GỢI Ư SUY NIỆM PHỤNG VỤ LỜI CHÚA 

 

 

Mỗi khi đọc xong hay nghe xong một bài Phúc Âm Chúa Nhật hay ngày trong tuần, chúng ta bao giờ cũng hoặc thường hay đặt vấn đề:

 

        Bài Phúc Âm này có ư nói ǵ?

 

        Chúa muốn dạy chúng ta những ǵ qua bài Phúc Aâm này?

 

Thế rồi chúng ta bắt đầu suy niệm... hay chia sẻ...

 

Theo kinh nghiệm cho thấy, chúng ta có khuynh hướng suy niệm (một ḿnh) hay chia sẻ (chung) một bài Phúc Âm, bằng cách: thấy câu Phúc Âm nào dễ th́ cắt nghĩa theo tŕnh độ hiểu biết của ḿnh, hoặc cảm thấy câu Phúc Âm nào đánh động ḿnh nhất th́ diễn tả câu Phúc Âm đó ra theo cảm nghiệm riêng của ḿnh...

 

Nếu cứ theo đường lối này, kinh nghiệm cũng cho thấy,  gặp những bài Phúc Âm khó hiểu và khô khan, như Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan, có những lúc chúng ta đă và sẽ bị tắc nghẽn, quay ra nh́n nhau..., chờ xem ai có cao kiến hay được ơn linh ứng cấp thời nào chăng!

 

 

Mấu Chốt Suy Niệm Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

V

ấn đề suy niệm và chia sẻ Lời Chúa qua các bài đọc của Lễ Chúa Nhật hay ngày trong tuần, nhất là bài Phúc âm, bao giờ cũng là bài đọc chính, bài đọc nói lên ư nghĩa chính của ngày lễ hôm đó, một ư nghĩa chi phối các bài đọc khác, kể cả bài đáp ca.

 

Bởi thế, nếu không có giờ hay không cần phải dọn bài giảng như các vị linh mục, th́ chỉ cần suy niệm nguyên một bài Phúc âm thôi cũng tạm đủ rồi. V́, một khi hiểu kỹ lưỡng và chính xác ư nghĩa bài Phúc âm, cũng có thể sẽ hiểu luôn được các bài đọc phụ khác trong phần Phụng Vụ Lời Chúa của Thánh Lễ hôm đó.

 

Tuy nhiên, làm thế nào đểhiểu kỹ lưỡng và chính xác ư nghĩa của bài Phúc âm” mới là vấn đề cần phải t́m hiểu và giải quyết ở đây, trước khi chúng ta thực sự áp dụng vào việc chia sẻ Lời Chúa với nhau cho có nhiều kết quả và đầy hứng thú.

 

Mấu chốt để có thể “hiểu kỹ lưỡng và chính xác ư nghĩa của bài Phúc âm” là ở những điểm trọng yếu của vấn đề suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa cần phải được phân biệt và làm sáng tỏ sau đây:

 

        Thứ nhất, nên nhớ rằng, chúng ta đang suy niệm hay chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa, chứ không phải đang đọc Thánh Kinh. Tức là chúng ta đang t́m hiểu ư nghĩa Lời Chúa được áp dụng cho riêng ngày lễ hôm đó, chứ không phải ư nghĩa Lời Chúa theo khung cảnh  lịch sử và bố cục Thánh Kinh vậy thôi.

 

        Thứ hai, nếu chúng ta đang suy niệm hay chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa chứ không phải đọc Thánh Kinh, th́ Giáo Hội là thẩm quyền có ư chọn các bài Lời Chúa cho riêng ngày lễ hôm đó (mà không chọn cho ngày lễ hôm khác), và chỉ có ư chọn bài này (mà không chọn bài kia trong cả cuốn Thánh Kinh), muốn nói với chúng ta những ǵ qua các bài đọc ấy?

 

        Thứ ba, nếu các bài đọc Phụng Vụ Lời Chúa được Giáo Hội có ư chọn lựa và ấn định riêng cho mỗi ngày lễ th́ ư nghĩa của các bài đọc Phụng Vụ Lời Chúa cho ngày lễ và ư nghĩa của chính ngày lễ phải ḥa hợp với nhau. Vậy muốn hiểu được ư nghĩa Phụng Vụ Cử Hành (tức Phụng Vụ Ngày Lễ) th́ phải hiểu được ư nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa.

 

        Thứ bốn, nếu ư nghĩa của Phụng Vụ Cử Hành hay Phụng Vụ Ngày Lễ và Phụng Vụ Lời Chúa là một, th́ bất cứ khi nào chúng ta khó hiểu Phụng Vụ Lời Chúa th́ thử quay sang t́m hiểu Phụng Vụ Ngày Lễ xem sao, rồi nhờ hiểu được ư nghĩa Phụng Vụ Ngày Lễ, chúng ta có thể t́m ra manh mối để mở được kho tàng ư nghĩa Phụng Vụ Lời Chúa. 

