Các Thứ Vũ Khí Đại Công Phá ở Iran

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo tài liệu của CNN

 

xin xem cả

 

Lực Lượng Vũ Khí Nguyên Tử Trên Thế Giới

 

Bắc Hàn: Nguy Cơ Nguyên Tử

 

Iran và Nga ký thỏa hiệp về cung cấp nhiên liệu nguyên tử

 

Hôm Thứ Bảy 26/2/2005, Iran và Nga Sô đã ký kết với nhau một thỏa hiệp, giữa hai vị lãnh đạo nguyên tử lực của hai nước, tại lò nguyên tử Bushehr miền nam Iran, về vấn đề cung cấp nhiên liệu nguyên tử là những gì vẫn từng bị Hoa Kỳ phản đối và là những gì mở đường cho Iran khởi động lò phản ứng nguyên tử đầu tiên của họ vào năm tới.

 

Biến cố này xẩy ra đang khi Iran bị Hoa Kỳ gia tăng áp lực đối với nước này vì Hoa Kỳ cho rằng nước này đang bí mật chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử.  Tuy nhiên, Iran, một quốc gia sản xuất dầu hỏa đứng thứ nhì thế giới, đã phủ nhận lời cáo buộc của Hoa Kỳ và được sự hỗ trợ của Nga Sô là quốc gia đóng vai trò chính yếu trong việc phát triển chương trình chế tạo nguyên tử của Iran.

 

Một trong những điều chính nơi bản hợp đồng này đòi Iran phải trả tất cả mọi nhiên liệu nguyên tử về lại cho Nga, và Nga hy vọng rằng đây là điều làm cho Hoa Kỳ cảm thấy đỡ lo rằng Iran sẽ sử dụng nhiên liệu họ có trong tay ấy, những gì có thể làm thành chất Plutonium chế bom, để chế tạo các thứ vũ khí. Ngược lại, theo lời của vị giám đốc Cơ Quan Nguyên Tử Lực Liên Bang Nga là Alexander Rumyantsev được đài truyền hình Iran trích lại thì “trong tương lai gần một số chuyên viên Nga sẽ được gửi đến Bushehr để trang bị trạm năng lực này”.

 

Ông này còn cho biết Iran có thể bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2006: “Chúng tôi đang có dự định khai trương cơ sở này vào cuối năm 2006. Khoảng chừng nửa năm trước khi chuyến giao nhiên liệu đầu tiên xẩy ra”. Ông cho biết thêm số lượng đầu tiên của nhiên liệu phóng xạ uranium dồi dào đã có sẵn ở Siberia sẵn sàng để chuyển giao cho Iran. 

 

Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA, một cơ quan vốn điều tra chương trình nguyên tử của Iran hơn hai năm qua, nói rằng cơ quan này cũng sẽ cẩn thận theo dõi việc Iran sử dụng nhiên liệu ấy. Bên Iran muốn việc chuyển giao này sớm hơn nửa năm, và cũng chính vì việc bất đồng về việc chuyển giao ấy mà vấn đề thỏa hiệp, vừa được ký vào Thứ Bảy, 26/2/2005, đã bị đình trệ. Vấn đề thương lượng giữa hai nước này đã làm cho thỏa hiệp này bị kéo dài trên 2 năm trời, chứ không phải do bởi áp lực nào từ Hoa Kỳ cả, vị giám đốc cơ quan nguyên tử Iran cho đài phát thanh Iran biết như thế.

 

Một khi bắt đầu hoạt động, Iran sẽ sản xuất ra 1000 megawatts điện lực. Được bắt đầu trước cả cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 rồi bị hư hại rất nhiều trong cuộc chiến tranh với Iraq, dự án này sau đó đã được phục hồi do sự giúp đỡ của Nga, với chi phí lên tới 8oo triệu Mỹ kim.

 

Iran tuyên bố cho biết nhưng dự án kiến thiết một số lò năng lực nữa, những lò năng lực làm phát sinh ra 7 ngàn megawatts từ nguyên tử lực vào năm 2021. Nga sô hy vọng chiếm được một số phần đáng kể nơi cuộc giao dịch mới này.  Khối Hiệp Nhất Âu Châu và Hoa Kỳ muốn Iran hoàn toàn loại bỏ những dự án làm tăng thêm chất phóng xạ uranium. Iran đã không chịu làm song cũng đã tạm ngưng việc ấy khi nước này cố gắng để tiến đến một cuộc ổn định được thương lượng với Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

 

 

Dự án chế tạo vũ khí nguyên tử được bắt đầu từ kỷ nguyên Shah, bao gồm một chương trình xây cất 20 lò phản ứng năng lực nguyên tử. Hai trong các lò này nằm ở Bushehr, dọc duyên hải Vịnh Ba Tư, đã được bắt đầu nhưng chưa hoàn thành vị bị dội bom và hư hại bởi người Iraq trong cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq. Sau cuộc cách mạng 1979, tất cả mọi hoạt động nguyên tử lực đều bị ngưng đọng, mặc dù sau đó được tái diễn một cách sơ xài.

