ĐC Phan.X. Nguyễn Văn Sang, Giám Mục Thái Bình:
“Việc Thực Hành Đức Tin”

A)        Việc thực hành từ khi có Giáo Hội ở Việt Nam
            1- Từ ban đầu, việc thực hành này đã nhận được  đầy những ơn của Chúa Thánh Thần. Cha A Lịch Sơn Đắc Lộ đã viết trong hồi ký của ngài: “Tôi có thể chân thực mà nói rằng không gì đã có thể làm cho tôi cảm kích cho bằng khi tôi thấy nơi xứ sở này con số các thiên thần cũng đông như con số các người Công Giáo”.
            2- Họ đã yêu thương nhau khiến cho các người gần gũi họ đã gọi họ là những môn đồ của một đạo giáo yêu thương nhau.
B)        Việc thực hành đức tin 50 năm trong chế độ xã hội
            1- Việc tham dự vào các sinh hoạt phụng vụ và lãnh nhận các bí tích là những đặc tính nổi bật của việc thực hành đức tin này.
            2- Những sinh hoạt bán phụng vụ và những việc tôn sùng như vũ tiến hoa, kiệu hoa muôn sắc trong các cuộc cung nghinh, chầu Thánh Thể, nhất là việc lần hạt Mân Côi.
            3- Việc học hỏi Lời Chúa và giáo lý đã được phát triển gây nên một hiện tượng lan rộng ở các Giáo Phận miền bắc.
            4- Việc thực hành đức tin bằng đời sống: cuộc sống của họ đã tỏ ra mẫu mực đến nỗi làm cho các nhà chức trách địa phương ở nhiều nơi có đông người Công Giáo thường phải công nhận là “ở các vùng Công Giáo có an ninh và trật tự hơn, ít có những tệ nạn xã hội ở đó”.
            5- Việc thực hành đức tin qua các dịch vụ xã hội: cũng như mọi người khác, các người Công Giáo Việt Nam đã thích ứng mình với hoàn cảnh, cả ở miền quê cũng như ở các vùng thị thành, cộng tác với những người khác để xây dựng một nước Việt Nam mới, theo câu châm ngôn do Chính Phủ phát động là “dân giầu, nước mạnh,  xã hội văn minh tiến bộ”, cũng như theo tinh thần “sống Phúc Aâm giữa lòng dân tộc”, như được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề xướng trong bức thư mục vụ năm 1980.
C)        Hướng về tương lai:
            1- Xây dựng một nền văn minh yêu thương, nhất là đối với người nghèo.
            2- Sống khiêm tốn và hạ mình trước người ta theo tinh thần Chúa “anawim et pussilus grex”.
            3- Đối thoại với mọi người, kể cả người vô thần, trong việc tìm kiếm để dựng xây công ích.
            4- Phát động việc hội nhập văn hóa thực sự để người Công Giáo cảm thấy tự nhiên hơn trong việc thực hành đức tin của mình.
            5- Liên kết với các Giáo Hội khắp thế giới như chị em mình.
            6- Hy vọng việc cởi mở và đổi mới chính sách của Chính Phủ Việt Nam sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc thực hành trọn vẹn đức tin của người Công Giáo ở khắp nơi trong nước Việt Nam.

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, số phát hành ngày 6-5-1998,
lời phát biểu của đức cha trong phiên họp chung lần thứ 5/23, ngày thứ tư 22-4-1998)