28.- Tiết Độ

 

 

N

ếu công bằng liên quan đến nguyên tắc làm người, và khôn ngoan liên quan đến đường lối làm người, th́ tiết độ liên quan đến tính cách làm người.

 

Nếu tiết độ là mức độ điều ḥa, trung dung, quân b́nh nơi tư cách của con người, th́ tất cả những ǵ là thái quá bất cập, là quá đà quá mức, đều phản lại với nhân đức tiết độ này. Mà tội lỗi là những ǵ con người vượt biên, vượt quá giới hạn quyền lợi hay quyền hạn của ḿnh, do đó, tội lỗi tự bản chất có tính cách vô độ, nghịch với tiết độ.

 

Chưa hết, tội lỗi c̣n là những ǵ con người làm phạm đến sự thật làm người, tức đến đức công bằng, ở chỗ con người đă không sống đúng với thân phận và trách vụ của ḿnh, nên con người sống theo tội lỗi, hay sống buông thả, sống vô độ, cũng là những con người bất công, hay nói ngược lại, con người bất công cũng là con người sống vô độ.

 

C̣n nữa, v́ tội lỗi làm hại đến con người, chẳng những làm cho chính bản thân con người phạm tội mất hay giảm phẩm giá, mà c̣n có thể làm thiệt hại về một phương diện nào đó cho nạn nhân bị tội lỗi xúc phạm đến, do đó, nó cũng phạm đến cả nhân đức khôn ngoan nữa.

 

Bởi thế, hành động vô độ cũng là những ǵ bất khôn, bởi thế mới có câu “cả giận mất khôn”, hay ngược lại, bất cứ một hành động bất khôn nào cũng đều có tính cách vô độ, bởi thế người ta thường nói “đừng có dại mà đâm đầu vào” - tứ đổ tường chẳng hạn.

 

Vậy nếu ba nhân đức công bằng, khôn ngoan và tiết độ có một liên hệ mật thiết với nhau như thế, th́ con người tiết độ chính là và phải là một con người công bằng và khôn ngoan, hay nói ngược lại, con người công bằng và khôn ngoan chính là và phải là một con người tiết độ.

 

Thật vậy, nếu nói đến vô độ hay quá độ là nói đến xu hướng bản năng tự nhiên, một xu hướng thường dẫn con người yếu đuối đến chỗ mù quáng sống buông tuồng mất nết, đam mê nhục dục, ngông cuồng tham vọng, th́ nói đến tiết độ là nói đến một t́nh trạng b́nh an tự tại, một trạng thái giúp con người sống điều độ chừng mực, thản nhiên khoan nhă, thậm chí đạt đến chỗ siêu thoát thế tục.

 

Từ nhận định và phân tích này, có ba vấn đề được đặt ra ở đây là: Phải chăng đam mê là xấu, v́ thực tế cho thấy nó là động lực khiến con người sống vô độ? Phải chăng siêu thoát thế tục là mức độ cao nhất của nhân đức tiết độ?? Và con người phải làm thế nào để có thể sống tiết độ???

 

 

Phải chăng đam mê là xấu, v́ thực tế cho thấy nó là động lực khiến con người sống vô độ?

 

Trước hết, đam mê thường đi chung với nhục dục, gọi là “đam mê nhục dục”. Nghĩa là t́nh trạng con người lúc nào cũng t́m kiếm những lạc thú về xác thịt, say sưa với tửu sắc v.v.

 

Ngoài ra, đam mê cũng có thể đi liền với dục vọng, gọi là đam mê dục vọng. Nghĩa là tâm trạng con người ôm ấp trong ḷng đầy những tham vọng về tiền tài, danh giá, quyền lực v.v. và t́m hết cách, kể cả hạ sách đê hèn hay bất chấp thủ đoạn, để đạt cho bằng được tham vọng bất khả chế ngự của ḿnh.

 

Chưa hết, về khía cạnh sinh hoạt, đam mê c̣n đồng nghĩa với say mê. Chẳng hạn say mê học hành đến không thiết ǵ đến vấn đề giải trí, hay say mê nghiên cứu khoa học đến không c̣n thiết ǵ đến ăn uống, say mê xem phim bộ Trung Hoa đến không c̣n biết đến ngủ nghỉ là ǵ nữa v.v.