 

Iran đã chấp thuận Hiệp Ước Thôi Leo Thang Nguyên Tử năm 1970, và từ tháng 2/1992 đã cho phép Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA thanh tra các cơ sở nguyên tử lực của mình.

 

Nói chung những nỗ lực của Iran được cho rằng chú trọng tới việc tăng thêm chất phóng xạuranium, mặc dù có dấu hiệu cho thấy một hoạt động song song với nó về chất plutonium nữa. Iran tuyên bố là mình đang cố gắng thiết lập một chu kỳ hoàn toàn là chất đốt nguyên tử để hỗ trợ cho chương trình năng lực dân sự, nhưng chu kỳ chất đốt nguyên tử này có thể được sử dụng vào các chương trình chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử. Iraq hình như đã trải các hoạt động nguyên tử của mình ra một số địa điểm để giảm bớt nguy cơ bị phát hiện hay bị tấn công.

 

Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA (International Atomic Energy Agency) đang thực hiện các cuộc điều tra liên quan tới vấn đề Iran có tuân hợp với Hiệp Ước Thôi Leo Thang Nguyên Tử 1970 hay chăng.

 

Vào cuối tháng 8/2003, cơ quan thanh tra này đã nói rằng một bản tường trình mật đã bị tiết lộ cho truyền thông biết rằng có những yếu tố của chất HEU (Highly Enriched Uranium) được tìm thấy ở một cơ sở nguyên tử của người Iran. Vào tháng 6/2003, bản tường trình Director General cũng của cơ quan này nói rằng Iran đã không đáp ứng những trách nhiệm của mình theo Hiệp Ước Thôi Leo Thang Nguyên Tử đòi hỏi. Bản tường trình của cơ quan này vào tháng 11/2003 còn cho thấy những vi phạm khác nữa. Vào tháng 12/2003, Iran đã ký thêm một nghị định thư cho phép các thanh tra viên của IAEA được thực hiện những cuộc thanh tra chớp nhoáng bất ngờ vào những cơ sở nguyên tử lực của nước này. Vào Tháng 2/2004, Iran bị khám phá thấy có những dự án thực hiện một máy ly tâm tân tiến cho thể khả dụng cho việc tăng thêm chất phóng xạ uranium. Trong bản tường trình của IAEA tháng 11/2004 vẫn còn những bất định chung quanh những hoạt động gia tăng chất phóng xạ uranium ở Iran.

 

Ngoài các thứ vũ khí hạch nhân, Iran còn chế tạo cả các thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng nữa, những thứ vũ khí, cùng với vũ khí nguyên tử, được gọi là những thứ vũ khí đại công phá.

 

Về những thứ vũ khí hóa chất, Iran hiện đang có thể sử dụng các thứ vũ khí hóa chất, và Iran đang tiến triển trong việc chế tạo một cơ sở hạ tầng vũ khí hóa chất tự trợ rộng lớn. Iran đã công nhận Thỏa Hiệp Các Thứ Vũ Khí Hóa Chất, theo đó Iran bị bắt buộc phải loại trừ chương trình chế tạo vũ khí hóa chất của mình qua một thời đoạn nhiều năm. Tuy nhiên, Iran tiếp tục tăng cấp và phát triển hạ tầng cơ sở sản xuất vũ khí hóa chất cùng các kho đạn dược. Việc gia tăng nỗ lực này cho thấy rằng vai trò lãnh đạo Iran có ý bảo trì khả năng vững chắc về vũ khí hóa chất.

