      Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn không cảm thấy bị phân tán khỏi chú ý đến những người đã lãnh nhận đức tin cũng như những người có liên hệ với Phúc Âm qua nhiều thế hệ. Bởi thế Giáo Hội tìm cách làm cho sâu xa, kiên vững, bổ dưỡng và trưởng thành hơn nữa đức tin của những người đã được kêu gọi làm tín hữu hay các tín đồ, để họ còn mãi được như vậy.
            Hôm nay đây đức tin này hầu như luôn luôn bị lôi cuốn theo chiều hướng tục hóa, ngay cả theo chiều hướng vô thần thô bạo. Đó là một đức tin phải đương đầu với các thử thách và đe dọa, hơn thế nữa, nó còn là một đức tin bị vây hãm và bị trực diện công kích. Nó sẽ gặp nguy tử bởi ngột ngạt hay đói lả nếu nó không được nuôi dưỡng và trợ lực mỗi ngày. Bởi thế để truyền bá phúc âm thường phải ban thường xuyên cho đức tin của các tín đồ lương thực và bảo dưỡng cần thiết này, nhất là b@ng việc dạy giáo lý đầy chất sống Phúc Âm và theo ngôn ngữ xứng hợp với con người cũng như với các hoàn cảnh.
            Giáo Hội cũng vẫn h@ng lưu tâm đến các Kitô hữu, thành phần không hoàn toàn thông hiệp với Giáo Hội. Trong khi cùng họ sửa soạn cho cuộc hiệp nhất theo ý Chúa Kitô, nhất là để hiện thực việc hiệp nhất thực sự, Giáo Hội ý thức r@ng Giáo Hội sẽ thiếu sót phận sự cách trầm trọng nếu Giáo Hội không chứng thực cho họ thấy được sự trọn vẹn của mạc khải mà Giáo Hội cần phải bảo trì.

Những người không phải là tín hữu

            -55-      Cuộc hfdỏ (của Thượng Hội Đồng Giám Mục) này cũng rất bận tâm đến hai lãnh vực rất khác nhau song đồng thời lại rất dính liền với nhau trong việc thách đố mà chúng tạo nên theo đường lối riêng của mình đối với việc truyền bá phúc âm.
            Lãnh vực thứ nhất là lãnh vực có thể được gọi là tình trạng thiếu đức tin tăng lên trong thế giới tân tiến. Cuộc Hfdỏ (của Thượng Hội Đồng Giám Mục) này cố gắng diễn tả thế giới tân tiến thế này: biết bao nhiêu là những luồng tư tưởng, những giá trị và phản giá trị, những ý hướng tài khéo hay những mầm mống hủy hoại, những xác tín xưa biến mất và những chủ trương mới nổi lên, đều được ẩn dưới cùng một thứ tên gọi này!
            Theo quan điểm về tâm linh, thế giới tân tiến này như vĩnh viễn chìm ngập trong cái mà một tác giả tân thời gọi là "thảm kịch nhân bản vô thần" (x.Henri de Lubac, Le drame de l'humanisme athée, ed.Spes, Paris, 1945).
            Một mặt người ta buộc phải ghi nhận ngay trong lòng của thế giới đương thời có một hiện tượng đang làm nên hầu như đặc tính nổi bật nhất của nó: đó là khuynh hướng tục hóa. Chúng ta không nói đến việc trần tục, một nỗ lực mà tự nó chính đáng và hợp lý, không tương phản với đức tin hay đạo nghĩa, trong việc khám phá nơi tạo vật, nơi mỗi một sự vật hay mỗi một sự việc trong vũ trụ, những định luật điều khiển chúng ở một mức độ tự động nào đó, b@ng một xác tín bên trong r@ng Tạo Hóa đã đặt những định luật này như thế. Công Đồng vừa qua theo ý nghĩa này đã xác nhận tính cách tự động hợp lý này của văn hóa và nhất là của các khoa học. Ở đây chúng ta đang nghĩ đến một khuynh hướng tục hóa thực sự: một quan niệm về thế giới mà theo đó các khoa học có thể tự điều giải mà không cần chạy đến với Thiên Chúa, Đấng vì thế trở thành dư thừa và áp đặt. Cái thứ tục hóa này, do đó, để công nhận quyền năng của con người cần phải tỏ ra b@ng việc tác hành bất cần Thiên Chúa, thậm chí chối bỏ Ngài.
            Những hình thức mới mẻ của vô thần chủ nghĩa như từ nó mà xuất phát: một chủ nghĩa vô thần nhắm vào con người, không còn trừu tượng và siêu hình mà là thực nghiệm, chế độ và bạo lực. Song song với khuynh hướng tục hóa vô thần này, chúng ta h@ng ngày chạm trán với, dưới nhiều hình thức khác nhau nhất, một xã hội hưởng thụ, một chiều hướng theo đuổi thỏa mãn như giá trị tối cao, một ước muốn nắm quyền và thống trị, cũng như việc kỳ thị đủ loại: đó là những khuynh hướng bất nhân của "nhân bản chủ nghĩa" này.
            Đàng khác, cũng trong thế giới tân tiến này, và đây là một phản đề, người ta không thể nào chối cãi được sự hiện hữu của những trụ đá thực sự để tiến tới Kitô giáo, cũng như sự hiện hữu của những giá trị phúc âm, ít nhất ở nơi hình thức của một cảm nhận trống trải hay hoài niệm. Cũng không qúa đáng khi nói r@ng hiện nay đang có một lời mời gọi mãnh liệt và thảm thiết cần được phúc âm hóa.

