Ý Chỉ của Đức Thánh Cha cho Tháng 2/2003
 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu, nhậy cảm với tình trạng khổ đau của các dân tộc đang vẫn còn chịu đói khát, được tiến đến chỗ liên kết với anh chị em mình hơn nữa”.

Ý Truyền Giáo:
“Xin cho Giáo Hội ở Mã Lai, Nam Dương và Brunei, trong khi vẫn cởi mở đối thoại với các tín đồ của các tôn giáo khác, biết trung thành với sứ vụ truyền bá phúc âm hóa chân thực của mình”.

 

 

 

 

___________________________________________

 2-8/2/2003

 

 

8/1 Thứ Bảy

Giằng Co trong ngoài Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trước vấn đề Iraq


4/2 Thứ Ba. Mặc dù Thủ Tướng Blair của Hiệp Vương Quốc, trong cuộc họp thượng đỉnh Anh Pháp ở Le Touquet ở miền bắc nước Pháp, cố gắng thuyết phục Tổng Thống Pháp Jacques Chirac hôm nay, vị tổng thống này cũng cương quyết chống lại chiến tranh trước khi thanh tra viên hoàn tất công việc của họ và quyền quyết định chiến tranh thuộc Hội Đồng Bảo An: “Về vấn đề Iraq, chúng tôi có những phương thức khác nhau, thế nhưng trước hết và trên hết chúng tôi có hai niềm xác tín căn bản giống nhau. Thứ nhất đó là chúng ta phải giải giới Iraq, và điều xác tín chung thứ hai đó là vấn đề giải giới này phải được thực hiện trong giới hạn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý như thế”.


Ngoại trưởng Trung Hoa Tang Jiaxuan, ở Nữu Ước để tham dự cuộc họp hôm nay của Hội Đồng Bảo An về Iraq, đã nói tất cả mọi bên “phải nỗ lực giải quyết chính trị ổn thỏa về vấn đề Iraq trong phạm vi Liên Hiệp Quốc”. Vị ngoại trưởng này cho biết thêm các thanh tra viên cần thêm thời gian để làm công việc của họ và quá sớm để đi đến chỗ kết luận là Baghdad vi phạm các quyết định của Liên Hiệp Quốc về việc giải giới của họ. Hội Đồng Bảo An không được đi đến chỗ quyết định cho đến khi các thanh tra viên tường trình dứt khoát những khám phá và quan điểm của họ. Ông cho biết Trung Hoa luôn ủng hộ những giải pháp ôn hòa cho những vấn đề quốc tế. Các nhà ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết Trung Hoa sát cánh với Pháp và Nga trong việc ngăn ngừa Hoa Kỳ ra tay tấn công Iraq một cách đơn phương. Các nhà ngoại giao này còn nói, nếu có một quyết định mới của Hội Đồng Bảo An cho phép sử dụng võ lực đánh Iraq trong một số trường hợp nào đó thì Bắc Kinh có thể không bỏ phiếu.


Thứ Tư 5/2/2003. Những chứng cớ Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ Powell cho thấy Iraq bất hợp tác và liên hệ khủng bố.

 

Chứng cớ về một cuộc đối thoại được thâu băng liên quan đến việc giấu diếm vũ khí cho khỏi bị thanh tra viên kiểm soát: “Chúng tôi đang giữ chiếc xe đã được chỉnh trang này. Chúng tôi sẽ nói thế nào nếu một người trong họ trông thấy nó đây?”. Một viên chức khác trả lời viên chức vừa nói rằng: “Tôi sẽ đến gặp anh vào buổi sáng. Tôi lấy làm lo ngại. Tất cả các anh có để lại điều gì không?”, “Chúng tôi đã dọn dẹp hết mọi sự. Chúng tôi không còn để lại điều gì cả”.


Chứng cớ về những hình ảnh do vệ tinh chụp được liên quan đến những hầm quân nhu hóa chất còn hoạt động ở địa điểm Al-Musayyib là một trong 65 cơ sở như vậy.


Chứng cớ về những khoa học gia bị cấm không được tham dự những cuộc phỏng vấn của thanh tra viên, theo vị bộ trưởng này thì Tổng Thống Saddam Hussein đã buộc những khoa học gia phải “ký vào những văn bản nhìn nhận là việc tiết lộ tín liệu đáng phải chịu án tử. Chế độ này chỉ cho phép thực hiện những cuộc phỏng vấn với những thanh tra viên trước sự hiện diện của một viên chức Iraq”.


Chứng cớ về những phòng thí nghiệm di động các thứ vũ khí sinh trùng theo như tình báo Hoa Kỳ cho biết: “Những chiếc xe vận tải và xe lửa dễ di chuyển và được tạo ra để tránh bị các thanh tra viên khám phá”, vị bộ trưởng này nói. Ông còn cho biết chứng cớ này từ 4 nguồn liệu nguyên si, trong đó từ một viên kỹ sư hóa học Iraq đã từng trông coi một trong những cơ sở này và từ một kỹ sư dân sự Iraq biết được những chi tiết của chương trình hành động này.


Chứng cớ về hơi khí thần kinh không được Iraq trình khai, khoảng chừng từ 100 đến 500 tấn các thứ khí giới hóa chất, bao gồm cả 4 tấn hơi khí thần kinh VX: “Chúng tôi có chứng cớ về việc hiện hữu của những thứ vũ khí này. Những cái chúng tôi không có là chứng cớ Iraq đã hủy hoại chúng đi hay chúng đang ở đâu thôi”, Bộ Trưởng Powell cho biết.


Chứng cớ về việc Iraq tiếp tục theo đuổi vũ khí nguyên tử, ông nói: “Chúng tôi không thấy Saddam Hussein cho biết đã loại bỏ dự án về các thứ vũ khí nguyên tử. Trái lại, chúng tôi có hơn một thập niên chứng cớ cho thấy hắn vẫn quyết tâm tìm chiếm những thứ khí giới nguyên tử”. Ông này còn cho biết Iraq đã tiếp tục cố gắng chế tạo các thứ vũ khí nguyên tử và các phi đạn tầm xa có khả năng bắn tới một khảng cách 1200 cây số hay 745 dặm.


Chứng cớ có dính dáng tới nạn khủng bố. Theo ông, Iraq đã có những liên hệ cao cấp và dài lâu với tổ chức khủng bố al Qaeda, những tay lẩn trốn pháp luật al Qaeda đến từ A Phú Hãn đã ẩn nấp ở miền bắc Iraq và các đồng bọn của al Qaeda đang hoạt động ở Baghdad.


Những lời phát biểu của các quốc gia thành viên của Hội Đồng Bảo An.


Hoa Kỳ – Bộ Trưởng Nội Vụ Colin Powell: “Quí vị đồng bạn, chúng ta mang trách nhiệm đối với công dân của chúng ta, chúng ta có trách nhiệm với tổ chức này, trong việc xem xét những quyết định của chúng ta được tuân hợp. Chúng ta đã viết quyết định 1441 không phải để đi đến chỗ chiến tranh, chúng ta đã viết quyết định 1441 là để cố gắng bảo trì hòa bình. Chúng ta đã viết quyết định 1441 là để cho Iraq một cơ hội cuối cùng. Iraq cho tới nay đã không lợi dụng cơ hội cuối cùng ấy. Chúng ta không được thụt lui trước bất cứ sự gì xẩy ra trước mắt chúng ta. Chúng ta không được lỗi phận sự và trách nhiệm của chúng ta đối với những người công dân của các xứ sở được chúng ta đại diện cho họ nơi tổ chức này đây”.


Trung Hoa – Bộ Trưởng Ngoại Giao Tang Jixuan: “Hai cơ quan thanh tra của Liên Hiệp Quốc đang hết sức vất vả làm việc và công việc của họ đáng chúng ta cảm phục. Theo quan điểm của họ thì hiện nay họ chưa thể đúc kết vấn đề, nên họ muốn tiếp tục công việc thanh tra. Chúng ta phải tôn trọng quan điểm của hai cơ quan này và ủng hộ việc làm tiếp tục của họ”.


Pháp – Bộ Trưởng Ngoại Giao Dominique de Villepin: “Hiện nay, vì chính sách thanh tra do Quyết Định 1441 muốn làm cần phải được củng cố, vì nó chưa hoàn toàn khám phá hết. Việc sử dụng võ lực chỉ có thể là phương tiện cuối cùng mà thôi. Tại sao lại đi đến chỗ chiến tranh trong khi đó vẫn còn một khoảng trống ở Quyết Định 1441 chưa được sử dụng chứ? Tiếp tục với lý lẽ của bàn quyết định này, chúng ta phải tiến sang một giai đoạn mới và củng cố hơn nữa việc thanh tra này. Nếu phải chọn lựa giữa ra tay can thiệp bằng quân sự và chính sách thanh tra chưa xong vì thiếu sự cộng tác về phía Iraq, thì chúng tôi sẽ chọn việc cương quyết áp dụng đường lối thanh tra”.


Đức Quốc – Bộ Trưởng Ngoại Giao Joschka Fischer: “Những nguy hiểm của một hành động quân sự cùng với những hậu quả của nó đã rõ ràng thấy trước mắt. Chính vì hiệu quả của việc các thanh tra viên làm mà chúng ta cần phải tiếp tục tìm một giải pháp êm thắm cho cuộc khủng hoảng này. Quí vị đồng bạn thân mến, trong thế giới của thế kỷ 21 này, Liên Hiệp Quốc đóng vai chính trong việc ngăn ngừa xung đột, giải quyết khủng hoảng và xây dựng hòa bình. Căn cứ vào Quyết Định 1441 cũng như theo chiều hướng của kinh nghiệm thực tế, chúng ta cần tăng cường các phương tiện thanh tra và kiểm soát”.


Pakistan – Bộ Trưởng Ngoại Giao Khurshid Kasuri: “Những tóm tắt của Tiến Sĩ Blix và Tiến Sĩ Baradei trình bày ngày 27/1 không có nghĩa là đúc kết. Chúng tôi tin rằng chúng ta cần phải chờ cho đến khi họ đúc kết, một đúc kết tích cực hay tiêu cực, theo Quyết Định 1441. Những gì được các thanh tra viên tường trình là để tạo nên, là vấn đề thiết yếu để Hội Đồng Bảo An căn cứ vào đó phán quyết đối với vấn đề tuân hợp của Iraq”. Thưa Ngài Chủ Tịch, cộng đồng quốc tế chính đáng trong việc tìm cách làm cho Iraq có thể tuân hợp sớm bao nhiêu có thể đối với những quyết định của hội đồng này liên quan đến việc loại trừ những thứ vũ khí đại công phá của nước này”.


Liên Bang Nga – Bộ Trưởng Ngoại Giao Igor Ivanov: “Gần đây, khi đang giải quyết ổn thỏa vấn đề Iraq, chúng ta thường nghe câu ‘sắp hết giờ rồi’. Dĩ nhiên, Quyết Định 1441 cần phải được đẩy mạnh nhanh hơn để chiếm đạt những kết quả thực tế, thế nhưng bản quyết định này không ấn định thời gian. Chỉ có những thanh tra viên mới có thể cho Hội Đồng Bảo An biết thời gian bao lâu họ cần để thi hành những công tác họ được ủy thác mà thôi. Theo chiều hướng này, chúng ta không được – chúng ta không thể vạch định cơ hội cho Hội Đồng Bảo An này là vào một lúc nào đó hội đồng cần phải chấp nhận một quyết định mới, và có thể hơn một quyết định nữa. Vấn đề chính ở đây là chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực của mình trong những gì có thể làm để giúp cho tiến trình thanh tra được dễ dàng, một tiến trình đã cho thấy hiệu quả của nó, cũng như để có thể áp dụng bằng đường lối êm thắm những quyết định của Hội Đồng Bảo An”.


Syria – Vị Lãnh Sự ở Liên Hiệp Quốc Mihail Wehbe – “Vùng đất của chúng tôi đang căng thẳng đứng ở những giao lộ bị chao đảo giữa hòa bình và chiến tranh. Nghĩ rằng chiến tranh có thể là một trong những giải quyết trước khi Hội Đồng Bảo An giải quyết thì tự nó là một chứng cớ cho thấy chúng ta hoàn toàn tất bại trong việc áp dụng Quyết Định 1441 của chúng ta, trong khi đó, hội đồng của chúng ta đây, chúng tôi tin rằng, vẫn còn có thể thực hiện nhiều nỗ lực để tiến đến chỗ giải quyết ổn thỏa vấn đề Iraq xứng hợp với thẩm quyền và trách vụ của Hội Đồng này trong việc bảo trì nền hòa bình và an ninh quốc tế. Syria cũng tin rằng giải pháp chiến tranh chẳng những là một chứng cớ hội đồng này thua bại trong việc thi hành nhiệm vụ của mình, mà còn là một chứng cớ thua bại của guồng máy quốc tế, là guồng máy, trong giai đoạn này, hơn bất cứ thời điểm nào khác trước đây, đang tùy thuộc vào bản hiến chương Liên Hiệp Quốc như một cứ điểm để làm cho hòa bình chủ trị trên khắp thế giới”.


Hiệp Vương Quốc – Thứ Trưởng Ngoại Giao Jack Straw: “Nếu việc bất hợp tác tiếp tục xẩy ra thì hội đồng này phải thực hiện trách nhiệm của mình. Thế giới của chúng ta phải đối diện với nhiều mối đe dọa, từ tình trạng nghèo khổ và bệnh tật đến nội chiến và khủng bố. Làm việc qua tổ chức cỡ lớn này, chúng ta có khả năng để cùng nhau đối đầu với những thách đố này. Thế nhưng, nếu chúng ta làm như thế, thì những quyết định chúng ta ban hành cần phải có một quyền lực mạnh hơn là lời nói xuông. Đây là giây phút Saddam và chế độ Iraq chọn lựa, nhưng cũng là giây phút cho tổ chức này, cho Liên Hiệp Quốc chọn lựa nữa”.


