Dẫn Nhập

  

 

C

hưa bao giờ đời sống hôn nhân gia đ́nh bị khủng hoảng như hiện nay, kể từ thập niên 1960, thời điểm nạn ly dị bắt đầu được hợp pháp hóa, càng gia tăng hơn trong thập niên 1970, thời điểm nạn phá thai cũng được hợp thức hóa, và càng thừa thắng xông lên mănh liệt hơn bao giờ hết tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc ở Cairô Ai Cập về Dân Số năm 1994, cũng như tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh về Phụ Nữ năm 1995.

 

Theo quan điểm Kitô giáo, trước trào lưu văn hóa sự chết đang nổi lên như cơn biển động sóng thần Tsunami ngày 26/12/2004 ở Nam Á, th́ đời sống hôn nhân gia đ́nh đang bị cá nhân chủ nghĩa và duy thực dụng chủ nghĩa sặc mùi duy vật vô thần khủng bố tấn công một cách trắng trợn và tàn bạo dă man như đă từng xẩy ra tại Hoa Kỳ ngày 11/9/2001.

 

Thật thế, theo mạc khải thần linh, một mạc khải được Thánh Kinh Cựu Ước ghi nhận qua Sách Khởi Nguyên ở đoạn 2 câu 21-24 về hôn nhân, và ở đoạn 1 câu 27-28 về sinh sản, th́ ngay từ ban đầu Đấng Hóa Công Tối Cao đă cố ư dựng nên con người có nam có nữ để kết hợp họ lại với nhau, mà sinh sôi nẩy nở đầy mặt đất. 

 

Thế nhưng, ngày nay, chính lúc con người ở vào thời điểm chẳng những tối tân về văn ḿnh vật chất theo khoa học và kỹ thuật, mà nhất là c̣n tột đỉnh về cả văn minh nhân bản theo ư thức nhân quyền của họ, họ lại tỏ ra coi trời bằng vung. Ở chỗ, trước hết, họ hạ bệ Đấng Hóa Công xuống khỏi vị thế tối cao của Ngài, khi họ loại bỏ tính cách bất khả phân ly của hôn nhân bằng luật cho phép ly dị, và hủy hoại khả năng sinh sản và chính sự sống con người bằng luật cho phép phá thai. Tiếp theo đó, tức sau khi đă hạ bệ Đấng Tối Cao xuống rồi, bằng việc truất phế các lề luật tự nhiên bất di bất dịch của Ngài, họ đă thay thế vào chỗ của Ngài, thay thế chính Ngài, thay thế các lề luật của Ngài, bằng các thứ ngẫu tượng của họ, bằng con ḅ vàng được ngành lập pháp dân chủ của họ tạo ra, như luật cho phép đồng tính hôn nhân thay cho hôn nhân dị tính, và luật cho phép tạo sinh ngoại nhiên thay cho tạo sinh tự nhiên, kiểu tạo sinh ngoại nhiên ống nghiệm, tạo sinh thai mướn, tạo sinh tuyển giống, tạo sinh sao bản cloning v.v. 

 

Tại một cuộc hội thảo do Đại Học Lateran tổ chức có một bản phân tích các con số thống kê cho thấy một đổi thay đáng lo ngại trong ṿng 20 năm (1981-2001). Theo bản tường tŕnh này trong tờ nhật báo Corriere della Sera số ra ngày 19/3/2005 th́ ở Ư vào năm 1981 các cuộc hôn nhân ở mức 5.6 trên 1000, với tổng số 316.953, nhưng vào năm 2001 mức độ đă giảm xuống c̣n 4.5 vụ trên 1000, hay 260.904 vụ kết hôn thôi.

 

Những cặp chung sống ngoại hôn cũng tăng. Năm 1993 có 277 ngàn cặp, năm 2001 có 453 ngàn cặp ở Ư. ĐGM Dante Lafranconi giáo phận Cremona tường tŕnh ở buổi hội thảo này là khoảng một nửa cặp tham dự khóa dự bị hôn nhân đă sống với nhau rồi.

 

Những con số mới nhất về gia đ́nh Ư quốc của văn phóng thống kê nước này là ISTAT cũng cho thấy mối quan ngại này. Trong năm 2002-2003, thành phần độc thân chiếm 25.4% các đơn vị gia đ́nh, so với 21% trong thời khoảng 1994-1995 theo tường tŕnh 10/2004 trên tờ Corriere della Sera. Con số các cặp sống chung ngoại hôn là 564.000.

 

Tây Ban Nha cũng bị thử thách nặng về đời sống hôn nhân gia đ́nh. Một bài báo trên tờ La Razón phổ biến một bản tường tŕnh được Viện Chính Trị Gia Đ́nh thực hiện cho thấy 60% gia tăng trong việc ly hôn và ly dị 8 năm qua, với con số là 134.931 trong năm 2004.

 

Tờ nhật báo Guardian hôm 17/12/2004 đă tường tŕnh những dữ kiện được Văn Pḥng Thống Kê Quốc Gia cho thấy là có 41% cuộc sinh nở ở Anh quốc và Wales vào năm 2003 xuất phát từ những cuộc giao du t́nh dục ngoại hôn. Con số này cao hơn một thập niên trước chỉ 12%. Ở những vùng đông bắc hai nước này, c̣n số tăng lên tới 50%.

 

Tờ nhật báo Telegraph ở Luân Đôn đă phổ biến hôm 5/2/2005 rằng cũng theo văn pḥng thống kê trên th́ con số thành hôn trong năm 2003 tăng lên 4.7% so với năm trước đó, tức tăng lên 267.770 cuộc. Tuy nhiên, sở dĩ con số này tăng là v́ tăng tái hôn sau ly dị. Thật vậy, trong năm 2003 chỉ có 59% cặp là thành hôn một lần. Tuổi trung b́nh lập gia đ́nh lần đầu tiên ở 2 quốc gia này là 29 ở giới nữ và 31 ở nam giới, so với 40 năm trước đây, nam ở tuổi 26 và nữ ở tuổi 23.

 

Ở Bắc Mỹ t́nh h́nh cũng không kém trầm trọng. Một bản tường tŕnh của văn pḥng Thống Kê Gia Nă Đại cho thấy t́nh trạng gia tăng kinh khủng nơi những cuộc ly dị đi ly dị lại. Trong một bài viết trong tháng 3/2005, tờ nhật báo Globe and Mail tường tŕnh là 16.2% của các cuộc ly dị trong năm 2003 liên quan đến nam giới đă từng ly dị trước đó. Con số ở nữ giới là 15.7%. Tất cả có 70.828 vụ ly dị trong năm 2003, tăng 1% so với một năm trước đó với 70.155 vụ.

 

Nữ giáo sư Đại Học York, một trong những chuyên viên thượng thặng về hôn nhân và ly dị ở Canada là Anne-Marie Ambert nhận định như thế này:

 

“Chúng ta … là một xă hội rất ư cá nhân chủ nghĩa, và chúng ta coi trọng việc chọn lựa, chúng ta coi trọng việc t́nh tứ, và chúng ta càng trở thành ít có thể chịu đựng nổi bất cứ điều ǵ sai trái. Chúng ta càng ít muốn giải quyết những rắc rối về mối liên hệ. Thật là dễ dàng đổ vỡ hôn nhân hơn trong quá khứ”.

 

Một bài báo khác cũng trong tờ nhật báo trên c̣n bày tỏ mối quan tâm về t́nh trạng hôn nhân ở Canada. Con số đổ vỡ hôn nhân trước khi kỷ niệm 30 năm năm lấy nhau lên tới 38.3% vào năm 2003, trong khi đó, các chính trị gia lại bận tâm với vấn đề ngả theo chiều hướng hôn nhân đồng tính, và chẳng làm ǵ để giúp cho các cặp vợ chồng có thể thủy chung với nhau.

 

Bài chủ biên của tờ báo này viết rằng: “Ly dị được coi là vấn đề tư riêng giữa vợ chồng với nhau, một chọn lựa riêng tư không liên quan ǵ tới chính quyền và xă hội là bao. Điều này rơ ràng là sai trái. Ly dị không phải chỉ là một thảm cảnh cho các đôi phối ngẫu. Nó là một rắc rối cho mọi người khác nữa”. Sauk hi đề cập đến hậu quả tác hại cho con cái cũng như cho chính các cặp vợ chồng, bài chủ biên này kết luận: “Khi một cuộc hôn nhân kết thúc, là một gia đ́nh bị hủy diệt giống hệt như một ngôi nhà bị cháy rụi. Hết mọi cuộc ly dị là một thảm cảnh vậy”.

 

Ở Liên Hiệp Quốc, theo Associated Press tường tŕnh ngày 1/12/2004, Văn Pḥng Kiểm Tra Dân Số cho thấy con số trong năm 2003 là 1/3 nam nhân và gần 1/4 nữ giới ở vào tuổi từ 30 đến 34 chưa bao giờ lập gia đ́nh. Con số này gần 4 lần trong năm 1970. Con số sinh nở ngoại hôn lên đến gần 35% trong năm 2003, so với 11% trong năm 1970.

 

Ở Úc Châu cũng thế. Căn cứ vào tín liệu của cuốn Niên Giám Úc Châu 2005 do Văn Pḥng Thống Kê phổ biến, tờ nhật báo Úc Châu hôm 22/1/2005 tường tŕnh là các gia đ́nh có cả cha lẫn mẹ và tối thiểu là 1 đứa con chỉ ở vào khoảng 47%. Những gia đ́nh chỉ có một cha hay mẹ từ 552 ngàn năm 1991 lên tới 763 ngàn trong năm 2001.

 

Đại Hội của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC: Federation of Asian Bishops' Conferences) đă kết thúc với lời kêu gọi mạnh mẽ là hăy bênh vực và cổ vơ các giá trị về gia đ́nh. Cuộc Đại Hội lần này ở Daejon Nam Hàn có chủ đề “Gia Đ́nh Á Châu Hướng Về Một Nền Văn Hóa Sự Sống”, với sự tham dự của 189 đại biểu và phái viên, trong đó có 92 vị giám mục (bao gồm cả 6 vị hồng y), và khoảng 100 vị linh mục, tu sĩ và giáo dân. Ngoài ra Đại Hội này c̣n có sự tham dự của hai vị đại diện Ṭa Thánh là ĐTGM Robert Sarah, bí thư của Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, và ĐHY Fumio Hamao, chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh Đặc Trách Thành Phần Di Dân và Du Hành. Đại Hội được kết thúc hôm Thứ Hai 23/8/2004.

 

Trong diễn từ khai mạc Đại Hội, ĐTGM Sarah đă nói rằng “gia đ́nh cần phải được coi là khởi điểm của hết mọi con người và kinh nghiệm Kitô giáo. Chính ở trong các ngôi nhà, ở nơi các gia đ́nh mà chúng ta biết nói đến Thiên Chúa, đến Chúa Kitô và đến Thần Linh. Không có gia đ́nh, đức tin và các giá trị về luân lư không có gốc rễ.

 

Vị TGM này cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị truyền thống của hôn nhân và gia đ́nh, bắt đầu với kinh nghiệm và văn hóa của các dân tộc Phi Châu và Á Châu. Thật vậy, nó là một di sản đang trải qua một cuộc khủng hoàng trầm trọng ở Tây Phương. Đúng thế, trong những quốc gia kỹ nghệ hóa, “các nhà lập pháp coi thường cái thiết yếu của việc hiệp nhất gia đ́nh đối với phúc hạnh của xă hội”.

 

Bản văn gợi ư của Đại Hội này thôi thúc các vị giám mục hăy cổ vơ gia đ́nh bằng “cuộc hạ sinh của một nền văn hóa sự sống”.

 

Đó là lư do, trước hiện trạng đời sống hôn nhân gia đ́nh càng ngày càng bị tấn công và phá sản đến tận gốc rễ như thế, đến biến dạng quá thảm thương như thế, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong huấn từ ngày 30/1/2003 ngỏ cùng Pháp Đ́nh Roma dịp Mở Năm Tài Phán, ở đoạn số 3, đă nhận định về căn nguyên sâu xa của nó và từ đó khuyến dụ phương thức cứu văn t́nh thế hết sức khẩn trương này như sau:

 

·         “Cái liên hệ giữa trào lưu tục hóa và cuộc khủng hoảng đời sống hôn nhân gia đ́nh hẳn nhiên đă quá rơ ràng. Cuộc khủng hoảng liên quan đến ư nghĩa về Thiên Chúa cũng như ư nghĩa về thiện ác theo luân lư đă thành đạt trong việc làm suy giảm cái quen thuộc đối với những nền tảng của đời sống hôn nhân cũng như đời sống gia đ́nh được bắt nguồn từ hôn nhân. Để có thể hiệu nghiệm phục hồi sự thật nơi lănh vực này, cần phải tái nhận thức chiều kích siêu việt được gắn liền với tất cả sự thật về hôn nhân và gia đ́nh, bằng việc thắng vượt hết mọi phân rẽ có khuynh hướng chia ĺa các khía cạnh trần tục với khía cạnh đạo giáo như thể có hai cuộc hôn nhân, một cuộc hôn nhân trần tục và một cuộc hôn nhân linh thánh”.

 

Chưa hết, trong huấn từ gửi cho Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đ́nh lần IV, một cuộc họp diễn ra tại Phi Luật Tân ngày Thứ Bảy 25/1/2003, ĐTC Gioan Phaolô II c̣n phấn khích các đôi hôn nhân Kitô hữu làm tông đồ cho đời sống hôn nhân gia đ́nh nữa:

 

·         “Hỡi các đôi phối ngẫu Kitô hữu, anh chị em hăy là ‘tin mừng cho ngàn năm thứ ba’ bằng việc minh chứng một cách sống động và kiên tŕ cho chân lư về gia đ́nh. ...

 

·         “Sau hết, hỡi các gia đ́nh Kitô hữu, nếu anh chị em muốn là “tin mừng cho ngàn năm thứ ba”, anh chị em đừng quên rằng, gia đ́nh cầu nguyện là đường lối vững chắc để tiếp tục liên kết với nhau theo đường lối đúng như ư muốn của Thiên Chúa.

 

·         “Khi Tôi công bố Năm Mân Côi mấy tháng trước đây, Tôi đă khuyên thực hiện việc tôn sùng Thánh Mẫu này như là một kinh nguyện của gia đ́nh và cho gia đ́nh. Bằng việc đọc kinh Mân Côi, các gia đ́nh ‘lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm, họ chia vui sẻ buồn với Người, họ đặt các nhu cầu và dự tính của họ trong tay của Người, họ t́m thấy nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến lên’ (Rosarium Virginis Mariae, 42)”. (đoạn 5)

 

Tuy nhiên, muốn đáp ứng những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trên đây theo chiều hướng vừa ư thức: “cần phải tái nhận thức chiều kích siêu việt được gắn liền với tất cả sự thật về hôn nhân và gia đ́nh”, vừa dấn thân “là ‘tin mừng cho ngàn năm thứ ba’ bằng việc minh chứng một cách sống động và kiên tŕ cho chân lư về gia đ́nh”, thành phần sống đời hôn nhân gia đ́nh theo tinh thần Kitô giáo, theo vị Giáo Hoàng của văn hóa sự sống này, th́, về phương diện áp dụng thực hành, họ trước hết cần phải thể hiện việc “gia đ́nh cầu nguyện là đường lối vững chắc để tiếp tục liên kết với nhau theo đường lối đúng như ư muốn của Thiên Chúa”, một thể hiện rơ ràng nhất được tỏ ra “bằng việc đọc kinh Mân Côi”, nhờ đó, “các gia đ́nh ‘lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm, họ chia vui sẻ buồn với Người, họ đặt các nhu cầu và dự tính của họ trong tay của Người, họ t́m thấy nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến lên’”.

 

Tập sách nhỏ này được biên soạn chính là để đáp ứng những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trên đây. Và để thực hiện những ǵ cụ thể được Ngài khuyến dụ liên quan tới việc chúng ta ư thức về sự thật của đời sống hôn nhân gia đ́nh theo ư định của Thiên Chúa ấy, không ǵ bằng từng gia đ́nh hay các gia đ́nh qui tụ lại, hằng tuần hay hằng tháng, hoặc vào những dịp kỷ niệm riêng của gia đ́nh, cầu Kinh Mân Côi và suy niệm ư nghĩa hay mầu nhiệm hôn nhân gia đ́nh theo chân lư của mạc khải thần linh trong Thánh Kinh được gợi ư trong phần thứ nhất của tập sách này.

 

Và để thực tế hóa và sâu xa hơn về đời sống hôn nhân gia đ́nh là mầu nhiệm cao cả này, một mầu nhiệm đă được mạc khải thần linh huấn dụ con người, như được suy niệm qua việc cử hành Mầu Nhiệm Cao Cả bằng việc Cầu Kinh Mân Côi ở phần đầu, một số tài liệu hiện đại của Giáo Hội nói chung, đặc biệt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói riêng, cũng được trích dịch và trích dẫn ở phần thứ hai của tập sách, để đọc riêng hay đọc chung tùy ư.

 

Xin Trái Tim Mẹ Maria, vị ở tiệc cưới Cana đă cứu nguy đôi tân hôn vào ngay giây phút đầu tiên của đời sống hôn nhân gia đ́nh thế nào, Mẹ cũng làm chủ các gia đ́nh, để bảo vệ họ khỏi bị ngập lụt và ch́m đắm trong trận đạt lụt cuối thời ... Amen

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Khởi soạn ngày Chúa Nhật 16/10/2005,

Kỷ niệm 27 năm Đức Gioan Phaolô II được bầu làm GH, Tuần Kết Năm Thánh Thể (17/10/2004 – 23/10/2005)