Thành phần không hành đạo

            -56-      Lãnh vực thứ hai đó là lãnh vực của những người không hành đạo. Ngày nay có rất đông người lãnh nhận phép rửa hầu như chưa chính thức chối bỏ Bí Tích Thánh Tẩy của mình, song lại là những người hoàn toàn dửng dưng với Bí Tích này và không sống hợp với Bí Tích này. Hiện tượng không hành đạo này là một hiện tượng rất cổ xưa trong lịch sử Kitô giáo; nó là thánh qủa của tính yếu đuối tự nhiên, một bất nhất sâu xa mà chúng ta không may mang nặng trong mình. Tuy nhiên, ngày nay nó tỏ cho thấy có một số đặc tính mới. Nó thường là kết qủa của một kiểu mẫu mất gốc của thời đại chúng ta. Nó cũng xuất phát từ sự kiện là các Kitô hữu sống sát cận với những người không có niềm tin và liên lỉ cảm thấy tác dụng của tình trạng thiếu tin tưởng. Hơn nữa, những Kitô hữu không hành đạo ngày nay còn hơn những người không hành đạo trong những thời gian trước đây nữa, khi họ tìm cách cắt nghĩa và biện minh cho chỗ đứng của mình theo kiểu sống đạo tại tâm, kiểu tự lập hay chính đáng cá nhân.
            Như thế là chúng ta một đàng có những người vô thần cũng như những người không tin tưởng gì cả, đàng khác cũng có những người không hành đạo, và cả hai nhóm người này tạo nên một trở ngại đáng kể cho việc truyền bá phúc âm. Mối trở ngại của nhóm thứ nhất mặc hình thức của một chối bỏ nào đó và không có khả năng hiểu được một thứ trật tự mới của sự vật, một thứ ý nghĩa mới của thế giới, của cuộc sống và của lịch sử; tình trạng này không thể có được nếu người ta không bắt đầu từ một tuyệt đối thần linh. Mối trở ngại của nhóm thứ hai mặc hình thức trì trệ và có một thái độ hơi ngược ngạo của một người cảm thấy r@ng mình là người trong gia đình, của một người cho r@ng mình biết tất cả và đã cố thực hành tất cả, đồng thời lại là một người không còn tin gì nữa.
            Khuynh hướng tục hóa vô thần và tình trạng thiếu vắng việc hành đạo xẩy ra nơi người lớn cũng như nơi giới trẻ, nơi những nhà lãnh đạo trong xã hội cũng như nơi thành phần lê dân, ở mọi trình độ giáo dục, nơi cả những Giáo Hội cổ kính cũng như nơi những Giáo Hội trẻ trung. Tác động truyền bá phúc âm của Giáo Hội không thể nào bỏ qua hai lãnh vực này, nó cũng không được khựng lại khi phải đối diện với chúng; nó phải liên lỉ tìm kiếm những phương tiện và ngôn từ xứng hợp để trình bày hay tái bày cho họ mạc khải của Thiên Chúa cùng với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.