GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 15/11/2005

 

?   Các Đức Giám Mục Ba Tây tấn công việc Lập Pháp Ly Dị tại quốc gia này

   ĐTC GPII - Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả (tiếp)  

?  Nạn Dịch Cúm Gà bắt đầu Bùng Phát có thể đưa đến Tình Trạng rất Nguy Kịch ở Việt Nam

 

?   Các Đức Giám Mục Ba Tây tấn công việc Lập Pháp Ly Dị tại quốc gia này

Hội Đồng Giám Mục Ba Tây đã lên tiếng bày tỏ “việc hoàn toàn bất đồng” voơi việc lập pháp ở Quốc Hội đang tìm cách bất tội ác hóa vấn đề phá thai.

Theo bản văn tựa đề “Quyền Được Sinh Ra” của tiểu ban điều hành của hội đồng giám mục phổ biến hôm Thứ Sáu, 11/11/2005, thì việc lập pháp này “là một cuộc tấn công thẳng mặt vào quyền lợi căn bản của con người, đó là quyền được sinh ra”.

“Việc vi phạm này liên quan tới những thứ nhân quyền khác, dẫn tới việc làm suy kiệt đi trật tự xã hội và pháp lý đồng thời mở đường cho những thứ lệch lạc lộn xộn không cùng về luân lý”.

Căn cứ vào những sự kiện khoa học vững chắc, cần phải “lập lại rằng sự sống con người được bắt đầu từ khi đậu thai, lúc con người có được gia sản di truyền của mình cùng với hệ thống miễn dịch và phát triển một cách hòa hợp, tăng tiến và liên tục. Cần phải tôn trọng và bênh vực sự sống con người ngày từ khi nó bắt đầu hiện hữu cho đến khi nó tự nhiên qua đi”.

Hội đồng giám mục này nhấn mạnh rằng “không thể chấp nhận một dự luật dám cho phép loại trừ một con người vô tội và không thể tự vệ. Nếu theo chiều hướng này thì vấn đề nói đến nhân quyền trở thành những gì chẳng nhằm nhò gì, khi việc bênh vực các thứ quyền khác bị tương khắc bởi việc chối bỏ quyền nguyên thủy là được sinh ra và sống động”.

Các vị giám mục lập lại rằng “người mẹ không có quyền tự động chấm dứt bào thai của mình, khi đứa nhỏ gần tới ngày được sinh ra, bị chứng bệnh thai nghén bất khả chữa hay bị dị dạng bẩm sinh, từ ban đầu đã có căn tính của mình, một căn tính khác với cha mẹ của em và là một hiệp nhất nơi việc phát triển dần dần và liên tục của em. Sự sống của người mẹ cần phải được hết sức bênh vực, tôn trọng và bảo vệ”.

Bản văn này có ba chữ ký, một của vị chủ tịch là ĐHY Geraldo Agnelo, một của vị phó chủ tịch là Giám Mục Antônio Celso Queiroz và một của bí thư là Giám Mục Phụ Tá Odilo Pedro Scherer.

Vào đêm Thứ Năm, 10/11/2005, ĐHY chủ tịch Agnelo đã gặp vị chủ tịch của Chamber of Deputies, phó liên bang Aldo Rebelo, để bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội về việc lập pháp vấn đề phá thai.

Theo vị hồng y thì nội dung của việc lập pháp này “khiến cho chúng ta cảm thấy bần thần khi nó cho phép việc phá thai cả cho tới lúc sản sinh”.

