ĐC Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, S.S, GM Thanh Hóa: “Tái kiến tạo đời sống gia đình... xã hội”

            Việc hội nhập văn hóa trong Giáo Hội là một vấn đề xa xưa như chính Phúc Aâm, và nó đã không bao giờ hoàn toàn ngưng áp dụng. Thế nhưng, nó đã có những lúc bị lu mờ đáng tiếc. Ở Việt Nam, việc cấm không cho phép thờ kính tổ tiên áp đặt lên Kitô hữu cả 3 thế kỷ đã khiến cho họ bị tách lìa khỏi chính gốc rễ xã hội Việt Nam. Điều này cho thấy lý do tại sao họ bị coi như kẻ xa lạ nơi quê hương của mình và bị bắt bớ.
            Ngày nay, những việc dùng quyền bính để cấm cản này không còn nữa. Các Kitô hữu dần dần có thể lấy lại được gốc gác Việt Nam của mình, đồng thời họ cũng có cả một kho tàng Phúc Aâm nữa. Bởi thế, họ được kêu gọi để đóng một vai trò quan trọng vào lúc này đây, khi mà tình trạng tân tiến được gắn liền với những vấn đề trầm trọng nơi gia đình cũng như xã hội. Chỉ có lòng thảo mến của họ đối với Thiên Chúa, là Cha của họ cũng là Cha của tất cả mọi người, Đấng đã tỏ mình ra nơi Đức Giêsu Kitô, mới có thể giúp họ, bằng nỗ lực của mình, chia sẻ với người khác trong việc tái kiến tạo đời sống gia đình, nhờ đó, kiến tạo xã hội hôm nay và mai sau. Bởi thế, khoa giáo hội học cũng cần phải trình bày Giáo Hội như là một gia đình của Thiên Chúa: một mẫu thức gia đình làm nên từ giá trị căn bản nơi nền văn hóa của chúng ta, và là một mẫu thức gia đình ăn khớp với việc tuân giữ thực sự của cộng đồng Kitô Giáo.

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, số phát hành ngày 13-5-1998,
lời phát biểu của đức cha trong phiên họp chung lần thứ 9/23, ngày thứ sáu 2õ4-4-1998)