 

Chương trình sản xuất các thứ vũ khí hóa chất của Iran được bắt đầu từ thời chiến tranh Iran-Iraq. Iran sử dụng các tác nhân hóa chất để đáp lại những cuộc tấn công hóa chất của người Iraq trong một số trường hợp khi cuộc chiến đang diễn tiến. Từ đầu thập niên 1990, Iran đã lấy làm ưu tiên về việc sản xuất các thứ vũ khí hóa chất, chỉ vì Iran đã không thể đáp ứng loại vũ khí hóa chất này trước các cuộc tấn công hóa chất của Iraq, cũng như vì khám phá thấy rằng những nỗ lực thực sự của Iraq liên quan đến các tác nhân tiến bộ, như tác nhân VX.

 

Người ta ước lượng Iran có cả mấy ngàn tấn các tác nhân khác nhau, trong đó có chất sulfur mustard, phosgene, và cyanide. Khả năng sản xuất của nước này được ước lượng cả ngàn tấn một năm, tại các cơ sở sản xuất chính ở Damghan, 400 cây số ở phía đông thủ đô Tehran.

 

Được sự giúp đỡ rất nhiều từ các nước ngoài, Tehran đang có kỹ thuật học, các thứ máy móc tác nhân hóa chất, dụng cụ sản xuất và những máy móc sản xuất. Mặc dù Iran đang thực hiện một nỗ lực chung để tiến đến chỗ có khả năng sản xuất lấy về tất cả mọi khía cạnh chế tạo các thứ vũ khí hóa chất, nó vẫn lề thuộc vào các nguồn liệu ngoại quốc về những khoa kỹ thuật liên quan đến vũ khí hóa chất. Trung Cộng là một cung cấp viên quan trọng về các khoa kỹ thuật và máy móc cho việc chế tạo vũ khí hóa chất của Iran. Bởi thế, những qui chế cung cấp của Trung Cộng sẽ là những gì then chốt cho việc Tehran có đạt được mục tiêu dài hạn của mình trong việc tự sản xuất lấy các thứ khí giới hóa chất hay chăng.

 

Trong tương lai, khi Iran trở thành đủ sức để tự sản xuất các tác nhân hóa chất thì có thể nước này sẽ trở thành một cung cấp viên cho các quốc gia khác đang muốn phát triển khả năng chế tạo các thứ vũ khí hóa chất. Iran đã cung cấp cho Libya những tác nhân hóa chất vào năm 1987.

 

Về các thứ vũ khí sinh trùng, người ta cho rằng Iran đã bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu vũ khí sinh trùng để tấn công cũng vào thời chiến cuộc giữa Iran và Iraq. Việc nghiên cứu này được gia tăng hơn nữa khi có những tiết lộ vào năm 1995 cho biết về tầm mức nỗ lực của Iraq trước Cuộc Chiến Vùng Vịnh. Chí phí tương đối thấp để chế tạo các thứ vũ khí sinh trùng này có lẽ cũng là một yếu tố góp, phần vào việc chế tạo vũ khí sinh trùng ở Iran. Iran đã công nhận Thỏa Ước Các Thứ Vũ Khí Sinh Trùng.

 

Chương trình chết tạo các thứ vũ khí sinh trùng của Iran hiện nay được cho rằng, nói chung, đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển khá tiến bộ. Iran có những khoa học gia được huấn luyện thông thạo và thành phần chuyên gia đáng kể về các thứ dược liệu. Nước này cũng có hạ tầng cơ sở về thương mại và quân sự cần thiết để sản xuất những tác nhân chiến đấu sinh trùng và đã sản xuất được những số lượng tiên phong tác nhân khả dụng. Iran được cho rằng có thể thực hiện việc tự chế tạo các thứ vũ khí sinh trùng, chỉ cần nước ngoài giúp cho một chút thôi (mặc dù có một số chuyên viên về vũ khí sinh trùng này, nhất là từ Nga, đang tuôn vào Iran). Tường trình cho thấy nước này tập trung phòng thí nghiệm vũ khí sinh trùng gần các cơ sở sản xuất vũ khí hóa chất ở Damghan. Iran cũng làm ra một số đồ dùng cần thiết cho việc sản xuất các tác nhân sinh trùng.

 

Iran đã hầu như có thể nghiên cứu cả các độc tố lẫn những sinh cơ như để làm các tác nhân vũ khí sinh trùng, những tác nhân sản xuất ra một số tác nhân và có thể được vũ khí hóa một lượng nhỏ từ việc sản xuất này. Có thể Iran đã phát triển một lò vũ khí sinh trùng nhỏ có thể tung bắn ra bởi một vài bộ phận khác nhau. Với một số lượng nhỏ tác nhân khả dụng hiện nay, trong vòng 10 năm nữa, lực lượng quân sự của Iran có thể tung bắn những tác nhân sinh trùng một cách hiệu nghiệm.