“Chúng ta sống ở một quốc gia theo văn hóa Công giáo cảm thấy hết sức thảm thương trước việc hủy hoại sự sống”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/11/2005

 

  TOP

 

   Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả (tiếp 13/11 Chúa Nhật)  

 

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Thư Gửi Các Gia Đình ngày 2/2 trong Năm Gia Đình 1994, đoạn 19)

 

Cái tổng luận to tát vĩ đại của Thánh Phaolô liên quan tới “mầu nhiệm cao cả” này, ở một nghĩa nào đó, hiện lên như là một thứ summa hay tổng lược giáo huấn về Thiên Chúa và loài người, một mầu nhiệm cao cả được Chúa Kitô hoàn trọn. Tiếc thay, tư tưởng Tây phương, theo đà phát triển của chủ nghĩa duy lý tân tiến, dần dần đã xa vời với giáo huấn ấy. Nhà triết gia nêu lên nguyên tắc “Cogito, ergo sum – tôi nghĩ tưởng nên tôi hiện hữu” cũng cống hiến cho quan niệm tân tiến về con người tính cách lưỡng diện đặc thù chuyên biệt của nó. Nó là một mẫu thức duy lý trong việc gây ra nơi con người cái hoàn toàn tương phản giữa tinh thần và thân xác, giữa thân xác và tinh thần. Thế nhưng, con người là một ngôi vị duy nhất với cả thân xác và tinh thần của họ. Thân xác không bao giờ được được biến thành thuần chất thể: nó là một thân thể được tinh thần hóa, như tinh thần của con người thật là gắn bó với thân xác mà họ có thể được diễn tả như là một tinh thần nhập thể. Nguồn kiến thức dồi dào nhất về thân thể là Lời hóa thành nhục thể. Chúa Kitô đã tỏ cho con người biết được bản thân họ. Ở một nghĩa nào đó, câu phát biểu này của Công Đồng Chung Vaticanô II là câu trả lời đã được Giáo Hội mong đợi từ lâu để cống hiến cho chủ nghĩa duy lý tân tiến vậy.

 

Câu trả lời này có một tầm vóc rất quan trọng để hiểu biết gia đình, nhất là trước bối cảnh của nền văn minh ngày nay, một nền văn minh, như đã nói, dường như ở rất nhiều trường hợp đã buông xuôi nỗ lực trở thành một “nền văn minh yêu thương”. Thời đại tân tiến này đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc hiểu biết cả thế giới vật chất lẫn tâm lý con người, thế nhưng, đối với chiều kích sâu xa nhất, chiều kích siêu hình học của mình thì con người đương thời vẫn còn là một hữu thể vô tri về bản thân mình rất nhiều. Bởi thế, gia đình vẫn còn là một thực tại mù mờ vô thức. Kết quả của tình trạng ly gián khỏi “mầu nhiệm cao cả” được Thánh Tông Đồ nói tới là như thế.

 

Việc tách lìa tinh thần và thân xác nơi con người đã dẫn đến một khuynh hướng càng ngày càng gia tăng trong việc coi thân thể của con người, không theo những thể loại đặc biệt giống như Thiên Chúa của nó, mà là dựa trên căn bản nó giống với tất cả những thân thể khác có mặt trong thế giới thiên nhiên này, những thân xác được con người sử dụng như loại vật thể nguyên chất trong việc cố gắng sản xuất ra các thứ vật dụng để hưởng dùng. Thế nhưng ai cũng có thể nhận ra ngay những hiểm nguy khổng lồ là chứng nào đang thập thò ở đằng sau việc áp dụng cái qui tắc ấy cho con người. Khi thân thể của con người, được coi như tách biệt khỏi tinh thần và tâm tưởng, bị sử dụng như một vật thể nguyên chất giống như thân thể của các con thú vật – và điều này thực sự đang xẩy ra nơi việc thí nghiệm các phôi thai và bào thai chẳng hạn – chúng ta sẽ không thể nào tránh được tình trạng tiến đến chỗ bị thảm bại một cách kinh hoàng về đạo lý.