Thứ Năm 6/2/2003. Các thanh tra viên lần đầu tiên được phép phỏng vấn riêng các khoa học gia Iraq. Cuộc phỏng vấn kéo dài 3 tiếng 32 phút. Hai ông lãnh đạo hai pah1i đoàn thanh tra, Blix và ElBaradei sẽ đến Baghdad cuối tuần này vào lần thứ ba trong hai tháng qua. Ông Bilx nói, chúng tôi muốn thấy nhiều thứ hơn nữa cuối tuần này”, như vấn đề phỏng vấn riêng các khoa học gia, vấn để sử dụng những chuyến bay thị sát U-2, và vấn đề Iraq ra luật cấm các hãng sản xuất các thứ vũ khí đại công phá.

Tổng Thống Bush, tại Tòa Bạch Ốc hôm nay, qua truyền hình, tố giác thêm về Iraq như thế này: “Chúng tôi có những nguồn tin cho chúng tôi hay là Saddam Hussein mới đây đã ban quyền cho các viên sĩ quan lãnh đạo trận chiến sử dụng các thứ vũ khí hóa chất, những thứ khí giới mà nhà độc tài này nói với thế giới rằng hắn không có. Chúng tôi sẽ không chờ xem những gì các tên khủng bố hay các quốc gia khủng bố ra tay với những thứ khí giới hóa chất, sinh trùng, phóng xạ hay hạch nhân. Những vi phạm các quyết định của Hội Đồng Bảo An của chế độ Iraq đã rõ ràng, và họ tiếp tục cho tới giờ phút này. Chế độ này không bao giờ chấp nhận về một lò khổng lồ các thứ vũ khí sinh trùng và hóa chất… trái lại, họ đang theo đuổi một vận động thận trọng trong việc bưng bít những chất liệu những thứ khí giới của mình và giấu diếm hay hăm dọa các chuyên viên và khoa học gia chính yếu, tất cả những điều ấy đều tỏ ra cho thấy họ trực tiếp bất tuân hợp với Quyết Định 1441 của Hội Đồng Bảo An. Hiệp Chủng Quốc đón nhận và ủng hộ một bản quyết định mới rõ ràng cho thấy là Hội Đồng Bảo An cương quyết với những đòi hỏi trước đây. Tuy nhiên, những quyết định không đưa đến vấn đề giải quyết là bao nhiêu thì Hiệp Chủng Quốc cùng với liên minh các quốc gia đang tăng con số nhất quyết định bất cứ điều gì cần thiết để bênh vực lấy mình cũng như để giải giới chế độ Iraq”.

Bài trình bày 75 phút của Bộ Trưởng Nội Vụ Hoa Kỳ Powell về các thứ chứng liệu cho thấy Iraq vi phạm quyết định 1441 của Hội Đồng Bảo An hôm qua tất nhiên đã được các nước vốn ủng hộ là Hiệp Vương Quốc, Tây Ban Nha và Úc Đại Lợi công khai khen tặng. Thế nhưng, bài trình bày với những chứng liệu điện toán, vệ tinh và tình báo của ông không có tác dụng mấy trên các nước vẫn tỏ ra hoài nghi về mưu đồ của Hoa Kỳ. Pháp và Đức nói rằng họ cần xem xét chứng cớ và muốn cho các thanh tra viên thêm thời gian. Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho biết ông vẫn tin rằng chiến tranh đánh Iraq “không phải bất khả tránh”. Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Hoa Tang Jiaxuan, bên ngoài phòng họp của Hội Đồng Bảo An đã rõ ràng cho biết chủ trương của Trung Hoa: “Bởi thế, vấn đề cuối cùng của tôi là cho dù hiện nay quí vị có nghe thấy nói nhiều đến việc khó lòng tránh được chiến tranh xẩy ra, Trung Hoa vẫn tin tưởng rằng vấn đề này cần phải được giải quyết bằng đường lối chính trị, trong phạm vi của Hội Đồng Bảo An”. Ngoại Trưởng Bulgaria, Solomon Passy, nói rằng Iraq phải ăn khớp với Quyết Định của Hội Đồng Bảo An hạn chót vào ngày 14/2, ngày thanh tra viên tường trình lần hai cho Hội Đồng này, bằng không sẽ buộc phải làm như vậy. Ngoại Trưởng Tây Ban Nha Ana Palacio nhận định là Iraq không chịu hợp tác với thanh tra viên: “Chỉ có một giải thích duy nhất cho vấn đề này, đó là Saddam Hussein đã không từ bỏ ý định sử dụng các thứ vũ khí đại công phá”. Vị lãnh sự của Syria, Mikhail Wehbe, sau cuộc họp, đã cho biết ông rất vui vì rất nhiều phần tử của hội đồng này nghiêng về giải pháp êm thắm. Ông cũng cho biết, ông Powell đã không thể tỏ cho thấy mối liên hệ thực sự giữa Iraq và “những tổ chức được gọi là khủng bố”. Vị Lãnh Sự Iraq ở Liên Hiệp Quốc là Mohammed Aldouri cho bài nói của ông Powell “hoàn toàn không liên hệ gì tới sự thật”. Ông phủ nhận việc xứ sở của ông có những thứ khí giới đại công phá và nhấn mạnh là Iraq đang cộng tác với các thanh tra viên. Ông nói những băng âm thanh của ông Powell có thể là những gì bày tạo. Về vấn đề dính dáng với tổ chức khủng bố al Qaeda, ông nói Iraq “không xấu hổ trong việc chấp nhận điều này”.

Thứ Sáu 7/2/2003. Ông Blix, Trưởng Ủy Ban Thanh Tra, Kiểm Chứng và Thị Sát Liên Hiệp Quốc (the U.N. Monitoring, Verification and Inspection Commission), hôm nay, trên đường ông đi vào Trụ Sở Trung Ương Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA ở Vienna Áo Quốc, đã cho biết: “Tôi nghĩ họ dường như đang tỏ ra cố gắng hơn”.
 

(xin đón xem ngày mai những điểm chính trong bản tường trình của hai vị trưởng ban thanh tra cho Hội Ðồng Bảo An ngày 27/1/2003)

 

7/2 Thứ Sáu


Một Đấng Bậc Chính Thống lên tiếng ngăn chặn chiến tranh đánh Iraq


Đức Tổng Giám Mục Amfilohije ở Montenegro dẫn đầu phái đoàn đại biểu đến Rôma tuần này để cổ võ việc trở lại vấn đề đại kết với Giáo Hội Công Giáo. Khi vị Tổng Giám Mục Chính Thống này chào Đức Thánh Cha hôm nay, 6/2/2003, lợi dụng cơ hội để kêu gọi hòa bình cho Iraq như sau: “Trong nguyên thế kỷ 20 thôi, Giáo Hội của chúng tôi và nhân dân chúng tôi đã phải trả qua 7 trận chiến, và cho đến hôm nay, họ vẫn chịu đựng những vết thương sâu nặng, nhất là ở Kosovo”. Đó là lý do Giáo Hội Chình Thống Serbia “cùng với Đức Thánh Cha yêu cầu những quyền lực trên thế giới, nhất là Hiệp Chủng Quốc và các quốc gia liên minh của nước này đừng lao đầu vào một trận chiến mới, trận đánh lần này đánh Iraq. Cuộc chiến tranh mới này sẽ là một thua bại mới cho tất cả chúng ta và là một xỉ nhục mới cho toàn thể nhân loại, chứ không phải chỉ là cuộc hạ nhục và hủy hoại nhân dân Iraq trọng quí mà thôi”.


Giáo Hội Chính Thống Serbia có tất cả 9 triệu tín đồ, sống ở 32 giáo phận khắp thế giới, kể cả 4 giáo phận ở Bắc Mỹ Châu, 2 giáo phận ở Tây Âu, 2 ở Úc Châu và Tân Tây Lan.


Vị Quyền Thủ Tướng Iraq sẽ gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II


Theo tin tức của Tòa Thánh cho biết, ông Tariq Aziz, quyền thủ tướng Iraq, sẽ gặp ĐTC vào ngày 14/2/2003 tới đây: “Vị đang giữ vai trò Quyền Thủ Tướng của chính quyền Iraq là ông Tariq Aziz đã xin được gặp Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng sẽ tiếp Ông Tarek Aziz trong buổi triều kiến tại Vatican vào ngày 14/2”, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết như thế vào ngày Thứ Tư 5/2/2003. Ông Aziz là một phần tử thuộc thiểu số Kitô hữu Iraq, đã xác nhận tin này trong một cuộc phỏng vấn với những phóng viên ở Baghdad của những tờ nhật báo Le Monde và Le Figaro. Ông cho biết: “Tôi đã xin được gặp Đức Gioan Phaolô II, theo lời khuyên của bạn bè ở Ý cũng như ở Vatican, và tôi đã được đáp lời một cách tích cực từ chính Đức Giáo Hoàng”.


Các Giám Mục Thụy Sĩ Cảnh Giác Chiến Tranh Đánh Iraq


Theo tin của Zenit ngày Thứ Tư 5/2/2003, Hội Đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã lên tiếng về chiều hướng tấn công Iraq như sau:


“Trong mấy ngày này, trong tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng, không còn vấn đề khuyên can về một cuộc chiến tranh đánh Iraq, mà là về ngày bắt đầu của những thứ thù hận. Tệ hơn nữa, một số lại còn nói đến vấn đề hậu chiến nữa. Chúng tôi đã giật mình bởi thứ phát ngôn ấy và chúng tôi muốn mạnh mẽ nhắc lại việc chúng tôi chống lại một thứ chiến tranh mà nạn nhân chính của nó sẽ là thành phần thường dân. Nhân dân Iraq, nhất là trẻ em, nhiều năm qua đã phải chịu đựng một cách dã man những hậu quả của cuộc cấm vận quốc tế trừng phạt xứ sở này. Chúng ta đừng bắt họ phải tiếp tục tử đạo hơn nữa, trong khi chúng ta chưa tận dụng tất cả mọi đường lối đối thoại và mối nguy hiểm gây ra bởi nhà độc tài Iraq vẫn chưa được chứng thực. Hơn nữa, chúng ta phải nhận thức là cuộc chiến tranh đánh Iraq sẽ làm ‘tổn thương’ nhiều người Hồi Giáo và chắc chắn sẽ làm phát sinh một phản tác hiệu vốn hy vọng đạt được, tức là sẽ làm mạnh mẽ bùng lên mối đe dọa khủng bố nơi những kẻ cuống tín Hồi Giáo. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi tín hữu của xứ sở chúng tôi đây hãy tăng bội lời nguyện cầu của mình để chiến tranh không bùng nổ và cảm quan chung được chủ trị”.


Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ về chiến tranh chống Iraq


Theo nguồn tin Zenit ngày 4/2/2003 thì chính hôm nay Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ (CBCI) đã bày tỏ mối lo âu của mình về “những đám mây chiến tranh” đang vây bủa trên bầu trời Tây Á. Các vị giám mục CBCI cũng tỏ ra quan ngại “về quyết tâm mạnh mẽ của một số quốc gia đã công khai tuyên bố sẽ đi đến chỗ chấm dứt việc sản xuất các thứ vũ khí đại công phá khi quyết tâm này làm cho bầu khí trở thành tệ hơn. Bởi thế, cộng đồng quốc tế phải thực hiện mọi nỗ lực để ngăn chặn cái thảm trạng do loài người tạo nên ấy, và tìm những đường lối khác để giải quyết lâu dài cho vấn đề của leo thang vũ khí… Bất cứ ở trường hợp nào cũng không thể chấp nhận việc khủng bố vì nó không công nhận quyền lợi căn bản của con người trong việc được sống một cuộc đời tự do không còn lo âu sợ hãi… Phương dược để chấm dứt những hoạt động và tổ chức khủng bố như thế có thể sẽ gây ra một cuộc xung đột võ trang toàn diện”.

 

 

6/2 Thứ Năm


Sứ Điệp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân


Hằng năm, vào ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, 11/2, Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân. Năm 2003 này là năm thứ 11 và được tổ chức tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington DC Hoa Kỳ. Sở dĩ Đức Thánh Cha chọn ngày 11/2, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức là vì Đức Mẹ đã thực hiện rất nhiều phép lạ ở đây cho các bệnh nhân vượt trên tất cả mọi khả năng và giải thích của ngành y khoa trần thế. Trong số hằng ngàn phép lạ được tường trình, cho đến năm 2002, Giáo Hội mới công nhận phép lạ thứ 66. Vì ngày này liên quan đến Đức Mẹ như thế mà địa điểm tổ chức của nó bao giờ cũng ở những địa điểm của Đền Thánh Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới. Sau đây là huấn từ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị đã thiết lập ngày này vào năm 1993, cũng như Ngài đã bắt đầu Ngày Giới Trẻ Thế Giới từ năm 1985 vậy.

1. “Chúng tôi đã thấy và làm chứng rằng Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến như Đấng Cứu Độ thế gian… Chúng ta nhận biết và tin tưởng tình Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (1Jn 4:14,16).

Những lời này của thánh Gioan tông đồ là một tóm gọn rất hay về những gì Giáo Hội đang tìm cách thực hiện qua công cuộc mục vụ của mình trong lãnh vực chăm lo về sức khỏe cho dân chúng. Nhận biết sự hiện diện của Chúa nơi những người anh chị em đau khổ của mình, Giáo Hội nỗ lực mang lại tin mừng cho họ và trao tặng họ những dấu hiệu yêu thương đích thực.

