Thời Điểm Maria  

    

1. THỜI ĐIỂM MARIA LÀ THỜI ĐIỂM MẸ MARIA ĐĂ TRỰC TIẾP NHÚNG TAY VÀO LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI

Nh́n vào lịch sử Giáo Hội, trong ṿng 18 thế kỷ đầu, không hề có một Biến Cố Thánh Mẫu nào như Biến Cố Thánh Mẫu ở Lộ Đức vào giữa thế kỷ 19 hay Biến Cố Thánh Mẫu ở Fatima vào đầu thế kỷ 20. Dù có hiện ra ở Quốc-Đa-Lúp nước Mễ Tây Cơ thuộc Trung Mỹ Châu vào thế kỷ 16 đi nữa, Mẹ Maria cũng không thực sự hay chưa chính thức nhúng tay vào lịch sử loài người như từ đầu thế kỷ 19 trở đi.

Thật vậy, lịch sử thế giới cho thấy, loài người bắt đầu quẹo sang một hướng đi mới vào thời điểm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Thời Minh Trí (Age of Reason hay Enlightenment), hay Thời Âu Châu Cách Mạng cũng thế, với cuộc Cách Mạng Kinh Tế từ Anh Quốc, nhất là với cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789. Những biến động lịch sử hầu như bật gốc loài người này đă đưa Âu Châu nói riêng, (rồi từ Âu Châu lan khắp thế giới sau này nói chung). Về mặt tích cực, lịch sử nhân loại bắt đầu tiến sang một giai đoạn lịch sử càng ngày càng văn minh, cả về phương diện sinh hoạt và phát triển kinh tế lẫn thể chế chính trị liên quan đến quyền làm người. Thế nhưng, về mặt tiêu cực, lịch sử loài người cũng bắt đầu gây ra những cuộc khủng hoảng cho cả đời lẫn đạo. Đời th́ đánh nhau tranh giành quyền lực tại chính điạ lục Âu Châu, gây ra các Cuộc Chiến chung khắp Âu Châu, điển h́nh nhất là cuộc chiến Napolêon 1804-1815 rồi Francô-Prussia 7/1870-5/1871, cũng như các cuộc chiến riêng giữa chủ nhân ông với công nhân của ḿnh (tại các nước Anh, Pháp, Đức), khi thành phần chủ nhân ông tỏ ra hà hiếp và bóc lột công nhân của ḿnh quá cỡ (phát sinh chủ nghĩa cộng sản); rồi hiện tượng tranh giành thị trường tiêu thụ bằng chế độ đô hộ thuộc địa (colonialism) từ Âu Châu lan tràn khắp các đại lục khác, như đă xẩy ra tại Phi Châu, Á Châu và Úc Châu. Đạo th́ trào lưu lư trí muốn xét lại tất cả nền tảng đức tin, bằng chủ nghĩa duy lư (rationalism) và duy vật (materialism), đến nỗi Giáo Hội Công Giáo đă phải triệu tập Công Đồng Chung Vaticanô I (1869-1870) để tái xác quyết bản chất đức tin tông truyền và tuyên bố tín điều Giáo Hoàng vô ngộ.

Chính vào thời điểm loài người bắt đầu biến loạn này, ở một lục địa hầu như toàn ṭng Kitô Giáo ấy, Mẹ Maria đă xuất hiện và thực sự nhúng ta vào lịch sử thế giới nói chung và Giáo Hội nói riêng, với những cuộc hiện ra chính yếu vào các năm 1830, 1846, 1858 và 1917. Ba lần đầu (trong bốn lần được kể đến ở đây), Mẹ Maria đă hiện ra ở Pháp, một nước có thể nói, về đạo là Trưởng Nữ của Giáo Hội ở Âu Châu, và về đời, lại là nước (cùng với Anh Quốc) văn minh nhất thế giới thời bấy giờ, như Mỹ và Nga thời Chiến Tranh Lạnh sau Thế Chiến II.

