6.- Ly Thân Ly Dị

  

 

K

hông ai có thể chối căi được là, kể từ thập niên 1960, con người càng ngày càng văn minh tột bậc về phương diện khoa học và kỹ thuật. Thế nhưng, kèm theo những phát minh tân kỳ của khoa học về kỹ thuật từ đó, người ta c̣n thấy xuất hiện cả những phát minh lạ lùng đến quái dị liên quan đến cơ cấu hôn nhân và đời sống gia đ́nh.

 

Chẳng hạn những trào lưu được luật pháp ủng hộ và cho phép thi hành như ly dị và phá thai, từ đó đưa đến những hiện tượng như mang thai mướn, tức làm cha hiến tinh trùng làm mẹ bằng tử cung; như việc cấy thai ống nghiệm; như quyền cha mẹ cùng phái tính; như thân phận của những đứa con nuôi của thành phần cha mẹ đồng tính, (hiện nay đang có một thương vụ muốn bảo trợ những đứa trẻ mồ côi ở Việt Nam sang Hoa Kỳ cho những cặp vợ chồng đồng tính này); như hoàn cảnh cha mẹ độc thân, single mother, single father, chứ không phải bị góa bụa; như những đứa con mồ côi bất đắc dĩ, c̣n cha c̣n mẹ mà không được chung sống với cả hai bố mẹ; như những anh em ruột cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha gây ra bởi ly dị và tái hôn; như cảnh con cái được cha hay mẹ cấp dưỡng thay v́ được cả hai trực tiếp nuôi dưỡng; như được quyền đa phu hay đa thê sau khi ly dị, một thứ quyền của thời con người c̣n lạc hậu cổ lỗ v.v.

 

Tại sao thế giới càng ngày càng văn minh về vật chất lại càng bại hoại về hôn nhân và gia đ́nh như vậy? Phải chăng v́ hai con người nam nữ đă không thực sự yêu nhau trước khi lấy nhau? Phải chăng v́ con người văn minh ngày nay ư thức được nhân quyền của ḿnh? Phải chăng v́ con người được luật pháp cho phép hành sử quyền pro choice hôn nhân?

 

 

Ly Thân Ly Dị: Phải chăng v́ hai con người nam nữ đă không thực sự yêu nhau trước khi lấy nhau?

 

Nếu kết hôn với nhau là hai con người nam nữ yêu thương “trở nên một thân thể”, th́ có những việc vợ chồng làm trong đời sống hôn nhân hết sức phản trái với hôn nhân, như trường hợp ngoại t́nh và ly thân,  hoặc trường hợp ly thân rồi ngoại t́nh, nhất là hành động hoàn toàn hủy hoại hôn nhân, như trường hợp ly dị để lập gia đ́nh khác, hoặc ly dị rồi lập gia đ́nh khác.

 

Thật ra, so sánh giữa ly thân và ly dị, th́ ly thân vẫn c̣n đỡ hơn ly dị, v́ ly thân vẫn c̣n có thể cứu văn được, c̣n ly dị th́ kể như tận kết, tuyệt t́nh tuyệt nghĩa. Ngoài ra, trong một xă hội cho phép ly dị và được quyền ly dị mà hai vợ chồng c̣n chịu ly thân hơn là ly dị th́ có nghĩa là họ vẫn c̣n nghĩ đến con cái, hay ít là c̣n nghĩ đến nhau: “t́nh chi thủy chung, chí tử bất hối”, tức yêu nhau trọn đời, tới chết không thôi.

 

Thế nhưng, thực tế cho thấy, ngày nay người ta có mấy ai ly thân, mấy ai thích hôn nhân “time out” như vậy. Động một tí là họ nghĩ đến ly dị liền. Thậm chí ly dị là một thứ bảo hiểm chẳng những để được vĩnh viễn ly thân, mà c̣n là một thứ bảo hiểm để được tái hôn dễ dàng. Do đó, có lấy nhầm cũng không sao, v́ vợ chồng chẳng khác ǵ như món hàng mua ở tiệm đồ dùng department store về, nếu bị defect - hư hỏng ǵ, hay không thích hoặc không vừa với ư của ḿnh nữa th́ có quyền đem đổi hay trả lại cho tiệm ṭa án.

 

Theo chiều hướng coi thường, lỏng lẻo và đổi chác như thế, hôn nhân tự bản chất vốn “bất khả phân ly” ngày nay đă trở thành một thứ tṛ chơi, vui th́ ở dở th́ đi, trở thành một thị trường buôn bán, lời th́ nhào vô, lỗ th́ dẹp tiệm, trở thành một trận đấu giá, ai cao giá hơn th́ được. Không phải hay sao, hôn nhân ngày nay không phải là một cuộc đấu giá là ǵ, ở chỗ, ngày xưa, v́ c̣n trọng t́nh trọng nghĩa, người ta tỏ ra rất sợ lấy những người ly dị, v́ con người ly dị đó không “chí tử bất hối” đối với người phối ngẫu của họ, nhưng ngày nay, v́ xu hướng tranh đoạt - competition, người ta lại thấy ḿnh có giá mới được người khác bỏ vợ bỏ chồng mà lấy ḿnh v.v. nên càng lấy nhau như thay quần đổi áo mới càng hợp thời trang.