Đó là ý nghĩa của Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XI, một biến cố sẽ được tổ chức vào ngày 11/2/2003 ở Washington Hiệp Chủng Quốc, tại Đền Thánh Mẹ Vô Nhiễm. Việc chọn ngày giờ và địa điểm đây kêu mời tín hữu hãy hướng lòng trí của mình về Mẹ của Chúa. Giáo Hội, bằng việc phó mình cho Đức Mẹ của chúng ta, đã phấn khởi trong việc lập lại làm chứng cho đức bác ái, để trở thành một hình ảnh sống động của Chúa Giêsu Kitô, Người Samaritanô Nhân Lành, trong vô số những trường hợp đau khổ về thể lý cũng như luân lý trên thế giới hôm nay.

Những vấn nạn khẩn thiết về đau khổ và sự chết, hằng buồn thảm hiện diện nơi cõi lòng của hết mọi người vẫn đang chờ chực những câu giải đáp thỏa đáng, mặc dù đã có những nỗ lực liên tục do ý hệ trần gian thực hiện để loại trừ chúng hay lảng tránh chúng. Đặc biệt khi đứng trước những cảm nghiệm thê lương của nhân loại như thế, Kitô hũu được kêu gọi để làm chứng cho một sự thật an ủi về Vị Chúa Phục Sinh, Đấng mang trên mình những vết thương và tất cả mọi yếu bệnh của nhân loại, kể cả chính sự chết, và biến đổi chúng thành những cơ hội của ân sủng sự sống. Việc loan báo này và việc làm chứng này phải được chuyển tới hết mọi người, ở hết mọi nơi trên thế giới.

2. Qua việc cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, chớ gì Phúc Aâm sự sống và tình yêu thương được âm vang to hơn, nhất là ở toàn cõi Mỹ Châu, nơi mà hơn một nửa dân số Công Giáo trên thế giới sinh sống. Ở lục địa Bắc và nam Mỹ Châu, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, “xuất hiện một kiểu mẫu xã hội đang xuất đầu lộ diện thứ thống trị quyền lực, gạt bỏ và thậm chí loại trừ thành phần bất lực: ở đây Tôi đang nghĩ đến những trẻ em thai nhi, những nạn nhân bất lực của nạn phá thai; thành phần già cả và bị bệnh bất trị, có những lúc đã bị chết đi bằng phương pháp trợ an tử; và nhiều người khác bị chủ nghĩa hưởng thụ và duy vật đẩy ra ngoài lề xã hội. Tôi cũng không thể nào không đề cập đến việc sử dụng án tử hình không cần thiết… Kiểu mẫu xã hội này mang dấu vết của một nền văn hóa sự chết, và vì thế phản lại với sứ điệp của Phúc Aâm” (Tông Huấn Giáo Hội Tại Mỹ Châu, 63). Đối diện với sự kiện đáng lo ngại này, làm sao chúng ta lại không cho việc bênh vực nền văn hóa sự sống làm một trong những ưu tiên mục vụ của chúng ta chứ? Những người Công Giáo hoạt động ở lãnh vực chăm sóc sức khỏe có một trách nhiệm khẩn trương trong việc thực hiện tất cả những gì có thể để bênh vực sự sống khi sự sống đang bị đe dọa một cách hết sức trầm trọng, cũng như phải tác hành theo lương tâm được căn cứ vào giáo huấn đúng đắn của Giáo Hội.

Nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe được Giáo Hội Công Giáo sử dụng để cống hiến một thứ chứng từ chân thực của đức tin, đức mến và đức cậy đã là những gì đang góp phần một cách phấn khởi cho mục đích cao cả ấy. Cho đến nay những cơ sở này vẫn có thể cậy dựa vào một số lớn những con người tu sĩ nam nữ trong việc bảo toàn một thứ dịch vụ chuyên nghiệp và phục vụ đầy phẩm chất. Tôi hy vọng là một cuộc nở hoa ơn gọi sẽ giúp cho Các Tổ Chức Dòng Tu có thể tiếp tục hoạt động đáng khen của mình và thực sự vươn rộng tầm hoạt động này nhờ sự hỗ trợ của các tình nguyện viên giáo dân, cho thiện ích của con người khổ đau ở toàn cõi Mỹ Châu.

3. Việc tông đồ đặc ân này bao gồm tất cả mọi Giáo Hội địa phương. Bởi thế, hết mọi Hội Đồng Giám Mục, qua các cơ cấu thích hợp, cần phải tìm cách phát động, hướng dẫn và điều hành việc chăm sóc mục vụ cho thành phần bệnh nhân, để toàn thể Dân Chúa nhận thức được và cảm thấu được nhiều nhu cầu khác nhau của thành phần khổ đau.

Để thực hiện việc làm chứng yêu thương thực tế này, những ai tham phần vào việc chăm sóc mục vụ cho thành phần bệnh nhân phải tác hành hoàn toàn hiệp thông với nhau cũng như với các Vị Giám Mục của họ. Điều này có một tầm mức quan trọng đặc biệt nơi các bệnh viện Công Giáo, những cơ sở được kêu gọi, trong việc đáp ứng những nhu cầu tân tiến, phản ảnh rõ ràng hơn nữa nơi các qui chế của mình, những giá trị của Phúc Aâm, như được Giáo Hội đề cao nơi những điều hướng dẫn về xã hội và về luân lý. Điều này đòi phải có một cuộc liên kết dấn thân nơi các bệnh viện Công Giáo ở mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực tài chính và quản trị.

Các bệnh viện Công Giáo phải là trung tâm sự sống và hy vọng, nơi cùng với các vị tuyên úy lập nên các tiểu ban đạo lý, thực hiện các chương trình huấn luyện cho các cán sự xã hội về sức khỏe thuộc thành phần giáo dân, thi hành việc chăm sóc từng bệnh nhân một cách thương cảm, tỏ ra lưu ý tới các nhu cầu của gia đình họ, và đặc biệt nhậy cảm với thành phần nghèo túng và sống bên lề xã hội. Hoạt động chuyên nghiệp phải được thực hiện với một chứng từ bác ái chân thực, luôn ghi tâm khắc cốt sự sống là một tặng ân Chúa ban, và con người chỉ là quản lý và bảo hộ của sự sống mà thôi.

4. Sự thật này phải được liên tục lập đi lập lại trong chiều hướng tiến bộ của khoa học cũng như những thắng đạt nơi các kỹ thuật về y khoa là những gì tìm cách hỗ trợ và cải tiến phẩm chất của sự sống con người. Thật vậy, sự thật này vẫn là một chỉ thị nồng cốt cho thấy sự sống cần phải được bảo vệ và bênh vực từ lúc nó được hoài thai cho đến lúc tự nhiên qua đi.

Như Tôi đã nói đến trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, “việc phục vụ nhân loại dẫn chúng ta đến chỗ nhấn mạnh là, dù ở vào lúc thuận tiện hay không thuận tiện, những ai sử dụng những thắng đạt mới mẻ nhất của khoa học, nhất là trong ngành kỹ thuật sinh chất, không bao giờ được coi thường những đòi hỏi căn bản của đạo lý, bằng việc đặt lại vấn đề đoàn kết là việc dần dần đưa tới tình trạng kỳ thị giữa một sự sống này với sự sống khác, cũng như bằng việc coi thường phẩm giá của hết mọi người” (số 51).

Giáo Hội vẫn cởi mở với việc tiến bộ chân thực của khoa học và kỹ thuật biết đến giá trị của việc nỗ lực và hy sinh của những ai dấn thân và chuyên nghiệp góp phần vào việc cải tiến phẩm chất của dịch vụ cung cấp cho thành phần bệnh nhân, tôn trọng phẩm giá bất khả vấp phạm của họ. Hết mọi phương thức trị liệu, tất cả mọi cuộc thí nghiệm và hết mọi thứ hoán chuyển đều phải được đối chiếu với sự thật nồng cốt này. Bởi vậy, không bao giờ hợp pháp trong việc sát hại một con người để cứu một người khác. Việc chữa trị giảm đau ở giai đoạn cuối đời dù có đáng làm, để tránh khỏi tâm thức muốn “chữa trị với bất cứ giá nào”, cũng không bao giờ được phép sử dụng những hành động hay bỏ không hành động mà tự bản chất của chúng hay theo ý hướng của tác nhân nhắm đến mục đích sát hại.

5. Niềm hy vọng thiết tha của Tôi cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân Thứ XI này là ngày này sẽ tác động các giáo phận và giáo xứ tái thực hiện cuộc dấn thân vào việc chăm sóc mục vụ cho thành phần bệnh nhân. Cần phải chú ý riêng tới thành phần bệnh nhân tại gia, vì thực sự ít ở tại nhà thương và thường được gia đình chăm sóc. Trong những xứ sở không đủ các cơ sở chăm sóc sức khỏe thì ngay cả trường hợp bị bệnh ngặt nghèo cũng chỉ ở tại nhà mà thôi. Các vị linh mục coi xứ và tất cả các nhân viên mục vụ phải chú ý và bảo đảm là thành phần bệnh nhân không hụt hẫng sự hiện diện an ủi của Chúa nơi lời Chúa và các Bí Tích.

Phải chú ý riêng tới khía cạnh mục vụ chăm sóc sức khỏe trong việc huấn luyện các linh mục và tu sĩ. Vì chính trong việc chăm sóc cho thành phần bệnh nhân là cách hay nhất để cụ thể hóa tình yêu và làm chứng cho niềm hy vọng Phục Sinh.

6. Quí tuyên úy, bác sĩ, y tá, dược sĩ, kỹ thuật viên, quản trị viên, cán sự xã hội và tình nguyện viên thân mến: Ngày Thế Giới Bệnh Nhân là một dịp đặc biệt để anh chị em cố gắng trở nên những người môn đệ dấn thân hơn bao giờ hết của Chúa Kitô Samaritanô Nhân Lành. Anh chị em hãy nhận thức cái căn tính của mình cũng như nhận biết nơi những ai đang đau khổ Dung Nhan của Vị Chúa sầu thương và vinh hiển. Anh chị em hãy mau mắn mang lại sự hỗ trợ và niềm hy vọng đặc biệt cho những ai chịu đựng những chứng bệnh mới, như hội chứng liệt kháng AIDS, và những chứng bệnh cũ, như lao phổi, sốt rét và phong cùi.

Anh Chị Em thân mến, những người đang khổ đau nơi thân xác hay trong tinh thần, Tôi xin bày tỏ niềm hy vọng thiết tha của Tôi với anh chị em là anh chị em sẽ biết nhìn ra và tiếp nhận Chúa là Đấng kêu gọi anh chị em trở thành những chứng nhân cho một thứ Phúc Âm đau khổ, bằng việc anh chị em biết tin tưởng và yêu mến nhìn lên Dung Nhan của Chúa Kitô Tử Giá (xem Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, 16), cũng như bằng việc liên kết khổ đau của anh chị em với của Người.

Tôi ký thác tất cả mọi anh chị em cho Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thày của Toàn Cõi Mỹ Châu và là Sức Khỏe của Bệnh Nhân. Xin Mẹ lắng nghe những lời nguyện cầu từ thế giới khổ đau dâng lên Mẹ, xin Mẹ lau khô những giọt lệ đau thương, xin Mẹ đứng bên những ai lẻ loi cô độc trong cơn bệnh hoạn, và xin Mẹ, bằng lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ, giúp cho các tín hữu hoạt động trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe trở thành những chứng nhân khả tín cho tình yêu Chúa Kitô.

Tôi ưu ái ban Phép Lành của Tôi cho mỗi một người trong anh chị em!

Tại Điện Vatican ngày 2/2/2003.
 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 4/2/2003)


Phép Lạ Thứ 66 ở Lộ Đức

Phép lạ này xẩy ra cho ông Jean-Pierre Bély, một người Pháp, bị liệt bại, một chứng bệnh ông đã mắc từ năm 1972. Khi ông đi hành hương Lộ Đức năm ông 51 tuổi, tức vào năm 1987, bạn bè ông cho ră72ng ông không thể nào chịu nổi chuyến đi. Vào cuối cuộc hành hương, ông được lãnh nhận bí tích xức dầu kẻ liệt, để rồi, khi trở về đến nhà, ông đã bước đi được như một người bình thường. Hiện nay tất cả mọi dấu vết bệnh tật đã hoàn toàn biến mất. Bác sĩ Patrick Fontanaud, một nhà ngộ đạo thức, vẫn chăm sóc cho ông này đã phải thú nhận khoa học không thể nào cắt nghĩa được hiện tượng khỏi bệnh lạ lùng này. Vị làm đầu Văn Phòng Y Khoa Lộ Đức là bác sĩ Patrick Theillier đã nói với tờ Le Monde rằng còn hai phép lạ chữa bệnh nữa sẽ được nhìn nhận, đó là phép lạ xẩy ra cho một phụ nữ 25 tuổi người Pháp và một phụ nữ 60 tuổi người Ý, cả hai đều được khỏi bệnh vào năm 1995.