 

Như thế, đam mê ở đây tự bản chất không phải là một trong bộ thất t́nh, ái, ố, hỉ, ai, nộ, cụ, dục, tức yêu thương, ghen ghét, vui mừng, buồn bực, giận dữ, sợ hăi, tham lam, mà là tính cách hay trạng thái tác hành theo cảm xúc khoái thú của con người.

 

V́ đam mê là tính cách hay trạng thái tác hành theo cảm xúc khoái thú của con người, mà về phương diện phát biểu, người ta có thể nói rằng: “Anh ta coi phim tầu một cách say mê”, hay “anh ta say mê xem phim Tầu đến độ quên ăn mất ngủ”. Đam mê ở đây được diễn tả qua trạng tự “say mê” là trạng từ đứng trước động từ “xem phim Tầu” hay sau đứng sau động từ “coi phim Tầu”, những động từ cùng diễn tả cho thấy tác hành theo đam mê của chủ từ “anh ta”.

 

Nếu đam mê tự bản chất chỉ là một trạng thái hay tính cách tác hành của con người có cảm t́nh cảm xúc, th́ tự bản chất nó vô thưởng vô phạt, không xấu không tốt. Đam mê có thể là một yếu tố rất cần thiết và thật sự là tốt lành, là bổ ích, một khi nó trở thành một động lực mănh liệt thúc đẩy con người say sưa theo đuổi lư tưởng cao cả, hăng say t́m kiếm chân, thiện, mỹ, nhiệt tâm phục vụ công ích v.v.

 

Trái lại, đam mê cũng rất nguy hiểm và hết sức bất lợi khi nó trở thành một động lực bất khả chế ngự thúc đẩy con người say sưa t́m kiếm những mộng tưởng hăo huyền, những lợi lộc vị kỷ, những đ̣i hỏi lăng loàn v.v. Như thế, đam mê tốt hay xấu là do bản chất của việc con người làm. Nếu việc con người làm là xấu th́ đam mê thúc đẩy họ làm việc xấu ấy là đam mê xấu, trái lại, nếu việc con người làm là tốt, th́ đam mê thúc đẩy họ làm việc tốt ấy là đam mê tốt. Nói đúng hơn, đam mê tốt hay xấu là do chính chủ thể tác hành, do con người sẵn có đam mê trong ḿnh.

 

Không phải đam mê làm cho con người nên tốt hay xấu, mà là con người làm cho nó nên tốt hay xấu. Tại sao? Tại v́ con người là chủ thể, là một thực thể chẳng những có lương tâm, biết phân biệt đúng sai, phải trái, lành dữ, lợi hại, hay dở, mà c̣n có khả năng tự do chọn lựa nên cũng có trách nhiệm đối với từng tác hành của ḿnh nữa.

 

Dầu sao cũng phải công nhận rằng, về phương diện tiêu cực, con người thường bị và dễ bị đam mê chi phối hơn là làm chủ đam mê. Đó là lư do con người phải sống tiết độ mới là một con người toàn vẹn, tiết độ đến nỗi, như các bậc thánh nhân quân tử, hầu như không có ǵ tầm thường hoặc xấu xa có thể chi phối hay lôi cuốn con người họ được nữa.

 

 

Phải chăng siêu thoát thế tục là mức độ cao nhất của nhân đức tiết độ??

 

Thế nhưng, phải chăng siêu thoát thế tục là mức độ cao nhất của nhân đức tiết độ, là dấu chứng tỏ con người đă đạt tới cảnh giới siêu đẳng của kiếp người ngay khi họ c̣n sống trong xác thịt nặng nề với đầy những chước cám dỗ lôi cuốn chung quanh họ??

 

Thật ra, nếu bản chất của đam mê liên quan đến bản chất của việc con người làm thế nào, th́ trạng thái siêu thoát của con người cũng liên quan đến ư hướng của con người như vậy.