 

Thế nhưng, thực tế phũ phàng ngày nay cho thấy, chính lúc con người ta không c̣n tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” nữa, tức lúc con người được tự do luyến ái và thành hôn với nhau, họ lại bỏ nhau hơn bao giờ hết.

 

Theo thống kê trong cuốn Niên Giám Thế Giới 1987 (The World Almanac 1987, published for the Orange County Register), th́ năm 1955 có 377 ngàn vụ ly dị, năm 1960 có 393 ngàn vụ, năm 1965 có 479 ngàn vụ, năm 1970 có 708 ngàn vụ và năm 1985 có 1 triệu 187 ngàn vụ. Nếu so sánh với số lượng đám cưới trong cùng những năm trên đây, th́ nếu năm 1965 (năm này là thời điểm một năm trước khi luật pháp bắt đầu chính thức cho phép ly dị ở Mỹ) có 1 triệu 8 trăm ngàn đám, trong khi đó ly dị 479 ngàn vụ, tức tỉ số ly dị là 25%, hay 1/4; năm 1970 có 2 triệu 158 ngàn 802 đám cưới, trong đó có 708 ngàn vụ ly dị, tức tỉ số ly dị là 33%, hay 1/3; năm 1985 có 2 triệu 425 ngàn đám cưới, trong đó có 1 triệu 187 ngàn vụ ly dị, tức tỉ số là 50%, hay 1/2. Như thế, trào lưu ly dị đang tăng dần chứ không giảm. Ở chỗ, trong 5 năm (1965-1970) tăng từ ¼ đến 1/3, hay từ 25% đến 33%, tức tăng 8%, rồi trong 15 năm (1970-1985) tăng từ 1/3 đến ½, hay tăng từ 33% đến 50%, tức tăng 17%.

 

Thật vậy, căn cứ vào thống kê của Trung Tâm Quốc Gia Về Thống Kê Sức Khoẻ của Phân Bộ Về Sức Khỏe và Dịch Vụ Nhân Bản (National for Health Statistics, US Department of Health and Human Services), được cuốn Time The Almanac 2002 phổ biến, th́ trong giai đoạn từ năm 1900 đến 1999, tỉ lệ ly dị cao nhất là năm 1980, với 52%, rồi tới năm 1982 với 51%, tới hai năm 1983 và 1985 xuống 50%. Từ đó tỉ lệ xuống dần, ba năm 1986, 1987 và1988, c̣n 48%, ba năm 1989, 1990 và1991 c̣n 47%, hai năm 1993 và 1994 c̣n 46%, hai năm 1996 và1997 c̣n 43%.

 

Tuy nhiên, chiều hướng ly dị có vẻ xuống này không phải là v́ ḷng con người đă được đổi thay theo chiều hướng tích cực, cho bằng con số thành hôn càng ngày càng giảm đi. Chẳng hạn, năm có tỉ số ly dị cao nhất là năm 1980, trong số những cuộc thành hôn là 2 triệu 406 ngàn 708, có 1 triệu 182 ngàn vụ ly dị, và năm có tỉ số ly dị thấp nhất từ đó là năm 1997, năm có 2 triệu 384 ngàn cuộc thành hôn, nhưng có 1 triệu 163 ngàn vụ ly dị. Tức năm 1980 người ta lập gia đ́nh hơn năm 1997 tất cả là 22 ngàn 708 cuộc hôn nhân.

 

Tại sao lại có hiện tượng giảm số hôn nhân như vậy? Phải chăng trai gái không c̣n yêu nhau nữa? Hay người ta cảm thấy sợ lấy nhau? Hoặc người ta đă có cách sống vợ chồng tân kỳ hơn? Chỉ biết rằng, căn cứ vào các nguồn dữ liệu như U.S Census Bureau, National Center for Health Statistics, Americans for Divorce Reform, Institute for Equality in Marriage, American Association for Single People, Ameristat, và Public Agenda, Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ (Divorce Magazine: US Divorce Statistics) có những chi tiết như sau: tỉ lệ của những cuộc hôn nhân lần đầu đi đến chỗ ly dị trong năm 1997 là 50%, và tỉ lệ của những cuộc tái hôn rồi lại ly dị cũng trong năm 1997 là 60%. Tỉ lệ cha mẹ không bao giờ lập gia đ́nh trong năm 1998 là 35% nam và 42% nữ. Tỉ lệ chung cho tất cả mọi gia đ́nh có cha mẹ không bao giờ lập gia đ́nh trong năm 2000 là 48%.