 

 

5/2 Thứ Năm


Tòa Thánh Ban Hành Văn Kiện liên quan đến Hiện Tượng Thời Mới New Age


Thứ Hai 3/2/2003, Văn Kiện mang tựa đề “Chúa Giêsu Kitô, Đấng Chất Chứa Nước Sự Sống. Một Suy Tư Của Kitô Giáo Về Phong Trào ‘Thời Mới’” được ra mắt tại Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. ĐHY Paul Poupard, chủ tịch hội đồng tòa thánh về văn hóa, và Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, chủ tịch hội đồng tòa thánh về đối thoại liên tôn, đã cùng nhau đồng chủ tọa buổi ra mắt văn kiện này. Trong buổi ra mắt này còn có hai vị đặc biệt nữa, đó là Cha Peter Fleetwood thuộc văn phòng Hội Đồng Trung Ương Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, và Teresa Osorio Goncalves, một viên chức của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn, là những vị đã thảo bản văn kiện dài 90 trang này.


ĐHY Poupard cho biết: “Hiện tượng Thời Mới, cùng với rất nhiều những phong trào mới khác về đạo giáo, là một trong những thách đố khẩn trương nhất đối với đức tin Kitô Giáo. Nó là một vấn đề của một thách đố về tôn giáo đồng thời cũng là một thách đố về văn hóa nữa, ở chỗ, hiện tượng Thời Mới này đưa ra những lý thuyết và những tín lý về Thiên Chúa, về con người cũng như về thế giới không xứng hợp với đức tin Kitô giáo. Ngoài ra, hiện tượng Thời Mới còn vừa là triệu chứng của một thứ văn hóa đang bị khủng hoảng trầm trọng vừa là lời giải đáp sai lầm cho tình trạng khủng hoảng văn hóa này, lời giải đáp cho những khắc khoải và vấn nạn của nó, cho những khát vọng và hy vọng của nó”. ĐHY chủ tịch nhấn mạnh rằng văn kiện ra mắt này liên quan đến hiện tượng ấy để cống hiến những suy tư của Kitô Giáo về “Thời Mới”.


Ngài nhận định tiếp: “Ngày nay, văn hóa Tây Phương, một thứ văn hóa được nhiều người khác theo, đã đi từ một cảm quan sâu xa nhất về sự hiện diện của Thiên Chúa đến những gì thường được gọi là cái nhìn ‘theo khoa học’ về thực tại”. Theo ĐHY này thì có nhiều lý do đưa đến tình trạng ấy, trong đó có sự kiện chuyển biến từ những hình thức truyền thống về tôn giáo đến những bộc lộ riêng tư và cá nhân hơn về những gì được gọi là “linh đạo”. ĐHY cho biết “dường như có ba động lực gây ra tình trạng đổi thay này. Động lực thứ nhất nằm ở cảm quan cho rằng các tôn giáo hay cơ cấu truyền thống không thể ban phát những gì được các thực tại này đã hơn một lần công bố là có thể”. Về động lực thứ hai, ĐHY cho biết: “Một trong những phát triển quan trọng nhất nơi những gì có thể được gọi là lãnh vực ‘tâm linh’ qua hơn kém một thế kỷ vừa qua, đã là một cuộc trở lại với những hình thức tôn giáo của thời tiền Kitô Giáo. Động lực thứ ba đứng đằng sau hiện tượng này đó là tình trạng chán chê lan tràn đối với một thứ tôn giáo cơ cấu phát xuất từ tình trạng càng ngày càng mờ nhạt của nền văn hóa Tây Phương trước những tôn giáo Đông Phương và những đường lối khôn ngoan… Niềm tin tưởng đang lan tràn hiện nay là có một sự thật nào đó, một thứ cốt lõi của sự thật nằm ở ngay tâm điểm của hết mọi cảm nghiệm tôn giáo, đã đưa đến ý nghĩ là người ta có thể và phải gom góp tất cả mọi yếu tố đặc biệt của các tôn giáo khác nhau để tiến đến một hình thức tôn giáo đại đồng”.


ĐHY lập lại những gì được nói đến ở chương thứ 1 về mục đích của văn kiện này như sau: “Văn kiện này hướng dẫn những ai tham gia hoạt động mục vụ bằng sự hiểu biết và đáp ứng của họ trước linh đạo Thời Mới, bằng cả việc trưng dẫn những điểm linh đạo này phản khắc với đức tin Công Giáo lẫn việc bác bỏ những chủ trương của các tư tưởng gia Thời Mới chống lại đức tin Kitô Giáo”. ĐHY cũng nhấn mạnh những điểm khác ở chương thứ 1 sau đây: “Khởi điểm của Ngàn Năm Thứ Ba không phải chỉ là thời điểm sau hai ngàn năm Chúa Kitô giáng sinh, mà còn có lúc được các chiêm tinh gia tin rằng là Thời Đại của Pisces – theo họ hiểu là Thời Đại Kitô Giáo – một thời đại đang đến thời kết thúc. Những ý nghĩ này có liên quan đến hiện tượng Thời Mới, một hiện tượng có danh xưng được lấy từ Thời Đại chiêm tinh Aquarius sắp xẩy đến. Hiện tượng Thời Mới là một trong những giải thích về tầm quan trọng của cái giây phút lịch sử đang tấn công văn hóa đương thời (nhất là văn hóa Tây Phương), và khó lòng thấy được một cách rõ ràng những gì hợp hay không hợp với sứ điệp Kitô Giáo”.


Đức Tổng Giám Mục Fitzgerald cho biết là hội đồng đối thoại liên tôn của ngài tham gia vào vấn đề này vì lý do lịch sử cũng như lý do thẩm quyền: “Vấn đề nghiên cứu những hình thức tôn giáo tính biến chuyển được thực hiện bởi ba phân bộ, trong đó có phân bộ của chúng tôi. Việc hợp tác này, một việc hợp tác đã ban hành văn kiện năm 1986 về ‘Các Giáo Phái và Những Phong Trào Tân Tôn Giáo’, là một việc hợp tác liên tục”. Theo vị TGM chủ tịch này thì “Thời Mời có những khía cạnh tích cực, nhưng tựu kỳ chung không hợp với đức tin chân thật của Kitô Giáo. Văn kiện này nhắm đến việc cống hiến những điểm then chốt để hiểu được phần nào hiện tượng Thời Mới mờ mịt này cũng như để trưng dẫn cho thấy nó khác với đức tin Kitô Giáo ra sao. Thời Mới được cho là thời của Aquarius. Nó là một quan niệm về chiêm tinh cho rằng thời Pisces, tức thời của Chúa Kitô đã phát triển và giờ đây đang nhường chỗ cho thời Aquarius, một thời cho thấy mọi sự êm ái dịu dàng, không còn những cái gắt gao cứng cỏi của Kitô Giáo nữa, mọi sự được căn cứ vào tình trạng hòa hợp với thiên nhiên tạo vật, với vũ trụ hoàn cầu. Với tựa đền của mình, bản văn kiện của chúng ta nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thực Sự Chất Chứa nước hằng sống… Người là Đấng làm giãn cơn khát của con người… Người Kitô hữu đích thực đạt được trọn vẹn đời sống thiêng liêng của mình nơi Chúa Kitô, không cần phải tìm tầm vóc viện trọn này ở đâu khác cả”. Vị TGM này cũng đề cập đến phần nội dung của bản văn kiện, một bản văn gồm có lời Mở Đầu và 9 chương, thứ tự như sau: 1) Những Loại Suy Tư Nào; 2) Linh Đạo Thời Mới: Tổng Quan; 3) Thời Mới và Đức Tin Kitô Giáo; 4) Thời Mới và Đức Tin Kitô Giáo tương phản nhau; 5) Chúa Giêsu Kitô Cống Hiến Cho Chúng Ta Nước Sự Sống; 6) Những Điểm Cần Chú Ý; 7) Phụ Trương; 8) Tài Liệu; 9) Tổng Thư Mục

Cơ hội truyền giáo như thế nào ở một nước Hồi Giáo?


Màn Điện Toán Zenit đã phỏng vấn ĐTGM José Antonio Peteiro Freire, TGP Tangier, dòng Anh Em Hèn Mọn, về việc làm sao các nhà thừa sai Kitô Giáo có thể truyền giáo trong tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở một số quốc gia đa số là Hồi Giáo, với câu trả lời của ngài đó là nhờ ở việc làm chứng.


Vấn     Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi căn bản, đó là liệu có thể trở thành một nhà truyền giáo ở một xứ sở Hồi Giáo được chăng?


Đáp     Thánh Phanxicô đã sai 5 tu sĩ Phanxicô người Ý đến Morroco. Các tu sĩ Phanxicô này đã rao giảng Phúc Âm một cách công khai và tuyên bố rằng Hồi Giáo là một đạo sai lầm, Mohammed là một tiên tri giả. Các vị đã làm nhục đến các đền đài và đó là lý do các vị bị sát hại vào năm sau, tức năm 1220. Vào năm 1219, Thánh Phanxicô đến gặp vị Đạo Trưởng ở Damieta gần Cairo, và xin cho Kitô hữu được viếng thăm các nơi thánh. Sự kiện thánh nhân đi đến gặp vị Đạo Trưởng chắc chắn là một hành vi ngôn sứ. Vào lúc cao điểm của các cuộc Thánh Chiến, khi mà đạo quân của Hồi Giáo và Kitô Giáo đang đụng độ nhau, Thánh Phanxicô đã gặp khó khăn trong việc xin phép vị đại diện của Đức Thánh Cha là Pelagius để gặp vị Đạo Trưởng. Tuy nhiên, thánh nhân thật sự đã đối xứ tốt với ông ta và tặng cho ông ta một cái kèn bằng vàng. Việc chúng tôi hiện diện nơi những người Hồi Giáo có hai mục đích. Thứ nhất là để giúp cho những người Kitô hữu được trở thành môn đệ thực sự của Chúa Giêsu. Về mục đích thứ hai, Thánh Phanxicô đã viết vào năm 1221 một khoản qui luật 23 chương. Chương 16 nói về “những ai đi đến với dân Saracens (người Ả Rập Hồi Giáo - biệt chú của người dịch) và những người vô tín ngưỡng khác”. Bản văn viết: “Bởi vậy cho nên bất cứ Anh Em nào muốn đi đến với dân Saracens và những người vô tín ngưỡng đều phải có phép từ vị thừa tác viên cũng như từ người nô lệ của mình… Ngoài ra, những người Anh Em ra đi ấy có thể sống đạo nơi họ bằng hai cách. Thứ nhất, đó là đừng gây nên những cuộc tranh luận và tranh cãi, song hãy vì yêu Chúa phục tùng hết mọi tạo vật… và thú nhận rằng mình là Kitô hữu. Thứ hai đó là khi thấy đẹp lòng Chúa, những người anh em này phải loan báo lời Chúa, để họ, những người vô tín ngưỡng, nhờ đó tin tưởng vào vị Thiên Chúa Toàn Năng là Cha và Con và Thánh Thần…” Cách đầu tiên bao giờ cũng đúng trong mọi trường hợp. Thế nhưng, ở cách thứ hai, Thánh Phanxicô đã cẩn trọng là “khi thấy đẹp lòng Chúa”. Không phải bao giờ cũng đẹp lòng Chúa khi chúng ta loan báo Phúc Âm bằng lời nói. Điều này gây nên những tranh biện và cãi cọ.


Vấn     Ở Morocco có tự do thờ phượng cho những người Do Thái và Kitô Hữu, nhưng tất cả mọi thứ dụ giáo và trở lại Kitô Giáo đều bị cấm đoán. Vị thừa sai phải làm sao ở những nơi tỏ ra cấm cản việc truyền bá phúc âm hóa như vậy?


Đáp     Người Kitô hữu phải là một người anh em đại đồng, cởi mở với tất cả mọi người không trừ ai, bảo trì căn tính của mình, nhưng thiết lập những chiếc cầu của lòng tôn trọng, của tình thân hữu, của sự đoàn kết với cả thế giới. Đó là một đường lối khác của việc truyền bá phúc âm hóa, có lẽ còn đắt giá hơn và xác đáng hơn là truyền bá phúc âm hóa bằng lời nói. Chúng ta được kêu gọi để sống các giá trị Phúc Âm như yêu thương, chân chính, thứ tha, đoàn kết với hết mọi người, nhất là với thành phần nghèo khổ nhất.


Vấn     Tình hình của Kitô hữu ở Morocco có thay đổi gì không từ ngày 11/9/2001?


Đáp     Một cuộc gặp gỡ cầu nguyện đã được tổ chức ở vương cung thánh đường Rabat để cầu cho các nạn nhân. Chính quyền Morocco đi theo Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dân chúng đã chống lại người Hoa Kỳ. Những người Morocco có khuynh hướng đồng hóa Tây Phương với Kitô Giáo, vì họ phủ nhận cả hai quan niệm.


Vấn     Có chỗ giành cho việc đối thoại liên tôn ở Morroco hay chăng?


Đáp     Những vị lãnh đạo người Hồi Giáo tin tưởng rằng Hồi Giáo là tôn giáo của Thiên Chúa. Họ có khuynh hướng chỉ nói tiếng Ả Rập mà thôi và tránh việc đối thoại liên tôn, vì, theo họ, họ không có gì để học hỏi từ các tôn giáo khác cả. Tuy nhiên, một số cơ cấu về văn hóa, một số cơ quan phi chính phủ, về các lãnh vực thể thao, nghệ thuật, văn hóa và giáo dục lại có khuynh hướng thích hợp tác để phát động xứ sở.


Vấn     Làm thế nào để một xứ sở với 95% người Hồi Giáo được hưởng lợi từ sự hiện diện của Kitô hữu?