Lần thứ nhất, Mẹ Maria đă hiện ra tại chính thủ đô Balê năm 1830, thời điểm ngay trước cuộc nhân dân cách mạng tháng 7 năm đó, (cũng là thời điểm xẩy ra cách mạng ở Bỉ, Ư và Rhineland), với chị Catarina Labuarê, một tập sinh của ḍng Thánh Vincentê Phaolô, để nói về t́nh h́nh nước Pháp và kêu gọi cầu nguyện. Lần thứ hai Mẹ Maria đă hiện ra ở La Salette năm 1846, thời điểm trước khi bản hiến chương cộng sản Communist Manifesto ra đời năm 1848, kèm theo một loạt cách mạng như ở Đức, Aùo và Ư, nhất là cuộc cách mạng bùng nổ ở Pháp 2/1848, để báo cho biết t́nh h́nh khủng hoảng xă hội nhất là đức tin của chung Giáo Hội, qua Bí Mật La Salette Mẹ ban cho hai thiếu niên một nam một nữ là Melanie (nữ, 13 tuổi) và Maximin (nam, 11 tuổi). Lần thứ ba, Mẹ Maria đă hiện ra ở Lộ-Đức với Bernadette, một thiếu nữ 14 tuổi, năm 1858, thời điểm sau khi Giáo Hội tuyên bố tín điều Mẹ Maria được Đặc Ân đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8-12-1854, và trước khi chủ thuyết cộng sản bắt đầu được hiện h́nh nơi Hiệp Hội Lao Nhân Quốc Tế do Karl Marx thành lập năm 1864, để kêu gọi thống hối và cầụu cho tội nhân, nhất là để xưng ḿnh “Mẹ là Đấng đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

Lần thứ bốn, Mẹ Maria đă hiện ra tại Fatima, nước Bồ Đào Nha, năm 1917, ngay giữa thời điểm cách mạng Nga (4-11/1917) do Lênin khởi xướng cùng với đảng Bônsevích để khai mào cho chế độ cộng sản trên thế giới. Lần này Mẹ hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima là Giaxinta (7 tuổi), Phanxicô (9tuổi) và Lucia (10 tuổi), để tiết lộ Bí Mật Fatima (vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917), mà kết phần thứ hai của bí mật này, Mẹ đă báo cho các em (và qua các em cho loài người) biết trước là: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh”. Và việc Nước Nga thực sự từ bỏ chế độ và chủ nghĩa cộng sản ngày 25-12-1991, theo sau Biến Cố Đông Âu đột biến vào cuối năm 1989, đă xẩy ra hết sức lạ lùng, hoàn toàn không thể nào ngờ được đối với các cường quốc, các kinh tế gia lỗi lạc nhất, các chính trị gia khôn ngoan nhất, ở chỗ, cả một khối cộng sản đầu năo thế giới tự động giải thể chứ không phải bị khối tư bản chế ngự, một cuộc cuộc giải thể bắt đầu từ sau biến cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiệp với hàng giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984. Chính Gorbachev, lănh tụ cuối cùng của khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết và Walesa, vị lănh đạo Công Đoàn Liên Đới Balan thời cộng sản cũng là tổng thống đầu tiên của Balan hậu cộng sản, qua các báo chí lớn trên thế giới, đều công nhận vai tṛ chủ chốt thiết yếu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Biến Cố Châu Âu phi cộng sản này. Về phần ḿnh, Đức Thánh Cha lại qui biến cố này về Mẹ Fatima, như ngài đă xác nhận điều này trong cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của ḿnh, khi trả lời về vấn đề Thiên Chúa có nhúng tay vào việc sụp đổ của cộng sản hay không?

Nếu ba lần hiện ra tại Pháp, Mẹ Maria đă báo cho con cái ḿnh biết về t́nh h́nh chính trị liên quan đến đức tin, nhất là việc Mẹ ở Fatima tiên báo việc Nước Nga trở lại qua trung gian Giáo Hội, (theo điều kiện Thiên Chúa muốn Giáo Hội làm, qua việc Đức Thánh Cha phải hiệp cùng với hàng giáo phẩm thế giới, như Mẹ cho chị Lucia biết ngày 13/6/1929), đă hoàn toàn xẩy ra đúng như lịch sử chứng thực, th́ đủ hùng hồn cho thấy Thời Điểm Maria là thời điểm Mẹ Maria trực tiếp nhúng tay vào lịch sử loài người.