 

Phương pháp ngược chiều này được gọi là phương pháp qui nạp (inductive method), phương pháp suy ra, nghĩa là phương pháp đi từ ngoài vào trong, từ thực tế đến nguyên tắc, từ chi tiết đến tổng quát, ngược lại với phương pháp diễn dịch (deductive method) là phương pháp tŕnh bày, tức là phương pháp đi từ tổng quát đến chi tiết, từ nguyên tắc đến thực hành, từ nội dung đến h́nh thức v.v.

 

Thế nhưng, phương pháp qui nạp ngược chiều này, tuy hấp dẫn và dễ đi theo khuynh hướng tự nhiên, song cũng chính v́ thế lại hay bị lầm lạc theo óc chủ quan trong việc suy luận và tổng quát hóa, nếu chúng ta không bám chắc lấy các nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu trong lănh vực lư luận. Nói dễ hiểu hơn, để giải được một bài toán cần phải sử dụng đến chính các định luật toán học thế nào, th́ để hiểu được Phụng Vụ Ngày Lễ cũng phải biết những mấu chốt của chính Phụng Vụ Ngày Lễ như vậy. 

 

Vậy làm sao để có thể nắm được cái mấu chốt chủ yếu (hint/key) về ư nghĩa của Phụng Vụ Ngày Lễ?

 

 

Kết Cấu Ư Nghĩa Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Đ

ến đây, tôi xin chia sẻ cùng qúi bạn kinh nghiệm riêng của tôi, một kinh nghiệm đă được tôi tŕnh bày trong hai cuốn: “Thần Linh và Sự Sống” (suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa theo Các Chúa Nhật) và “Lương Thực Hằng Ngày” (suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa theo ngày lễ trong tuần), một kinh nghiệm tôi xin lập lại và tóm gọn như sau.

 

Phụng Vụ được Giáo Hội chia ra làm 5 mùa và 8 thời đoạn như sau:

 

        Thời đoạn 1 và 2: Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh;

        Thời đoạn 3: Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh;

        Thời đoạn 4-6: Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh;

        Thời đoạn 7: Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh;

        Thời đoạn 8: Mùa Thường Niên Quanh Năm.

 

1.      Mùa Vọng: Một thời đoạn gồm có 4 tuần lễ, từ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng (thường vào cuối tháng 11 trong năm) tới hết Tuần Thứ Bốn Mùa Vọng, một thời đoạn tượng trưng cho 4000 năm chung loài người và riêng dân Do Thái trông đợi Đấng Cứu Thế.

 

2.      Mùa Giáng Sinh: Một thời đoạn từ Đại Lễ Giáng Sinh 25-12 tới hết tuần Lễ Hiển Linh là Lễ Hài Nhi Giêsu, Lời Nhập Thể, Tỏ Ḿnh Ra Cho Dân Ngoại được hiện thân nơi ba nhà chiêm tinh đạo sĩ từ phương đông tới triều bái Người.

 

3.      Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh: Một thời đoạn từ Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa đến hết ngày Thứ Ba (được Tây Phương gọi là Ngày Thứ Ba Béo) ngay trước khi Kitô hữu bước vào mùa ăn chay hăm ḿnh đền tội.

 

4.      Mùa Chay: Một thời đoạn gồm đúng 40 ngày, từ Thứ Tư Lễ Tro tới hết tuần lễ Thứ Năm Mùa Chay, một thời đoạn để tưởng nhớ đến 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay và chịu cám dỗ trong hoang địa, cũng để tượng trưng cho 40 năm dân Do Thái xuất hành từ Ai Cập tiến về Đất Hứa.

 

5.      Tuần Thánh: Một thời đoạn 7 ngày từ Chúa Nhật Lễ Lá để tưởng niệm việc Chúa Kitô khải hoàn vào Thành Giêrusalem tới hết Thứ Bảy Tuần Thánh.

 

6.      Mùa Phục Sinh: Một thời đoạn gồm 50 ngày, từ Đại Lễ Phục Sinh tới hết Tuần Lễ Thứ Bảy của Mùa Phục Sinh, trong thời đoạn này có Lễ Chúa Kitô Thăng Thiên vào ngày Thứ Năm trong Tuần Lễ Thứ Sáu của Mùa Phục Sinh.

 

7.      Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh: gồm có lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Thiên Chúa Ba Ngôi và Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, (thường xẩy ra trong thời đoạn từ tuần lễ Thường Niên thứ 6 tới hết thứ 9).

 

8.      Mùa Thường Niên Quanh Năm: từ sau lễ Thánh Tâm Chúa và Khiết Tâm Mẹ Maria trong tuần lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, (thường được bắt đầu từ Chúa Nhật thứ 10 Thường Niên), tới hết Tuần Lễ 34 Mùa Thường Niên là tuần lễ cuối cùng của toàn Phụng Niên với Lễ Chúa Kitô Vua kính vào Chúa Nhật.

 

Việc Giáo Hội sắp xếp và phân chia toàn Năm Phụng Vụ của ḿnh như thế là để giải bầy và cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Đấng được hứa ban cho nhân loại ngay từ ban đầu và qua gịng lịch sử cứu độ của dân Do Thái (Mùa Vọng), cho tới khi tất cả mọi sự qui phục Người trong ngày chung thẩm (Lễ Chúa Kitô Vua) để “Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cor.15:28).