Đáp     Sự kiện đó là việc Kitô hữu được phép có mặt ở Morocco đang làm phong phú xứ sở này. Trước hết, ở xã hội Morocco có một số cái khác nhau, theo tôi, làm lợi cho tất cả mọi người và là một dấu hiệu tích cực. Ngoài ra, Giáo Hội cung cấp nhiều dịch vụ cho những thành phần nghèo khổ nhất trong dân chúng. Thêm vào đó, nó làm xã hội cởi mở với các thứ ngôn ngữ khác, văn hóa khác và văn minh khác thuộc thế giới văn chương, nghệ thuật và khoa học là những gì tiêu biểu cho thấy tình trạng phong phú cho xử sở này. Thật là quá tệ khi mà quyền tự do tôn giáo không được chấp nhận ở bất cứ một quốc gia Hồi Giáo nào. Hơn nữa, theo nhà sử gia người Tunisia là Mohammed Talbi gần đây có nói là giả sử họ sống ở những chế độ độc tài, thì việc canh tân Hồi Giáo sẽ phát xuất từ các cộng đồng Hồi Giáo thiểu số đang sống ở Tây Phương là nơi có tự do.


Vấn     Những đặc điểm nào ĐTGM muốn đề cao nơi công việc của Anh Em Hèn Mọn ở các xứ sở Hồi Giáo?


Đáp     Có người nói rằng đó là đặc sủng ở đặc sủng Phanxicô. Dĩ nhiên chúng tôi đã sống với những người Hồi Giáo cả 8 thế kỷ. Chỉ có hai thời kỳ, 4 năm một, là chúng ta bị trục xuất ra khỏi Morocco mà thôi. Trong suốt 8 thế kỷ này, chúng tôi thấy được các kiểu anh em hèn mọn khác nhau; đó là những vị tử đạo, những người anh em hèn mọn phục vụ các kẻ bị đầy ải, những vị làm môi giới hòa bình, những vị dấn thân vào thừa tác mục vụ, những vị hoạt động cho việc phát triển của đất nước này. Trong số những người khác, phải kể đến Cha Joseph Lerchundi. Việc phục vụ cho những người bị đầy ải ở Marrakech, Fez và Mequinez rất cảm kích, nơi các vị sống với những tù nhân, chia sẻ cùng lao ngục với họ, tức là một nơi dưới lòng đất, cao vút, thâm u và ẩm thấp. Trong những lao ngục này, người tu sĩ có những khu sinh sống riêng, có nhà nguyện và phòng bệnh. Các vị chia sẻ tất cả mọi vấn đề với các tù phạm và cố gắng giúp họ với tất cả mọi phương tiện có trong tay. Từ năm 1217, sứ vụ Thánh Địa được coi là “hòn ngọc của các sứ vụ”. Tòa Thánh đã ký thác cho nhà dòng này trách nhiệm bảo quản các nơi thánh, phát động việc thờ phượng nơi những nơi ấy, nuôi dưỡng lòng đạo của những người hành hương, thi hành việc truyền bá phúc âm hóa, và thiết lập cùng cổ võ tính cách xã hội nơi các hoạt động tông đồ.
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 3/2/2003)

 

4/2 Thứ Ba

 

Huấn Từ của ĐTC cho Ngày Thế Giới Đời Tận Hiến


Trong bài giảng cho Thánh Lễ được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô Thứ Bảy 1/2/2003, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhắc lại những nét chính yếu làm nên chân dung của đời tận hiến như sau:


“Khó nghèo, trong sạch và vâng lời là những tính chất nổi bật của con người được cứu chuộc, nội tâm được thoát khỏi cái tôi. Tự do yêu thương, tự do phục vụ: đó là lý do tại sao những con người nam nữ là những người từ bỏ bản thân mình cho Nước Trời. Theo bước chân của Chúa Kitô, Đấng tử giá và phục sinh, họ sống niềm tự do này một cách hợp đoàn, mang vác những gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của anh em mình”. Đó là ý nghĩa của “việc phục vụ bác ái” mà thành phần tận hiến nam nữ cung hiến “trong viện tu kín và trong những bệnh viện, nơi giáo xứ cũng như học đường, giữa người nghèo và người di dân, nơi một tân Công Hội truyền giáo”. Chứng từ chuyên chính nơi “đời tận hiến là việc hiển linh của tình yêu Thiên Chúa trên thế giới”.


ĐTC giữ phần giảng thuyết trong Thánh Lễ do ĐHY Eduardo Martínez Somalo, Thánh Bộ Trưởng Thánh Bộ Các Tu Hội Tận Hiến và Các Tổ Chức Đời Tông Đồ, chủ tế. Theo Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội Công Giáo năm 2000 thì có 139.397 tu sĩ linh mục, 518 tu sĩ phó tế, 55.057 nam tu sĩ không có chức thánh, và 801.185 nữ tu tuyên khấn, các tổ chức đời có 719 phần tử nam giới và 29.968 phần tử nữ giới


Vị Giám Mục người Á Châu đầu tiên ở Hoa Kỳ


Đức Ông Ignatius Wang, 68 tuổi, được ĐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục phụ tá TGP San Francisco vào tháng 12/2002, đã thụ phong giám mục ngày 30/1/2003 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria. Á Châu Công Giáo lên tới 25% tổng số giáo das6n trong TGP này. Đức tân giám mục sinh ở Bắc Kinh và lãnh chức linh mục năm 1959. Không thể phục vụ ở Trung Hoa được, ngài đã sang Rôma, và năm 1974 ngài tới San Francisco, nơi ngài hoạt động tại nhiều giáo xứ sau đó còn đóng vai trò làm chưởng ấn nữa.


Vị Giám Mục Giáo Hội của Tổng Thống Bush và ĐHY Stafford nhận định về chiến tranh đánh Iraq

Hôm thứ Bảy 1/2/2003, CNN đã cho biết Vị Giám Mục lãnh đạo Giáo Hội United Methodist là Melvin G. Talbert, 68 tuổi, đã lên tiếng nhận định rằng: “Iraq chưa từng phạm đến chúng ta. Chiến tranh chỉ làm xuất hiện thêm nhiều tay khủng bố và tạo nên một thế giới nguy hiểm hơn cho con cái của chúng ta mà thôi”.

Ngày hôm sau, Chúa Nhật 2/2/2003, Đức Hồng Y James Francis Stafford, nguyên TGM Denver Colorado, và hiện làm chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân, một chức vụ cao cấp nhất trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ ở Tòa Thánh Vatican, đã nói với Nguyệt San Inside the Vatican về tình hình chiến tranh ngăn ngừa của Hoa Kỳ như sau: “Chính phụ Liên Hiệp Quốc gần đây đã đe dọa sử dụng những thứ vũ khí nguyên tử đánh Iraq. Việc này bất xứng với một nền dân chủ tiêu biểu lão thành nhất thế giới. Ngoài ra, chính phủ Hiệp Chủng Quốc đã dung hòa những nguyên tắc căn bản của mình bằng việc ngấm ngầm cho phép sử dụng việc hành hình từ ngày 11/9/2001”. Vị Hồng Y này cũng đã thẳng thắn phê bình Tổng Thống Saddam Hussein vì ông đã không hề lên tiếng phản đối những cuộc khủng bố vào Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới. Theo tờ Inside the Vatican thì lời phê bình của vị hồng y này phát biểu vào ngay trước ngày ông James Nicholson, lãnh sự Hoa Kỳ ở Tòa Thánh, tổ chức một cuộc hội nghị ở Rôma để bênh vực cho lập trường của Hoa Kỳ về cuộc chiến tranh “tấn công trước để đề phòng” (pre-emptive attack), trong hội nghị này Michael Novak, một thần học gia Công Giáo Hoa Kỳ, đã được mời đến thuyết trình.
 

Phải chăng Âu Châu đang mất gốc? (tiếp hôm qua)

 

Vấn     Liệu công tbức “tin tưởng nhưng không thuộc về” này có tăng phát hơn ở môi trường Âu Châu chăng?


Đáp
    Vừa có vừa không. Ở một nghĩa nào đó, tôi thích từ ngữ “tôn giáo thừa ủy” (vicarious religion) hơn. Theo tôi thì tôn giáo thừa ủy là quan niệm về một thứ tôn giáo thích hợp với một nhóm thiểu số chủ động tác hành thay cho một số đông hơn là thành phần chẳng những hiểu biết mà còn chấp thuận những gì do nhóm thiểu số này làm. Nếu thật sự tầm mức quan trọng của các giáo hội như những cơ cấu tổ chức đã suy yếu một cách từ từ sau giai đoạn hậu chiến quả thực không sai, thì cũng đúng là có một cái gì đó giống như vậy đã xẩy ra cho các thực thể khác, như những đảng phái chính trị và các nghiệp đoàn lao động, là những thực thể, không cách này thì cách khác, đòi phải có những cuộc họp hội và nhập hội. Chúng ta cần phải đặt các giáo hội vào một môi trường rộng rãi hơn, môi trường kinh tế và xã hội, để hiểu được những gì đang xẩy ra. Tình trạng giảm sút hoạt động của các giáo hội, nhất là ở bắc Âu, phải được hiểu như là một phần đổi thay theo bản chất của sinh hoạt xã hội, chứ không phải là một dấu hiệu của vấn đề khô đạo, như một số người muốn thấy theo chiều hướng ấy. Nói cách khác, tin tưởng song không thuộc về đây là một chiều kích liên lỉ ở các xã hội Âu Châu tân tiến, chứ nó không phải chỉ là vấn đề bị gò bó vào đời sống đạo. Tính cách thừa ủy ở đây có lẽ sẽ không còn là một qui chuẩn nữa. Tuy nhiên, hơi quá sớm để có thể nói trước về việc chấm dứt các giáo hội Âu Châu. Trước khi điều này xẩy ra một thời gian dài thì những hình thức mới về tôn giáo sẽ xuất hiện, cả trong lẫn ngoài các giáo hội truyền thống. Có thể chúng sẽ là những nhóm nhỏ về con số, nhưng tôi nghĩ chúng sẽ có một khả năng hạch nhân nguyên tử trong việc thi hành những hình thức tôn giáo tính chính yếu là những gì sẽ mang lại các thứ thay đổi quan trọng khác nhau nơi những đòi hỏi của người dân Âu Châu.

Vấn     Liệu Âu Châu có đáp ứng nổi những đòi hỏi về xã hội của Hồi Giáo hay chăng?


Đáp     Âu Châu đang làm điều này. Bởi thế không lạ gì các cộng đồng Hồi Giáo đang chiếm được một chỗ đứng nơi các địa điểm công cộng của các xã hội Âu Châu, cho dù có bất thuận lợi trong nhiều trường hợp, các xã hội Âu Châu ấy cũng chấp nhận họ, nhất là những người thích lối sống đạo tin tưởng chứ không cần thuộc về. Một thứ Hồi Giáo được riêng tư hóa không có nghĩa gì cả; thật vậy, nó là điều mâu thuẫn. Nói cách khác, Hồi Giáo làm cho những người mang danh Kitô hữu bị phiền toái, chẳng hạn ở những hình thức của một tôn giáo thừa hưởng càng ngày càng được tư riêng hóa. Hồi Giáo không gây ra phiền toái mấy cho những Kitô hữu “chọn” thuộc về một giáo hội đặc biệt. Bởi thế vấn đề lập luận ở đây là: Nếu các cộng đồng Hồi Giáo nhỏ và gần đây mới đến sinh sống có thể chiếm được một chỗ công cộng ở Âu Châu thì những người Kitô hữu cũng có thể làm như vậy. Người Kitô hữu đã tự nhận vai trò của mình trong những cuộc tranh luận phức tạp về luân lý trong xã hội tân tiến, hay trong cuộc tranh đấu để được nâng đỡ đầy đủ về cơ cấu ở tất cả mọi xã hội Âu Châu còn coi trọng tôn giáo, dù là Kitô Giáo hay không.
 

3/2 Thứ Hai


Huấn Từ Truyền Tin về Ngày Ý Quốc Phò Sự Sống và Chúc Tân Niên Âm Lịch


Anh Chị Em thân mến!


1. Ngày Phò Sự Sống đang được cử hành tại Ý Quốc hôm nay đây, với đề tài: “Các người không thể tráo đổi sự sống”. Nguyên tắc này, mặc dầu được nhìn nhận trên lý thuyết, tuy nhiên không phải bao giờ cũng được tôn trọng cả đâu. Có những trường hợp con người trở thành một dụng cụ cho những lợi lộc kinh tế, chính trị và khoa học, nhất là khi con người yếu hèn và không có sức để tự vệ.


Hơn nữa, lý lẽ thương mại, liên minh với kỹ thuật tối tân, nhiều lúc có thể lợi dụng các ước muốn của con người tự bản chất là tốt, như ước muốn được làm cha làm mẹ, cho đến độ muốn có con cái “bất cứ giá nào”. Thật ra, sự sống con người không bao giờ được trở thành một “đối tượng”, ở chỗ, từ khi được hoài thai cho tới khi tự nhiên qua đi, con người là chủ thể với những quyền lợi bất khả vi phạm, những quyền lợi được sự dụng bởi một thứ tự do giới hạn. Thế nên, trong những vấn đề phức tạp này, cần các chính quyền phải chấp nhận những luật lệ theo trật tự và rõ ràng được căn cứ vào các nền tảng đạo lý lành mạnh, để bảo toàn sản vật sự sống con người vô giá.


2. Mười năm rồi, ở Giáo Phận Rôma Ngày Phò Sự Sống được kéo dài thành một “Tuần Sự Sống và Gia Đình” đặc biệt. Cuộc họp của giáo hội địa phận này vào Tháng Sáu tới đây cũng sẽ học hỏi về đề tài này. Tôi lập lại cho các gia đình ở Rôma sứ điệp đã vang vọng trong Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình vừa kết thúc ở Manilla. Các gia đình Kitô giáo thân mến, anh chị em là “tin mừng” cho thành phố của chúng tôi đây. Được bảo trì bởi ân sủng của bí tích hôn phối, anh chị em hãy liên kết đối diện với những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, và hãy góp phần vào việc duy trì tính cách lành mạnh của cấu trúc xã hội.