 

Đúng thế, một con người chán đời đi tu theo kiểu tránh việc quan đi ở chùa, th́ việc thoát tục của con người này chắc chắn không phải là hành động của một nhân đức tiết độ đích thực và trọn hảo. Những kẻ bị đời đá, sau khi “giác ngộ”, đă hận đời và tỏ ra cóc cần đời, không c̣n thiết một sự ǵ nữa, cũng không thể liệt họ vào thành phần thoát tục. Những ai thấy đời ô trọc, đầy những gian manh dối ác, đầy những tranh đoạt lợi lộc, liền dứt khoát qui ẩn giang hồ, đến nỗi tỏ ra khinh đời, dù có khả năng giúp đời, có khả năng cứu nhân độ thế một phần nào đó, cũng bất kể, cũng mặc kệ “bay chết mặc bay”, theo tôi, họ cũng không phải thuộc thành phần siêu thoát đích thực.

 

Đây là điểm bất đồng giữa Khổng Giáo chủ trương nhập thế xây dựng xă hội và Lăo Giáo chủ trương xuất thế vô vi thanh thoát. Kitô Giáo đă dung ḥa hai chủ trương này bằng chủ trương ở trong thế gian song không thuộc về thế gian, trái lại, như men trong bột, nhờ đó, nhờ ở trong thế gian, Kitô hữu có thể làm cho thế gian, làm cho văn hóa thế gian, làm cho sinh hoạt xă hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật v.v. của thế gian được nên trọn đúng như dự án thần linh của Đấng đă tạo dựng nên thế gian và đặt con người thay Ngài làm chủ thế gian.

 

Phải, con người thoát tục không phải là con người lánh xa đời kẻo bị đời lôi kéo, mà là một con người chẳng những không sợ đời, không khinh đời, không tránh đời, mà c̣n dấn thân vào đời, hiến thân cho đời, để cứu đời, để cải tiến xă hội, để canh tân con người.

 

Những loại “anh hùng tạo thời thế” này, một lúc nào đó có xa đời, cũng là để dấn thân vào đời hơn nữa. Kể cả những bậc ẩn tu hay khổ tu, cả đời ở trong hoang địa, như các vị ẩn sĩ bên Ai Cập ngày xưa, hay tự giam ḿnh trong bốn bức tường của một viện tu, như các đan sĩ ngày nay, dù không giao tiếp với đời hay trực tiếp phục vụ đời, nhưng tận đáy ḷng họ không hề khinh đời.

 

Trái lại, cuộc đời chân tu của họ, chẳng những hoàn toàn tránh xa những vui thú tạm bợ trần gian, liên quan đến quyền sở hữu của cải, quyền lập gia đ́nh và quyền tự do theo ư muốn chính đáng của ḿnh, mà c̣n sống cả đời hoàn toàn nghịch lại với bản tính tự nhiên thích hưởng thụ của con người, kiên tŕ chịu đựng cảnh cô đơn, khổ hạnh và phục tùng, để hoàn hảo hóa con người của ḿnh.

 

Những cuộc đời trước mắt thế gian có vẻ ích kỷ và uổng phí như thế lại là cuộc đời đă góp phần đặc biệt vào việc thăng tiến xă hội loài người, bằng phẩm giá làm người trọn lành của họ, cũng như bằng gương lành của họ trước mắt thế gian, một tấm gương nhắc nhở thế gian hăy sống tiết độ, ở chỗ, hăy sử dụng mọi sự như phương tiện để đạt mục đích, chứ đừng lấy thế gian làm cùng đích, biến ḿnh làm tôi phụng sự thế gian, v́ con người được dựng nên là để đóng vai tṛ làm chủ thế gian, một vai tṛ làm chủ được họ thực thi chính khi họ biết làm chủ bản thân ḿnh, ở chỗ sống tiết độ vậy.  

 

Con người phải làm thế nào để có thể sống tiết độ???

 

Nếu tiết độ là nhân đức làm cho con người sống toàn vẹn và siêu thoát như thế th́ phải chăng chỉ có một số ít những vị chân tu đắc đạo, những vị thánh nhân quân tử mới có thể đạt tới, chứ con người trần gian tầm thường xu hướng về xác thịt và trần tục sẽ không thể nào với tới?

 

Thật ra, nếu sự kiện “nhân vô thập toàn” là một sự thật th́ ai cũng có thể sống tiết độ, cũng có thể sống siêu thoát là tầm mức trọn lành của đời sống con người. Đúng thế, không ai sinh ra đă là thánh, đă trọn lành. Bởi thế cuộc sống của con người mới có vấn đề “nên thánh”, “nên trọn lành”, hay vấn đề “học làm người”, “nên người”.