 

Nếu trọng tâm (core/center) của Năm Phụng Vụ là Mầu Nhiệm Chúa Kitô th́ chủ đề hay ư nghĩa của mỗi Mùa Phụng Vụ hay mỗi thời đoạn Phụng Vụ có thể được phân chia một cách chặt chẽ với nhau như sau:

 

        Lời đă hóa thành nhục thể (Mùa Vọng) và ở giữa chúng ta (Đại Lễ Giáng Sinh), chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha (Mùa Giáng Sinh), đầy ân sủng và chân lư (Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh)” (Jn.1:14);

 

        Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ  (Mùa Chay), để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc nhiều người (Tuần Thánh)” (Mt.20:24);

 

        Thầy là sự sống lại (Đại Lễ Phục Sinh) và là sự sống (Mùa Phục Sinh). Ai tin Thầy th́ dù có chết cũng sẽ sống lại (Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh)” (Jn.11:25);

 

        Thời gian đă viên trọn. Nước Thiên Chúa đă đến. Hăy ăn năn hối cải và tin vào Phúc âm (Mùa Thường Niên Quanh Năm)” (Mc.16:15).

 

Căn cứ vào các mấu chốt chủ yếu trên đây, trực tiếp diễn tả Mầu Nhiệm Chúa Kitô theo Năm Phụng Vụ của Giáo Hội, chúng ta mới có thể dễ dàng suy niệm và chia sẻ Phụng Vụ Lời Chúa, đúng như ư định của Giáo Hội muốn chọn lựa và sắp xếp các bài đọc Thánh Kinh cho từng Mùa Phụng Vụ cũng như cho cả Năm Phụng Vụ, để giăi bầy và cử hành trọn vẹn Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

 

 

Trường Hợp Chia Sẻ Lời Chúa Điển H́nh

 

 

T

ối thứ bảy tuần thứ hai trong tháng Hoa, 8/5/1999, theo lịch tŕnh đi đến các đoàn Thiếu Nhi Fatima ở TGP/LA, tôi đă tới với Đoàn Thiếu Nhi Fatima Đức Mẹ Thăm Viếng El Monte. Theo chương tŕnh sinh hoạt thiêng liêng như các đoàn khác, sau phần lần hạt 50 Kinh Mân Côi kính Mẹ Maria là phần chia sẻ Lời Chúa. Nghe xong bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu, mở đầu bằng câu "các con đừng tưởng Thầy đến để hủy bỏ lề luậït và lời các tiên tri...", tôi hỏi người vừa công bố Lời Chúa:

 

-         Có phải bài Phúc Âm cho Chúa Nhật này không vậy?

 

-         Vâng.

 

Biết chắc là không phải, song tôi cũng cứ bắt đầu phần chia sẻ theo bài Phúc Âm vừa đọc. Được một chút th́:

 

-         Bài Phúc Âm vừa rồi sai, không phải...

 

Sau khi mọi người nghe đọc bài Phúc Âm theo Thánh Gioan xong, tôi liền lợi dụng đặt vấn đề:

 

-         Các em có biết tại sao dù chưa đọc trước bài Phúc Âm này song tôi cũng biết bài Phúc Âm thứ nhất không phải là bài Phúc Âm của Chúa Nhật tuần này không?

 

Trước vẻ bỡ ngỡ và thắc mắc của mọi người, tôi bắt đầu phần chia sẻ bài Phúc Âm theo Thánh Gioan bằng việc chỉ cách suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa cho khoảng 20 người hiện diện bấy giờ, căn cứ vào chủ đề của mỗi Mùa Phụng Vụ.

 

Sau khi tiết lộ cho mọi người biết chủ đề của Đại Lễ Phục Sinh là "sự sống lại" và chủ đề của Mùa Phục Sinh là "sự sống", theo lời Chúa Kitô tuyên bố với Matta trước khi làm cho Lazarô sống lại: "Thầy là sự sống lại và là sự sống" (Jn.11:25), tôi xin mọi người hăy nghe lại bài Phúc Âm một lần nữa và để ư đến chủ đề "sự sống".

 

Kết quả cho thấy rơ: lần thứ nhất, sau khi nghe xong bài Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn 14, từ câu 15 đến hết câu 21, mọi người không ai trả lời được vấn đề tôi đặt ra về ư nghĩa của bài Phúc Âm năm A cho Chúa Nhật Thứ Sáu Mùa Phục Sinh; thế nhưng, sau khi nghe lại lần thứ hai, với sự gợi ư về chủ đề "sự sống", mọi người đă thấy bài Phúc Âm sáng tỏ hơn, và đă cùng nhau đi sâu vào bài Phúc Âm theo những câu gợi ư của tôi như sau:

 

-         Có phải bài Phúc Âm này đă nói đến "sự sống" ở chỗ đề cập đến Chúa Ba Ngôi phải không?

 

-         Thưa phải.

