GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 6/2004

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả mọi Kitô hữu được liên lỉ nhận thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của cộng đồng trong việc làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa đối với loài người và đối với hết mọi con người nam nữ”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho quyền tự do tôn giáo, một quyền lợi căn bản của loài người, được tôn trọng hơn nữa ở các quốc gia Á Châu”.  

__________________

 NGÀY 2 THỨ TƯ

 

Thánh Tử Ðạo Việt Nam

  Ðaminh Ninh

2/6 Thứ Tư

ĐTC với vị Tân Lãnh Sự nước Suriname về tiến trình toàn cầu hóa làm tệ hại tình trạng của thành phần nghèo khổ


Thứ Năm 27/5/2004, ĐTC GPII đã tiếp nhận vị tân lãnh sự Edgard Stephanus Ragoenath Amanh nước Suriname, và Ngài đã nhận định cùng chia sẻ về tình hình nước của ông qua bài diễn từ sau đây:


Thưa ông Lãnh Sự,


….
Những mối liên hệ ngoại giao của Giáo Hội chúng tôi là một phần thuộc sứ vụ phục vụ gia đình nhân loại của Giáo Hội chúng tôi, và đặc biết nhắm tới việc cổ võ hòa bình và hòa thuận giữa các dân tộc trên thế giới. Đó là những điều kiện thiết yếu đối với sự tiến bộ trong việc đạt thành công ích và phát triển toàn diện cá nhân cũng như xứ sở, những giá trị chỉ có thể chiếm hữu ở chỗ những cơ cấu lập pháp của quốc gia cần phải bảo vệ cũng như những tổ chức dân sự của quốc gia này cần phải xác nhận phẩm vị xứng với hết mọi người.


Tại xứ sở của ông Lãnh Sự, đặc biệt phong phú những truyền thống văn hóa và tôn giáo khác nhau, tầm quan trọng của việc nhìn nhận nhân phẩm bẩm sinh của hết mọi con người lại càng rõ ràng hơn nữa. Nếu không biết cương quyết bênh vực và cổ võ những giá trị chung được bắt nguồn nơi chính bản tính của con người thì việc chung sống thuận hòa của các cộng đồng có những truyền thống khác nhau về văn hóa và tôn giáo sẽ thiếu nền tảng vững chắc.


Ngoài ra, trong những trường hợp đa văn hóa và tôn giáo như thế, thì việc tỏ ra hiểu biết và tôn trọng những cái khác biệt của nhau lại càng đóng một vai trò trọng yếu trong vấn đề bảo trì mối hiệp nhất quốc gia cần thiết cho sự tiến bộ chân thực cũng như để bảo đảm không xẩy ra tình trạng bị ám ảnh dễ sợ về cuộc xung đột liên tôn và liên chủng tộc. Về vấn đề này Tôi hoan hỉ nhận thấy những đóng góp đáng khen của Hội Đồng Chư Giáo Hội Kitô Giáo là tổ chức được thiết lập lâu năm cũng như của Hội Đồng Liên Tôn, cả hai cơ cấu này đã đặc biệt tích cực giúp cho xã hội Suriname được phát triển hơn nữa hợp với phẩm giá và quyền lợi của thành phần công dân trong nước.


Như ông đã nhận định, nước Suriname cùng với cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với những vấn đề gay go của một thế giới toàn cầu hóa hơn bao giờ hết ngày nay cũng như với tình trạng xuất hiện một trật tự quốc tế mới. Vì vấn đề toàn cầu hóa tự nó là một hiện tượng trung dung, Tôi đã không ngần ngại bày tỏ mối quan tâm của mình trước tình trạng toàn cầu hóa làm tệ hại hơn hoàn cảnh sống của thành phần túng thiếu, một tình trạng toàn cầu hóa không giải quyết đầy đủ những trường hợp đói khát, nghèo khổ và bất công xã hội, và là một tình trạng toàn cầu hóa không bảo toàn được môi trường thiên nhiên.