3. Hôm nay, ngày lễ Hiến D6ang Chúa Giêsu trong Đền Thờ, chúng ta hãy ký thác cho Mẹ Maria tất cả những ai dấn thân bênh vực sự sống và gia đình thành phần là “tổ ấm” tự nhiên của đời sống. Chớ gì Đức Mẹ cũng trông coi những ai hiến thân phục vụ thành phần bệnh nhân là những người sẽ được chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Bệnh Nhân của họ vào ngày 11/2 tới đây. Sau hết, xin Rất Thánh Trinh Nữ đặc biệt bảo vệ những con người nam nữ tu sĩ và giáo dân tận hiến cử hành “Ngày Đời Tận Hiến” hôm nay.


(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp)


Tin đau buồn về vụ nổ phi thuyền “Columbia” của Hiệp Chủng Quốc khi nó trở về bầu khí quyển đã khiến cho mọi người hết sức buồn thương. Tôi xin tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho những nạn nhân của tai nạn này, những người chết trong khi thi hành một sứ vụ khoa học quốc tế. Trong lúc thử thách xót xa này, Tôi liên kết trong tinh thần với những người thân của họ, những người Tôi nhớ đến trong lời cầu nguyện.


Một lần nữa, Tôi nghĩ đến Ivory Coast, nôi bị thử thách bởi một cuộc khủng hoảng trầm trọng gây tang thương cho những người dân này. Chúng ta hãy cầu nguyện để lực lượng của những ai ôm ấp trong lòng niềm hiệp nhất của xứ sở và tôn trọng luật pháp thắng vượt trên những mối chia rẽ và đòi hỏi, nhất là để tín hữu Công Giáo nói riêng, được các vị chủ chăn hướng dẫn, biết tác hành làm sao cho việc đối thoại và tôn trọng của con người cùng với thiện chí của họ được tất cả mọi người thực hành và ủng hộ. Chớ gì Mẹ Maria, Đức Mẹ Hòa Bình Yamoussoukro, chuyển cầu cho việc hòa giải và hòa thuận nơi tất cả mọi con cái của quốc gia thân yêu này.


Hôm qua, ngày đầu Tháng Hai, chấm dứt năm âm lịch được hàng triệu người cử hành, nhất là Trung Hoa, Việt Nam và Đại Hàn, những người sống ngày lễ tết này trong tình thân mật gia đình. Tôi lập lại với họ những lời Tôi đã nêu lên trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới mới đây, đó là, chớ gì năm mới ;à một giai đoạn hòa bình, một hòa bình được xây dựng trên “bốn nhu cầu xác thực của tinh thần con người là sự thật, công lý, yêu thương và tự do”. Tôi xin gửi lời chào thân ái của Tôi tới lòng của từng người trong họ. Tôi cầu nguyện cho họ hằng ngày.

 

Phải chăng Âu Châu đang mất gốc?


Màn Điện Toán Zenit đã thực hiện một cuộc phỏng vấn về tình hình đạo đức với ông Grace Davie, chủ tịch Tiểu Ban Xã Hội Học Về Tôn Giáo của Hiệp Hội Xã Hội Quốc Tế, giáo sư xã hội học về tôn giáo ở Đại Học Exeter, Giám Đốc Trung Tâm Exeter Nghiên Cứu Âu Châu, và là tác giả cuốn “Âu Châu: Một Trường Hợp Ngoại Lệ. Những Đặc Tính Về Đức Tin Nơi Thế Giới Tân Tiến” (Darton, Longman and Todd, 2002). Theo tác giả chuyên khoa về tôn giáo xã hội này nhận định thì Âu Châu hiện nay đang xẩy ra hiện tượng được gọi là “tin tưởng nhưng không thuộc về” (believing without belonging), tức không cần phải thuộc về một tổ chức hay cơ cấu hoặc cộng đồng nào cả. Lý do một phần là vì Âu Châu còn bị anh hưởng sâu nặng bởi Phong Trào Minh Tri (Enlightenment) phản tôn giáo, trong khi tại Hoa Kỳ phong trào này lại chuộng tôn giáo.


Vấn     Trong khi hiện tượng đạo giáo đang mỗi ngày một quan trọng trên thế giới thì hình như nó không có tác dụng gì ở Âu Châu. Tại sao Âu Châu lại là một trường hợp ngoại lệ về đức tin như vậy?


Đáp     Yếu tố quan trọng đó là mối liên hệ giữa trào lưu tân tiến (modernization) và trào lưu tục hóa (secularization) được cho là được bắt đầu từ những hoàn cảnh thuộc xã hội Âu Châu vào thời Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution). Chẳng hạn, các giáo hội truyền thống được cắm rễ sâu xa vào những lối sống tiền tân tiến và tiền kỹ nghệ, vì thế, họ bị đe dọa bởi những áp xuất của trào lưu kỹ nghệ hóa và thành thị hóa (urbanization). Cũng cần phải để ý là bản chất đặc biệt của Phong Trào Minh Tri Âu Châu, nhất là theo tính cách Pháp Quốc của nó, có chiều hướng chống tôn giáo. Yếu tố này không xẩy ra ở các nơi khác, chẳng hạn như ở Hiệp Chủng Quốc, nơi mà tiến trình tân tiến hóa đã diễn ra rất khác, ở chỗ Phong Trào Minh Tri lại làm cho những thực hành đạo giáo và tự do tôn giáo trở nên dễ dàng hơn.


Vấn     Phải chăng Âu Châu đang mất gốc?


Đáp     Âu Châu đang thay đổi cái “gốc” của mình. Người ta không còn sống đạo vì bị bó buộc nữa. Tuy nhiên vẫn còn một số lớn người Âu Châu quyết sống đạo của họ. Chưa bao giờ lại có những chọn lựa nhiều như vậy. Những hình thức mới về tôn giáo xuất hiện. Dân chúng kéo tới Âu Châu, đặc biệt về lý do kinh tế, mang đến lục địa này những hình thức tôn giáo tính khác nhau, một số là Kitô Giáo một số không phải Kitô Giáo. Ngoài trào lưu nhập Âu này còn có trào lưu xuất Âu của những người Âu du hành khắp thế giới cảm nghiệm được tính cách đa dạng của tôn giáo một cách đặc biệt. Đối với tôi, vấn đề quan trọng không phải là sự hiện hữu của các cơ hội khác nhau về tôn giáo mà là khả năng của người Âu trong việc thích ứng với chúng. Đây là điều tương phản nhất so với Hiệp Chủng Quốc. Tôi bắt đầu suy nghĩ là khi nào mới xẩy ra một cuộc thay đổi của người Âu, cả trong cũng như ngoài các giáo hội truyền thống. Những gì trước đây chỉ là những cái áp đặt hay thừa hưởng thì giờ đây lại là một chọn lựa cá nhân. Vấn đề thay đổi đã xẩy ra từ bó buộc đến chọn lựa. Cũng cần chú ý là nhiều người thích chủ động nơi lãnh vực tôn giáo thôi chứ không chủ động trong lãnh vực chính trị. Một số lý thuyết cổ thời về trào lưu tục hóa cho rằng khái niệm về việc chọn lựa tôn giáo là nhu cầu cần phải được tư nhân hóa. Tôi không đồng ý như vậy; trái lại, tôi nghĩ rằng những ai nghiêm cẩn chọn lựa theo đạo giáo ở các xã hội Âu Châu sẽ muốn thấy các quan điểm của mình được công chúng lắng nghe, chứ không phải ở lãnh vực tư riêng mà thôi.

 

(Còn tiếp)
 

2/2 Chúa Nhật

 

Bài Diễn Văn của Tổng Thống Bush liên quan đến Iraq

Trong bài diễn văn hằng năm, năm nay vào ngày Thứ Ba 28/1/2003, bài diễn văn dài gần 1 tiếng đồng hồ, Tổng Thống Bush đã dành 1/3 để nói về vấn đề Iraq nói chung và cá nhân Tổng Thống Saddam Hussein nói riêng. Sau đây là bài dịch những phần mở và kết, nhất là phần liên quan đến vấn đề Iraq.

Vị Chủ Tịch Quốc Hội, Phó Tổng Thống Cheney, Các Vị Trong Quốc Hội, quí chức công dân và quí đồng vị công dân, theo luật và truyền thống, hằng năm chúng ta gặp nhau ở nơi đây để xét đến vấn đề của tình trạng hiệp nhất. Năm nay, chúng ta qui tụ lại trong căn phòng này với ý thức rõ ràng về những ngày quyết liệt trước mặt.

Quí vị và tôi phục vụ xứ sở của chúng ta trong một thời điểm có được những thành quả lớn lao. Trong buổi họp Quốc Hội này, chúng ta có nhiệm vụ phải canh tân những chương trình quốc nội quan trọng cho xứ sở của chúng ta, chúng ta có cơ hội để cứu hàng triệu sinh mạng ở nước ngoài khỏi bệnh tật khủng khiếp. Chúng ta sẽ hoạt động cho một tình trạng thịnh vượng được nhiều người tham hưởng, và chúng ta sẽ đáp ứng mọi thứ nguy hiểm cũng như mọi kẻ thù đang đe dọa nhân dân Hoa Kỳ.

Chúng ta có thể an tâm về tất cả những ngày hứa hẹn cũng là những ngày tin tưởng này.

Trong hai năm vừa rồi chúng ta đã thấy những gì có thể được hoàn thành khi chúng ta cùng nhau làm việc.

Để nâng tiêu chuẩn các trường công của chúng ta lên, chúng ta đã đạt được một cuộc canh tân giáo dục lịch sử là những gì giờ đây chúng ta cần phải thi hành ở hết mọi trường học cũng như ở hết mọi lớp học, nhờ đó, hết mọi trẻ em ở Hoa Kỳ có thể đọc, học hành và thành công trong đời sống.

Để bảo vệ xứ sở của chúng ta, chúng ta đã tái tổ chức lại chính phủ của chúng ta và đã lập Bộ An Ninh Đất Nước là phân bộ đang hoạt động chống lại các thứ đe dọa cho một kỷ nguyên mới.

Để làm cho nền kinh tế của chúng ta ra khỏi cơn suy thoái, chúng ta đã cắt giảm thuế má nhiều nhất cho cả một thế hệ.

Để nhấn mạnh đến vấn đề liêm chính nơi ngành thương vụ Hoa Kỳ, chúng ta đã thông qua những vấn đề canh tân gay go nhất, và chúng ta đang xét xử những công ty tội phạm.

Có người cho rằng đây là một kỷ lục khá. Tôi gọi đó là một bước khởi đầu được. Tối nay, tôi xin Hạ Viện và Thượng Viện hãy liên kết với tôi trong những bước mạnh mẽ tới đây trong việc phục vụ quí đồng vị công dân của chúng ta.

Mục tiêu thứ nhất nhắm đến đã rõ ràng, đó là chúng ta phải làm sao có được một nền kinh tế phát triển nhanh chóng đủ để sử dụng hết mọi con người nam nữ đang kiếm tìm việc làm.
………

Mục tiêu thứ hai nhắm đến là vấn đề sức khỏe cho tất cả mọi người Hoa Kỳ với có phẩm chất cao nhưng trong khả năng chi phí của họ.
………..

Mục tiêu thứ ba chúng ta nhắm đến đó là vừa thực hiện việc độc lập về năng lượng cho xứ sở của chúng ta lại vừa hết sức cải tiến vấn đề môi trường.
……….

Mục tiêu thứ bốn chúng ta nhắm đến là thực thi lòng thương cảm của Hoa Kỳ với những vấn đề sâu xa nhất của Hoa Kỳ. (Ở phần mục tiêu thứ bốn này, sau khi nói đến những nỗ lực để chống lại nạn nghiện hút, tạo sinh sao bản cloning, chứng liệt kháng AIDS, bài diễn văn được chuyển sang vấn đề chính trị bằng câu sau đây:)

Quốc gia này có thể dẫn đầu thế giới trong việc cứu dân chúng khỏi bị tai ương thiên nhiên.

Và quốc gia này cũng đang dẫn đầu thế giới trong việc đương đầu và đánh bại sự dữ khủng bố quốc tế do con người gây ra
…….

Hôm nay đây, cái nguy hiểm nhất nơi vấn đề chiến tranh khủng bố, cái nguy hiểm nhất trực diện Hoa Kỳ và thế giới, đó là những chế độ bất chấp luật pháp đang tìm kiếm và chiếm hữu các thứ vũ khí hạch nhân, hóa chất và sinh trùng.

Ở mỗi một trường hợp, tham vọng của những chế độ dã man và sát máu này thì vô hạn. Nơi mỗi một trường hợp, những tham vọng một thứ Hitler, của một thứ quân phiệt, và của một thứ hưởng thụ đã bị đánh bại bởi ý muốn của hững con người tự do, bởi sức mạnh của các thứ đại liên minh, cũng như bởi sức mạnh của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Giờ đây, trong thế kỷ này, ý hệ về quyền lực và thống trị đã tái xuất hiện và tìm cách chiếm được những thứ vũ khí khủng bố hết cỡ.

Một lần nữa, quốc gia này cũng như các người bạn của chúng ta tất cả đang đứng giữa một thế giới bình an và một thế giới chao đảo lúc nào cũng báo động. Một lần nữa, chúng ta được kêu gọi đển bênh vực tình trạng an toàn của nhân dân chúng ta cũng như niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Và chúng ta chấp nhận trách nhiệm này.