 

-         Đúng thế, "sự sống" đây là "sự sống trường sinh", "sự sống thần linh", "sự sống Chúa Ba Ngôi", do đó, ngay câu mở đầu, như chúng ta vừa nghe đọc, bài Phúc Âm đă nói đến Chúa Ba Ngôi: "Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác...". "Sự sống Chúa Ba Ngôi" nơi Kitô hữu, theo bài Phúc Âm, trước hết là bởi Chúa Thánh Thần: "Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con", Đấng làm cho Chúa Kitô phục sinh sống động trong người Kitô hữu: "Thầy sống các con cũng sẽ sống", và nhờ sống trong Chúa Kitô như thế, người Kitô hữu chắc chắn sẽ sống đẹp ḷng Chúa Cha: "Ai yêu mến Thầy sẽ được Cha Thầy yếu mến"...

 

Đó là ư nghĩa của bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Sáu Mùa Phục Sinh năm A, (tôi tiếp tục chia sẻ từ phần Phụng Vụ Lời Chúa sang phần Tu Đức Sống Đạo). Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ t́m hiểu ư nghĩa của bài Phúc Âm không mà thôi th́ chưa đủ, chẳng khác ǵ chúng ta đi học môn Thánh Kinh vậy thôi. Chúng ta c̣n phải áp dụng ư nghĩa Lời Chúa của bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Sáu Mùa Phục Sinh năm A tuần này vào đời sống đạo của ḿnh nữa, th́ Lời Chúa là lời ban sự sống mới sinh hoa trái nơi chúng ta, và Mùa Phục Sinh mới có ư nghĩa xác thực đối với chúng ta.

 

Vậy mỗi người chúng ta, theo ư nghĩa của bài Phúc Âm vừa nghe đọc và t́m hiểu, hăy tự kiểm điểm xem ḿnh có theo Chúa Thánh Thần trong việc sống giống như Chúa Kitô để trở thành một người "con yêu dấu đẹp ḷng Cha mọi đàng" chưa?

 

 

(Bài Suy Niệm Gợi Ư 1)

 
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Cả 3 Năm A-B-C

 

 

Hôm nay, Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, một lễ, theo chu kỳ Phụng Niên, mở màn cho một mùa phụng vụ mới, tức Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh (trước Mùa Thường Niên Quanh Năm), một thời đoạn hướng về chủ đề: "Ai tin Thầy th́ dù có chết cũng sẽ sống lại" (Jn. 11:26).

 

SUY NIỆM LỜI CHÚA

(Act  2, 1-11; 1Cor 12, 3b-7, 12-13; Joan 20, 19-23)

 

Bài Phúc Âm của Thánh Lễ (chính ngày, v́ có các bài đọc cho Lễ Vọng riêng) kính Chúa Thánh Thần Hiện xuống hôm nay hướng đến chủ đề của Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh là ban sự sống cho ai tin tưởng, qua lời Chúa Giêsu phán với các thánh tông đồ: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại”.

 

Thật vậy, Mùa Thường Niên này không phải là Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh, tức là mùa có dính dáng đến ư nghĩa với Mùa Giáng Sinh, mà là Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh, do đó, ư nghĩa của Mùa Thường Niên (tiếp theo phần bị gián đoạn trước đây) vẫn c̣n gắn liền với chủ đề “sự sống” của Mùa Phục Sinh. Bởi thế chúng ta mới thấy mở màn cho Mùa Thường Niên thứ hai này là việc hiện xuống của “Đấng ban sự sống”.

 

Nếu v́ tội lỗi con người đă phải chết thế nào, th́ một khi được tha tội con người cũng được sống lại như vậy. Mà thẩm quyền tha tội cho con người để họ được hồi sinh đây Chúa Kitô Phục Sinh đă trao ban cho Giáo Hội của Người (như Người minh định trong bài Phúc Âm): “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại”.

 

Thế nhưng, Giáo Hội nhận được quyền cải tử hoàn sinh các linh hồn này từ Chúa Kitô Phục Sinh, khi Người (như bài Phúc Âm diễn tả): “thổi hơi và phán bảo các ông: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Thần’”. Tức Giáo Hội chỉ là thừa tác viên của “Đấng ban sự sống”, một “sự sống” được ban cho những ai tin tưởng, được thể hiện qua việc họ biết nhận ra “những dấu chỉ thời đại” (Mt.16:3), (như thành phần được bài đọc 1 thuật lại): “Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng, ‘Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư… tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!”. 

 

Nếu cũng v́ tội lỗi con người đă sống trong sự chết, trong t́nh trạng nội tâm tự phân rẽ với ḿnh và bề ngoài chia rẽ với nhau, như hiện tượng tháp Babel thế nào (xem bài 1 trong 4 bài đọc Cựu Ước cho Lễ Vọng Hiện Xuống), th́ một khi “Đấng ban sự sống” tới, Ngài sẽ tái hiệp tất cả, (như bài đọc 2 tuyên nhận): “Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”. Bởi vậy, chúng ta hăy thiết tha khẩn nguyện: “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến và xin canh tân bộ mặt trái đất” (đáp ca).