Để đương đầu với những bất công này, cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực để làm sao bảo đảm được rằng vấn đề toàn cầu hóa là một vấn đề mang một trọng trách về luân thường đạo lý, bằng cách đối xứ với tất cả mọi dân tộc như là những phần tử bình quyền chứ không phải là những dụng cụ thụ động. Có thế vấn đề toàn cầu hóa mới có thể phục vụ toàn thể gia đình nhân loại, không còn mang lại thiện ích cho riêng một thiểu số may mắn mà là phát triển công ích cho tất cả mọi người (cf. Plenary Meeting of the Pontifical Academy of Social Sciences, May 2, 2003).


Cảm quan rõ ràng về mối liên thuộc kinh tế, chính trị và văn hóa đòi phải biết đoàn kết hơn nữa giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một dấu hiệu chứng tỏ cho thấy việc tích cực dấn thân của cộng đồng quốc tế cho công ích cần thiết cho tình đoàn kết này đó là việc nhìn nhận hơn nữa nhu cầu khẩn trương cần phải làm sao để giảm bớt tình trạng nghèo khổ ở bất cứ nơi nào (cf. apostolic letter "Novo Millennio Ineunte," No. 14). Về phần mình, Tòa Thánh sẽ tiếp tục ủng hộ những mục đích Phát Triển Thiên Niên Kỷ cũng như những sáng kiến mới như Cơ Quan Tài Chính Quốc Tế là cơ quan có hai mục đích là tài trợ cho các dự án phát triển khả đạt và hiện thực mục tiêu viện trợ 0.7% tổng lợi tức quốc gia. Việc giảm bớt nợ nần chồng chất kìm kẹp nhiều quốc gia đang phát triển là vấn đề thiết yếu để cho khả năng về kinh tế của những quốc gia này được củng cố vững chắc.


Việc thực thi tình đoàn kết cũng đòi phải hết sức nỗ lực ở mỗi xã hội (cf. encyclical letter "Sollicitudo Rei Socialis," No. 39). Nếu muốn thực hiện tình trạng tiến bộ quốc tế chân thực theo chiều hướng bình quyền đồng hữu thì các quốc gia giầu thịnh cần phải thể hiện những cử chỉ cụ thể hỗ trợ một cách minh bạch và khả tín về chính trị trước mắt của thành phần thụ nhận.


Một chính phủ hữu trách, việc bảo trì luật pháp và trật tự cho toàn xứ sở, và việc tham dự của tất cả mọi phần tử của xã hội trong việc hỗ trợ cho các tổ chức dân sự dấn thân cho việc phát triển thực sự của quốc gia, tất cả đều có một vai trò đặc biệt trong việc góp phần vào một thứ văn hóa hòa bình và hợp tác. Nơi xứ sở của ông, những điều này là điều kiện cần thiết để thu hút việc đầu tư cần phải có trong việc đẩy mạnh tình trạng phát triển về kinh tế khiến người Suriname sống ở hải ngoại trở về quê hương tìm việc làm và một tương lai an sinh.


Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo ở Suriname cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ việc chiếm đạt những mục đích hòa bình và thịnh vượng ấy. Trung thành với sứ vụ thiêng liêng và nhân đạo của mình, Giáo Hội đóng vai trò tích cực trong những sáng kiến về vấn đề liên tôn cũng như những hoạt động về vấn đề đa văn hóa là những gì cố gắng để phục vụ phúc hạnh cho dân chúng. Qua những học đường, những cơ quan chăm sóc sức khỏe, cũng như các chương trình phát triển cộng đồng của mình, Giáo Hội chúng tôi tìm cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho xứ sở này. Qua việc phục vụ như thế, Giáo Hội chẳng ham muốn quyền lực hay đặc ân mà chỉ cần được tự do bày tỏ niềm tin của mình và tình yêu thương của mình nơi những hoạt động thiện ích, công lý và hòa bình
…..


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 31/5/2004
 

ĐTC với các vị Giám Mục Hoa Kỳ đợt 6 về vấn đề Giáo Hội phải là Chứng Từ Khả Tín cho Kho Tàng Đức Tin

Thứ Sáu 28/5/2004, ĐTC GPII đã tiếp các vị Giám Mục Hoa Kỳ đợt 6 thuộc các giáo tỉnh Indianapolis, Chicago và Milwaukee.