 

Trong cùng một quan điểm về nhân loại học tương tự, gia đình của nhân loại đang phải đối diện với cái thách đố của một chủ nghĩa nhị nguyên mới, một chủ nghĩa mà thân thể và tinh thần trở thành hoàn toàn đối nghịch nhau; thân xác không lãnh nhận sự sống từ tinh thần, và tinh thần không cống hiến sự sống cho thân xác. Bởi thế mà con người đang không còn sống như là một ngôi vị và là một chủ thể. Bất kể bất cứ ý hướng nào hay những lời công bố nào nghịch lại chăng nữa, con người cũng đang trở thành thuần vật thể. Thứ văn hóa tân nhị nguyên thuyết này đã dẫn đến chỗ, chẳng hạn, coi tính dục của con người như là một lãnh vực để mạo dụng và khai thác hơn là theo chiều hướng của cái ngỡ ngàng ban đầu khiến Adong ngay từ khởi nguyên của cuộc tạo dựng đã kêu lên trước Evà rằng: “Cuối cùng thì đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi” (Gen 2:23). Nỗi ngỡ ngàng tương tự ấy đã được âm vang nơi những lời của Bài Ca Solomon: “Em đã chiếm đoạt trái tim anh rồi, hỡi em ơi, hôn thê ơi, em đã chiếm đoạt trái tim anh bằng ánh mắt của em” (Song 4:9). Một số những tư tưởng tân tiến đã trở nên xa cách biết bao đối với kiến thức sâu xa về nam tính và nữ tính ở trong Mạc Khải Thần Linh! Mạc Khải dẫn chúng ta đến chỗ nhận thức nơi tính dục của con người một kho tàng cân xứng với con người, thành phần tìm thấy thực sự viên trọn nơi gia đình, cũng là thành phần có thể tỏ hiện ơn gọi sâu xa của mình nơi việc giữ mình đồng trinh cũng như cuộc sống độc thân vì Vương Quốc của Thiên Chúa.

 

Chủ nghĩa duy lý tân tiến không chấp nhận mầu nhiệm. Nó không chấp nhận mầu nhiệm về con người có nam có nữ, hay nó cũng không muốn công nhận rằng sự thật trọn vẹn về con người đã được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô. Đặc biệt là nó không chấp nhận “mầu nhiệm cao cả” được công bố trong Bức Thư gửi Kitô hữu Êphêsô, song hoàn toàn chống lại mầu nhiệm cao cả này. Nó có thể nhìn nhận một cách rõ ràng, liên quan tới loại thần thánh mơ hồ, sự có thể hay thậm chí nhu cầu cần phải có một Hữu Thể tối cao hay thần linh, nhưng nó mạnh mẽ loại trừ ý tưởng về một vị Thiên Chúa làm người để cứu độ con người. Đối với duy lý thuyết, không thể nào tưởng tượng nổi Thiên Chúa lại cần phải là Đấng Cứu Chuộc, Ngài lại càng không phải là “Vị Hôn Phu”, là nguồn mạch nguyên thủy và đặc thù của tình yêu con người giữa các cặp phu thê. Duy lý thuyết cống hiến một cách nhìn hoàn toàn khác hẳn trong việc nhìn ngắm việc tạo thành cũng như ý nghĩa của việc con người hiện hữu. Thế nhưng, một khi con người bắt đầu không còn nhìn thấy một vị Thiên Chúa yêu thương mình nữa, một vị Thiên Chúa kêu gọi con người nơi Đức Kitô để sống trong Ngài và sống với Ngài, và một khi gia đình không còn khả năng để tham dự vào “mầu nhiệm cao cả”, thì nó còn lại những gì nếu không phải chỉ còn duy chiều kích tạm thời của cuộc sống hay sao? Cuộc sống trần gian không còn là gì khác ngoài một chuỗi tranh đấu để hiện hữu, một cuộc kiếm tìm chiếm đoạt vô vọng, và là một cuộc chiếm đoạt tiền tài trước hết mọi sự.

 

Những căn gốc sâu xa của “mầu nhiệm cao cả”, một bí tích của yêu thương và sự sống được mở màn ở Cuộc Tạo Dựng và Cứu Chuộc, và là một bí tích có Chúa Kitô là Vị Hôn Phu như một bảo đảm tối hậu của mình, đã bị mất đi theo cách nhìn tân tiến về sự vật. “Mầu nhiệm cao cả” đang bị đe dọa nơi chúng ta và chung quanh chúng ta. Chớ gì việc Giáo Hội cử hành Năm Gia Đình này là một cơ hội hiệu nghiệm cho những cặp vợ chồng tái nhận thức mầu nhiệm ấy và tái quyết tâm sống mầu nhiệm ấy một cách mạnh mẽ, can đảm và nhiệt tình.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

 

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

 TOP

 

? Nạn Dịch Cúm Gà bắt đầu Bùng Phát có thể đưa đến Tình Trạng rất Nguy Kịch ở Việt Nam

 

Theo tờ báo điện tử take2tango ở VN ngày 12/11/2005 thì dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở cả 3 miền Việt Nam. 10% trong 82 triệu dân sẽ bị nhiễm và trong số đó có 800 ngàn bị chết. Con số này được căn cứ vào trận đại dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 gây thiệt mạng 50 triệu người, trong khi ở VN mới trong vòng 2 năm, với 92 người bị nhiễm đã có 42 người bị tử vong.

 

Dân chúng ở CA trả vé về VN ăn tết vì sợ bị nhiễm, hay bị HK làm khó dễ khi trở về Việt Nam.  (Tuy nhiên, chính hôm Chúa Nhật 13/11/2005, gặp một người quen mới từ Việt Nam về cho biết họ mới gọi lấy vé máy bay cho 4 người về Việt Nam ăn tết các nơi lấy vé cho biết đã không còn vé nữa)

 

Nhà nước mua thuốc chích ngừa nhưng vẫn không đủ và tình hình càng ngày càng nguy ngập.

 

Hằng trăm tấn phân gà được đổ xuống hồ thủy điện Trị An để nuôi cá mỗi ngày. Nguồn nước này chảy xuống sông Đồng Nai và được lọc cho 7 triệu dân Sài Gòn sử dụng.

 

Có 30 triệu con vịt, tức 60% tổng gia cầm ở VN, đã mang phần H5 trong vi khuẩn này. Lo âu nhất là dân chúng chưa ý thức mấy cái nguy kịch của nạn dịch đang bùng phát hết sức nguy hiểm có thể trở thành đại dịch này.

 

Ở Bà Rịa – Vũng Tầu có một số trại chăn nuôi lớn đã xẩy ra tình trạng gà chết hằng loạt, từ ngày 8/11 thì chết lai rai, đến hôm 12/11 thì chết một loạt trên 200 con.

 

Các thuốc chống virus H5N1 hiện nay là Tamiflu và Relenza chỉ có hiệu lực nếu uống trong vòng một ngày khi vừa chớm triệu chứng nhiễm bệnh, tuy nhiên, công hiệu của thuốc trong vòng 24-28 tiếng đồng hồ là dựa vào loại vi khuẩn H3N2. Bởi vậy, một khi nạn nhân bắt đầu cảm thấy bị rối loạn đường hô hấp do “bão cytokine” gây ra thì không còn cứu được nữa.

 

Bão Cytokine là tình trạng thái quá của hệ thống miễn dịch nơi nạn nhân, ở chỗ số vi khuẩn H5N1 gây kích thích những chất miễn dịch có tên là cytokine (gồm IP-10, interferon beta, rentes và interleukin-6) ồ ạt dồn về mô phổi bệnh, làm nạn nhân bị rối loạn đường hô hấp.

 

Theo tờ Vnexpress được tờ báo điện tử Dân Trí phổ biến hôm Chúa Nhật 13/11/2005 như sau

 

H5N1 ở Việt Nam đã có nhiều đột biến nguy hiểm

 

Các mẫu virus H5N1 lấy từ người và gia cầm ở Việt Nam trong đợt dịch đầu năm nay đã biểu hiện những đột biến nghiêm trọng. Đặc biệt, một đột biến gene đã cho phép loại virus này dễ sinh sản hơn trên động vật có vú.

 

Đó là kết quả nghiên cứu giải mã bộ gene virus H5N1 ở Việt Nam, do Viện Pasteur TPHCM thực hiện.

 

Có 24 mẫu virus được giải mã, trong đó, 21 mẫu (16 trên gia cầm và 5 trên người) được giải mã hoàn toàn. Các mẫu virus này đều lấy từ khu vực phía Nam.

 

Kết quả cho thấy, tất cả các chủng virus gây dịch đều vẫn là type Z - type H5N1 phổ biến nhất của toàn khu vực từ năm 2004. Riêng chủng H5N1 trên người, gia cầm đầu năm nay đã có những đột biến nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng chức năng chủ yếu của gene.

 

Theo tiến sĩ Cao Bảo Vân, Trưởng phòng Sinh học phân tử, một khi virus có sự đột biến gene, nó sẽ có sự thay đổi về độc tính và khả năng xâm nhập tế bào. Thông thường, vùng chức năng này khá ổn định, và sự biến đổi như hiện nay có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Cụ thể ở các chủng H5N1 được nghiên cứu, có sự thay đổi về kháng nguyên bề mặt (HA, NA), những vị trí quyết định ký chủ cũng như khu vực quy định độc lực (trên gen HA, PB2, NS).

 

Đặc biệt, nghiên cứu đã phát hiện đột biến trên gene PB2 trên mẫu virus lấy từ một bệnh nhân cúm A người Đồng Tháp, đã tử vong đầu năm nay. Đột biến này cho phép virus sinh sản hiệu quả trên tế bào động vật có vú và mang độc tính cao.

 

Tiến sĩ Bảo Vân cho biết, đột biến gene PB2 từng được tìm thấy trên 1 con báo và 1 con hổ ở Thái Lan; đây cũng là nguyên nhân khiến nước này phải tiêu diệt cả đàn hổ vì lo sợ về khả năng lây lan của virus.

 

Chủng virus trên bệnh nhân kể trên còn có rất nhiều đột biến ở tất cả các gene. Cũng ở virus lấy từ người này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bột biến gene cho phép H5N1 kháng với thuốc Tamiflu. Tất cả các chủng virus khác trong nghiên cứu của Viện Pasteur TPHCM đều có đột biến kháng với các thuốc kháng virus cúm Amantadine, Rimantadine.

 

Tiến sĩ Bảo Vân nhận định, các phát hiện trên cho thấy virus đã và đang tích hợp các đột biến để thích nghi với những vật chủ mới, đồng thời có thay đổi về độc tính. "Hiện nay, do chưa xác định được H5N1 lây từ gia cầm sang người theo cơ chế nào, có qua động vật trung gian hay không nên chưa thể nói đột biến gene PB2 có làm tăng nguy cơ virus lây từ gia cầm sang động vật có vú (lợn chẳng hạn), để sang người không. Mặt khác, đây cũng chỉ mới là nghiên cứu thực nghiệm trên tế bào. Để kết luận, cần có nghiên cứu sâu rộng hơn" - tiến sĩ Vân nói.

 

Trả lời về việc đột biến gene PB2 (tăng khả năng sinh sản trên động vật có vú) có làm tăng nguy cơ xuất hiện chủng virus H5N1 lây từ người sang người hay không, tiến sĩ Bảo Vân cho rằng, hiện chưa thể khẳng định. Hiện các nhà khoa học chưa biết để xuất hiện đại dịch cúm lây từ người sang người, H5N1 chỉ cần tích hợp các đột biến để tạo biến thể thích nghi với người, hay phải tái tổ hợp với một chủng virus khác.

 

Tuy nhiên, những thay đổi vừa được phát hiện đã là một dấu hiệu mang tính cảnh báo rất lớn, cần được quan tâm giám sát chặt chẽ. Việc nghiên cứu những biến đổi trên của H5N1 không chỉ hữu ích trong việc tìm kiếm một chủng virus thích hợp để sản xuất văcxin mà còn gợi ý hướng tìm loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất, thay thế cho các thuốc đã giảm tác dụng.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