 

Căn cứ vào những dự kiện được chính thức thống kê cho thấy trên đây, chúng ta có thể đi đến 4 kết luận như sau: thứ nhất, con người ta được dựng nên có nam có nữ không thể nào không yêu nhau. Thứ hai,  càng tự do yêu nhau, tự do luyến ái, người ta lại càng bỏ nhau. Thứ ba, một khi tự do yêu nhau mà lại c̣n chối bỏ nhau, tức là người ta chưa hoàn toàn nhận biết ḿnh, chưa t́m thấy ḿnh, giống như một đứa trẻ con hết thích đồ chơi này đến đồ chơi khác, chán cái này th́ chơi cái kia. Thứ bốn, một khi con người c̣n chọn đi chọn lại măi cho ḿnh ư trung nhân màcũng không xong, tưởng như ư lại bị trái ư, tránh trái ư lại không được như ư, th́ chứng tỏ con người văn minh ngày nay c̣n ấu trĩ trong quyền chọn lựa của ḿnh.

 

 

Ly Thân Ly Dị: Phải chăng v́ con người văn minh ngày nay ư thức được nhân quyền của ḿnh?

 

Hồi c̣n ở Việt Nam, được chứng kiến thấy những cảnh chồng được quyền đánh đập vợ ḿnh như con vật tôi cảm thấy hết sức đau ḷng. Cho đến khi lập gia đ́nh, trải qua những giây phút chất ngất ái ân, tôi lại càng không thể nào hiểu được tại sao người ta lại có thể phũ phàng hành hạ và tàn nhẫn đánh đập một con người mà họ chí t́nh ấp yêu khi làm việc vợ chồng như thế?

 

Nếu làm việc vợ chồng chỉ v́ yêu thương nhau thật t́nh th́ không thể nào người chồng lại có thể đi đến chỗ đầy đọa vợ ḿnh như thế. Bằng không, người vợ sống với họ chẳng khác nào như một người đầy tớ, một người nữ tớ chẳng những để phục vụ nhu cầu t́nh dục của họ những lúc họ lên cơn, mà c̣n để hy sinh mang nặng đẻ đau cho gia đ́nh nhà chồng, và hầu hạ nhu cầu cơm nước cho chồng, thậm chí cho cha mẹ chồng nữa, những việc mà không khéo sẽ bị họ cho ăn đ̣n nên thân v.v. Ôi thân phận phụ nữ ở một nước chậm tiến và ở vào thời văn hóa lạc hậu, hèn hạ là chừng nào và nhục nhă biết bao!

 

Chính v́ thế, chẳng lạ ǵ, khi sang đến Mỹ, chúng ta thấy cả một nền văn hóa hôn nhân đảo ngược. Đến nỗi, hồi ấy, năm 1975, những người Việt mới qua Mỹ đều cảm thấy là ở Mỹ này đàn bà là nhất, “lady first”. Bởi v́, luập pháp Hoa Kỳ hết sức bảo vệ người phụ nữ. Chồng không có quyền đánh vợ. Bằng không, nếu bị tố cáo sẽ bị luật pháp can thiệp. Chẳng hạn, có những trường hợp chồng dọa hành hung vợ, vợ sợ quá báo cho công quyền để xin được bảo vệ, chồng liền bị ṭa ra lệnh giới nghiêm lại “restricted order”, nghĩa là không cho chồng đến gần vợ bất cứ lúc nào một khoảng cách là bao nhiêu đó, chẳng hạn 100 feet, hay 100 bộ, 100 bước.

 

Không biết có phải chính v́ người phụ nữ, nhất là để bảo về quyền lợi của giới nữ mà chính quyền Âu Mỹ mới lập những khoản luật ly di trước (đầu thập niên 1960) rồi phá thai sau (đầu thập niên 1970), thế nhưng, thực tế cho thấy, phụ nữ đă sử dụng quyền luật này nhiều hơn nam.

 

Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ trên đây cho thấy rơ nhận định này như sau. Trong năm 2000, con số nam ly dị là 8 triệu 572 ngàn hay 8.3%, nhưng nữ là 11 triệu 309 ngàn hay 10.2%, tức hơn nữ ly dị hơn nam là 2 triệu 737 ngàn trong năm 2000. Tỉ lệ gia đ́nh chỉ có mẹ độc thân - single mother mà không có bố là 9.2% trong khi đó tỉ lệ gia đ́nh chỉ có bố mà không có mẹ là 1.9%, tức single mother nhiều hơn single father là 7.3%. Cũng trong năm 2000, trong số gia đ́nh cha mẹ độc thân, có 2 triệu 40 ngàn người cha độc thân, nhưng có đến 9 triệu 680 ngàn người mẹ, tức con số mẹ độc thân nhiều hơn bố là 7 triệu 640 ngàn.