Hoa Kỳ đang thực hiện một nỗ lực rộng rãi và dứt khoát trong việc đương đầu chống lại những mối nguy hiểm này.

Chúng ta đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc hãy thực thi trọn vẹn bản hiến chương của mình và theo đó buộc Iraq phải giải giới. Chúng ta hết sức ủng hộ cơ quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế (IAEA: the International Atomic Energy Agency) thực hiện sứ vụ của mình trong việc truy lùng và kiểm soát các thứ chất hạch nhân trên khắp thế giới. Chúng ta đang làm việc với các chính phủ khác để bảo đảm an toàn với những chất liệu hạch nhân ở Liên Hiệp Sô Viết trước đây, cũng như để làm vững vàng những hiệp ước về việc cấm chỉ sản xuất và thuyên chuyển những thứ kỹ thuật phi đạn tầm xa cùng các thứ vũ khí đại công phá.

Tuy nhiên, đối với tất cả mọi nỗ lực này, mục đích của Hoa Kỳ không hẳn chỉ là việc tuân theo một tiến trình. Nó chính là việc chiếm đạt kết quả, đó là việc nhắm thẳng vào những mối đe dọa kinh hoàng xẩy ra cho thế giới văn minh.

Tất cả mọi quốc gia tự do phải thẳng thắn ngăn chặn những cuộc tấn công bất ngờ và tàn khốc, và chúng ta xin họ tham dự với chúng ta, nhiều nước đang tỏ ra cộng tác với chúng ta.

Tuy nhiên, bước tiến của đất nước này không lệ thuộc vào những quyết định của các quốc gia khác.

Bất cứ cần phải làm gì, bất cứ khi nào cần phải làm, tôi cũng sẽ bênh vực tự do và nền an ninh của nhân dân Hoa Kỳ.

Những mối đe dọa khác nhau đòi phải có những sách lược khác nhau. Ở Iran chúng ta tiếp tục thấy một chính quyền đán áp dân chúng, theo đuổi những thứ khí giới đại công phá và ủng hộ vấn đề khủng bố.

Chúng ta cũng thấy những người công dân Iran có thể bị hăm dọa hay bị chết nếu họ dám nói lên quyền tự do cũng như các thứ nhân quyền và tính cách dân chủ. Những người Iran, như tất cả mọi người, đều có quyền chọn lựa chính quyền của mình cũng như có quyền quyết định về số phận của họ, và Hiệp Chủng Quốc ủng hộ niềm khát vọng sống tự do của họ.

Ở Hàn Quốc Đảo, một chế độ đàn áp cai trị một đám dân chúng đang sống trong lo sợ và đói khổ. Trong suốt thập niên 1990, Hiệp Chủng Quốc đã tin tưởng vào những gì được thương lượng để giữ cho Bắc Hàn khỏi tạo được những thứ vũ khí hạch nhân. Giờ đây chúng ta biết rằng chế độ này đã đánh lừa thế giới và đang phát triển những thứ khí giới này suốt từ đó tới nay.

Và hôm nay đây chế độ Bắc Hàn đang sử dụng việc chế tạo nguyên tử của mình để khuấy động sợ hãi và tìm kiếm những thứ tương nhượng.

Hoa Kỳ và thế giới sẽ không bị mắc mưu đâu.

Hoa Kỳ đang làm việc với các quốc gia ở vùng đó, như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và Nga Sô, để tìm một háp êm thắm và tỏ cho chính phủ Bắc Hàn thấy rằng những thứ khí giới nguyên tử sẽ chỉ mang lại tình trạng bị cô lập, tình trạng trì trệ kinh tế và tình trạng tiếp tục chịu khốn khó mà thôi.

Bắc Hàn sẽ được thế giới tôn trọng và phục hồi nhân dân của mình chỉ khi nào nước này từ bỏ tham vọng nguyên tử.

Quốc gia chúng ta và thế giới phải học những bài học của Hàn Quốc Đảo và đừng để xẩy ra một mối đe dọa lớn hơn nữa ở Iraq. Một con người độc tài tàn bạo, có một lịch sử đàn áp tàn nhẫn, có những móc nối với phong trào khủng bố, có khả năng giầu thịnh dồi dào, sẽ không thể nào để cho hắn thống trị một miền đất quan trọng ấy và đe dọa Hiệp Chủng Quốc được cả.

Mười hai năm trước đây, Saddam Hussein đã phải đối diện với một cái chết đến nơi trong một trận chiến hắn khơi lên và bị thua bại. Giữ được mạng sống, hắn đã đồng ý giải giới tất cả mọi thứ vũ khí đại công phá.
Mười hai năm sau đó, hắn đã vi phạm đến bản hiệp ước này một cách có phương pháp. Hắn đã theo đuổi các thứ vũ khí hóa chất, sinh trùng và hạch nhân, ngay cả lúc các thanh tra viên còn ở trong đất nước của hắn.

Cho đến nay không gì có thể giới hạn hắn khỏi theo đuổi những thứ khí giới này: kể cả những chế tài về kinh tế, kể cả bị cô lập khỏi thế giới văn minh, thậm chí kể cả những phi đạn bắn vào các căn cứ quân sự của hắn.

Gần ba tháng trước đây, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã cho Saddam Hussein một cơ hội cuối cùng để giải giới. Hắn lại hoàn toàn tỏ ra coi thường Liên Hiệp Quốc và ý kiến của thế giới.

Một trăm lẻ tám thanh tra viên đã được gửi đến để làm việc – không phải được sai đến để thực hiện việc săn lùng hốt rác cho những thứ chất liệu được giấu diếm ở khắp một quốc gia rộng bằng California. Công việc của những thanh tra viên này là minh chứng việc chế độ Iraq đang giải giới.

Vấn đề là ở chỗ Iraq có chịu tỏ đích xác nơi nước này đang giấu diếm những thứ khí giới cấm của mình, đem phơi bày những thứ khí giới ấy ra cho thế giới thấy và hủy chúng đi như được ấn định. Những chuyện này chẳng hề xẩy ra.

Vào năm 1999 Liên Hiệp Quốc đã cho biết là Saddam Hussein có những chất liệu khí giới sinh trùng đủ để sản xuất ra trên 25 ngàn lít nhiễm trùng tử bệnh (anthrax); đủ độ để giết vài triệu người. Hắn không chịu nhận mình có chất liệu này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại nó đi.

Các viên chức tình báo của chúng ta ước lượng là Saddam Hussein có những chất liệu để sản xuất tới 500 tấn sarin, mustard và thần kinh tác nhân VX. Với một số lượng như thế, những tác nhân hóa chất này cũng có thể không biết bao nhiều ngàn người mà kể. Hắn không chịu nhận mình có chất liệu này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại chúng đi.

Tình báo Hoa Kỳ cho biết là Saddam Hussein có tới 30 ngàn thứ quân nhu có khả năng chuyên chở các tác nhân hóa chất. Các thanh tra viên gần đây moi ra được 16 thứ này, mặc dù trong bản khai trình của Iraq chối không có những thứ ấy. Saddam Hussein đã không nhận có 29.984 những thứ quân nhu bị cấm này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại chúng đi.

Nhờ ba người Iraq đào thoát, chúng ta biết rằng Iraq, vào cuối thập niên 1990, đã có một số phóng thí nghiệm di động các thứ vũ khí sinh trùng. Những phòng thí nghiệm này được thiết lập để sản xuất ra những tác nhân chiến đấu trùng và có thể được di chuyển từ nơi này đến nơi khác hầu tránh né các thanh tra viên. Saddam Hussein chưa hề tiết lộ những cơ sở này. Hắn không đưa ra một chứng cớ nào cho thấy hắn đã hủy hoại chúng đi.

Vào thập niên 1990, Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế IAEA đã xác nhận là Saddam Hussein đã có chương trình sản xuất các thứ vũ khí nguyên tử tân tiến, có một đồ án cho một thứ khi giới hạch nhân và đang thực hiện 5 phương pháp khác nhau để thu góp dồi dào chất uranium cho một quả bom.

Chính phủ Hiệp Vương Quốc đã biết rằng Saddam Hussein gần đây có tìm kiếm một số lượng quan trọng chất uranium ở Phi Châu.
Các nguồn tình báo của chúng ta cho chúng ta biết rằng hắn đã cố mua những ống nhôm rất cứng xứng hợp với việc sản xuất các thứ vũ khí hạch nhân.

Saddam Hussein đã không giải thích những hoạt động này một cách đáng tin. Hắn rõ ràng là còn nhiều thứ giấu diếm.

Nhà độc tài của Iraq này không giải giới. Trái lại, hắn đang chơi trò lừa bịp.

Theo những nguồn tình báo, chúng ta, chẳng hạn biết rằng có hàng ngàn nhân viên an ninh Iraq đang ra tay giấu diếm những tài liệu và chất liệu khỏi mắt các thanh tra viên, làm sạch sẽ các địa điểm thanh tra và kiểm soát chính các thanh tra viên.

Các viên chức Iraq đi kèm theo các thanh tra viên để hăm dọa các chứng nhân. Iraq đang ngăn cản các chuyến bay giám sát U-2 được Liên Hiệp Quốc yêu cầu.

Các sĩ quan tình báo Iraq đang đóng vai như những khoa học gia được các thanh tra viên muốn phỏng vấn. Những khoa học gia thực sự đã được các viên chức Iraq huấn luyện về những gì phải nói.

Các nguồn tình báo cho biết là Saddam Hussein đã truyền lệnh là các khoa học gia hợp tác với những thanh tra viên Liên Hiệp Quốc trong việc giải giới Iraq sẽ bị giết chết cùng với gia đình của họ.

Từ năm này qua năm khác, Saddam Hussein đã lâu dài nghiên cứu, đã chi phí những con số khổng lồ, đã cả liều trong việc sản xuất và giữ những thứ khí giới đại công phá. Thế nhưng, tại sao thế?

Chỉ có một giải thích duy nhất, đó là hắn chỉ có thể sử dụng những thứ khí giới này để thống trị, đe dọa hay tấn công mà thôi.

Với những thứ vũ khí nguyên tử hay một lò đầy những thứ vũ khí hóa chất và sinh trùng, Saddam Hussein có thể thực hiện được tham vọng chiếm lấy Trung Đông và gây ra một cuộc tàn phá đầy những chết chóc ở vùng này.

Quốc Hội đây và nhân dân Hoa Kỳ còn phải nhận thấy một mối đe dọa khác nữa. Chứng cớ từ các nguồn tình báo cho biết là có những cuộc trao đổi ngôn từ và văn từ của những người hiện nay đang bị giam giữ cho hay rằng Saddam Hussein viện trợ và bảo vệ các tay khủng bố, kể cả các phần tử của Al Qaida. Hắn có thể, một cách bí mật không lưu lại dấu vết, cung cấp một trong những thứ khí giới giấu diếm của hắn cho những tay khủng bố, hay giúp họ tự chế tạo lấy những thứ khí giới này.

Trước ngày 11 Tháng 9, nhiều người trên thế giới tin rằng Saddam Hussein có thể bị kiềm chế. Thế nhưng, những tác nhân hóa chất, các tử vi khuẩn và những hệ thống khủng bố trong bóng tối lại không dễ dàng bị kiềm chế.

Hãy thử tưởng tượng đến 19 tay không tặc ấy, lần này được Saddam Hussein trang bị với các thứ vũ khí khác cùng với những ý đồ khác. Chỉ cần một lọ nhỏ, một hộp đựng, một cái giỏ lọt vào xứ sở này cũng đủ gây nên một ngày khủng khiếp chúng ta chưa bao giờ thấy.

Chúng ta sẽ làm mọi sự trong khả năng của mình để bảo đảm là không bao giờ xẩy ra một ngày như thế.

Một số người nói rằng chúng ta không được ra tay cho đến khi mối đe dọa xẩy ra đến nơi. Vì khi nào thì những kẻ khủng bố và những tay tàn ác loan báo ý đồ của họ, bằng việc lịch sự cho chúng ta biết trước khi chúng ra tay đây?

Nếu mối đe dọa này được phép tăng lên một cách hết cỡ và bất ngờ thì tất cả mọi hành động, tất cả mọi lời nói và tất cả mọi thứ tái tố giác đều quá trễ mất rồi. Việc tin tưởng vào sự phán đoán lành mạnh và kiềm chế của Saddam Hussein không phải là một biện pháp, và không phải là một chọn lựa tùy ý.

Nhà độc tài đang tìm kiếm các thứ khí giới nguy hiểm nhất thế giới này đã sử dụng chúng ở toàn vùng của những khu làng mạc, khiến cho hàng ngàn người công dân của hắn bị tử nạn, mù lòa và biến dạng.

Những người dân tị nạn Iraq cho chúng ta biết những cuộc bị bắt buộc thú nhận xẩy ra như thế nào: bằng việc hành hạ con cái trước mắt cha mẹ. Những nhóm nhân quyền quốc tế đã liệt kê những phương pháp khác được sử dụng nơi những phòng hành khổ ở Iraq, đó là cho điện giật, áp sắt nung đỏ, nhỏ chất acid vào da, xéo thịt bằng dùi điện, cắt lưỡi, và hãm hiếp.

Nếu đây không phải là sự dữ thì sự dữ chẳng còn nghĩa lý gì nữa.

Và đêm hôm nay tôi cũng xin nhắn gửi thành phần dân chúng Iraq can đảm và bĩ đàn áp: Kẻ thù của quí vị không phải đang bao vây quí vị, kẻ thù của quí vị đang cai trị xứ sở của quí vị.

Và ngày hắn và chế độ của hắn bị phế quyền sẽ là ngày giải phóng cho quí vị.