2. THỜI ĐIỂM MARIA LÀ THỜI ĐIỂM THIÊN CHÚA MUỐN LÀM CHO MẸ ĐƯỢC NHẬN BIẾT VÀ YÊU MẾN

Thời điểm Maria chẳng những được biểu hiện bằng việc Mẹ Maria trực tiếp nhúng tay vào lịch sử loài người, mà c̣n được nổi bật bằng việc Thiên Chúa thực sự tỏ ra muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến nữa.

Nói chung, Thiên Chúa đă làm cho Mẹ được nhận biết đặc biệt qua việc Giáo Hội đă tuyên bố bốn tín điều chính yếu về Mẹ Maria là Tín Điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa, Tín Điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác. Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy, Giáo Hội chỉ tuyên bố hai tín điều đầu tiên là Tín Điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, vào dịp có lạc thuyết mà thôi. Giáo Hội tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa (theotokos) tại Công Đồng Chung Eâphêsô năm 431, khi lên án lạc thuyết Nestôriô là lạc thuyết chủ trương Mẹ Maria chỉ Là Mẹ Đức Kitô (kristotokos). Sau đó, Giáo Hội tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh tại Công Đồng Chung Latêranô năm 649, khi lên án lạc thuyết Monothelitism. Trong khi đó, Giáo Hội hoàn toàn tự động, (chứ không phải v́ có lạc thuyết như hai tín điều trước đó), tuyên bố hai tín điều sau, Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội và Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác. Giáo Hội đă tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1854, qua Đức Thánh Cha Piô IX, và tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950, qua Đức Thánh Cha Piô XII. Đấy là chưa kể việc Giáo Hội chính thức công nhận Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II ngày 21-11-1964, Lễ Mẹ Dâng Ḿnh Vào Đền Thánh, qua Đức Thánh Cha Phaolô VI.

Việc Thiên Chúa làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến đặc biệt qua Giáo Hội, khi Giáo Hội tự động công bố hai Tín Điều Thánh Mẫu, một vào năm 1854 và một vào năm 1950, thời khoảng xẩy ra gần 100 năm ngay trong Thời Điểm Maria (kể từ năm 1830 như phần đầu đă tŕnh bày), càng được sáng tỏ hơn nữa, qua những lời Giáo Hội dùng để công bố hai Tín Điều Thánh Mẫu sau (so với những lời Giáo Hội dùng để công bố hai Tín Điều Thánh Mẫu trước). Đối với hai Tín Điều Thánh Mẫu trước, Giáo Hội mở đầu bằng thành ngữ: “Tuyệt thông cho những ai...” (không tin Mẹ Maria Là Mẹ Thiên Chúa), hay “khốn cho những ai...” (không tin Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh); trong khi, đối với hai Tín Điều Thánh Mẫu sau, Giáo Hội bắt đầu bằng thành ngữ tích cực hơn: “Để tôn kính và hiển danh Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa...” (Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội), hay “Để người Mẹ cao cả của Người được hiển vinh hơn...” (được Thiên Chúa mang Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác), hoặc “để vinh danh Đức Trinh Nữ...” (được Giáo Hội tuyên xưng Là Mẹ Giáo Hội).

Thiên Chúa chẳng những muốn Giáo Hội là con cái Mẹ nhận biết và yêu mến Mẹ, qua việc Giáo Hội tự động tuyên bố hai Tín Điều Thánh Mẫu vào Thời Điểm Maria, Ngài c̣n muốn toàn thể nhân loại nhận biết và yêu mến Mẹ nữa, như được chứng thực hết sức tỏ tường qua Biến Cố Fatima. Thật vậy, vào lần hiện ra thứ ba tại Fatima, nước Bồ Đào Nha, ngày 13/7/1917, sau khi cho 3 Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxicô và Giaxinta thị kiến thấy hỏa ngục, Mẹ Maria đă tiết lộ phần thứ hai của Bí Mật Fatima bằng những lời quyết liệt này: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi các linh hồn tội nhân đáng thương phải sa xuống. Để cứu họ (tức để cứu các tội nhân khỏi sa hỏa ngục), Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới”. Và Ngài đă thực sự làm cho “cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (đă) thắng. Đức Thánh Cha (đă) hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga (đă) trở lại, và thế giới (đang) được hưởng một thời gian ḥa b́nh (v́ không c̣n phải lo sợ thế chiến do ng̣i Nước Nga gây ra nữa)”, đúng lời Mẹ quyết đoán ở cuối phần hai của Bí Mật Fatima (như đoạn cuối của phần đầu bài này đă tŕnh bầy).