 

Chưa hết, cũng trong năm 2000, tổng số của những người cha độc thân v́ ly dị là 913 ngàn, nhưng tổng số của những người mẹ độc thân v́ ly dị là 3 triệu 392 ngàn, tức con số người mẹ độc thân v́ ly dị hơn con số người bố độc thân v́ ly dị là 2 triệu 479 ngàn.

 

Ngoài ra, tổng số của những người cha độc thân chưa bao giờ lập gia đ́nh là 693 ngàn, nhưng tổng số của những người mẹ độc thân chưa bao giờ lập gia đ́nh là 4 triệu 181 ngàn, tức mẹ độc thân chưa bao giờ lập gia đ́nh hơn bố độc thân chưa bao giờ lập gia đ́nh là 3 triệu 488 ngàn. Trong năm 2000, con số ly thân giữa nam và nữ như sau: nam là 1 triệu 181 ngàn hay 1.8%, và nữ là 2 triệu 661 ngàn hay 2.4%, tức nữ ly thân hơn nam 1 triệu 480 ngàn.

 

Thêm vào đó, nếu quyền ly dị hầu như liên quan đến quyền lợi của nữ giới hơn nam giới, một quyền lợi thực sự đă được nữ giới sử dụng tối đa như các dữ kiện trên đây cho thấy, th́ quyền phá thai lại càng trực tiếp liên quan đến quyền lợi chuyên biệt của nữ giới hơn.

Cũng theo cuốn Time The Almanac 2002, thống kê cho biết con số phá thai được tường tŕnh và được sổ sách ghi nhận như sau: từ năm 1972 (là thời điểm trước một năm luật pháp Hoa Kỳ chính thức hóa việc phá thai) đến năm 1997, con số phá thai cao nhất ở vào năm 1990, với 1 triệu 429 ngàn 577 vụ, trong đó, có 22.4% ở tuổi teen, tuổi dậy th́ từ 19 trở xuống, 33.2% ở vào tuổi từ 20 đến 24, và 44.4% ở tuổi từ 25 trở lên, 21.7% trong hôn nhân, và 78.3% ngoài hôn nhân.

 

Tuy nhiên, ở vào năm 1997, tuy con số phá thai không cao bằng năm 1990, nghĩa là chỉ có 1 triệu 186 ngàn 39 vụ, tức ít hơn năm 1990 là 243 ngàn 538 vụ, nhưng so sánh cùng lứa tuổi và gia cảnh như năm 1990, chúng ta thấy chiều kích lứa tuổi lớn phá thai và ngoại hôn phá thai gia tăng trong năm 1997 như sau: tuổi teen dậy th́ 20.1% (xuống 2.3%), tuổi từ 20 đến 24 ở 31.7% (xuống 1.5%), nhưng tuổi từ 25 trở lên lại là 48.2% (lên 3.8%), và phá thai trong hôn nhân năm 1997 là 19% (xuống 1.7%), th́ phá thai ngoại hôn năm 1997 là 81% (lên 2.7%).

 

Những dữ kiện được thống kê trên đây, về cả khía cạnh ly dị lẫn phá thai, cho chúng ta thấy không phải là một cuộc cách mạng nữ giới đang xẩy ra mà là một cuộc trả thù đời của nữ giới th́ đúng hơn. H́nh như nữ giới đang cho thế giới biết mặt, biết rằng con người của họ không phải là để cho nam giới, và thân xác của họ không phải là để cho con cái. Và họ làm việc này không phải là lúc họ ở vào tuổi c̣n trẻ mà là tuổi đă lập thân.

 

Cũng theo Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ, nếu trong năm 1997, tuổi trung b́nh trong việc lập gia đ́nh là 29 (28.7) đối với nam giới và 26 (25.9) đối với nữ giới, th́ tuổi trung b́nh trong việc họ ly dị cũng trong cùng năm 1997 này là 35 bên nam và 33 bên nữ, tức ở vào tuổi “tam thập nhi lập”. Tuổi phá thai nhiều nhất cũng từ 25 trở lên.

 

Theo tôi, không phải là nữ giới cách mạng hay trả thù đời, mà là chung con người văn minh vật chất ngày nay, tất nhiên trong đó có cả nữ giới, đang bị chi phối bởi một ư hệ sợ hăi và một tinh thần yếu nhược. Ở chỗ, những ǵ không hợp với cá nhân con người họ là họ t́m cách tránh né liền, t́m cách away from cho bằng được; họ không dám đối diện với khốn khó, không dám đương đầu với thử thách, nhất là những thử thách về luân lư là những ǵ làm cho họ xứng đáng làm người và thực sự nên người.