Thế giới đã đợi chờ cả 12 năm nay cho vấn đề giải giới Iraq. Hoa Kỳ không chấp nhận một thứ đe dọa trầm trọng và leo thang đối với xứ sở của chúng tôi, cho bạn bè của chúng tôi cũng như cho các đồng minh của chúng tôi.

Hiệp Chủng Quốc sẽ xin Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc triệu họp vào ngày 5/2 để cứu xét những sự kiện về việc Iraq tiếp tục ngang nhiên bất tuân thế giới. Bộ Trưởng Nội Vụ Powell sẽ trình bày tín liệu và tình báo về những chương trình chế tạo những thứ khí giới bất hợp pháp của người Iraq – nước Iraq, những nỗ lực họ giấu diếm những thứ khí giới này khỏi mắt những thanh tra viên và những móc nối của họ với những nhóm khủng bố.

Chúng tôi sẽ tham vấn, nhưng chớ có hiểu lầm là: nếu Saddam Hussein không hoàn toàn giải giới thì vì sự an toàn của nhân dân chúng tôi cũng như vì nền hòa bình của thế giới, chúng tôi sẽ dẫn đầu một liên minh đến giải giới hắn.
……..

Nếu chúng ta bắt buộc phải đi đến chỗ chiến tranh, chúng ta sẽ chiến đấu với một lý do chính đáng và bằng những phương tiện chính đáng, không hề động tới thành phần vô tội bao nhiêu có thể.

Nếu chúng ta bắt buộc phải đi đến chỗ chiến tranh, chúng ta sẽ chiến đấu bằng tất cả lực lượng và sức mạnh của quân đội Hiệp Chủng Quốc, và chúng ta sẽ thắng.
Như chúng ta và liên minh của chúng ta đang thực hiện ở A Phú Hãn, chúng ta sẽ mang lại cho nhân dân Iraq thực phẩm và thuốc men cùng với những đồ cung cấp và tự do.

Nhiều thách đố, cả ngoài nước lẫn trorng nước, đã xẩy đến trong cùng một thời điểm. Trong hai năm, Hoa Kỳ đã đi từ cảm quan bất khả tổn hại đến nhận thức bị tiêu hại, từ tình trạng chia rẽ gay go ở những vấn đề nhỏ mọn đến việc hiệp nhất êm đềm cho những động lực cao cả.

Chúng ta hãy tin tưởng tiến lên, vì tiếng gọi lịch sử này đã đến trúng ngay xứ sở này.

Người Hoa Kỳ là một dân tộc dứt khoát, thành phần đã vùng lên trước mọi thử thách của thời đại chúng ta. Nghịch cảnh này đã cho tỏ cho thế giới và chúng ta thấy đặc tính của xứ sở chúng ta.

Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh và đáng nể trong việc sử dụng sức mạnh của chúng ta. Chúng ta thi hành quyền năng chứ không chiếm đoạt, và chúng ta hy sinh cho tự do của những người xa lạ.

Người Hoa Kỳ là một dân tộc tự do, thành phần biết rằng tự do là quyền lợi của hết mọi người và là tương lai của hết mọi dân nước. Tự do được chúng ta quí giá đây không phải là quà tặng Hoa Kỳ tặng cho thế giới; nó là quà tặng của Thiên Chúa cho loài người.

Người Hoa Kỳ chúng ta tin vào mình, nhưng không phải chỉ vào bản thân mình mà thôi. Chúng ta không cho rằng chúng ta biết được tất cả mọi đường lối của Đấng Quan Phòng, nhưng chúng ta có thể tin vào những đường lối này, khi đặt lòng tin tưởng của chúng ta vào vị thần linh yêu thương đứng ở sau tất cả cuộc sống và toàn thể lịch sử.

Chớ gì ngài hướng dẫn chúng ta lúc này đây và chớ gì Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cám ơn quí vị.

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch theo tài liệu của Zenit ngày 29/1/2003)

Nhận định của Thời Điểm Maria (như đã được phổ biến ở ngày Thứ Bảy 1/2 hôm qua)

Bài diễn văn của Tổng Thống Bush ngày 7/10/2002 đã lần lượt trả lời hầu như từng điểm được bức thư ngày 13/9/2002 của Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Hoa Kỳ đặt ra, tuy không hoàn toàn thỏa đáng, nhưng trong bài diễn văn lần này, ông không giải đáp nổi những vấn đề được Tòa Thánh Vatican cũng như các hội đồng Giám Mục khắp thế giới, nhất là của Đức ngày 21/1/2003, và Canada ngày 23/1/2003, liên quan đến hậu quả của chiến tranh đối với nhân dân Iraq, với vùng Trung Đông cũng như với thế giới Ả Rập.

ĐGM/CT/HĐGMHK: “Cơ hội thành công và tính cách tương xứng. Việc sử dụng võ lực phải có ‘những khả thể nắm chắc thành công’ và ‘không được tạo nên những sự dữ và đảo lộn còn lớn hơn cả sự dữ cần phải loại trừ’ (GLGHCG số 2309). Chiến tranh chống Iraq có thể đạt được những thành quả bất khả dự tưởng chẳng những đối với Iraq mà còn đối với cả nền hòa bình và sự bền vững khắp nơi ở Trung Đông. Vậy lực lượng ngăn ngừa hay ra tay trước liệu có thành công trong việc ngăn chặn những đe dọa trầm trọng, hay, thay vào đó, lại gây ra những cuộc tấn công đích danh, những cuộc tấn công đầu tiên chỉ có ý ngăn ngừa? Một cuộc chiến tranh khác ấy ở Iraq sẽ gây tác dụng nơi thành phần dân sự ra sao, cả trong thời gian ngắn hạn lẫn dài hạn? Bao nhiêu là con người vô tội nữa sẽ phải chịu khổ và chết đi, hay trở thành vô gia cư, thiếu những gì là căn bản nhất, mất công ăn việc làm? Hiệp Chủng Quốc và cộng đồng quốc tế có quyết tâm thực hiện một công tác vất vả lâu dài trong việc bảo đảm cho một nền hòa bình chân chính chăng, hay một nước Iraq hậu Saddam tiếp tục bị lũng đoạn bởi tình trạng xung khắc dân sự và đàn áp, cũng như tiếp tục trở thành một lực lượng gây khủng hoảng trong vùng này? Việc sử dụng lực lượng quân sự có dẫn đến một cuộc xung khắc và bất ổn hơn hay chăng? Chiến tranh chống Iraq có làm cho chúng ta phân tâm đối với trách nhiệm của chúng ta trong việc giúp xây dựng một trật tự chân chính và bền vững ở A Phú Hãn, cũng như có làm suy yếu cuộc liên minh rộng lớn ở việc chống lại vấn đề khủng bố hay chăng?”

HĐGM Đức: “Sau hết: Việc quyết định sử dụng lực lượng quân sự bao giờ cũng cần phải để ý tới những hậu quả có thể tiên đoán. Có còn hồ nghi là thứ cuộc chiến tranh chống Iraq hầu như chắc chắn sẽ sát hại và gây thương tích cho vô số người, một cuộc chiến sẽ làm cho vô số người trở thành dân tị nạn và làm cho nhiều người hụt hẫng cuộc sống của mình hay chăng? Một chuộc chiến cũng đe dọa gây ra tình trạng biến lệch chính trị trầm trọng nhất ở toàn miền Trung Đông, làm nguy hiểm cả việc chiếm đạt của liên minh quốc tế trong việc chống lại khủng bố. Cuộc chiến tranh chống Iraq có thể làm cho thành phần bảo thủ Hồi Giáo cuồng tín tăng thêm ảnh hưởng của họ ở khắp nơi trong vùng, cũng như làm tăng thêm những giằng co trầm trọng thế giới Ả Rập với Hồi Giáo vốn có đối với thế giới Tây Phương. Miền này có khá hơn hướng đến viễn tượng hòa bình, ổn định và bảo vệ nhân quyền sau cuộc chiến này chăng?”

HĐGM Canada: “Chúng tôi tin rằng cuộc tái diễn chiến tranh đánh Iraq sẽ không mang lại việc cuối cùng đi đến chỗ giải giới. Chiến tranh hầu như chỉ mang lại thêm những gì nó vốn gây ra, đó là việc làm tiêu vong mạng sống con người, việc hủy hoại môi sinh, việc hư hại về thể lý lẫn tâm lý cho cả nạn nhân lẫn kẻ tấn công, tình trạng tiêu hao nguồn lực, những đe dọa gây ra một tình trạng chính trị bất ổn hơn nữa cùng với việc tăng gia khủng bố, tình trạng tăng thêm lòng hận ức và tình trạng bùng lên trào lưu quá khích”.

Trong cả hai bài diễn văn, Tổng Thống Bush cũng chỉ nêu lên cùng một lý do để có thể chính đáng tấn công Iraq hầu giải giới Saddam Hussein, bởi vì Saddam Hussein là một nhà độc tài, dã man vô nhân đạo, có những thứ khí giới đại công phá trong tay, ông ta sẽ khống chế thế giới Hồi Giáo và tấn công Hoa Kỳ. Bởi vậy, phải giải giới ông ta ngay, chứ không thể đợi cho tới khi xẩy ra nguy hiểm đến nơi (the threat is imminent), bằng không sẽ không kịp. Đây là thứ chiến tranh ngăn ngừa của Hoa Kỳ, thứ chiến tranh giống như ở Việt Nam cứ bắn bừa vào nhà dân hai bên đường (Dốc Truông Nhà Đá Bình Định Qui Nhơn) để đề phòng nhỡ bị Việt Cộng phục kích. Bởi thế, Hoa Kỳ đã bị chống đối rất nhiều về kiểu lập luận chết người này.

Theo diễn tiến của tình hình, người ta cảm thấy dường như Hoa Kỳ có âm mưu gì đó. Đầu tiên đổ cho Iraq có các thứ vũ khí đại công phá vốn bị cấm, cần phải giải giới. Thế nhưng, bị nghi ngờ và phản đối, Hoa Kỳ đành chấp nhận giải pháp để cho các thanh tra viên trở lại kiểm soát xem có đúng như mình tố cáo chăng; và Iraq cũng sẵn sàng chấp nhận quyết định này của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, kể cả việc cho vào khám xét những dinh thự của tổng thống và vệc cho ban thanh tra  thực hiện các cuộc phỏng vấn với các khoa học gia Iraq. Trong thời gian thanh tra này, Hoa Kỳ kêu là sao lâu thế, và sở dĩ lâu là vì Iraq không chịu cộng tác, mà không cộng tác là vi phạm, đáng bị tấn công. Thế rồi, sau khi ban thanh tra tường trình cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 27/1/2003 biết trong 60 ngày lục soát không thấy Iraq có những thứ vũ khí cấm, thì trong bài diễn văn thứ hai sau đó một hôm, 28/1/2003, Tổng Thống Bush lại tố cáo Iraq là sở dĩ các thanh tra viên không khám phá ra gì cả bởi Iraq khéo léo giấu đút và lừa đảo. Nhất là tố cáo Iraq thêm là có dính dáng đến đám khủng bố quốc tế.

Tóm lại, người ta cảm thấy rằng Hoa Kỳ hình như đang sợ bị bại lộ cái âm mưu gian dối của mình trong việc Hoa Kỳ trước đây đã gán ghép cho Iraq có các thứ vũ khí cấm để có lý tấn công Iraq, đúng như Iraq nghĩ nên đã dám cho thanh tra viên vào khám xét, nên Hoa Kỳ đã và đang cố gắng moi móc hết mọi lý lẽ, đủ mọi tố cáo để tấn công Iraq cho bằng được, thậm chí, như trong bài diễn văn thứ hai của tổng thống Bush cho thấy, Hoa Kỳ dường như coi thường cả Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi sẽ tham vấn, nhưng chớ có hiểu lầm là: nếu Saddam Hussein không hoàn toàn giải giới thì vì sự an toàn của nhân dân chúng tôi cũng như vì nền hòa bình của thế giới, chúng tôi sẽ dẫn đầu một liên minh đến giải giới hắn”.

Nếu quả thật Hoa Kỳ, dù có ý tốt, nhưng bất chấp thủ đoạn như vậy, ở chỗ bất chấp quyền bính quốc tế, thì việc làm của Hoa Kỳ có thật sự là tốt và đúng hay chăng? Thế mà, trong bài nói chuyện ở Tòa Bạch Ốc ngày 10/4/2003 về đạo luật cấm vấn đề tạo sinh sao bản cloning, vị tổng thống này đã ý thức rõ ràng là: “Những phát minh nơi kỹ thuật của ngành sinh học y khoa không bao giờ được thực hiện bất chấp lương tri con người. Khi chúng ta tìm cách làm những gì có thể, chúng ta luôn phải biết những gì là đúng đắn, và chúng ta không được quên rằng cho dù chúng ta có theo đuổi những mục đích cao quí nhất chúng cũng không biện minh cho bất cứ phương tiện nào chúng ta sử dụng”. Chớ gì Hoa Kỳ theo đúng nguyên tắc luân lý này trong việc đối xử với Iraq. Tòa Thánh Vatican và các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới lên tiếng phản chiến không phải vì muốn bênh vực và che chở cho cá nhân Saddam Hussein, mà cho chính công lý, một thứ công lý mà nếu không được tuân giữ chặt chẽ, nhiều mạng sống vô tội sẽ bị tiêu vong, và thế giới sẽ đi đến chỗ bạo loạn hơn nữa. Giáo Hội Chúa Kitô hoạt động cho công lý và hòa bình là như thế.

 (Xin xem thêm phản ứng của các nước)

(Giáo Hội Hiện Tế các tuần trước)