HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022

 

12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị 

 

Trên thế giới không biết có nước nào có nhiều "Trung Tâm" Thánh Mẫu hay có nhiều nơi về Đức Mẹ như ở Việt Nam hay chăng, cho tới nay, như em biết, lên tới cả chục "trung tâm" hay cả chục nơi đặc biệt về Đức Mẹ, từ trung vào nam (lạ một điều là không hề có miền bắc), thứ tự về địa lý như sau:

1- Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị TGP Huế;
2- Đức Mẹ Trà Kiệu ở
xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, thuộc GP Đà Nẵng;
3- Đức Mẹ Măng Đen ở
Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kontum;
4- Đức Mẹ Phượng Hoàng ở Pleiku tỉnh Gia Lai GP Kontum;
5- Đức Mẹ Giang Sơn ở Yang Reh, Krông Bông, Đắk Lắk GP Buôn Mê Thuột;
6- Đức Mẹ Thác Mơ ở Thác Mơ, Phước Long, Bình Phước GP Buôn Mê Thuột;
7-
Đức Mẹ Trinh Phong ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận GP Nha Trang;
8- Đức Mẹ Tà Pao ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận GP Phan Thiết;
9- Đức Mẹ Núi Cúi ở xã Gia Tân 1, huyện Thống nhất, tỉnh Đồng Nai GP Xuân Lộc;

10- Đức Mẹ Bến Tre ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, GP Vĩnh Long.

https://hddaminhthanhlinh.net/a6524/duc-me-luon-bao-ve-dat-nuoc-chung-ta-vung-tin- 

 

Trong các nơi về Đức Mẹ ở Việt Nam trên đây, có một số nơi liên quan đến sự tích về Đức Mẹ, như ở Lavang, Trà Kiệu, Măng Đen, Tà Pao, Bến Tre, còn ngoài ra, dường như toàn là những nơi được lòng tôn sùng đặc biệt Mẹ Maria xây dựng lên để biệt tôn Đức Mẹ, như ở Phượng Hoàng, Giang Sơn, Thác Mơ, Trinh Phong và Núi Cúi. Tuy nhiên, trong các sự tích về Đức Mẹ thì không sự tích nào liên quan đến lịch sử của Giáo Hội ở Việt Nam cho bằng ở Lavang, nơi theo truyện kể Đức Mẹ đã hiện ra vào năm 1798 với con cái của mình đang lẩn trốn thời kỳ mở đầu bách hại và sát hại một cách dữ dội thành phần tín hữu Công giáo lúc bấy giờ, và vì thế Lavang mới thật sự là của chung Giáo Hội ở Việt Nam, do đóng góp của chung cộng đồng Công giáo, xứng đáng với danh xưng là "Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc Lavang".

Em đã được hân hạnh ghé kính viếng Đức Mẹ Lavang 3 lần: lần đầu năm 2016 với phái đoàn TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương), lần hai năm 2018 cũng với TĐCTT, và lần ba năm 2022 với THĐC. Nhưng trong cả 3 lần, kéo dài 6 năm, mà Vương Cung Thánh Đường Lavang vẫn chưa được chính thức khánh thành và cung hiến, dù đã hoàn thành, như em thấy, năm 2022 này, nhưng từ năm 2016 em đã thấy như mới khởi công xây dựng, sau khi đặt viên đá đầu tiên năm 2012: Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá... & Thánh địa La Vang-trung tâm hành hương lớn nhất của đạo...

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Lavang dường như mới được xây dựng năm 2016

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Lavang vẫn chưa được hoàn thành vào năm 2018

Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Lavang hình như đã được hoàn thành năm 2022 nhưng vẫn chưa được khánh thành và cung hiến - có thể bên trong chưa xong, cho đến thời điểm Đại Hội Lavang toàn quốc hàng năm ngày 15/8/2023...

 

Phái đoàn THĐC đã đến kính viếng Đức Mẹ Lavang chiều tối ngày 14/11 cho đến sáng hôm sau ngày 15/11. Phái đoàn trọ đêm và ăn tối ở Nhà Khách Lâm Bích do các sơ MTG Huế phục vụ, ở bên kia Trung Tâm Đức Mẹ Lavang, sau đó cùng nhau ra Tượng Đài Mẹ cùng nhau dâng kính Mẹ 50 Kính Mân Côi lúc trời đang hơi mưa, sáng hôm sau, phái đoàn đã dự lễ 5 giờ sáng chung với cộng đoàn ở nhà nguyện của Trung Tâm, sau lễ đã cùng nhau dâng lên Mẹ 1 trang Kinh Mân Côi đầu ngày trước khi tham quan phong cảnh của Trung Tâm Hành Hương toàn quốc Thánh Mẫu Lavang này, sau đó mua đồ kỷ niệm bên Nhà Khách Lâm Bích cũng như mua món điểm tâm ăn trên xe trong hành trình xuôi nam về Qui Nhơn hôm ấy.