Quí Huynh Giám M ục thân mến,

1…

Để tiếp tục chia sẻ với quí huynh cũng như với Chư Huynh Giám Mục của quí huynh về việc thực thi vai trò giáo phẩm, giờ đây Tôi tiến từ sứ vụ thánh hóa được ủy thác cho thành phần thừa kế các vị tông đồ sang sứ vụ ngôn sứ là sứ vụ được các vị thực thi như là “những nhà rao giảng Phúc Âm và là thày dạy đức tin” (Lumen Gentium, 25) trong mối hiệp thông của toàn thể Dân Chúa. Thật vật, giữa sự thánh thiện và chứng từ Kitô giáo có một sự liên hệ sâu xa. Bởi được tái sinh trong Phép Rửa, “tất cả mọi tín hữu cùng nhau trở thành một hàng tư tế thánh thiện và vương giả, hiến dâng những lễ vật thiêng liêng lên Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, cùng loan báo các việc lạ lùng của Đấng đã kêu gọi họ từ tối tăm ra ánh sáng diệu huyền” ("Presbyterorum Ordinis," 2; cf. 1 Peter 2:9). Hết mọi người Kitô hữu, trong việc thực thi sứ vụ ngôn sứ của mình, đã lãnh nhận trách nhiệm đối với sự thật thần linh được mạc khải nơi Lời nhập thể, được lưu tồn nơi Truyền Thống của Giáo Hội, và được hiện lộ nơi những nỗ lực của các tín hữu trong việc trền bá đức tin cũng như trong việc biến đổi thế giới này bằng ánh sáng và quyền năng của Phúc Âm (cf. "Redemptor Hominis," 19).

2.     “Trách nhiệm đối với sự thật” này đòi Giáo Hội phải là một chứng từ chân thực và khả tín đối với kho tàng đức tin. Nó cần có một kiến thức xác đáng về tác động của chính đức tin như là một tác động nhờ ơn Chúa tỏ ra ưng thuận lời Chúa là những gì soi sáng trí khôn và tăng cường tinh thần để vươn mình chiêm ngưỡng sự thật tối cao, “để nhờ việc hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa, con người nam nữ có thể đạt được trọn vẹn sự thật về chính bản thân mình” ("Fides et Ratio," Proemium). Việc loan báo Phúc Âm một cách hiệu lực trong xã hội Tây Phương hiện đại cần phải trực diện đối đầu với tinh thần của chủ nghĩa bất khả tri và tương đối thuyết là một tinh thần đang gây hoang mang về khả năng nhận biết một thứ chân lý duy nhất có thể làm thỏa vọng việc lòng trí con người không ngừng tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Đồng thời cũng phải mạnh mẽ bênh vực một Giáo Hội, trong Chúa Kitô, là thừa tác viên đích thực của Phúc Âm cùng là “trụ cột và thành trì” của chân lý cứu độ (x 1Tim 3:15; Lumen Gentium, 8).

Đó là lý do việc tân truyền bá phúc âm hóa đòi phải thực hiện việc trình bày một cách không mập mờ về đức tin như là một nhân đức siêu nhiên làm cho chúng ta được liên kết với Thiên Chúa và trở thành những kẻ thông phần vào kiến thức của Ngài, để đáp ứng lời mạc khải của Ngài. Việc trình bày về kiến thức thánh kinh một cách trung thực của tác động đức tin, một tác động chú trọng tới cả chiều kích hiểu biết lẫn tin tưởng, sẽ giúp vào việc thắng vượt những phương sách thuần chủ quan và giúp cho dễ dàng cảm nhận được một cách sâu xa hơn vai trò của Giáo Hội trong việc nêu lên theo thẩm quyền của mình “đức tin cần phải được tin tưởng và mang ra thực hành” (x Lumen Gentium, 25).