 

Thật ra, v́ biết ḿnh không thể thắng vượt được khốn khó, làm chủ được t́nh thế bất lợi, họ mới t́m cách tránh né. Thế nhưng, dù có t́m cách tránh né mấy đi nữa, họ cũng vẫn phải đối diện với sự thật phũ phàng, với người chồng hay người vợ mà họ không yêu thích nữa, không ưa chuộng nữa, với người con sinh ra tật nguyền, với bệnh nhân bất trị tốn kém v.v. Bởi đó, không né được th́ chỉ việc tận diệt là xong, là tiện nhất. Với lập luận là thà không có th́ hơn, bằng đă có th́ phải ra có, phải có lợi cho nhân quần xă hội, đúng hơn có lợi cho chính bản thân cá nhân của họ mới đáng tồn tại.

 

Thế là, theo chủ thuyết tiến hóa - evolution, chủ nghĩa tranh đấu giai cấp của Cộng Sản, chủ trương duy thực dụng - unitarianism của thế giới tư bản, họ đă sử dụng đến thủ đoạn lạm quyền luân lư của họ, thủ đoạn đoạn tuyệt hôn nhân, thủ đoạn phá thai con cái v.v.

 

Thế nhưng, liệu con người văn minh đầy quyền lực về kỹ thuật cùng với quyền hạn về nhân quyền ngày nay có thể tận diệt được sự thật hay chăng, hay là, trái lại, sự thật vẫn là sự thật, vẫn ám ảnh họ, vẫn theo đuổi họ như h́nh với bóng, làm cho họ càng ngày càng sợ, càng bị ám ảnh,  bị paranoid, nếu họ không cương quyết nh́n thẳng vào sự thật, một sự thật duy nhất có toàn năng giải thoát họ.

 

 

Ly Thân Ly Dị: Phải chăng v́ con người được luật pháp cho phép hành sử quyền pro choice hôn nhân?

 

Không phải chỉ có phá thai mới có quyền pro choice, c̣n ly dị th́ không. Thật ra, vấn đề quyền tuyệt đối tự quyết có thể được áp dụng vào tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống của con người. Điển h́nh nhất là trường hợp ly dị. Theo ư hệ tự do là muốn làm ǵ th́ làm ngày nay, người ta cho rằng một khi tôi có quyền chọn lựa ư trung nhân th́ tôi cũng có quyền bỏ họ nếu thấy rằng họ không c̣n hợp với tôi nữa, hay tôi thấy có ai ngon hơn họ, có thể mang lại hạnh phúc và thiện ích cho tôi.

 

Chẳng lẽ chọn lấy cho ḿnh những ǵ tốt hơn lại là điều sai lầm hay sai quấy hay sao? Thật ra, không ai phủ nhận vấn đề con người có quyền chọn lựa. Thế nhưng, vấn đề ở đây là tự do của con người có giới hạn. Do đó, chọn ǵ th́ chọn, chọn sao cũng được, miễn là việc chọn lựa của con người không được phi nhân bản, không được phản luân thường đạo lư, không được tác hại đến công ích. Thậm chí, nếu cần, việc chọn lựa của con người c̣n có thể đi đến chỗ hy sinh cho người khác, chấp nhận tất cả những ǵ người khác không hợp với ḿnh, chấp nhận trở nên mọi sự cho mọi người, nhất là những người mà ḿnh yêu thương như bản thân ḿnh, như vợ chồng con cái trong gia đ́nh ḿnh.

 

Tại sao cái chọn lựa làm cho ḿnh nên trọn lành hơn, nên người hơn, đoàn kết hơn, yêu thương hơn, ḥa thuận an b́nh hơn chúng ta không chọn, lại pro choice những ǵ sặc mùi văn hóa sự chết.

 

Theo Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ th́ trong năm 1997, thống kê cho biết lư do ly dị v́ vấn đề kinh tế là 4.2%, trong khi đó, tỉ lệ ly dị v́ bất khả hóa giải là 80%. Kể từ năm 1997 tới năm 2000, con số ly dị mỗi năm là 2 triệu rưỡi người. Số năm trung b́nh vợ chồng chung sống với nhau cho đến khi ly dị vào năm 1997 là 11 năm.  

 

Sở dĩ có luật ly dị là v́ con người lạm dụng quyền hành của ḿnh, điển h́nh là chồng dùng quyền bắt nạt vợ, và sở dĩ luật phá thai có tác hiệu và càng ngày càng trở nên thịnh hành là v́ con người ham chuộng nó và tôn sùng nó. Bởi thế, luật ly dị và phá thai, tự chúng sẽ trở thành bất lực, trở thành vô hiệu năng, nếu con người không ngó ngàng ǵ đến nó, coi thường nó.

Một khi con người c̣n lệ thuộc vào luật ly dị để sống hôn nhân th́ không bao giờ họ thực sự cảm thấy thế nào là hạnh phúc hôn nhân. Chẳng khác ǵ như họ lệ thuộc vào thuốc ngừa thai hay phương pháp ngừa thai nhân tạo để kiểm soát sự sống vậy. Trước khi lấy nhau đă sợ ly dị, lấy nhau rồi lại sợ có con, th́ hai con người nam nữ sẽ sống đời vợ chồng với nhau một cách ơ hờ tạm bợ, đụng một cái là tan liền.

 

Nếu quyền ly dị và phá thai không phải là thứ bảo hiểm hôn nhân th́ chỉ c̣n chính t́nh yêu, yếu tố liên kết hai con người nam nữ có duyên lại với nhau mới làm cho họ được hạnh phúc mà thôi. Mà yêu thương là ǵ, nếu không phải là hiệp nhất nên một, là hy sinh nhịn nhục, là quảng đại thứ tha.

 

Phải, chỉ có một t́nh yêu viên măn, t́nh yêu trọn lành như thế mới làm cho hai con người nam nữ sống đời vợ chồng với nhau được thực sự hạnh phúc và vĩnh viễn hạnh phúc mà thôi. Hạnh phúc là viên măn yêu thương là thế! Hạnh phúc là viên măn yêu thương chính là bảo hiểm nhân thọ duy nhất cho cuộc sống hôn nhân gia đ́nh của con người và cho con người ở mọi nơi và trong mọi lúc.

 

 

Sau đây là 4 trong những câu vấn đáp cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 27, ngày 21/7/2002 

1.      Hiện tượng ly thân ly dị hiện nay có phải là một hậu quả tất yếu của hiện tượng vô luân của xă hội chúng ta hiện nay không?

Đáp: Hiện tượng ly thân ly dị hiện nay không phải là hậu quả tất yếu của hiện tượng vô luân của xă hội chúng ta hiện nay, v́ hiện tượng ly thân ly dị hiện nay chính là hiện tượng vô luân của xă hội chúng ta rồi vậy. Tức là ly thân ly dị và vô luân đồng nghĩa với nhau. Do đó, vấn đề được đặt ra là nguyên nhân nào đă đưa đến t́nh trạng ly thân ly dị vô luân hiện nay? Trước hết, tôi xin xác định là ly thân khác với ly dị và tự bản chất không phải là việc vô luân, trừ phi ly thân để dễ dàng ngoại t́nh, hay cố ư ly thân để đi đến chỗ ly dị, hoặc không có ư tái hợp nữa. Sau nữa, tôi nhận thấy căn nguyên sâu xa gây ra t́nh trạng ly thân ly dị vô luân hiện nay là do con người đă yếu kém ḷng đạo, đă coi thường nhân nghĩa.  

Thật vậy, ngay từ ban đầu, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, sau khi sa ngă phạm đến Đấng Hóa Công của ḿnh, tức là không chịu theo ư định của Ngài, mà là theo ư riêng của ḿnh, cặp uyên ương đầu tiên là Adong và Evà đă không c̣n sống trong t́nh trạng công chính nguyên thủy nữa, cả hai chỉ là một thân thể, ở chỗ trần truồng không biết xấu hổ, trái lại, đă ly thân, mỗi người bắt đầu nhận thấy ḿnh khác người, và che đậy bộ phận phái tính của ḿnh đi. Thực tế cũng cho thấy sở dĩ con người văn minh ngày nay ly dị là v́ họ đă không c̣n trọng t́nh trọng nghĩa nữa. Ở chỗ, ngày xưa v́ c̣n kính cha kính mẹ, con người dù không biết nhau hay yêu nhau trước, song họ vẫn có thể sống trọn đời vợ chồng với nhau. Trong cuộc sống hôn nhân, dù khổ đau, họ vẫn không bỏ nhau, không hẳn v́ sợ xă hội theo luân lư cổ truyền chê cười nguyền rủa, cho bằng v́ nghĩ đến con đến cái hơn đến bản thân ḿnh.

Tóm lại, nguyên nhân sâu xa làm cho hôn nhân gia đ́nh đổ vỡ, đưa đến t́nh trạng ly thân ly dị vô luân là v́ con người văn minh vật chất ngày nay đă trở nên khô đạo, dửng dưng với tất cả những ǵ là siêu nhiên, là linh thiêng, không c̣n tin tưởng thần linh tối cao, và do đó cũng không c̣n nắm giữ những luân thường đạo lư làm người như xưa.  
 

2.      Xin anh vui ḷng tóm lại một vài con số tiêu biểu trong những thống kê liên quan đến vấn đề ly thân ly dị ảnh hưởng và trực tiếp liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đ́nh hiện nay? 

Đáp: Câu hỏi này cũng như câu hỏi trên, con số thống kê tiêu biểu không ảnh hưởng và trực tiếp liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đ́nh hiện nay. Trái lại, chính đời sống hôn nhân và gia đ́nh hiện nay đă đưa đến con số thống kê thảm bại này. Căn cứ vào những con số thống kê, tôi thấy có 6 vấn đề chính sau đây liên quan đến chiều hướng ly dị, đến lư do ly dị, đến thời hạn hôn nhân, đến thời điểm ly dị, cũng như đến khát vọng luyến ái phi hôn hay đa hôn.  