Việc Thiên Chúa làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến trong Thời Điểm Maria, nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới như thế, quả thực đă ứng nghiệm lời tiên báo của Thánh Mộng Phố (Montfort) từ đầu thế kỷ 18 trong cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ḿnh:
   “Vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (số 49);
   “Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ Maria là công tŕnh bởi tay Ngài ra và làm cho Mẹ được nhận biết, vào những thời buổi sau này” (số 50).

Nếu quả thực Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến, chẳng những qua việc Giáo Hội tự động tuyên bố Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội năm 1854, Tín Điều Mẹ Maria Cả Hồn Lẫn Xác Lên Trời năm 1950, và tước hiệu Mẹ Maria Là Mẹ Giáo Hội năm 1964, mà c̣n qua biến cố Nước Nga tự động trở lại (không c̣n theo chủ nghĩa và chế độ cộng sản như trước nữa), nhờ việc hàng giáo phẩm thế giới cùng với Giáo Hoàng hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đúng như ư muốn và cách thức Ngài ấn định, đủ chứng thực Thời Điểm Maria là Thời Điểm Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến.

3. THỜI ĐIỂM MARIA: THỜI ĐIỂM BÁO TRƯỚC VIỆC CHÚA KITÔ SẼ XUỐNG THẾ LẦN THỨ HAI

Nếu “vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (số 49), mà qủa thực Mẹ Maria đă được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới, (như phần hai của bài viết vừa tŕnh bày trên đây), th́ việc Mẹ xuất hiện vào Thời Điểm Maria của Mẹ chắc chắn là dấu hiệu báo trước việc Chúa Kitô chẳng bao lâu sẽ xuống thế lần thứ hai. Thánh Mộng Phố đă quả quyết như vậy ngay từ đầu thế kỷ 18, trong cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ngài:
   “Chính nhờ Mẹ Maria mà ơn cứu độ thế gian đă bắt đầu th́ cũng chính nhờ Mẹ Maria ơn cứu độ được hoàn thành” (số 49);
   “Là đường nhờ đó Chúa Giêsu đă đến với chúng ta lần thứ nhất th́ Mẹ cũng sẽ là đường nhờ đó Người đến với chúng ta lần thứ hai, cho dù không cùng một kiểu cách” (số 50.4).

Nếu viễn tượng Mẹ Maria được Thiên Chúa làm cho nhận biết và yêu mến của Thánh Mộng Phố đă bắt đầu trở thành hiện thực sau đó hơn một thế kỷ, (ngài chết năm 1716 và Thời Điểm Maria bắt đầu từ năm 1830), th́ lập luận quyết liệt của thánh nhân về việc Mẹ Maria xuất hiện báo hiệu trước Chúa Kitô sắp đến lần thứ hai cũng đă được sáng tỏ nơi đặc điểm chung của cả ba Biến Cố Thánh Mẫu chính yếu trong Thời Điểm Maria của Mẹ (Balê năm 1830, Lộ Đức 1858, và Fatima 1917).

Đặc điểm chung của ba lần Mẹ hiện ra này là ǵ, nếu không phải là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Nơi Biến Cố Thánh Mẫu Ba Lê 1830, Mẹ Maria đă xin chị Thánh Catarina Labuarê hăy làm một mẫu ảnh đeo ở cổ, theo như chị thị kiến thấy vào ngày 27/11, nơi mặt trước của mẫu ảnh (thường được gọi là Ảnh Mẹ Ban Ơn Lành) này, có hàng chữ như khung bao quanh Đức Mẹ ở giữa: “Ôi Maria, lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Mẹ”. Nơi Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3, Mẹ Maria tự xưng “Ta là Đấng đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Nơi Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, vào ngày 13/6/1917, Mẹ Maria đă cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn quấn chung quanh, một “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, như Mẹ hứa với riêng Lucia cũng ngày hôm đó, “là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”, và ngày 13/7/1917, Mẹ Maria đă công bố ư định “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.