 

XÁC TÍN LỜI CHÚA

 

Phần suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa của Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay mang lại cho chúng ta những điểm giáo lư cần phải được xác tín như sau:

 

1.      Con người đă chết đi theo nguyên tội và sống trong sự chết cho tới khi Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh.

 

2.      Chúa Kitô đă thông ban Sự Sống Thần Linh trước hết cho Giáo Hội Nhiệm Thể của Người, bằng việc ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội.

 

3.      Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trở thành Thừa Tác Viên ban Sự Sống Thần Linh cho con người, đặc biệt qua việc Giáo Hội ban hai Bí Tích của kẻ chết là Bí Tích Rửa Tội và Giải Tội.

 

4.      Chúa Thánh Thần c̣n là chính Tác Nhân “canh tân bộ mặt trái đất”, nhờ hoạt động Truyền Bá Phúc Âm hóa của Giáo Hội Chúa Kitô.

 

5.      Phúc Âm của Chúa Kitô, như lịch sử thế giới chứng thực, từ khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, đă thấp nhập dần dần vào văn hóa con người, làm cho con người  sống “văn minh yêu thương” (Đức Phaolô VI) hơn.

 

6.      Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục “canh tân bộ mặt trái đất” cho tới khi con người hoàn toàn hiệp nhất nên một trong Chúa Giêsu Kitô.

 

CẢM NGHIỆM LỜI CHÚA

 

            Lời Chúa “là thần linh và là sự sống” (Jn.6:63), và Phụng Vụ của Giáo Hội là việc cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô chứ không phải là việc tưởng niệm suông một biến cố lịch sử hoàn toàn đă qua đi trong quá khứ. Bởi thế, để “đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu” (Eph.4:15), Kitô hữu chúng ta cần phải Sống Mầu Nhiệm Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ở chỗ:

 

1.      Chúng ta phải luôn ư thức rằng Kitô hữu chúng ta đă được nhận lănh Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Rửa Tội, nhờ đó, con người của chúng ta nói chung và thân xác của chúng ta nói riêng đă thực sự trở nên Đền Thờ của Chúa Thánh Thần (xem 1Cor.6:19).

 

2.      Chúng ta c̣n phải làm sao cảm nghiệm được mầu nhiệm hay thực tại Chúa Thánh Thần là Vị Thiên Chúa trực tiếp “ở với và ở trong” (Jn. 14:17; xem 1Cor.6:19) mỗi người chúng ta, nhờ đó, chúng ta mới có thể dễ dàng đáp ứng tác động “như gió muốn thổi đâu th́ thổi” (Jn. 3:8) vô cùng huyền diệu của Ngài.

 

3.      Chúng ta cần phải có một tâm hồn cởi mở bằng tinh thần đơn sơ và dễ dậy “như trẻ nhỏ” (Mt.18:3) như Mẹ Maria đối với mọi tác động thần linh của Chúa Thánh Thần, nhờ đó, Chúa Thánh Thần mới hoàn toàn tự do và chủ động “như mạch nước vọt lên sự sống đời đời” (Jn.4:14) trong chúng ta, để rồi, từ chúng ta, sự sống tràn lan “tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

 

 

(Bài Suy Niệm Gợi Ư 2)

 

CHÚA NHẬT XIII MÙA THỦNG NIÊN NĂM C

 

TINH THẦN CỦA NGỦI MÔN ĐỆ NHÂN CHỨNG:

THÁI ĐỘ ”THEO THÀY”

 

 

Theo phụng niên của Giáo Hội, Chúa Nhật tuần này chúng ta ở vào tuần XIII của Mùa Thướng Niên. Như tuần truóc chúng tôi đă nhận định về ư nghĩa khác nhau của hai thời đoạn Mùa Thụng Niên, thời đoạn Hậu Giáng Sinh và thời đoạn Hậu Phục Sinh, một yếu tố chúng ta cần phải để ư trong việc suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa nói chung và bài Phúc Aâm nói riêng. Hôm nay, chúng tôi xin lập lại ư nghĩa của hai thời đoạn Mùa Thụng Niên này, và chúng ta sẽ thấy ư nghĩa ấy rất hợp với bài Phúc âm đuọc Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật XIII Thụng Niên Năm C hôm nay.

 

Thật vậy, nếu ư nghĩa của Mùa Thụng Niên Hậu Giáng Sinh là ở chỗ Giáo Hội tuỏng kính Mầu Nhiệm Chúa Kitô đích thân tỏ ḿnh ra cho chung dân Do Thái, nhất là cho riêng các môn đệ, cho tới khi Ngụi tử giá trên đồi Canvê, một biến cố đuọc tuỏng niệm trong Tuần Thánh, cũng như cho tới khi Ngụi sống lại từ trong cơi chết, một biến cố đuọc cử hành trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, th́ ư nghĩa của Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh là ở chỗ Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô tỏ ḿnh ra cho toàn thể nhân loại, qua Giáo Hội Nhiệm Thể Ngụi, trong Thánh Thần Ngụi đă thông cho các tông đồ khi Ngụi sống lại từ trong cơi chết, cũng là Vị Thánh Thần Ngụi đă từ Cha sai đến với Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem, Vị Thánh Thần dùng Giáo Hội để làm chứng về Chúa Kitô cho tới khi Ngụi lại đến trong vinh quang.