Cũng cần phải trình bày một cách đúng đắn, nơi giáo lý cũng như nơi việc giảng dạy, yếu tố thiết yếu của việc Giáo Hội đối thoại với xã hội hiện đại liên quan đến mối liên hệ giữa đức tin và lý trí. Điều này sẽ dẫn tới chỗ hiểu biết hơn nữa về động lực thiêng liêng của việc hoán cải như tác động tuân phục lời Chúa, sẵn sàng “mặc lấy tâm tình của Chúa Kitô” (Phil 2:5), và bén nhậy trước cảm quan đức tin “sensus fidei” siêu nhiên là những gì giúp cho “dân Chúa, dưới sự hướng dẫn của một huấn quyền thánh cần phải trung thành tuân giữ, gắn bó một cách trọn vẹn với ‘đức tin đã được dứt khoát ban cho các thánh’” (Lumen Gentium, 12).

3.     Lời Chúa không thể bị trói buộc (x 2Tim 2:9); trái lại, Lời Ngài cần phải được vang động trên thế giới với tất cả sự thật giải phóng của mình như một lời ân phúc và cứu độ. Nếu thực sự “chính là Chúa Kitô, tân Adong, đã hoàn toàn mạc khải cho con người biết bản thân họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả của họ” (Gaudium et Spes, 22), thì tất cả những nỗ lực của Giáo Hội cần phải được tập trung vào và hướng đến một mục đích duy nhất này là làm cho mọi nơi mọi chốn nhận biết và yêu mến Chúa Kitô “là đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6). Điều này đòi phải thực hiện một cuộc canh tân sâu xa về việc truyền giáo cũng như về cảm quan ngôn sứ nơi toàn thể Dân Chúa, và thực hiện một cuộc động viên sáng suốt về những nguồn sinh lực của Giáo Hội nơi một công cuộc truyền bá phúc âm hóa giúp cho cá nhân Kitô hữu có thể làm chứng về niềm hy vọng ở nơi họ (x 1Pt 3:15) cũng như giúp cho Giáo Hội nói chung biết hiên ngang đồng thanh lên tiếng về những vấn đề luân lý và thiêng liêng quan trọng đang gây khó khăn cho con người nam nữ ở thời đại chúng ta đây.

Giáo Hội ở Liên Hiệp Quốc, với một hệ thống nổi bật của mình về những cơ cấu giáo dục và bác ái, đang phải nỗ lực thực hiện một việc truyền bá phúc âm văn hóa có thể rút ra từ sự khôn ngoan của Phúc Âm “cả những điều mới lẫn cũ” (Mt 13:52). Giáo Hội Hoa ở Kỳ được kêu gọi để đáp ứng những nhu cầu và những khát vọng sâu xa về tôn giáo nơi một xã hội càng ngày càng có nguy cơ quên lãng những gốc rễ thiêng liêng của mình và chiều theo một nhãn quan vô hồn thuần vật chất về nhân thế. Tuy nhiên, việc chấp nhận thách đố này đòi phải nhận thức một cách thực tế và toàn diện “những dấu chỉ thời đại”, để thực hiện một cuộc trình bày có sức thuyết phục về đức tin Công Giáo cũng như để sửa soạn cho riêng giới trẻ biết đối thoại với thành phần đồng thôi của họ về sứ điệp Kitô giáo cùng với sự tương quan của sứ điệp này với việc xây dựng một thế giới công chính, nhân bản và an bình hơn. Giờ đây, hơn bao giờ hết, là thời giờ của thành phần giáo dân, những người mà, theo ơn gọi đặc biệt của họ trong việc hình thành thế giới trần tục này theo Phúc Âm, được kêu gọi thực hiện sứ vụ ngôn sứ của Giáo Hội bằng việc truyền bá phúc âm hóa các lãnh vực khác nhau về đời sống gia đình, xã hội, nghề nghiệp và văn hóa (x. Ecclesia in America, 44).