Thế nhưng, tại sao Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria là đặc tính chung của ba Biến Cố Thánh Mẫu trong Thời Điểm Maria lại có liên quan tới việc Chúa Kitô đến lần thứ hai, nếu không phải v́ bản chất và tác dụng của đặc ân này.

Trước hết, về bản chất, Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria có liên quan tới việc Chúa Kitô đến lần thứ hai. Bởi v́, đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là đặc ân Mẹ Maria ngay từ lúc đầu thai trong ḷng mẹ của ḿnh đă được hưởng trước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng Mẹ sẽ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần sau này. Như thế, nếu Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô chưa xuất hiện trên thế gian, nghĩa là chưa đưọc sinh ra và chưa thực sự cứu chuộc loài người, song đă chiếu sáng nơi Mẹ của Người bằng Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, th́ Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội chính là Rạng Đông phản ánh Mặt Trời sắp lên và Mẹ Maria chính là H́nh Ảnh báo hiệu Đấng Cứu Thế sắp tới vậy, đúng như lời nguyện Phụng Vụ Giờ Kinh Giáo Hội đặt vào Lễ Kính Chung về Mẹ: “Hỡi Mặt Trời Công Chính, Trinh Nữ vô nhiễm tội là hừng đông báo hiệu việc Người mọc lên” (Christian Prayer: The Liturgy of The Hours, Large Type Edition, Catholic Book Publishing Company, New York, 1985).

Sau nữa, về tác dụng, Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria cũng có liên quan tới việc Chúa Kitô đến lần thứ hai. Bởi v́, nhờ Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội ngay từ lúc đầu thai trong ḷng mẹ của ḿnh này, Mẹ Maria đă không hề bị làm tôi cho ma qủi và ở dưới ách thống trị của hắn một giây phút nào, như tất cả mọi người sinh ra trên trần gian. Như thế, ma qủi chẳng những không làm ǵ được Mẹ là “người nữ thoát nạn” (xem Rev.12:17), mà c̣n bị Người Con do Mẹ sinh ra trong thân phận yếu hèn là “hài nam, vị cai trị tất cả mọi dân nước bằng gậy sắt” (Rev.12:5), là “gịng dơi người nữ đạp nát đầu” (Gn.3:15; xem 1Jn.3:8) nữa. Như thế, việc Mẹ Maria xuất hiện vào Thời Điểm Maria với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ cũng là dấu báo thời gian được phép của Satan sắp hết và vương quốc của Thiên Chúa sắp được trị đến khi Chúa Kitô phục sinh đến lần thứ hai trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Căn cứ vào các đặc điểm riêng của ba Biến Cố Thánh Mẫu (Balê-Lộđức-Fatima) có chung đặc tính là Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thời Điểm Maria được diễn tiến đúng như câu Diễm T́nh Ca (6:10): “Ḱa ai đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận”.

Mẹ Maria đă không “tiến lên như rạng đông” ở Biến Cố Thánh Mẫu Balê năm 1830 để mở màn cho Thời Điểm Maria là ǵ, qua mẫu ảnh Mẹ Ban Ơn mà Mẹ cho chị Catarina Labuarê thấy, như chị diễn tả, “Mẹ đứng trên một ṿm cầu trắng”, “trái cầu”, như Mẹ cắt nghĩa, “mà con thấy tượng trưng cho cả thế giới”?

Mẹ Maria cũng không “đẹp như mặt trăng” là ǵ ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức năm 1858, nơi mà vào Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể 25/3, Mẹ tươi cười tự xưng ḿnh: “Ta là Đấng đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội”, tức là Đấng “đầy ơn phúc” (Lk.1:28), là con người đầu tiên và là con người duy nhất đă được tràn đầy công ơn cứu chuộc của Chúa Cứu Thế để có thể chia sẻ và ban phát cho loài người, chẳng khác ǵ như mặt trăng hấp thụ ánh sáng mặt trời để tỏa chiếu trên trái đất lúc trời về đêm?

Mẹ Maria lại không “rực rỡ như mặt trời” là ǵ, ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, nơi mà vào lần hiện ra cuối cùng, 13/10, Mẹ đă làm một phép lạ cả thể là hiện tượng mặt trời nhẩy múa “để mọi người thấy mà tin” việc Mẹ hiện ra ở Fatima, như Mẹ hứa với 3 Thiếu Nhi Fatima vào các lần hiện ra 3, 4 và 5, nhất là để tỏ ra quyền năng cả thể của Mẹ trong việc làm chủ cả trật tự siêu nhiên lẫn tự nhiên Thiên Chúa đă ban cho Mẹ như một Nữ Vương Trời Đất?