 

 

Iran thề tiếp tục chương trình nguyên tử lực

 

Sau ngày Thứ Hai 9/10 là ngày Bắc Hàn tuyên bố rằng họ đã thử nguyên tử, tức vào hôm Thứ Ba 10/10/2006, các nhà lãnh đạo Iran đã tuyên bố rằng xứ sở của họ sẽ kông lui bước thực hiện chương trình nguyên tử đang gặp rắc rối, bất chấp việc yêu cầu của thế giới.

 

Tổng Thống Iran là Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố rằng Quốc gia Iran của ông sẽ tiếp tục chương trình nguy6en tử vì các mục đích hòa bình mà thôi. Trong khi thế giới lên tiếng phản đối Bắc Hàn về vụ họ thử nghiệm nguyên tử thì Iran đừng ngoài cuộc và đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc thử nghiệm nguyên tử này.

 

Nhiều phân tích gia cho rằng việc thử nghiệm nguyên tử của Bắc Hàn làm cho Iran càng thêm cứng đầu, nhất là trường hợp Hoa Kỳ không đạt được sự đồng thuận về việc đáp ứng với quốc gia Á Châu ấy.

 

Một nhân vật lãnh đạo Iran là Khamenei cũng nói rằng Iran sẽ khgông bị khuất phục trước các đòi hỏi của quốc tế bắt Iran phải ngưng việc tinh luyện chất phóng xạ nguyên tử. Iran đã coi thường thời hạn 31/8/2006 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề ấy.

 

Cũng vị lãnh đạo này cho biết trước đây Iran đã tự động ngưng việc tinh luyện chất phóng xạ 3 năm trước đây nhưng giờ đây Iran không làm như vậy nữa. Thật vậy, theo lời yêu cầu của các quốc gia Âu Châu, Iran đã ngưng theo đuổi việc tinh luyện chất phóng xạ vào tháng 11/2003. Thế nhưng, sau khi các cuộc nói chuyện bị thất bại vào tháng 8/2005, nước cộng hòa Hồi Giáo này đã tái diễn các hoạt động tinh luyện chất phóng xạ nguyên tử.

 

Vào tháng 2/2006, lần đầu tiên Iran đã sản xuất được chất phóng xạ được tinh luyện, song mới ở mực độ 164 máy ly tâm được tinh luyện. Iran cho biết vào cuối năm 2006 họ sẽ ráp được 3.000 máy ly tâm ở lò tinh luyện chất phóng xạ thuộc một tỉnh ở trung Iran là Natanz, một lò nguyên tử có tầm cỡ lớn này cần đến 54.000 máy ly tâm là những gì cần để quay hơi phóng xạ vào chất liệu được tinh luyện.

 

Mặc dù Iran cho rằng việc tinh luyệnh chất phóng xạ nguyên tử là vì các mục đích hòa bình như việc sản xuất điện lực, nhưng Hoa Kỳ và một số liên minh của Hoa Kỳ vẫn cho rằng Iran bí mật chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo CNN ngày 10/10/2006 bài “Iran vows to continue nuclear program”

 

 

 

Iran phản ứng trước những đe dọa tấn công của Hoa Kỳ

 

Theo bài “Iran: We'd hit back at attacker” được mạng điện toán toàn cầu CNN phổ biến ngày 8/2/2007 thì nếu Hoa Kỳ tấn công Iran, Iran sẽ trả đũa các nguồn lợi của Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Đó là những gì được vị lãnh đạo tối cao của nước này là Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng cùng ngày vị lãnh sự của Iran ở LHQ là Javad Zarif đã cảnh cáo trong một bài viết của Tờ Thời Điểm Nữu Ước rằng, những nỗ lực cô lập hóa Iran sẽ chỉ là những gì ập lại trên Hoa Kỳ, bằng tình hình gia tăng các căng thẳng về giáo phái ở toàn vùng Trung Đông, kể cả ở Iraq.

 

Mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã từng căng thẳng bởi dự án phát triển nguyên tử lực của Iran, một dự án Hoa Kỳ cho rằng nguy hiểm đến hòa bình thế giới, còn Iran thì cho rằng hoàn toàn vì mục đích hòa bình. Đến nay tình trạng căng thẳng giữa hai nước lại càng trở nên dữ dội hơn khi Hoa Kỳ cáo buộc Iran có nhúng tay vào tình hình nội chiến giáo phái ở Iraq, một cáo b uộc cách đây hai hôm đã được một số cơ quan ở Hoa Kỳ điều tra cho biết là không có bằng chứng (và có thể sẽ xẩy ra trường hợp như ở Iraq liên quan tới vấn đề cáo buộc Iraq có các thứ vũ khí đại công phá để tấn công Iraq nhưng mãi tới nay gần 4 năm rồi vẫn chẳng thấy những “cái cớ” ấy đâu). 