 

Vậy, căn cứ vào ư nghĩa của Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh như vừa đuọc phân biệt với Mùa Thụng Niên Hậu Giáng Sinh, chúng ta có thể hiểu đuọc tại sao Giáo Hội bỏ các câu Phúc âm của Thánh Luca đoạn 9 từ câu 25 đến 50 để nhẩy sang câu 51 đến 62 cùng đoạn. Chúng ta c̣n nhớ là bài Phúc âm cho Chúa Nhật Thụng Niên XII Năm C tuần truóc đuọc Giáo Hội trích cũng từ Phúc âm Thánh Luca đoạn 9 từ câu 18 đến 24 về căn tính của Chúa Kitô liên quan đến sứ vụ chứng nhân của các tông đồ. Sở dĩ Giáo Hội không đọc tiếp Phúc âm Thánh Luca mà lại nhẩy vọt như vậy, theo tôi, là v́ phần bỏ qua này không hợp với ư nghĩa của Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh, như về biến cố Chúa Biến H́nh trên núi từ câu 28 đến 36 đă đuọc Giáo Hội tuỏng kính vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, hay về việc Chúa trừ thần ô uế cho ngụi con trai từ câu 37 đến 43, một việc Ngụi đích thân tỏ ḿnh ra, hợp với ư nghĩa của Mùa Thụng Niên Hậu Giáng Sinh hơn là Hậu Phục Sinh. Đúng thế, ư nghĩa của bài Phúc âm theo Thánh Luca hôm nay, cùng đoạn 9, từ câu 51 đến 62, là tiếp tục ư nghĩa về vai tṛ môn đệ là chứng nhân cho Chúa Kitô của bài Phúc âm tuần truóc, một ư nghĩa hoàn toàn hợp với Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh.

 

Bài Phúc âm hôm nay, về phuong diện bố cục văn từ, đuợc chia làm hai phần, phần nhất về sự kiện Chúa Giêsu lên Giêrusalem nhưng dọc đụng không đuọc dân làng Samaritanô tiếp ruóc, và phần thứ hai về điều kiện cần có để theo Chúa của ba ngụi khác trụng hợp nhau. Vậy mối liên hệ giữa hai phần của bài Phúc âm hôm nay như thế nào, nhất là câu “hăy để kẻ chết chôn cho kẻ chết” nghĩa là ǵ, chết rồi mà c̣n có thể chôn cất nhau đuọc hay sao?

 

Căn cứ vào ư nghĩa của thời điểm Hậu Phục Sinh liên quan đến Mầu Nhiệm Chúa Kitô đuọc tỏ hiện qua Giáo Hội là nhân chứng của Ngụi, chúng ta chẳng những sẽ thấy đuọc hai phần của bài Phúc âm Chúa Nhật XIII Mùa Thụng Niên Năm C hôm nay rất ăn khớp với nhau, mà c̣n hiểu đuọc cả ư nghĩa của câu “hăy để kẻ chết chôn cho kẻ chết nữa. Ở phần kết thúc chia sẻ bài Phúc Aâm Chúa Nhật XII Mùa Thụng Niên Năm C tuần truóc, tôi đă nhắc lại lời Sách Khải Huyền ở đoạn 14 câu 4 về tính cách chứng nhân của ngụi môn đệ đích thực Chúa Kitô là “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới”, như Mẹ Maria là ngụi môn đệ tiên khởi của Chúa Kitô đă đứng duói chân thập giá của Ngụi vậy. Trong bài Phúc âm Chúa Nhật XIII Mùa Thụng Niên Năm C hôm nay, chúng ta thấy, là môn đệ của Chúa Kitô, của “Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”, như vị tiền hô của Ngụi xác nhận trong Phúc âm Thánh Gioan đoạn 1, câu 29, các tông đồ cũng theo “Con Chiên đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới”, tức nhất định theo Ngụi lên Giêrusalem là nơi, như Ngụi đă tiên báo cho các vị biết những ǵ bất hạnh nhất sẽ xẩy ra cho Ngụi ở Phúc âm Thánh Luca tuần truóc, một lời tiên báo cũng đuọc Ngụi lập lại một lần nữa cho các vị hay ở các câu 43 và 44 truóc bài Phúc âm hôm nay.

 

Tuy nhiên, dù có đi theo Thày và đồng hành với  Thày lên Giêrusalem với tư cách là môn đệ của Ngụi đi nữa, thực tế cho thấy, các vị cũng c̣n và vẫn c̣n cách xa Ngụi lắm lắm. Đó là lư do Phúc âm hôm nay đă nhắc đến sự kiện “Ngụi quay lại quở trách các vị”. Đúng thế, cho dù các tông đồ, qua Phêrô, có thực ḷng tin tuỏng và tuyên nhận “Thày là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa”, như bài Phúc âm tuần truóc thuật lại, thế nhưng, v́ Thần Chân Lư chưa đến với các vị, do đó, các vị đă có những tác hành hoàn toàn tuong khắc nguọc phản với niềm tin của các vị. Điển h́nh nhất là sự kiện đuọc Phúc âm hôm nay thuật lại là “Giacôbê và Gioan thưa cùng Ngụi: ‘Lạy Thày, Thày có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy đám dân này đi chăng?’”

 

Tại sao? Tại sao các vị lại có một thái độ và phản ứng quá dữ dằn và độc ác như vậy? Nếu không phải tại v́ các vị cứ tuỏng và mơ tuỏng rằng “Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa” chỉ được sai đến để giải phóng dân Do Thái mà thôi, như nội dung câu các vị hỏi Chúa Kitô truóc khi Ngụi thăng thiên về trời, “giờ đây có phải là lúc Thày sắp phục quốc cho dân Israel không?”, đuọc Sách Tông Vụ ghi nhận ở đoạn 1 câu 6, cho thấy rơ điều ấy, hay ở Phúc âm Thánh Luca từ câu 46 đến 50 ngay truóc bài Phúc âm hôm nay cũng cho thấy như vậy, cho thấy các vị đang tranh luận với nhau về ngôi thứ của ḿnh trong nội bộ, cũng như đă tỏ ra thái độ bất măn đối với kẻ không thuộc về nhóm các vị lại dám nhân danh Thày các vị để trừ quỉ. Bởi vậy, đối với một vị anh hùng cứu tinh dân tộc, đuọc Thiên Chúa toàn năng sai đến là Thày ḿnh, mà đám dân Samaritanô ngoại lai lại dám phủ nhận, bằng cách không nghênh đón và tiếp đăi Ngụi th́ thật t́nh là đáng chết. Chúa Kitô đă lợi dụng cơ hội này để tỏ ḿnh ra cho thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ biết về Ngụi hơn nữa, để sau này các vị không rao giảng về Ngụi như một phản Kitô, tức rao giảng một Chúa Kitô khác, mà là một Chúa Kitô nhân ái xót thuong, như Ngụi minh định ngay trong bài Phúc âm hôm nay: “Con Ngụi đến không phải để sát hại mà là để cứu vớt”.

 

Như thế, làm môn đệ của Chúa Kitô không phải chỉ là việc theo Ngụi, như các tông đồ theo Ngụi lên Giêrusalem, mà c̣n phải có tinh thần của Ngụi nữa, nghĩa là phải làm sao để chúng ta có thể ở trong Ngụi và Ngụi ở trong chúng ta, sống trong chúng ta, Kitô hữu chúng ta mới có thể thực sự là những chứng nhân đích thực và sống động của Ngụi.

 

Chính nhờ phần trên của bài Phúc âm chúng ta có thể hiểu đuọc ư nghĩa thâm sâu cả phần duói của bài Phúc âm Chúa Nhật XIII Mùa Thụng Niên Năm C này. Thật vậy, nhờ phần trên của bài Phúc âm, chúng ta chẳng những hiểu đuọc ư nghĩa của câu “kẻ chết chôn cho kẻ chết” mà c̣n cả hai câu kia nữa, câu “Con Ngụi không có chỗ dựa đầu” và câu “tra tay cầm cầy”.

 

Theo tôi hiểu th́ như thế này, nếu muốn thực sự đi theo làm môn đệ của Chúa Kitô, Kitô hữu chúng ta cũng cần phải chịu thế gian hất hủi, bỏ rơi, khinh khi, quên lăng như Chúa Kitô, đúng như lời Ngụi tiên báo cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, đoạn 16 câu 33: “Các con sẽ chịu khốn khó trên thế gian”, như chính trụng hợp Ngụi khi c̣n sống trên đời cũng đă bị dân Samaritanô không tiếp đón trên đụng lên Giêrusalem đuọc nhắc đến trong bài Phúc âm hôm nay, nhất là bị chính dân Do Thái của Ngụi hoàn toàn phủ nhận tại Giêrusalem, như Ngụi loan báo cho các tông đồ trong bài Phúc âm tuần truóc.

 

Không có chỗ dựa đầu” ở đây là như vậy, là bị thế gian phủ nhận và hất hủi. Thế nhưng, sở dĩ dân Samaritanô ngoại lai, nhất là dân Do Thái chính cống, đă thực sự phũ phàng phủ nhận “Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa” như các tông đồ tin nhận trong bài Phúc âm tuần truóc, là v́ họ không nhận biết Thiên Chúa, đúng như lời Chúa Kitô cho biết trong Bữa Tiệc Ly đuọc Phúc âm Thánh Gioan ghi nhận ở đoạn 15 câu 21: “Họ sẽ làm cho các con tất cả những điều ấy v́ danh Thày, bởi họ không biết Đấng đă sai Thày”. Mà “sự sống đời đời”, cũng theo lời Chúa Kitô xác định trong Lời Nguyện Tiệc Ly ở Phúc âm Thánh Gioan đoạn 17 câu 3, “là nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô, Đấng Ngài Sai”. Vậy nếu ngụi Samaritanô trong bài Phúc âm hôm nay và ngụi Do Thái không nhận biết Thiên Chúa và Đấng Thiên Sai th́ không phải là họ thực sự ở trong sự chết hay sao, tức là thành phần những kẻ chết về phuong diện tâm linh hay sao?