Thứ nhất, tỉ lệ ly dị càng ngày càng xuống: Thật vậy, căn cứ vào thống kê của Trung Tâm Quốc Gia Về Thống Kê Sức Khoẻ của Phân Bộ Về Sức Khỏe và Dịch Vụ Nhân Bản (National for Health Statistics, US Department of Health and Human Services), được cuốn Time The Almanac 2002 phổ biến, th́ trong giai đoạn từ năm 1900 đến 1999, tỉ lệ ly dị cao nhất là năm 1980, với 52%, rồi tới năm 1982 với 51%, tới hai năm 1983 và 1985 xuống 50%. Từ đó tỉ lệ xuống dần, ba năm 1986, 1987 và1988, c̣n 48%, ba năm 1989, 1990 và1991 c̣n 47%, hai năm 1993 và 1994 c̣n 46%, hai năm 1996 và1997 c̣n 43%.  

Thứ hai, con người ly dị chỉ v́ lư do bất khả hóa giải giữa vợ chồng với nhau hơn là v́ các vấn đề khác. Theo Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ th́ trong năm 1997, thống kê cho biết lư do ly dị v́ vấn đề kinh tế là 4.2%, trong khi đó, tỉ lệ ly dị v́ bất khả hóa giải là 80%.

 

Thứ ba, con người ngày nay sống đời vợ chồng với nhau ngắn hạn chứ không trọn đời: Tờ Nguyệt San Ly Dị cho biết số năm trung b́nh vợ chồng chung sống với nhau cho đến khi ly dị vào năm 1997 là 11 năm. 
 

Thứ bốn, con người ly dị ở vào lúc con người ở vào tuổi lập thân “tam thập nhi lập”. Thật vậy, cũng theo Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ, nếu trong năm 1997, tuổi trung b́nh trong việc lập gia đ́nh là 29 (28.7) đối với nam giới và 26 (25.9) đối với nữ giới, th́ tuổi trung b́nh trong việc họ ly dị cũng trong cùng năm 1997 này là 35 bên nam và 33 bên nữ.  

Thứ năm, con người ngày nay muốn sống tự do luyến ái, chứ không muốn bị ràng buộc vào cơ cấu hôn nhân ly dị nữa. Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ (Divorce Magazine: US Divorce Statistics) đă liệt kê những chi tiết như sau: Tỉ lệ cha mẹ không bao giờ lập gia đ́nh trong năm 1998 là 35% nam và 42% nữ. Tỉ lệ chung cho tất cả mọi gia đ́nh có cha mẹ không bao giờ lập gia đ́nh trong năm 2000 là 48%. 

Thứ sáu, con người ngày nay càng ngày càng đa thê đa phu. Cũng theo Tờ Nguyệt San Ly Dị về Thống Kê Ly Dị Ở Hoa Kỳ cho biết: tỉ lệ của những cuộc hôn nhân lần đầu đi đến chỗ ly dị trong năm 1997 là 50%, và tỉ lệ của những cuộc tái hôn rồi lại ly dị cũng trong năm 1997 là 60%.
 

3.      Hai môn thuốc chữa căn bệnh hiểm nghèo ly thân ly dị của thời đại chúng ta, về phần tích cực, là “tương kính như tân” và, về phần tiêu cực, là bỏ lối sống chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ. Anh bằng ḷng với hai môn thuốc này chăng? 

Đáp: Về ư hệ chồng chúa vợ tôi, trọng nam khinh nữ, đă được ư hệ nhân quyền giải độc. Bởi đó ngày nay nó hầu như đă biến mất trong ánh sáng văn minh vật chất và nhân bản hiện tại. Nếu ư hệ nhân quyền đă quân b́nh nam nữ, đă b́nh đẳng vợ chồng th́ vấn đề “tương kính như tân” cũng đă hiện thực. Tuy nhiên, như tôi đă nhận định trong buổi phát thanh vừa rồi, chính trong lúc con người được quyền tự do luyến ái ngày nay lại là lúc con người ly thân ly dị nhiều nhất. Như thế có nghĩa là con người vẫn chưa “tương kính như tân” hay sao? Thật ra, vấn đề trọng kính nhau thường dính dáng đến vấn đề công b́nh. Công b́nh ở chỗ nếu anh đối xử tốt với tôi tôi cũng đối xử tốt với anh như thế. Bằng không th́ cứ việc “mắt đền mắt răng đền răng”, “t́nh nghĩa đôi ta có thế thôi”. Công bằng thường c̣n ở chỗ tôi phải được đối xử tốt trước rồi mới đáp lại sau. Nếu sống đời vợ chồng với nhau “tương kính như tân” một cách công b́nh như thế th́ chẳng khác ǵ sống với nhau như một bài toán cộng, 1 + 1 = 2. 

Thật vậy, như tôi đă chia sẻ trong bài T́nh Nghĩa Vợ Chồng, “nếu vợ chồng mỗi người là 1 ngôi vị khác nhau, mà sống với nhau như một bài toán cộng th́ sẽ thành 2 chứ không nên 1. Vợ chồng sống với nhau như bài toán cộng là ở chỗ mỗi người một account, một trương mục, chồng trả tiền nhà, vợ trả tiền những thứ chi phí khác, miễn là hai bên cân bằng với nhau trong vấn đề trang trải mọi sự trong nhà; nếu cần phải chi phí cho những thứ ngoại lệ theo t́nh nghĩa, như tới ngày Valentine, Giáng Sinh, Father Day hay Mother Day, Ngày Sinh Nhật của nhau th́ lấy tiền của riêng ḿnh mà mua quà tặng nhau, bao nhau ăn uống như bạn bè. Bởi thế, bởi sống một đời sống vợ chồng với nhau như một bài toán cộng 1 với 1 là 2 như thế, nên khi gặp trường hợp một trong hai người đụng đến quyền lợi của nhau, đụng đến đức công bằng đă được phân chia ranh giới, họ liền bất măn và tỏ thái độ đ̣i hỏi công lư, đến độ, họ đi đến chỗ làm toán trừ, 1 trừ 1 thành 0, vợ trừ chồng hay chồng trừ vợ thành ly dị”.

 

Ngoài ra, về phương thế giải quyết vấn đề bất ḥa vợ chồng để tránh ly dị, ở bên Mỹ này người ta thường “sit down and talk”. Thế nhưng, cuối cùng cũng vẫn chẳng giải quyết được ǵ, cũng vẫn cứ đem nhau ra ṭa ly dị? Tại sao? Nếu không phải khi ngồi xuống nói chuyện người ta chỉ t́m cách thắng thế, hơn là t́m chân lư. Thật ra, nếu người ta tự đáy ḷng biết thông cảm với nhau th́ cũng chẳng cần ǵ phải sit down and talk cả. V́ họ đă tha cho nhau, hiểu nhau trước khi nói ra rồi. Vấn đề đối thoại chẳng qua cũng chỉ là phương thế giải quyết. Nếu người ta không có tinh thần cởi mở, phục thiện và t́m chân lư th́ dù có talk đi talk lại cũng không work, không có công hiệu. Ở đây chúng ta lại thấy rằng, làm ǵ th́ làm con người cũng phải có tinh thần trước, phải có ḷng đạo đă, mới giải quyết được vấn đề. Bằng không, con người chỉ luẩn quẩn, lúc nào cũng cảm thấy bất măn và bất an mà thôi, một tâm trạng càng làm cho con người dễ rối loạn và cuộc đời lúc nào cũng choáng váng ngả nghiêng chực ngă. 

 

4.      Để kết thúc cho buổi phát thanh hôm nay, xin được hỏi thêm một câu nữa là nếu có một lời khuyên nào cho cuộc sống lứa đôi hiện nay th́ lời khuyên ấy như thế nào?  

Đáp: Cũng trong bài T́nh Nghĩa Phu Thê, tôi đă chia sẻ thế này: “Để tránh hiện tượng hay thảm trạng vợ chồng sống với nhau như một bài toán cộng, một lối sống dễ đưa họ tới đáp số zero của một bài toán trừ nát tan phá sản về cả t́nh nghĩa, của cải lẫn con cái như vậy, họ cần phải sống với nhau theo đúng mục đích và bản chất của hôn nhân là hiệp nhất, được thể hiện qua tác động vợ chồng “nên một thân thể” hết sức linh thiêng cao quí. Nghĩa là, hai vợ chồng phải làm sao để chẳng những tránh những lối sống, hành vi, thái độ cộng và trừ giữa vợ chồng với nhau, mà c̣n phải liên lỉ sống làm sao để vợ chồng chỉ là 1, bằng cách sống theo bài toán nhân 1 x 1 = 1 hay theo bài toán chia, 1 / 1 = 1, những bài toán chứng tỏ họ giải quyết những khác biệt, bất đồng và đụng chạm, không thể tránh trong đời sống vợ chồng, thậm chí cả lầm lỗi phạm đến bản tính của hôn nhân, chỉ bằng tinh thần hy sinh, nhịn nhục và tha thứ cho nhau”.   

 

Trên đây là nội dung cuộc phỏng vấn về vấn đề Ly Thân Ly Dị cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng (27 ngày 21/7/2002), một chương tŕnh phát thanh Ơn Gọi Làm Người, do Nhóm Vào Đời chủ trương và thực hiện, qua Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại, hằng tuần từ 11 giờ 30 đến 12 giờ trưa Chúa Nhật, phát đi từ Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đến 21 nơi thuộc 18 tiểu bang ngoài California.