 

Sự thật th́ tiết độ không phải là đích điểm làm người mà là khởi điểm. Vấn đề “học làm người” và “nên người”, hay “nên thánh” và “nên trọn lành”, được bắt đầu ở chỗ sống tiết độ. Có thể nói rằng, những con người c̣n sống vô độ, tức sống theo bản năng tự nhiên đ̣i hỏi, họ c̣n sống ở tầm mức của loài sống để mà ăn hơn là ăn để mà sống, sống theo luật rừng mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Bởi vậy, việc sống tiết độ là phận sự của mỗi một con người.

 

Nếu con người không biết làm chủ ḿnh, họ làm sao xứng đáng làm chủ trái đất, dù họ có khả năng lên cung trăng, khả năng khám phá khoa học, khả năng phát minh kỹ thuật, khả năng tạo sinh cải giống v.v., kể cả khả năng tận diệt lẫn nhau v́ không thể chế ngự và từ bỏ tham vọng của ḿnh.

 

Hơn bao giờ hết, lịch sử ngày nay cho thấy con người càng văn minh vật chất càng cảm thấy yếu nhược về tinh thần. Họ không thể chống cưỡng trước trào lưu cá nhân và hưởng thụ chủ nghĩa. Đến nỗi, họ hầu như không c̣n biết đến tiết độ là ǵ nữa.

 

Về khẩu vị, ăn cho đă rồi sợ mập, sợ cao máu, sợ đóng mỡ, sợ tiểu đường, rồi h́ hục tập thể dục thẩm mỹ, rồi kiêng cữ - diet, nhưng diet không phải ở chỗ ăn uống ít đi, cho bằng ăn uống như thường cho đă cơn thèm, song với những thứ có thêm chữ diet, như diet coke, diet pepsi v.v.

 

Về tính dục, vợ chồng không thể tự kiềm chế việc vợ chồng khi không muốn có con, phải sử dụng đến những kỹ thuật hay dụng cụ nhân tạo, nếu bị accident th́ phá thai; chơi bời cho đă rồi sợ có bầu, sợ bị chứng liệt kháng AIDS, lúc nào cũng có bọc cao su hay thuốc ngừa trong túi mà vẫn bị hoang thai, vẫn bị HIV; làm t́nh dị tính ngoại hôn chưa đủ c̣n đi đến cả vấn đề làm t́nh đồng tính.

 

Về t́nh cảm, động một tí là upset, là mang nhau ra ṭa, là kiện cáo, kể cả vợ chồng với nhau; thậm chí có thể tự động lấy súng ra thanh toán nhau, v́ không thể làm chủ được ḿnh v.v.

 

Như thế, chính v́ vấn đề sống tiết độ chẳng những liên quan đến việc thăng tiến đời sống cá nhân mà c̣n đến cả t́nh trạng an sinh của xă hội nữa, mà con người cần phải làm sao để có thể làm chủ và phải làm chủ được bản thân ḿnh.

 

Tuy nhiên, để thuần thục hóa một con hoang thú thế nào, con người tự nhiên vốn sống theo khuynh hướng bản năng cũng cần phải được huấn luyện hay cần phải tập luyện như vậy. Ở chỗ nào? Nếu không phải ở cả hai phương diện tiêu cực và tích cực.

 

Về phương diện tiêu cực, con người chẳng những cần phải tránh mọi thứ vội vàng hấp tấp, mà c̣n cần phải tránh cả những kỳ vọng (expectation) quá độ, quá cao hay quá nhiều. Kinh nghiệm cho thấy, chính v́ “dục tốc bất đạt” mà con người dễ sùng lên hay chán nản, và cũng chính v́ kỳ vọng quá cao, quá mức hay quá nhiều mà khi không được như ư, con người trở thành bất măn và bất an, thậm chí c̣n có thể tỏ ra những thái độ bất khôn và bất công nữa.

 

Về phương diện tích cực, muốn tập làm chủ ḿnh, muốn tập sống tiết độ, con người cần phải hội đủ ba yếu tố sau đây: kỷ luật, ư chí, và ư thức.