4.     Nơi những chia sẻ này về sứ vụ ngôn sứ của Giáo Hội, Tôi không quên bày tỏ lòng tri ân của Tôi đối với những nỗ lực được các Vị Hoa Kỳ thực hiện từ Công Đồng Chung Vaticanô II, cả với tính cách cá nhân cũng như qua Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong việc góp phần bàn luận một cách sáng suốt và trân trọng về những vấn đề quan trọng chi phối đời sống quốc gia của quí huynh. Nhờ đó ánh sáng Phúc Âm chiếu sáng vào những vấn đề xã hội gay go như những vấn đề tôn trọng sự sống con người, công lý và hòa bình, di dân, bênh vực các giá trị gia đình và tính cách linh thánh của hôn nhân. Chứng từ ngôn sứ này, một chứng từ được tỏ bày bằng các lập luận chẳng những bắt nguồn từ niềm xác tín theo đạo giáo người Công Giáo có được giống như niềm xác tín của những người Hoa Kỳ khác, mà còn từ những nguyên tắc của lý trí và luật lệ đúng đắn, là việc phục vụ quan trọng cho công ích nơi một nền dân chủ như ở xứ sở của quí huynh.

Quí Huynh Giám Mục thân mến, trong việc thực thi hằng ngày thừa tác vụ giảng dạy của quí huynh, Tôi xin quí huynh hãy làm sao để linh đạo hiệp thông và truyền giáo được thể hiện nơi việc chân thành dấn thân của mỗi tín hữu cũng như của hết mọi tổ chức thuộc Giáo Hội trong việc loan báo Phúc Âm như là “một đáp ứng duy nhất hoàn toàn hiệu lực cho những vấn đề và niềm hy vọng do đời sống mang đến cho hết mọi người cũng như cho xã hội” (Christifideles Laici, 34). Việc tuyên xưng đức tin của đạo Công Giáo đòi hết mọi phần tử tín hữu phải trung thực làm chứng cho chân lý Phúc Âm cũng như cho những đòi hỏi khách quan của lề luật luân lý. Khi quí huynh nỗ lực hoàn tất trách nhiệm Tông Đồ trong việc “rao giảng lời Chúa, vào cả lúc thuận lợi lẫn bất lợi, việc thuyết phục, việc khiển trách và huấn dụ” (2Tim 4:2), chớ gì quí huynh hiệp nhất tinh thần hơn bao giờ hết, bằng cách không ngừng hoạt động để đàn chiên được ủy thác cho việc chăm sóc mục vụ của quí huynh có thể trở thành những nhân chứng hy vọng, những người loan báo Vương Quốc của Thiên Chúa và là những tay xây dựng một thứ văn minh yêu thương đáp ứng được những thao thức sâu xa nhất của tâm can con người.
…..

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 28/5/2004.
 

 

Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’

 Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ

Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”

(tiếp theo Thứ Sáu 28/5/2004)

Chương IV

Việc Hiệp Lễ

 


1. Những Điều Kiện Để Hiệp Lễ (80-86)

80.     Một trong những lý do Thánh Thể được cống hiến cho tín hữu đó là để “làm như một chất giải độc giúp chúng ta thoát khỏi lầm lỗi hằng ngày và gìn giữ chúng ta khỏi vấp phạm những trọng tội” (160), như được sáng tỏ nơi một số phần khác nhau trong Thánh Lễ. Như ở phần Thống Hối đầu Lễ là phần có mục đích sửa soạn cho tất cả mọi người dọn lòng cử hành các mầu nhiệm thánh (161); dầu sao “phần này vẫn thiết hiệu năng của Bí Tích Thống Hối” (162), và không thể coi như thay thế cho Bí Tích Thống Hối trong việc xá giải các trọng tội. Các vị Chủ Chiên chăn dắt linh hồn tín hữu phải lưu tâm siêng năng hướng dẫn giáo lý để dạy tín lý Kitô Giáo về vấn đề này cho tín hữu Chúa Kitô.

81.     Theo thông lệ của Giáo Hội thì mỗi người cần phải xét mình kỹ lưỡng và ai ý thức được trọng tội của mình thì không được cử hành hay lãnh nhận Mình Thánh Chúa Kitô trước khi lãnh nhận bí tích giải tội, trừ khi có lý do quan trọng như trường hợp không có cha giải tội; trong trường hợp ấy họ phải nhớ rằng họ buộc phải ăn năn tội cách trọn, và phải có ý hướng đi xưng tội sớm bao nhiêu có thể.