 

Nhà Khách Lâm Bích của các sơ MTG Huế

 

Nhà Khách Lâm Bích của các Sơ Dòng MTG Huế by night 14/11/2022

Sau khi nhận phòng ngủ, phái đoàn THĐC dùng bữa tối như đã đặt trước với các sơ

Sau bữa tối phái đoàn, băng ngang qua con đường trước cổng Nhà Khách Lâm Bích, cùng nhau sang Tượng Đài Mẹ Thăm Viếng để đọc kinh tối với nhau

Nhà Khách Lâm Bích của các Sơ Dòng MTG Huế ban sáng 15/11/2022

Từ bên Trung Tâm Hành Hương toàn quốc Thánh Mẫu Lavang tiến sang Nhà Khách Lâm Bích (Lambert, tên vị Giám mục sáng lập Dòng Mến Thánh Giá) - hình trên (ngõ sang) và hình dưới (khu đậu xe bên cánh rừng thưa)

Nhà Khách Lâm Bích - Từ cổng nhìn vào

Nhà Khách Lâm Bích - Từ trong nhìn ra cổng

Sau khi bỏ đồ xuống và đem vào phòng ngủ như đã được giữ chỗ từ Hoa Kỳ, phái đoàn THĐC xuống phòng ăn dùng bữa tối

Sáng hôm sau, sau lễ và tham quan cảnh sắc Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, phái đoàn THĐC đã ghé mua kỷ vật ở tiệm của các sơ MTG Huế bên trong sát cổng của Nhà Khách Lâm Bích

Con dâu Mẹ Đồng Công Thúy Nga đã mua bánh bột lọc cho bữa điểm tâm trên xe của phái đoàn THĐC, món bánh bột lọc được nàng thưởng thức từ năm 2018 với Nhóm TĐCTT vẫn còn thơm ngon cho đến mãi 4 năm sau.

Nhưng món bột lọc ngon lành này không tiện ăn sáng trên xe, nên đã được thay thế bằng bánh mì, còn nó để giành cho bữa ăn trưa ở một tiệm ở Quảng Nam

 

 Đức Mẹ Lavang by night

 

Từ sân của Nhà Khách Lâm Bích này, nhìn qua cổng đã thấy được khu vực bên kia Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang

Đầu tiên là dẫy nhà ở bên phải, dính liền với lầu Nhà Hành Hương bên trong

Còn phía bên trái trước tiên là Trạm Y Tế (hình trên) rồi mới tới bãi đậu xe bên cạnh cánh rừng thưa (hình dưới)

Ngã tư đối diện với cánh rừng: đi thẳng dẫn tới lối từ cổng chính vào trung tâm, quẹo phải dẫn tới 2 dẫy nhà: Nhà Hành Hương và Nhà Tĩnh Tâm, ở giữa hai dẫy nhà này là lối lên Tượng đài và Lễ đài (4 hình dưới)

Garage xe bên trước Nhà Hành Hương

Phái đoàn đã dâng lên Mẹ 50 Kinh Mân Côi ở trên lễ đài, bên phải từ trên nhìn xuống, thay vì ở bên dưới, vì trời hơi mưa và có nhóm đang đọc kinh ở đó (hình dưới)

Sau khi dâng Mẹ 1 Chuỗi Mân Côi, phái đoàn THĐC tự động tham quan khu vực Hành Hương Thánh Mẫu Lavang về đêm trước khi về nghỉ đêm ở Nhà Khách Lâm Bích

Chính tại tiền đường ngôi Nhà Hành Hương này (hình trên), trước Tượng Mẹ Lavang (hình dưới) Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã ban phép lành cho phái đoàn 20 anh chị em TĐCTT trong Hành trình Truyền giáo Xuyên Việt 2016

 

Thánh Lễ và Kinh Nguyện ban mai

 

Phái đoàn THĐC dự lễ chung với cộng đoàn dân Chúa lúc 5 giờ sáng, và Anh Lm Mai Hữu Tường đồng tế trên bàn thờ

Chính trong nguyện đường này của Trung Tâm Mẹ Lavang sáng hôm 27/9/2016 (số trên hình theo ngày ở HK), phái đoàn TĐCTT bất ngờ thấy xuất hiện ĐTGM Ngô Quang Kiệt, vị đến đột xuất mà Cha Giám đốc Hiền bấy giờ mới biết vào phút chót.

Cũng trong nguyện đường này, Cha Vương Quốc Minh, Chánh xứ Giáo xứ Khe Sanh của TGP Huế, với sự bảo trợ toàn bộ của phái đoàn TĐCTT 2016, đã dẫn cả giáo xứ ngài về lãnh ơn toàn xá năm Thánh Thương Xót 2016 ở Lavang ngày 27/9.

Trên Tượng Đài Mẹ Lavang, nơi phái đoàn THĐC đã dâng Mẹ Kinh Mân Côi tối hôm 14/11 và sáng hôm 15/11, ở bên phía nguyện đường của Trung Tâm

Ngay sau lễ sáng, phái đoàn THĐC đã ra bên Tượng Đài Đức Mẹ Lavang để dâng lên Mẹ 1 tràng Kinh Mân Côi ban mai tại ngay trước bàn thờ cạnh Tượng Đài

Sau 50 Kinh Mân Côi đầu ngày, Đức Mẹ đã ban phép lành cho chung phái đoàn THĐC qua bàn tay linh mục đồng hành của phái đoàn là Anh Mai Hữu Tường

 

Cảnh Sắc của Trung Tâm Lavang

 

Từ Tượng đài Đức Mẹ Lavang nhìn xuống tới tận Nhà Hành Hương của Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang

Từ trước Tượng Đài Đức Mẹ Lavang nhìn về tay trái, phía Vương Cung Thánh Đường Lavang

Mặt tiền của Vương Cung Thánh Đường Mẹ Lavang quay ra cổng chính của Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang và tháp chuông ở tâm điểm của Trung Tâm này

Từ Tháp Chuông nhìn về phía cổng chính của Trung Tâm Hành Hương toàn quốc Thánh Mẫu Lavang

Từ phía Vương Cung Thánh Đường nhìn về phía Tượng Đài Đức Mẹ Lavang (hình trên và hình dưới)

Từ tháp chuông nhìn về phía khu Nhà Tĩnh Tâm (hình trên và hình dưới)

Khu vực Mục Vụ bao gồm Nhà Tĩnh Tâm (ngói đỏ) và Nhà Hành Hương (tường vàng)

Linh mục TGP Huế gần 200 vị đang dự Tuần phòng năm ở đây, sáng Thứ Ba 15/11/2022, từ Nhà Tĩnh Tâm tiến sang phía Nhà Hành Hương rồi quẹo phải tiến thẳng lên Tượng Đài Mẹ Lavang

trong đó có 3 vị giám mục

Đoàn giáo sĩ choàng áo alba mầu đỏ tử đạo này, bao gồm cà các vị giám mục chủ chiên, đều là hoa trái của các vị tiền nhân Tử Đạo của mình

Chớ gì các vị giáo sĩ và giám mục chủ chăn, cũng như thành phần giáo dân, của Giáo Hội ở Việt Nam, tại quốc nội cũng như ở hải ngoại, đều được phúc tử đạo một cách nào đó, trong hành trình đức tin được Chúa an bài cho mỗi người!

 

Khuôn viên Các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam

 

Em thích nhất ở Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang này là khuôn viên Các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam, rất có ý nghĩa và làm tăng thêm giá trị của Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang này.

Khuôn viên Các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam được thiết kế rất khéo và đầy ý nghĩa, vị trí ở ngay sau Tượng Đài Đức Mẹ Lavang

Lý do, là vì các vị có liên quan đến Sứ điệp Lavang, Sứ điệp Tử đạo, và vì thế trước bức tường hiện hình các vị là Tượng Mẹ Đồng Công, Mẹ Đau Thương, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Conggiao.info

 

Khác hẳn với Trung Tâm Hành Hương Cha Trương Bửu Diệp ở Bạc Liêu Giáo phận Cần Thơ, nơi tôn sùng một vị được coi là "tử đạo" mà chẳng có một chỗ nào đặc biệt tôn kính các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam tiền nhân mà vị linh mục này chỉ là con cháu, Trung Tâm Hành Hương toàn quốc Thánh Mẫu Lavang có hẳn một khuôn viên, ở ngay đằng sau Tượng đài Mẹ Lavang, như thể một sự liên kết mật thiết bất khả phân ly giữa Mẹ Lavang và các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam. Bởi vì, Mẹ hiện ra ở Lavang không phải chỉ để chữa lành phần xác của thành phần Kitô hữu con cái của Mẹ bấy giờ, hơn là để an ủi và củng cố đức tin cho con cái của mình ở vào thời điểm cuối thế kỷ 18, một giai đoạn mới xẩy ra một số cuộc bách hại và sát hại, giúp họ sẵn sàng hiên ngang đương đầu với những gì kinh hoàng và dữ dội hơn nữa vào đầu cho tới giữa thế kỷ 19 dưới triều đại Nhà Nguyễn. Phải chăng chính vì Sứ điệp Lavang như thế mà Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang còn có một khuôn viên các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam ở sau Tượng Đài Đức Mẹ Lavang?

Nếu Mẹ Lavang liên quan đến Các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam mà máu tử đạo, không kể của 96 vị Việt Nam mà còn của các vị linh mục thừa sai ngoại quốc từ Tây Ban Nha (11 vị thuộc Dòng Đaminh) và Pháp (10 vị tử đạo thuộc Hội Thừa Sai Balê), đã đổ máu ra trên đất Việt, là hạt giống Kitô hữu, nhờ đó đã làm nên Giáo Hội ở Việt Nam như hiện nay, mà nếu không có Giáo Hội ở Việt Nam thì cũng chẳng có cánh đồng truyền giáo cho đến bây giờ, nơi anh em thừa sai Đồng Công được các Giáo phận địa phương mời gọi phục vụ, và cũng là những nơi phái đoàn THĐC 2017, nhất là 2022, đã đến viếng thăm và tặng quà truyền giáo, như một chút thiện chí và nỗ lực Truyền giáo Đồng Công của mình, cho dù chỉ là thành phần giáo dân. Chớ gì quí tu sĩ thừa sai Đồng Công cũng là một giọt máu trổ bông cho Mùa gặt Thương xót càng phì nhiêu và sinh muôn vàn bông lúa vàng chín Kitô hữu, nơi Giáo Hội ở Việt Nam, trong một châu lục ít dân số Kitô hữu nhất thế giới đang cần đến các vị thừa sai sống đức tin bất khuất của cha ông tử đạo của mình.

 

 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Wed, Dec 21, 2022 at 4:03 PM
Subject: 12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị
To: <crm-thanhuudongcong@googlegroups.com>, <crm-tusidongcong@googlegroups.com>
Cc: <crm-giadinhdongcong@googlegroups.com>

Xin chào Quí CRM từ sa mạc San Bernardino Nam California chiều Thứ Tư ngày 21/12/2022,

Hôm nay, nếu tính theo số ngày, thì đúng 5 tuần (từ 14/11 - 21/12) phái đoàn THĐC đến kính viếng Đức Mẹ Lavang ở Trung Tâm Hành Hương toàn quốc Thánh Mẫu Lavang. Như việc ghé kính viếng Đan viện Xito Nho Quan Ninh Bình và kính thăm ĐTGM Ngô Quang Kiệt có một ý nghĩa thiêng liêng trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công hôm 12-13/11/2022 thế nào, thì việc cố ý ghé kính viếng Đức Mẹ Lavang lại càng có một ý nghĩa và giá trị thiêng liêng hơn nữa. Bởi Sứ điệp Lavang của Mẹ năm 1798 liên quan đến các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam, mà máu tử đạo là hạt giống Kitô hữu, nhờ đó đã làm nên Giáo Hội ở Việt Nam cho đến nay, và nhờ đó, nhờ có Giáo Hội ở Việt Nam, cũng mới có và mới cần đến hoạt động truyền giáo trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, một đất nước với 80 triệu dân nhưng dân Công giáo mới được 7%, chưa tới 10%, thua cả Giáo Hội ở Đại Hàn hiện nay, một dân nước có số dân Công giáo mới 5% năm 1985 nhưng đã lên tới 11% năm 2005, 20 năm sau, thậm chí nếu kể chung Kitô hữu từ năm 2010 là 29%, hơn cả Phật giáo chỉ có 23%. 

Cùng nhau hướng về Mẹ Lavang, Mẹ Việt Nam, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, và xin các Thánh Tử Đạo ở Việt Nam chuyển cầu cho Mùa gặt Thương xót được nở rộ trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, nhất là cho thành phần Kitô hữu Công giáo Việt Nam được chẳng những giữ vững đức tin trong một thế giới càng văn minh vật chất và càng văn hóa nhân bản càng trở thành vô thần duy vật, hiện sinh hưởng thụ, mà còn trở thành chứng nhân truyền giáo trong hoàn cảnh và ơn gọi của mình, như là thành phần Thừa sai Bác ái, chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô, trên quê hương đất nước của chúng ta cũng như trên toàn thế giới. Với tâm tình hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội ở Việt Nam, cho công cuộc truyền giáo ở đất nước của mình, cho tín hữu Công giáo Việt Nam khắp nơi, xin mời quí CRM theo dõi cái link hôm nay: 12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị  

em tâm phương cao tấn tĩnh