 

Tuy Hoa Kỳ chối rằng mình không có những dự định đánh Iran bằng quân sự, nhưng cũng đã gửi thêm các chiến cụ đến Vịnh Ba Tư để, như những viên chức Hoa Kỳ nói, gọi là thực hiện một nỗ lực chứng tỏ sức mạnh trước tình hình gia tăng ảnh hưởng của Iran ở vùng này. Xin nhớ rằng trước khi đánh Iraq chính phủ Bush cũng đã dàn quân sẵn sàng.

 

Nói với thành phần lãnh đạo không quân Iran, ông Khamenei đã nói: “Kẻ thù của chúng ta biết rõ rằng bất cứ một cuộc xâm lăng nào cũng sẽ được trả đũa vào thành phần xâm lược và những nguồn lợi của họ trên khắp thế giới”. Theo báo chí cho biết thì rất dễ bắt cóc quân độ Hoa Kỳ đang rải rác khắp Iraq, A Phú Hãn và một số nước ở Trung Đông hiện nay.

 

Một dấu hiệu căng thăng nữa là bộ trưởng tình báo của Iran hôm Thứ Năm cũng cho biết rằng chính quyền Iran đã khám phá ra một hệ thống do thám của Hoa Kỳ và Do Thái, và đã bắt một nhóm thứ hai muốn xuất ngoại cho cuộc  huấn luyện tình báo. 

 

Việc cáo giác này của Iran xẩy ra sau mấy ngày xẩy ra vụ một nhà ngoại giao của Iran bị bắt ở Iraq mà Iran cho là do Hoa Kỳ các lực lượng Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ chối không liên can đến vụ này.

 

Ông Khamenei đã phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm Thứ Năm rằng: “Có một số nói rằng tổng thống Hoa Kỳ không màng chi tới những hậu quả gây ra bởi những hành động của ông ta, thế nhưng vẫn có thể dạy khôn cho loại người này. Những nhà lập luật và phân tích của Hoa Kỳ biết rằng quốc gia Iran không thể nào để xẩy ra một cuộc xâm lược mà không phản ứng gì”.

 

Trong bài “ElBaradei calls for timeout on Iran nuclear program”, được CNN phổ biến hôm 27/1/2007, thì ông Giám Đốc cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA của LHQ là ElBaradei hôm Thứ Sáu 26/1 đã kêu gọi một thời gian tạm ngưng liên quan tới vấn đề nguyên tử ở Iran, hy v ọng tái diễn các cuộc đàm phán về vấn đề này. Theo ông nói với CNN thì thời gian tạm ngưng này có mục đích Iran thì tạm ngưng chương trình làm giầu chất phóng xạ nguyên tử còn LHQ tạm đình hoãn việc trừng phạt Iran có công hiệu từ tháng vừa rồi. Theo vị giám đốc này thì:

 

“Cái chìa khóa cho vấn đề Iran là những gì trực tiếp liên quan giữa Iran và Hoa Kỳ, tương tự như Bắc Hàn. Bắc Hàn là một thí dụ hay. Qua nhiều năm chẳng có nhúc nhích gì hết. Chỉ cho tới khi Hoa Kỳ trực tiếp nói chuyện với Bắc Hàn là chúng ta có được một tường trình tích cực. Nếu chúng ta có thể nói chuyện được với Bắc Hàn thì chúng ta cũng có thể nói chuyện được với Iran”.

 

Một viên chc ca IAEA cho biết là ông giám đốc IAEA vn chưa nghe động tnh gì từ Iran về dự án thời gian tm ngưng này. Ông ta cn phi tường trình li cho LHQ vào ngày 21/2 về vấn đề này:

“Tôi sẽ tường trình rng chúng ta trở về đúng hướng và hướng đó là vic đàm phán, đối thoi và hiu được chủ trương ca mi người. Nếu tôi tường trình mt cách tiêu cc, và chúng ta thy được tình trng leo thang và chng leo thang, là chúng ta đang đi lc hướng ri vy”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh , BVL

 

 

TOP