82.     Ngoài ra, “Giáo Hội đã phác họa những qui tắc nhắm đến việc giúp cho tín hữu thường xuyên và hiệu lực đến với bàn tiệc Thánh Thể, cũng như xác định những điều kiện khách quan không thể cho Hiệp Lễ” (165).

83.     Tốt nhất là tất cả những ai tham dự vào việc cử hành Thánh Lễ hội đủ điều kiện cần thiết đều nên Hiệp Lễ. Tuy nhiên, đôi khi lại xẩy ra trường hợp là tín hữu Chúa Kitô tiến lên bàn thờ như là một nhóm người ô hợp. Các vị Chủ Chăn cần phải khôn ngoan và mạnh mẽ sửa lại việc lạm dụng này.

84.     Chưa hết, khi cử hành Thánh Lễ cho một số rất đông người, chẳng hạn ở những thành phố lớn, cần phải cẩn thận kẻo những người không phải Công Giáo hay cả những người ngoài Kitô Giáo lên Rước Lễ, không để ý gì tới Huấn Quyền của Giáo Hội về những vấn đề liên quan tới tín lý và qui luật. Các vị Chủ Chiên có nhiệm vụ ở vào lúc thuận tiện thông báo cho những người tham dự biết rằng họ cần phải triệt để tuân giữ những thực chất và qui luật.

85.     Các vị thừa tác viên Công Giáo chỉ được ban các Phép Bí Tích cho tín hữu Công Giáo mà thôi, thành phần cũng chỉ được phép lãnh nhận các phép bí tích này từ các vị thừa tác viên Công Giáo, trừ những trường hợp được đề cập đến ở khoản Giáo Luật 844.2-4 và 861.2 (166). Ngoài ra, không được tách biệt những điều kiện bao hàm khoản Giáo Luật 844.4, những điều kiện không thể miễn trừ (167); bởi thế mà cần phải hội đủ tất cả mọi điều kiện này.

86.     Cần phải đặc biệt hướng dẫn tín hữu thực hành việc đến với Bí Tích Thống Hối ngoài Thánh Lễ, nhất là vào những thời gian được ấn định, để họ lãnh nhận Bí Tích này một cách bình lặng và thực sự có lợi ích cho họ, nhờ đó họ không bị ngăn trở trong việc chủ động tham dự Thánh Lễ. Cũng phải hướng dẫn cho những ai có thói quen thường xuyên hay hằng ngày Hiệp Lễ để họ tiến đến với Bí Tích Thống Hối vào những khoảng thời gian thích hợp, tùy theo hoàn cảnh của từng người (168).

87.     Việc Rước Lễ Lần Đầu của trẻ em bao giờ cũng phải được được dọn mình bằng việc xưng tội và giải tội (169). Ngoài ra, Việc Rước Lễ Lần Đầu bao giờ cũng phải được cử hành bởi một vị Linh Mục và không bao giờ được cử hành ngoài Thánh Lễ. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, hoàn toàn không thích hợp cho việc cử hành Việc Rước Lễ Lần Đầu vào Thứ Năm Tuần Thánh. Trái lại, phải chọn một ngày khác, như một Chúa Nhật nào đó từ Chúa Nhật Thứ Hai đến Thứ Sáu Mùa Phục Sinh, hay vào Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô, hoặc vào những Chúa Nhật trong Mùa Thường Niên, vì Chúa Nhật thực sự được coi như là ngày của Thánh Thể (170). “Trẻ em chưa đến tuổi khôn, hay những ai” vị Linh Mục Coi Xứ “cho rằng chưa dọn mình đủ” thì không được lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể (171). Tuy nhiên, nếu em nhỏ nào khôn trước tuổi được cho rằng có thể lãnh nhận Bí Tích này thì không được cản trở Việc Rước Lễ Lần Đầu của em, miễn là em được hướng dẫn đầy đủ.

 

(còn tiếp)

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được VIS phổ biến