 

Trước hết, để làm chủ ḿnh trong việc sống tiết độ, con người cần phải có kỷ luật. Ở chỗ, về giờ giấc, phải chừng mực, có một chương tŕnh sống đàng hoàng, lúc nào ngủ, lúc nào dậy, lúc nào tập thể dục thể thao, lúc nào ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, lúc nào chơi, lúc nào giải trí, lúc nào làm việc, học hành, đọc sách, làm việc bác ái xă hội, kể cả giờ giấc ấn định cho những việc vệ sinh, tắm rửa v.v.; rồi một sinh hoạt này cần bao nhiêu thời gian; tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ, nhưng đừng bao giờ để xẩy ra nhiều lần ngoại lệ, đến nỗi ngoại lệ trở thành thói quen, một thói quen sống ngoại lệ, không c̣n kỷ cương ǵ về giờ giấc nữa.

 

Về việc sử dụng hay hưởng dụng các thứ vật dụng, phải điều độ và thận trọng, không phải thấy đồ ăn ngon, hợp khẩu vị th́ ăn nhiều, bằng không th́ ăn ít hay không ăn; không phải thấy của chùa th́ xài phung phí, không giữ ǵn cẩn thận, kiểu cha chung không ai khóc; không phải thấy ai có cái ǵ ḿnh cũng phải có cái ấy, nhịn bụng đua đ̣i, làm khổ cả nhà; không phải dư tiền th́ mua sắm đồ cho sang, đi chơi xả láng, không cần biết đến những người bần cùng túng thiếu chung quanh; trái lại, hăy mua sắm những đồ hợp nhu cầu của ḿnh, hợp với chức phận của ḿnh, dù có tiền cũng đừng tiêu xài quá sang và hoang phí, như để khoe của; cẩn thận hưởng dùng những ǵ ḿnh có cho tới khi hư hỏng hay cho tới khi cần phải thay thế, chứ đừng thấy mới nới cũ, động một tí là bỏ v.v.

 

Sau nữa, để làm chủ ḿnh trong việc sống tiết độ, con người cần phải có ư chí nữa. Thật vậy, cho dù có phác ra một chương tŕnh sống rất chừng mực về giờ giấc, một kỷ luật sống rất nghiêm khắc về đồ dùng, nhưng nếu không cương quyết và nhất định thi hành, tất cả những ǵ được phác họa ra đó cũng chẳng đi đến đâu.

 

Tuy nhiên, ư chí tự nó cũng không phải tự nhiên mà có, trái lại, con người cần phải luyện tập mới có. Và môi trường để con người luyện tập, ngoài những ǵ trái ư xẩy ra ngoài ư muốn của họ, c̣n là chính những ǵ con người quyết tâm và dốc ḷng thực hiện.

 

Theo kinh nghiệm, nếu “vạn sự khởi đầu nan”, th́ chỉ cần cương quyết làm mấy lần đầu, hành động lập đi lập lại này sẽ trở thành thói quen, đến nỗi về sau con người không làm không được hay không làm lại thấy thiếu làm sao ấy. Chẳng hạn vấn đề sử dụng giây chằng an toàn (seat belt) trên xe, sau khi vượt qua những lần quên sót hay ngại ngùng ban đầu, người lái xe cảm thấy đă lên xe không thể nào không chằng giây an toàn. Vậy cái ǵ đă làm cho người tài xế này quen thói chằng seat belt, nếu không phải là ư thức về sự an toàn của ḿnh…

 

Đúng thế, sau hết, nếu con người ư thức được giá trị làm người, hay c̣n ư thức về liêm sỉ, họ sẽ cố gắng sống để làm sao ít là khỏi bị nhục, bị chê cười, nhất là để xứng đáng với thân phận “nhân linh ư vạn vật” của họ, thân phận làm chủ trái đất, chứ không để ḿnh biến thành một thứ nô lệ đê hèn cho trần thế, bị mê hoặc bởi ảo tưởng hăo huyền.

 

Thế th́ phải chăng, hiện tượng hưởng thụ và buông thả về luân lư đạo đức nơi xă hội văn minh Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng là tất cả những ǵ hiển nhiên cho thấy một sự thật hết sức phũ phàng là, một khi con người mất liêm sỉ, hay nói một cách sâu xa hơn, một khi con người mất đi ư thức tội lỗi, con người sẽ đi hoang, sẽ buông tuồng, sẽ mất gốc…