Mẹ Maria cũng “oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận” qua tước hiệu Mẹ tự xưng tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima cùng ngày 13/10: “Ta là Đức Bà Mân Côi”, một tước hiệu gợi lại chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo, thành phần đang muốn làm bá chủ Aâu Châu thời ấy, tại trận hải chiến Lêpantô ngày 7 tháng 10 năm 1571, nhờ ở quyền lực vô địch của Kinh Mân Côi, khiến Giáo Hội đă gọi Mẹ là “Đức Bà Thắng Trận” và đă chính thức thiết lập Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi hằng năm vào chính ngày 7/10. “Ta là Đức Bà Mân Côi”, một tước hiệu khác của danh xưng “Đức Bà Thắng Trận”, có một quyền lực trong lịch sử như thế, nên Mẹ mới kêu gọi con cái ḿnh ở Fatima, nhất là vào lần hiện ra thứ ba, 13/7, là: “Ta muốn các con tiếp tục cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có Người mới có thể cứu giúp các con thôi”. Thực tế đă cho thấy, “cuối cùng Trái Tim Mẹ (đă) thắng. Nước Nga (đă) trở lại, và thế giới (đang) được ban cho một thời gian ḥa b́nh”, ở chỗ, thế giới không c̣n hồi hộp lo sợ ng̣i Nước Nga sẽ gây ra thế chiến thứ ba tiêu diệt loài người nữa.

Vẫn biết việc Nước Nga trở lại và thế giới sau đó được hưởng một thời gian ḥa b́nh trực tiếp và tỏ tường là do việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cùng với toàn thể hàng giáo phẩm hoàn vũ hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984, tuy nhiên, gián tiếp và ngấm ngầm cũng c̣n do bởi việc con cái Mẹ “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” như Mẹ kêu gọi ở Fatima cả 6 lần hiện ra nữa. V́ việc toàn thể các vị đại diện Giáo Hội hiến dâng Nước Nga cho Mẹ cũng như việc con cái Giáo Hội “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” đều là những việc tỏ ra “nhận biết và yêu mến” Mẹ đúng như ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Thế nhưng, việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới” là một việc trường kỳ, cần tiếp tục kéo dài, chứ không phải chỉ một lần là đủ, như việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ. Bởi thế, tràng Kinh Mân Côi hay chuỗi Kinh Mân Côi mới chính là “đạo binh sắp hàng vào trận”, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu, cũng có tác dụng thần linh, như “oai hùng” hay quyền phép vô địch của “Đức Bà Thắng Trận” nơi các linh hồn vậy.

Như thế, Biến Cố Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu tột đỉnh của Thời Điểm Maria. Bởi v́, Fatima là biến cố Mẹ Maria đă tỏ hết ḿnh ra, tức biến cố Thiên Chúa (lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội và loài người) chính thức và thực sự tỏ ư “muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, như lời Mẹ Maria nói riêng với Lucia ngày 13/6/1917, bằng việc Ngài “muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Bởi thế, sau biến cố “Đức Bà Mân Côi” “rực rỡ như mặt trời và oai hùng như đạo binh sắp hàng vào trận” này, người ta không c̣n (và có thể sẽ không bao giờ) thấy một Biến Cố Thánh Mẫu nào vĩ đại và trọng đại như Biến Cố Thánh Mẫu Fatima nữa; nếu c̣n, như tin tức cho biết xẩy ra ở nhiều nơi từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II, th́ cũng không có ǵ mới, ngoài việc lập lại Sứ Điệp Fatima, hay sứ điệp của nước mắt máu... Phải chăng phần thứ ba của Bí Mật Fatima (vẫn chưa được các vị giáo hoàng đọc thấy và tiết lộ cho thế giới biết) có liên quan đến việc Chúa Kitô đến thế gian lần thứ hai?

Sau nữa, nếu thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ có là v́ Thời Điểm Maria th́ Thời Điểm Maria cũng cần đến thành phần Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL