GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 17/7/2005

TUẦN XVI QUANH NĂM

 

1) Tòa Thánh tại LHQ về Những Bài Học Từ Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami

2) ĐTC GPII - “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”: lý do và ý nghĩa

3) Đừng tự ý nhổ cỏ lùng: "một cuộc diệt chủng về pháp lý"

 

 

Tòa Thánh tại LHQ về Những Bài Học Từ Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami


Sau đây là bản diễn văn của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở trụ sở trung ương Nữu Ước của LHQ, tại Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội của LHQ trong một cuộc họp về “Việc Cứu Trợ Kinh Tế, Nhân Bản và Tai Họa: Những Bài Học Từ Cuộc Biển Động Sóng Thần Tsunami”, hôm Thứ Tư 13/7/2005.


Thưa Ông Chủ Tịch,


Để tìm hiểu những bài học từ phản ứng trước cuộc biển động sóng thần Nam Á ngày 26/12/2004, tôi xin được bắt đầu bằng lời chúc mừng các cơ quan của LHQ trong việc nhanh chóng đáp ứng việc rat ay cấp cứu. Cũng cần phải nói rằng, đối với cuộc khủng hoảng chưa từng thấy này, đã diễn ra một đáp ứng nhân đạo chưa từng thấy, một đáp ứng được tỏ ra nơi thành phần thường dân mà còn liên quan tới cả những lời hứa quyết của các chính quyền của họ đối với một thiên tai kinh hoàng lan rộng như thế.


Khi xẩy ra nạn động đất sóng thần này, Tòa Thánh đã lập tức cung cấp trên 4 triệu Mỹ kim cấp cứu. Cả hàng chục chục cơ quan Công giáo đã mau chóng theo dõi tai họa này, với những dự án tái thiết nhà cửa và học đường ở Ấn Độ, Nam Dương, Myanmar, Phi Luật Tân, Somalia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Ngân khoản chi phí ở khắp nơi này đã lên đến 650 triệu Mỹ kim do các cơ quan liên hệ với Tòa Thánh chi phí cho các dân tộc gặp nạn biển động sóng thần ấy, chưa nói gì tới công cuộc vẫn còn đang được thực hiện bởi một số các tổ chức tôn giáo địa phương hiện diện và hoạt động các dự án phát triển và nhân đạo khắp các miền đó.


Các ngân khoản vừa được đề cập tới trước hết được chi xài cho những nhu cầu cứu trợ khẩn trương nhất, như vấn đề nước uống an toàn, lương thực, nhà cửa, quần áo, thương tích và chăm sóc sức khỏe, tiếp tục chưa trị về y khoa, vệ sinh và điều kiện giữ vệ sinh, máy móc nấu nướng và kiểm soát bệnh nạn. Thành phần tị nạn, IDP, phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ dàng bị thương hại bởi việc buôn người và khai thác là thành phần được giúp đỡ trước tiên.


Sau giai đoạn cấp cứu là việc khởi công thực hiện những dự phóng tái thiết và phục hồi, bao gồm việc dựng lại nhà cửa, trường học và bệnh viện, chưa kể tới vấn đề cung cấp dụng cụ về canh nông và ngư nghiệp để phục hồi việc tự lập mưu sinh, và chưa kể tới việc giúp đỡ chuyên chở cùng các chương trình giáo dục. Vấn đề đoàn tụ gia đình và nâng đỡ họ đều là những gì vẫn tiếp tục mang một tầm vóc quan trọng.

 

(CÒN TIẾP)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 14/7/2005

 

TOP


 

ĐTC GPII - “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”: lý do và ý nghĩa

 

(tiếp ngày 15 Thứ Sáu 16 Thứ Bảy)

 

Ý nghĩa của lời kêu gọi “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô” theo Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trên đây cũng đã được âm vang qua những gì được vị kế nhiệm của ngài ở phần kết bài giảng cho Thánh Lễ Đăng Quang Chúa Nhật 24/4/2005 như sau:

 

·         “Tới đây, tôi nghĩ về ngày 22/10/1978, ngày mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu thừa tác vụ của mình tại Quảng Trường Thánh Phêrô đây. Những lời của ngài vào dịp ấy vẫn liên tục vang vọng trong tai tôi: ‘Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô!’ Vị Giáo Hoàng này đã ngỏ cùng thành phần thế lực, thành phần quyền lực của thế giới này, những thành phần sợ rằng Chúa Kitô có thể lấy đi một cái gì đó khỏi quyền lực của họ nếu họ để cho Người vào, nếu họ để cho đức tin được tự do.

     

     "Phải, Người chắc chắn sẽ lấy đi một cái gì đó khỏi họ: đó là cái thế lực hư hoại, cái mạo dụng luật lệ và tự do để làm những gì họ thích. Thế nhưng, Người sẽ không lấy đi bất cứ điều gì liên quan đến tự do và phẩm vị của con người, hay liên quan đến việc dựng xây một xã hội chân chính. Vị Giáo Hoàng này cũng nói điều đó với hết mọi người, nhất là giới trẻ. Không phải tất cả chúng ta đều hãi sợ một cách nào đó hay chăng?

 

     "Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô hoàn toàn đi vào cuộc đời của mình, nếu chúng ta trọn vẹn cởi mở bản thân mình cho Người, chúng ta có sợ rằng Người có thể sẽ lấy đi khỏi chúng ta một cái gì đó hay chăng? Chẳng lẽ chúng ta không sợ phải từ bỏ một cái gì đó quan trọng, một cái gì đó chuyên biệt, một cái gì đó làm cho đời sống hết sức tuyệt vời hay sao?

 

     "Như thế chẳng lẽ chúng ta lại không liều mình đi đến chỗ làm suy giảm đi hay làm hụt hẫng mất cái tự do của chúng ta hay sao? Một lần nữa, vị Giáo Hoàng này đã nói: Không đâu! Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô đi vào cuộc sống của chúng ta thì chúng ta chẳng những không bị mất đi một sự gì cả, không một sự gì, tuyệt đối là không có một sự gì, trái lại, nhờ đó còn làm cho cuộc của chúng ta được thanh thoát, tuyệt vời và cao cả. Không đâu!

 

     "Chỉ có ở nơi mối thân tình này các cửa sự sống mới có thể rộng mở mà thôi. Chỉ có ở nơi tình nghĩa ấy khả năng cao cả của sự sống con người mới thực sự thể hiện mà thôi. Chỉ có ở trong tình nghĩa này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và tự do mà thôi.

 

     "Bởi thế, hôm nay đây, bằng quyền năng mãnh liệt và bằng niềm xác tín vững chắc, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân lâu đời của mình, hỡi giới trẻ thân mến, tôi muốn nói cùng quí bạn rằng: Xin đừng sợ Chúa Kitô! Ngài không lấy đi một điều gì đâu, mà Người lại ban cho các bạn hết mọi sự. Khi chúng ta hiến mình cho Người, chúng ta nhận lại được gấp trăm. Phải, hãy mở cửa, mở rộng cửa cho Chúa Kitô – và các bạn sẽ tìm thấy sự sống đích thực. Amen”. (Dịch theo điện thư của Vatican Information Service ngày 24/4/2005)

 

(nếu cần xin xem lại toàn bài viết: "Đừng sợ": Lý do & ý nghĩa)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


 

TOP

 

 

Đừng tự ý nhổ cỏ lùng: "một cuộc diệt chủng về pháp lý"

 

Chính HĐGM Hoa Kỳ cũng đã vấp phải trường hợp vì Chúa, vì Giáo Hội, tương tự như hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan trước thái độ vô lễ của một làng Samaritanô không chịu tiếp đón Đấng Thiên Sai Thày mình (x Lk 9:51-56). Ở chỗ, vào cuộc họp bán niên thường lệ của mình 13-15/6/2002 tại Dallas, với số phiếu 239/13, HĐGMHK đã đi đến quyết định "chế ngự sự dữ" liên quan đến vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên tàn hại cả thanh danh lẫn tài sản của Giáo Hội Hoa Kỳ này bằng một Bản Qui Chuẩn. Thế nhưng, Bản Qui Chuẩn của cả một hồi đồng giám mục hùng mạnh nhất thế giới này, tiếc thay song cũng may thay, đã được điều chỉnh cho hợp với Giáo Luật hơn, bởi một hội đồng hỗn hợp 8 vị, 4 của Tòa Thánh và 4 đại diện HĐGM Hoa Kỳ. Đó, cả một hội đồng giám mục thượng thặng này trong vấn đề quyết định việc "chế ngự sữ dữ" mà còn bị sơ hở đến nỗi cần phải được hoàn chỉnh lại như thế, thì cá nhân chúng ta hay nhóm truyền thông chúng ta có thể tự vỗ ngực cho rằng những gì mình nghiên cứu và tung ra là lành mạnh, chính xác và sinh ích lợi thực sự cho công ích hay chăng?  

                                                                              

Theo ý nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật XVI tuần này nói chúng, nhất là theo lời dẫn giải hết sức rõ ràng của Chúa Giêsu về dụ ngôn Người nói, thì nhân loại được chia ra làm hai loại rõ rệt, thứ nhất là loại lúa tốt, thành phần công chính trên thế gian này, và thứ hai là thành phần cỏ lùng, thành phần gian ác làm tay sai của ma qủi, chuyên môn gieo lầm lạc và tai hại cho Nước Trời nói chung và cho phần rỗi các linh hồn nói riêng. Thực tại về hai loại người lành và dữ trên thế gian được Chúa Giêsu nói đến trong Phúc Âm này hoàn toàn phản ảnh một cách đích thực nơi hiện tượng tương khắc hết sức kịch liệt và dữ dội về văn hóa ngày nay, giữa trào lưu văn hóa sự chết culture of death và văn hóa sự sống culture of life, giữa chủ trương phò quyền tự quyền pro choice và phò quyền sự sống pro life. Cuộc chiến này càng ngày càng tàn khốc gây ra bởi thành phần cỏ lùng, tàn khốc thê thảm còn hơn cả những cuộc khủng bố tự sát hay những cuộc chiến tranh bằng vũ lực nữa. Thế nhưng, thành phần lúa tốt vẫn cương quyết chiến đấu, điển hình nhất và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay phải kể là cuộc xuống đường biểu tình ở Tây Ban Nha ngày Thứ Bảy 18/6/2005 vừa rồi.

 

Trận chiến văn hóa sự sống chống văn hóa sự chết không phải chỉ xẩy ra trong lãnh vực phò sự sống (pro life) chống phá thai (pro choice), mà còn xẩy ra trong cả lãnh vực hôn nhân gia đình nữa, với những cuộc biểu dương chống hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng phái tính, điển hình nhất và vĩ đại nhất từ trước đến nay, với con số ước lượng lên tới 1 triệu rưỡi tham dự viên, tại Ma Ní, thủ đô nước Tây Ban Nha hôm Thứ Bảy 18/6/2005.

 

Diễn Đàn của Người Tây Ban Nha Về Gia Đình, một nhóm không thuộc tôn giáo nào, đại diện cho hơn 4 triệu gia đình, đã thực hiện một hoạt động của người công dân ủng hộ con cái, hôn nhân và quyền tự do, chống lại dự án của chính quyền muốn chấp thuận việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính lấy nhau.

 

Chủ đề của cuộc xuống đường biểu tình chống đối này là “Gia Đình Thực Sự Là Một Vấn Đề”, một cuộc xuống đường đã thu hút được các gia đình khắp Tây Ban Nha và những phái đoàn đại biểu của ngoại quốc nữa thuộc 15 hiệp hội quốc tế và hơn 1 ngàn tổ chức không thuộc chính quyền.

 

Sharon Slater, chủ tịch của Liên Hiệp Gia Đình Quốc Tế ở Mỹ và đại diện cho Liên Minh Gia Đình Thế Giới, đã diễn tả ngày này là một ngày lịch sử, đánh dấu “việc khởi đầu cho một phong trào thế giới bảo vệ hôn nhân và gia đình”. Bà này cho biết phong trào này “trổi vượt trên các chủng tộc, tôn giáo và biên giới”.

 

Jean-Louis Thès, chủ tịch Viện Gia Đình Chính Trị ở Pháp, đã gọi ngày này là “một ngày lịch sử cho phong trào gia đình ở toàn Âu Châu”, và cám ơn nhân dân Tây Ban Nha đã “phất cờ gia đình khởi nghĩa một cách nổi bật như thế”. Vị này tham dự thay mặt cho 400 hiệp hội ở Pháp.

 

María del Prete, thay mặt cho 400 nhóm ở Mỹ Châu Latinh tham dự vào tổ chức Cơ Cấu Gia Đình, đã bày tỏ tình đoàn kết với các gia đình, hôn nhân và trẻ em Tây Ban Nha.

 

Josep Miró i Ardèvol, một phần tử của Hiệp Ước Về Các Quyền Lợi và là chủ tịch Hội Đồng Kitô Hữu Cho Âu Châu, đã nói cùng tham dự viên rằng: “Trong những tháng vừa qua, Âu Châu và toàn thế giới đã nhìn Tây Ban Nha một cách nghi ngại. Ở Âu Châu cũng như trên thế giới, hôn nhân là cuộc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ (ông trích dẫn bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền của LHQ). Trong số 191 quốc gia phần tử của LHQ có 189 nước cấm hôn nhân đồng tính”.

 

José Gabaldón, chủ tịch tổ chức Diễn Đàn của Người Tây Ban Nha cho Các Gia Đình, khi ngỏ lời cùng tham dự viên và cám ơn sự ủng hộ khắp nơi trên thế giới ông nhận được, đã nói rằng: “Anh chị em là bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng hôm nay đã đến thời điểm của gia đình”.

 

Vị chủ tịch này đã đề cập tới các nhóm đại diện đến từ Pakistan, Nam Hàn, Mông Cổ, Nga, Sri Lanka, Madagascar, Guinea, the Colombo Islands, Bangladesh, Ai Cập và Rwanda.

 

Cuộc biểu tình này được sự hỗ trợ của các tổ chức dân sự, chính trị và tôn giáo, cũng như của Seg Munir, giáo trưởng Đại Đền Hồi Giáo ở Ma Ní, Liên Hiệp Cộng Đồng Do Thái Tây Ban Nha, và các tôn giáo khác. Riêng Công Giáo, hội đồng giám mục ở xứ sở này đã tỏ ra ủng hộ và có khoảng 20 vị giám mục đã tham dự cuộc biểu tình, trong đó có cả ĐHY Antonio Rouco TGM Ma Ní cùng với các vị giám mục phụ tá của ngài.

 

Marek Raczkiewicz, phóng viên của Đài Phát Thanh Vatican đặc trách phần tiếng Balan, đã đề cập đến việc tất cả các quốc gia Đông Âu đang “hết sức chăm chú và quan tâm” theo dõi tình hình ở Tây Ban Nha, “nhất là liên quan đến vấn đề gia đình và hôn nhân”. Vị này cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tiếng nói giáo dân, theo ông, đây không phải là vấn đề “của hàng giáo sĩ hay giáo phẩm, mà trước hết của việc giáo dân ý thức hơn bao giờ hết”. 

 

Ký giả Cristina López Schlichting phụ trách việc đọc “bản hiến chương” của biến cố này, một bản hiến chương kêu gọi hãy loại bỏ khỏi bản thảo về khoản luật “hôn nhân” đồng tính và đòi quyền lợi cho trẻ em được có cha có mẹ đàng hoàng. Bản hiến chương này cũng kêu gọi thực hiện một qui chế bảo vệ gia đình và quyền lợi của cha mẹ trong việc chọn lựa việc giáo dục cho con cái của mình.

 

Cuộc khủng hoảng về luân lý của con người (văn minh Tây Phương) ở vào đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo này đã trở nên vô cùng thảm khốc và cực kỳ nguy vong, như được cảm nhận bởi vị giáo hoàng tác giả cuốn “Hồi Niệm và Căn Tính” là Đức Gioan Phaolô II, một tác phẩm như một lời vừa di chúc vừa kêu gọi ngài muốn gửi tới thế giới rằng: “Thật vậy, chính nhờ hồi niệm mà cảm quan của chúng ta về căn tính được hình thành và hiện tỏ nơi tâm trí con người” (ấn bản Anh ngữ,  đoạn cuối cùng Chương 23: “Về Lại Với Âu Châu”). Thật vậy, những gì vị giáo hoàng này đã nhận định về loài người liên quan đến “những hủy hoại lớn lao”, “những tàn phá vĩ đại” từ năm 1978, trước khi ngài vĩnh viễn ra đi, đã biến thành một hiện tượng diễn tiến như cuộc biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào ngày 26/12/2004, một thiên tai đã kinh hoàng tàn sát trên 200 ngàn người cách đột ngột trong một thời gian rất ngắn. Ngài viết trong tác phẩm cuối cùng của mình, “Hồi Niệm và Căn Tính”, ở Chương 2 về “Những Ý Hệ của Sự Dữ”, ấn bản Anh ngữ, trang 11, như sau:

 

Đến đây, chúng ta không thể câm lặng trước vấn đề ngày nay trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Cuộc sụp đổ của các chế độ được xây dựng trên các ý hệ sự dữ (biệt chú của người dịch: theo tác giả nhận định ở phần trước đó là ‘ý hệ Xã Hội Quốc Gia’ ở Đức theo nguyên lý duy chủng tộc, và ‘ý hệ Mát Xít’ Cộng sản đặc biệt ở Nga) đã đi đến chỗ chấm dứt những hình thức diệt chủng vừa được đề cập tới ở những xứ sở liên hệ (biệt chú của người dịch: được tác giả liệt kê là ‘diệt chủng Do Thái, cùng các nhóm khác như nhân dân Romania, thành phần dân quê xứ Ukraine, và hàng giáo sĩ Chính Thống lẫn Công Giáo ở Nga, ở Belarus và ở bên ngoài rặng núi Urals’). Tuy nhiên, vẫn còn có một cuộc diệt chủng về pháp lý đối với những con người đang được cưu mang nhưng chưa vào đời. Trong trường hợp này, cuộc diệt chủng ấy được ban bố bởi những thứ quốc hội được chọn bầu theo dân chủ (biệt chú của người dịch: ở đây vị tác giả muốn nhấn mạnh đến tính cách khác biệt giữa những chế độ chuyên chế độc tài sắt máu trong thế kỷ 20 với thể chế được gọi là tự do dân chủ nhân quyền), những thứ quốc hội nhân danh quan niệm tiến bộ về dân sự cho xã hội và cho toàn thể nhân loại. Chúng ta cũng không thể thinh lặng trước những vi phạm trầm trọng khác đến việc làm hụt hẫng đi lề luật của Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ tới, chẳng hạn, áp lực mãnh liệt của Quốc Hội Âu Châu trong việc nhìn nhận các cuộc hợp hôn đồng tính như là một loại gia đình khác, có quyền nhận con nuôi. Thật là hợp lý, thậm chí cần phải đặt vấn đề phải chăng đó không phải là công cuộc của một thứ ý hệ sự dữ khác hay sao, có lẽ còn tinh xảo và kín đáo hơn, có ý muốn khai thác chính nhân quyền để chống lại con người và đời sống gia đình”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
  

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