 

Như thế, “hăy mặc kẻ chết chôn cho kẻ chết” nghĩa là hăy cứ để cho “con ngụi yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng”, như lời Chúa Kitô nói với Nicôđêmô về bản chất và khuynh huóng tự nhiên của thế gian, ở Phúc âm Thánh Gioan đoạn 3 câu 19,  chứ đùng v́ thế gian không nhận biết ḿnh, hất hủi ḿnh, xử tệ với ḿnh, mà nản chí bỏ cuộc theo Chúa, trái lại, Kitô hữu môn đệ đích thực của Chúa Kitô chúng ta lại càng v́ thế phải sống đúng thân phận và sứ vụ “là ánh sáng thế gian… soi sáng cho cả nhà” của ḿnh, như lời Chúa Kitô nói với các tông đồ ở bài Giảng Trên Núi trong Phúc âm Thánh Mathêu đoạn 5 câu 14 và 15. Đó là lư do, ngay sau khi nói: “hăy mặc kẻ chết chôn cho kẻ chết”, Chúa Kitô liền kêu gọi, “Phần anh hăy đi rao giảng Nuóc Thiên Chúa”. Bằng không, nếu không chấp nhận đuọc bị thế gian ghét bỏ, nghĩa là vẫn đi t́m an ủi cá nhân theo cảm t́nh cảm xúc tự nhiên, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào “đi rao giảng Nuóc Thiên Chúa” đuọc, hay không thể nào “theo Con Chiên đi đến nơi nào Chiên đến”, tức sẽ ở vào t́nh trạng xẩy ra đúng như lời cuối cùng Chúa Giêsu nói trong bài Phúc âm hôm nay: “Ai đă cầm cầy mà c̣n quay trở lại th́ không xứng đáng với Nuóc Thiên Chúa”.

 

Ư nghĩa huyền nhiệm của bài Phúc âm hôm nay c̣n đuọc diễn giải nơi bài đọc thứ hai nữa. Thật vậy, theo Phúc âm hôm nay, nếu thành phần môn đệ theo Chúa Kitô để làm chứng cho Ngụi phải hiên ngang “đi rao giảng Nuóc Thiên Chúa”, bất chấp thế gian chống đối, để làm cho thế gian nhận biết chân lư, th́, theo bài đọc hai hôm nay, họ mới thực sự là thành phần tự do, thành phần sống theo thần trí vậy.

 

Đúng thế, khi lănh nhận Phép Rửa là chúng ta đă trở nên con cái Thiên Chúa, “trở nên một tạo vật mới” (Gal 6:15), tức đă đuọc giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết, đuọc tự do sống thân phận làm con cái Thiên Chúa, v́ Ngài đă ban cho chúng ta Thần Linh của Ngài. Đó là lư do trong bài đọc hai hôm nay Thánh Phaolô đă xác tín: “chính v́ để cho chúng ta đuọc sống tự do mà Chúa Kitô đă giải thoát chúng ta… Nếu anh em đuọc thần trí huóng dẫn, anh em không c̣n sống duói lề luật nũa”. Thế nên, thánh nhân đă khuyên giục thành phần môn đệ theo Chúa Kitô rằng: “Anh em hăy sống theo thần trí, và đừng t́m thỏa măn đam mê xác thịt nữa”. “Bởi v́”, thánh nhân quả quyết: “Đam mê xác thịt th́ chống lại thần trí, và thần trí th́ nguọc lại với xác thịt; đôi bên ḱnh chống nhau khiến anh em không thi hành đuọc những ǵ anh em mong muốn”.

 

Chúng ta có thực sự cảm nhận thấy xẩy ra trong đời sống đạo của ḿnh đúng như những ǵ Thánh Phaolô quả quyết như thế hay chăng? Nếu có, chúng ta cũng đừng bối rối, v́ đó là dấu chứng tỏ con ngụi mới, con ngụi chứng nhân chúng ta, cũng mang trên ḿnh những dấu tích của Ngụi (xem Gal 6:17), những dấu tích vẫn c̣n trên thân xác phục sinh của Ngụi, những dấu tích chính Ngụi sau khi sống lại đă dùng để chứng thực rằng Ngụi thật sự là Đấng Tử Giá song đă sống lại, Ngụi thực sự là Đấng Thiên Sai, Đấng “đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8), Đấng đă “hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc muôn dân” (Mt. 20:28), mà chúng ta “là những nhân chứng về điều này” (Lk 24:48), những chứng nhân được Chúa Kitô tỏ hiện ra nơi thân xác của chúng ta (xem 2Cor. 4:10).

 

 

Khởi viết tại Tổng Giáo Phận Los Angeles

Áp Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 23-5-1999

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL