GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 3/7/2005

TUẦN XIV QUANH NĂM

 

1) ĐTC/BĐXVI: Bài Giảng Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô về Công Giáo Tính và Hiệp Nhất Tính của Giáo Hội Chúa Kitô (tiếp)

2) Khoa Giáo Hội Học Hiêp Thông của Hồng Y Joseph Ratzinger

3) Huấn Từ Truyền Tin Lễ Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô 29/6/2005

4) ĐTC BĐXVI tiếp phái đoàn Đại Biểu Giáo Hội Chính Thống hoàn vũ Constantinople

 

 

ĐTC/BĐXVI: Bài Giảng Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô về Công Giáo Tính của Giáo Hội Chúa Kitô

 

(tiếp hôm qua Thứ Sáu 1 Thứ Bảy 2)

 

Bởi thế, giờ đây tôi hướng về quí huynh, quí huynh giám mục thân mến: tôi thân ái chào quí huynh cũng như họ hàng thân thuộc và phái đoàn hành hương thuộc các giáo phận đương nhiệm của quí huynh. Quí huynh sắp sửa lãnh nhận giây choàng tông phẩm từ tay của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Chúng tôi đã ban phép lành cho nó, như từ chính Thánh Phêrô, đặt nó ở bên mộ của ngài. Giờ đây nó là một thứ thể hiện cho trách nhiệm chung của chúng ta trước “Vị Tổng Mục Tử” Giêsu Kitô được Thánh Phêrô nói đến (2Pt 5:4).

 

Giây tông phẩm là một biểu hiệu cho sứ vụ tông đồ của chúng ta. Nó là biểu hiện cho mối hiệp thông của chúng ta, một mối hiệp thông có tính cách cao cả hữu hình của nó nơi thừa tác vụ Thánh Phêrô. Liên hệ với duy nhất tình cũng như với tông đồ tính là thừa tác vụ Thánh Phêrô, một thừa tác vụ qui tụ một cách hữu hình Giáo Hội của tất cả mọi phần thể cũng như của tất cả mọi thời đại, nhờ đó bênh vực mỗi một người trong chúng ta khỏi rơi vào tình trạng tự lập sai lầm là những gì quá dễ dàng bị biến thành những thứ riêng biệt hóa nội tại trong Giáo Hội và có thể làm tổn thương rất nhiều đến tình trạng độc lập nội tại của Giáo Hội. Ý thức như thế, chúng ta không muốn quên rằng ý nghĩa của tất cả mọi phận vụ và thừa tác vụ cuối cùng là “để tất cả chúng ta chiếm được mối hiệp nhất về đức tin và về việc nhận biết Con Thiên Chúa, chiếm được con người trưởng thành, chiếm được tầm vóc trọn vẹn của Chúa Kitô”, nhờ đó thân thể của Chúa Kitô được phát triển “và tự xây dựng trong yêu thương” (Eph 4:13,16).

 

Theo chiều hướng ấy, tôi thành thật và biết ơn gửi lời chào đến phái đoàn đại biểu của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, một phái đoàn được Đức Thượng Phụ hoàn vũ Bartholomew I sai đến, vị thượng phụ tôi xin bày tỏ niềm tưởng mến. Phái đoàn này, được lãnh đạo bởi TGM loannis, đã đến mừng và tham dự cuộc lễ của chúng ta đây. Cho dù chúng ta vẫn chưa đồng ý với nhau về vấn đề cắt nghĩa và quyền bính của thừa tác vụ Thánh Phêrô, chúng ta vẫn cùng nhau được thừa hưởng việc thừa kế tông đồ, chúng ta liên kết chặt chẽ với nhau bằng thừa tác vụ giáo phẩm cũng như bằng bí tích linh mục, và chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin của các vị tông đồ như được ghi nhận trong Thánh Kinh cũng như theo những lời dẫn giải của các đại Công Đồng Chung. 

 

Vào giờ khắc này của thế giới đầy những hoang mang và ngờ vực nhưng khắc khoải mong ước Thiên Chúa, chúng ta lại nhìn nhận sứ vụ chung của chúng ta trong việc cùng làm chứng cho Chúa Kitô, và, trên căn bản hiệp nhất ấy là những gì được ban cho chúng ta, chúng ta giúp cho thế giới có thể tin tưởng. Chúng ta khẩn xin Chúa bằng cả tấm lòng của mình hãy hướng dẫn chúng ta đạt tới mối hiệp nhất trọn vẹn, để ánh quang chân lý là những gì duy nhất có thể kiến tạo hiệp nhất một lần nữa lại trở nên hữu hình trước mắt thế giới.

 

Bài Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta về lời tuyên xưng của Thánh Phêrô được Giáo Hội lấy đó là lúc khởi đầu của mình: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16). Hôm nay đây, khi nói về một Giáo Hội duy nhất, công giáo và tông truyền song chưa là Giáo Hội thánh thiện, chúng ta muốn nhắc lại vào lúc này đây một lời tuyên xưng khác của Thánh Phêrô nhân danh Mười Hai Vị vào giờ phút bị bỏ rơi nhất: “Chúng con đã tin tưởng và nhận biết rằng Thày là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Jn 6:69).

 

Điều này nghĩa là gì? Chúa Giêsu, trong lời nguyện tư tế cao cả, đã nói đến việc Người tự hiến cho các môn đệ, ám chỉ cuộc hy sinh tử giá của mình (Jn 17:19). Qua lời nói ấy Chúa Giêsu mặc nhiên diễn tả phận sự của Người là Vị Thượng Tế chân thật, Đấng làm hiện thực mầu nhiệm của “Ngày Hòa Giải”, không còn chỉ ở nơi các nghi lễ thay thế nữa mà là ở nơi cái cụ thể của mình máu Người. Lời “Đấng Thánh của Thiên Chúa” trong Cựu Ước ám chỉ Aaron là Thượng Tế, vị có nhiệm vụ hoàn tất việc thánh hóa dân Do Thái (Ps 105:16; x Sir 45:6). Việc Thánh Phêrô tuyên xưng vào Chúa Kitô, Đấng được ngài tuyên bố là Đấng Thánh của Thiên Chúa, lại ở trong bối cảnh của bài giảng về Thánh Thể, một bài giảng Chúa Giêsu loan báo Ngày đại Hòa Giải bằng việc hiến dâng chính mình làm lễ hy sinh: “Bánh Tôi sẽ ban để thế gian được sự sống đó là thịt của Tôi” (Jn 6:51). 

 

Bởi thế, trong bối cảnh của lời tuyên xưng này là mầu nhiệm tư tế của Chúa Giêsu, hiến tế của Người cho tất cả chúng ta. Đúng hơn, hiến tế này luôn được tái thánh hóa bằng tình yêu tinh tuyền của Chúa Kitô. Thiên Chúa không phải chỉ nói: Ngài đã yêu thương chúng ta một cách rất thực hữu, đã yêu thương chúng ta cho đến độ tử giá của Con Ngài. Chính từ đây mà chúng ta thấy được tất cả những gì là cao cả của một mạc khải có vết thương in ấn trên trái tim của chính Thiên Chúa. Giờ đây, mỗi một người trong chúng ta có thể tự mình nói với Thánh Phaolô rằng: “Sự sống tôi hiện sống trong xác thịt này là tôi sống bởi niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và ban mình cho tôi” (Gal 2:20). Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Chúa để sự thật của lời này được in ấn một cách sâu xa trong tâm can của chúng ta với niềm hân hoan và trách nhiệm của nó; chúng ta hãy cầu nguyện để được rạng ngời bởi Thánh Thể chân lý này càng ngày càng trở nên mãnh liệt hơn trong việc hình thành cuôc sống của chúng ta.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 29/6/2005

 

 

TOP

 

Khoa Giáo Hội Học Hiêp Thông của Hồng Y Joseph Ratzinger

 

Vấn:     Vai trò giáo hoàng làm thế nào để có thể dễ dàng hóa mối hiệp thông hay ‘communio’ trong Giáo Hội?

 

Đáp:    Vai trò giáo hoàng dễ dàng hóa ‘mối hiệp thông’ chính là nhờ ở việc làm chứng cho một thực tại siêu việt về Chúa Kitô phục sinh. Điều này là những gì hiển nhiên nơi các vị thừa kế tiên khởi của Thánh Phêrô. Như Thánh Phêrô, các vị cũng làm chứng cho sứ vụ Thánh Phêrô đã lãnh nhận – nhiều vị giáo hoàng thời Giáo Hội sơ khai đã chịu tử đạo.

 

Chìa khóa Nước Trời chính là những lời thứ tha mà chỉ có duy một mình Thiên Chúa mới có thể thực sự trao quyền cho thôi. Vai trò giáo hoàng cổ võ mối hiệp thông bằng việc trung thành với sự thật của phúc âm cũng như của sứ vụ cứu độ thứ tha theo bí tích. Trong cuốn “Được Kêu Gọi Hiệp Thông”, Đức Ratzinger đã viết: “Bằng việc tử nạn của mình, Chúa Giêsu đã đẩy tảng đá lấp miệng tử thần, tức là lấp đi quyền lực hỏa ngục, nhờ đó, từ cuộc tử nạn của Người, quyền năng tha tội không ngừng trào ban”.

 

Sau đó, Đức Ratzinger đã trở lại đề tài này về việc các vị tông đồ và thành phần thừa kế của các vị cần phải thực hiện sứ vụ thứ tha vì các vị được ủy thác cho một sứ vụ mà chỉ có Thiên Chúa Ba Ngôi mới có thể hoàn thành.

 

Bởi thế, những lời lẽ của ngài trong cuốn “Được Kêu Gọi Hiệp Thông”, đã âm vang sau khi ngài được chọn làm Đức Biển Đức XVI: “Những con người có vấn đề này” – tức các vị tông đồ – “quá ư là bất xứng một cách tỏ tường và hiển nhiên với phận sự ấy” – phận sự làm tảng đá vững chắc nơi niềm tin và cuộc sống của mình – “mà chính việc ban quyền để con người thành tảng đá ấy cho thấy rõ ràng là không phải các vị bảo trì Giáo Hội cho bằng chính duy một mình Thiên Chúa làm điều này, Đấng làm điều này còn hơn  là họ làm nữa cho dù họ là loài người”. 

 

Chỉ nhờ việc tha thứ như thế hoàn toàn trung thành với Chúa Giêsu Kitô và dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh mà mối hiệp thông trọn vẹn nơi Thân Thể Chúa Kitô mới được thực hiện. “Khoa giáo hội học Thánh Thể” của Đức Ratzinger là khoa theo chiều hướng của các Vị Giáo Phụ trong việc liên kết chiều tung kích của mình máu phục sinh, linh hồn và thiên tính Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể với chiều hoành kích của việc qui tụ thành phần môn đệ Chúa Kitô.

 

Đức Ratzinger viết: “Các Vị Giáo Phụ đã tóm gọn hai khía cạnh này – khía cạnh Thánh Thể và qui tụ – vào một chữ ‘hiệp thông’, mối hiệp thông một lần nữa trở thành những gì được chú trọng hôm nay đây”.

 

Vấn:     Trong bài phát biểu đầu tiên của mình, Giáo Hoàng Biển Đức nói rằng ngài muốn theo đuổi việc dấn thân thực hiện Công Đồng Chung Vaticanô II. Điều này nghĩa là gì?

 

Đáp:    Nghĩa là ngài thực sự quyết tâm theo bước của các vị tiền nhiệm trong việc áp dụng những giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II. Ngài thấy Công Đồng này như một chiếc “địa bàn” để nhờ đó khai mào cho ngàn năm thứ ba của thế giới Công giáo. Chúng ta không cần đến một Công Đồng khác – Giáo Hội vẫn kín múc những kho táng của Công Đồng Chung Vaticanô II.

 

Ngài cũng cho thấy rằng việc áp dụng này thực sự là “Công giáo”, hay theo “toàn diện”. Đối với một việc áp dụng thi hành như thế chỉ có thể xẩy ra “trong việc liên tục trung thành với hai ngàn năm truyền thống của Giáo Hội”. Chỉ hiệp thông với toàn thể Giáo Hội là thân thể của Chúa Kitô qua các thời đại “chúng ta mới gặp gỡ Chúa Kitô thực sự”.

 

ĐHY Ratzinger cương quyết đối đầu với những thần học gia và với những ai lầm lẫn cho rằng Công Đồng Chung Vaticanô II là như là một cái gì tách khỏi quá khứ của Giáo Hội. Không thể nào viện lý lẽ cho quan niệm lầm lẫn này nơi các văn kiện của chính Công Đồng ấy, họ thường sử dụng những từ ngữ như “tinh thần” hay “đường lối” của Công Đồng này. Vị Giáo Hoàng này đã hứa là ngài sẽ đi theo các vị tiền nhiệm của mình trong việc cổ võ vấn đề canh tân đích thực của Công Đồng trong toàn thể truyền thống Công giáo.


Vấn:     Trong cùng bài phát biểu trên đây, ĐGH Biển Đức đã vang lên hợp âm đoàn tính. Ngài hiểu thế nào về vai trò của giáo hoàng với vai trò của đoàn tính liên quan đến vai trò giáo hoàng?

 

Đáp:    Mối liên hệ giữa giáo hoàng và giám mục đoàn là những gì tiếp tục của thượng quyền Phêrô nơi 12 Tông Đồ.

 

Như ngài đã nói: “Như Thánh Phêrô và các vị tông đồ khác, theo ý muốn của Chúa Kitô, là một tông đồ đoàn duy nhất thế nào, cũng thế, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô và các vị giám mục thừa kế các tông đồ – Công Đồng Chung Vaticanô II đã mãnh liệt lập lại điều này – cũng cần phải liên kết chặt chẽ với nhau”.

 

Như ĐGH nhận định, mối hiệp nhất và đoàn tính này là những gì “hoàn toàn liên quan đến việc loan báo cho thế giới biết về sự hiện diện sống động của Chúa Kitô”. Bài phát biểu đầu tiên này của ĐTC chứng tỏ cho thấy thần học của ngài được xuất phát ra sao từ mối thân tình sâu xa của ngài với Chúa Giêsu Kitô trong việc ngài hoàn toàn dấn thân cho sứ vụ được Chúa Kitô ủy thác cho Giáo Hội.


Vấn:     ĐHY Ratzinger đã trình bày ra sao về bản chất của giám mục và linh mục trong cuốn “Được Kêu Gọi Hiệp Thông”?

 

Đáp:    Thánh Thể và các bí tích khác không phải là một điều gì đó mà bất cứ ai, theo quyền năng riêng của mình, cũng có thể thực sự làm nổi. Lời Nhập Thể nơi Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất có thể thực sự nói rằng “Này là mình Thày” hay “tội lỗi của con đã được thứ tha”. Chỉ vì Chúa Giêsu đã sai các tông đồ ra đi như Người đã được Cha sai mà chúng ta mới có một Giáo Hội với những bí tích của Giáo Hội.

 

Giáo Hội như Thánh Thể chỉ có thể tìm thấy nơi mối hiệp thông với các vị giám mục là thành phần thừa kế các tông đồ. Qui tụ lại quanh bàn thờ, Giáo Hội là Thánh Thể. Giáo Hội bao giờ cũng bao gồm cả địa phương lẫn hoàn vũ, như Giáo Hội liên kết cả chiều kích tung và hoành vậy.

 

ĐHY Ratzinger đã nhấn mạnh rằng tính cách phổ quát của Giáo Hội là những gì có ở nơi Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể. Giáo Hội là Thánh Thể – mỗi một cộng đồng địa phương cử hành Hiến Tế Thánh Lễ đều được liên kết với toàn thể Chúa Kitô bao gồm tất cả mọi tín hữu khắp các thời đại. Trong Thánh Lễ, chúng ta kêu cầu các thần trời cũng như Đức Mẹ, toàn thể các thánh và cầu cho kẻ chết nữa.

 

Không có một cộng đồng địa phương nào tự mình cấp cho mình một vị giám mục thế nào thì nó lại càng không phải chỉ là một cử hành tự mình không liên hệ gì tới toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Việc thánh hiến các vị giám mục là những gì tỏ tường cho thấy những vị giám mục hiệp thông với vị thừa kế Thánh Phêrô và lãnh nhận sứ vụ của mình từ chính Chúa Kitô được môi giới qua các thời đại trong mối hiệp thông với chính các vị tông đồ đã được Chúa Giêsu kêu gọi.

 

ĐTC Biển Đức XVI nói đến điều này trong bài phát biểu đầu tiên làm giáo hoàng của ngài khi chia sẻ về việc ngài được chọn làm vị thừa kế Thánh Phêrô: “Chúng ta nghĩ đến vào những giờ khắc này về những gì xẩy ra ở Caesarea Philippi 2 ngàn năm về trước: ‘Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’, và lời trịnh trọng xác nhận của Chúa: ‘Con là Đá và trên đá này Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày…. Thày sẽ trao cho con chìa khóa nước trời’”.

 

Như Đức Thánh Cha, mỗi vị giám mục cũng đã được ủy thác cho sứ vụ duy trì mối hiệp nhất và công giáo tính của Giáo Hội thuộc thẩm quyền của các vị. Không hiệp nhất, theo ĐHY Ratzinger nhận định, sẽ không có thánh thiện thật, vì thánh thiện đòi một tình yêu được trao ban là mối liên hệ hiệp nhất vậy.

 

Vị giám mục cần phải vun trồng mối hiệp nhất mỗi ngày một sâu xa hơn với Chúa Kitô – như các vị tông đồ, ngài phải là ‘con người hiện đại của Chúa Kitô’ – bằng không, ngài sẽ chỉ là một viên chức của giáo hội vậy thôi.

 

Cũng thế, các vị linh mục thánh chức thông phần vào sứ vụ của các vị giám mục như thánh phần môn đệ được tuyển chọn thông phần vào sứ vụ của các vị tông đồ. Vì hoạt động tông đồ chân thực không phải là sản phẩm của khả năng riêng các vị ấy thế nào thì đối với các vị giám mục và linh mục thánh chức cũng thế.

 

Chính Chúa Kitô nói năng và hành động qua họ như là những dụng cụ khi các vị dạy tín lý chân thực, cử hành các bí tích, và quản trị một cách xứng hợp. Họ có thể nói chỉ là “không”. Nó là tất cả sự hiện diện và hoạt động của Chúa Kitô, như tất cả những gì Người làm đều từ Cha trong Thánh Linh vậy.

 

Hồng Y Ratzinger khéo tóm tắt điều này là “Được Kêu Gọi Hiệp Thông”: “Đó chính là những gì chúng ta muốn nói khi chúng ta gọi việc truyền chức linh mục là bí tích: việc truyền chức không phải là những gì về việc phát triển khả năng và tặng ân riêng của con người. Nó không phải là việc bổ nhiệm một con người làm một viên chức vì họ đặc biệt giỏi về nó, hay vì nó hợp với họ, hoặc chỉ vì nó trở thành cách thức ngon lành cho họ kiếm sống….

 

“Bí tích nghĩa là tôi cho đi những gì chính tôi không thể cho; tôi làm những gì không phải là việc của tôi; tôi thực hiện một sứ vụ và trở thành một người ôm ấp những gì được người khác úy thác cho thực hiện”.

 

Cũng như với vị giám mục, “nền tảng của thừa tác vụ linh mục là mối liên hệ sâu xa tư riêng với Chúa Giêsu Kitô”. 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 23-24/6/2005


 

TOP

 

 

Huấn Từ Truyền Tin Lễ Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô 29/6/2005

 

Về Lễ quan thày của Giáo Hội Rôma, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, ĐTC đã ngỏ lời cùng dân thành Rôma như sau:

 

“Thiên Chúa Quan Phòng đã kêu gọi tôi làm mục tử của anh chị em. Tôi xin cám ơn tình cảm anh chị em đã đón nyận tôi và tôi xin anh chị em hãy cầu cùng hai Thánh Phêrô và Phaolô xin cho tôi được ơn trung thành làm trọn thừa tác vụ mục tử đã được ủy thác cho tôi. Là giám mục Rôma, Vị Giáo Hoàng thi hành một việc phục vụ đặc thù bất khả châm chước cho Giáo Hội Hoàn Vũ, vì ngài là mở đầu cùng là nền tảng vĩnh tồn và hữu hình nơi mới hiệp nhất giám mục và toàn thể tín hữu”.

 

Về Thánh Lễ Trọng Kính Nhị Vị Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô cùng với việc trao ban giây choàng tông phẩm, ĐTC nói: “Dấu hiệu về phụng vụ của mối hiệp thông liên kết Tòa Thánh Phêrô cùng Vị Thừa Kế của ngài với các vị tổng giám mục, và qua các vị, với tất cả mọi vị giám mục trên thế giới. Làm sao chúng ta lại không nhớ lại vào ngày hôm nay đây thượng quyền của Giáo Hội ở Rôma cũng như của các vị giám mục trong Giáo Hội là thượng quyền phục vụ mối hiệp thông Công Giáo. Được mở đầu bằng cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Phaolô, tất cả mọi Giáo Hội đều bắt đầu nhìn đến Giáo Hội ở Rôma như điểm qui chiếu chính yếu cho mối hiệp nhất về tín lý và mục vụ”.

 

“Xin Trinh Nữ Maria xin cho chúng ta thấy rằng thừa tác vụ Thánh Phêrô của Vị Giám Mục Rôma không được nhìn như là một ngãng trở mà là một nâng đỡ trên bước đường hiệp nhất”.

 

Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin và chào các tín hữu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, ĐTC đã cùng với một số phần tử thuộc giáo triều Rôma đến Trú Sở Thánh Matta ở Vatican để dùng bữa trưa với phái đoàn đại biểu Giáo Hội Chính Thống hoàn vũ Constantinople.

 

Tâm Phương, theo Zenit ngày 29/6/2005

 

 

 

TOP

 

ĐTC BĐXVI tiếp phái đoàn Đại Biểu Giáo Hội Chính Thống hoàn vũ Constantinople

 

Sáng 30/6/2005, tức sau Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô, ĐTC đã gặp gỡ phái đoàn đại biểu của Giáo Hội Chính Thống Giáo hoàn vũ Constantinople, phái đoàn đến Rôma mừng lễ Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô của Giáo Hội Công Giáo, cũng như Giáo Hội Công Giáo gửi phái đoàn đại biểu sang Giáo Hội Chính Thống hoàn vũ Constantinople mừng lễ Thánh Tông Đồ Anrê là quan thày của họ ngày 30/11 hằng năm.

 

ĐTC đã nhấn mạnh đến “việc đối thoại về bác ái” giữa những người Công giáo và Chính Thống “được bắt đầu trên Núi Cây Dầu bởi Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras, một cảm nghiệm đã không luống công vô ích. Nhiều cử chỉ quan trọng đã được thực hiện từ đó: Tôi đang nghĩ đến việc bãi bỏ vạ tuyệt thông nhau vào năm 1054, đến những lời lẽ, văn kiện và các cuộc gặp gỡ được cổ võ bởi cả Giáo Hội Rôma lẫn Constantinople. Những điều này đã đánh dấu đường đi nước bước của những thập niên gần đây”.

 

Ngài cũng đề cập tới việc Đức Gioan Phaolô II và vị thượng phụ hoàn vũ đã gặp gỡ nhau và “thân ái ôm nhau” trong Đền Thờ Thánh Phêrô mấy tháng trước khi ngài qua đời. ĐTC đã nhận định rằng: “con đường của chúng ta còn dài và không dễ bước”, thế nhưng nó “đã thấy được hy vọng cho một ‘cuộc đối thoại về chân lý’ vững chắc  và một tiến trình làm sáng tỏ vấn đề thần học và lịch sử là những gì đã từng mang lại hoa trái đáng kể”.

 

“Cần phải hợp lực, đừng bỏ qua một nỗ lực nào, nhờ đó việc đối thoại chính thức về thần học, một cuộc đối thoại được bắt đầu vào năm 1980 giữa Giáo Hội Công Giáo và chung các Giáo Hội Chính Thống, sẽ được tái diễn một cách vững vàng”. Ngài cho biết ngài “nhận thấy Thượng Phụ Bartholomew đang hoạt động rất nhiều để tái thiết hoạt động của Ủy Ban Quốc Tế Hỗn Hợp Công Giáo Chính Thống Giáo. Tôi cam đoan với ngài rằng tôi rất muốn hỗ trợ và khuyến khích hành động này. Việc nghiên cứu thần học, một cuộc nghiên cứu cần phải đương đầu với những vấn đề phức tạp và tìm kiếm những giải quyết không qui nạp, là một dấn thân hệ trọng chúng ta không thể nào tránh né”.

 

“Nếu thục sự Chúa mạnh mẽ kêu gọi các môn đệ của Người xây dựng mối hiệp nhất trong đức ái và chân lý; nếu thực sự lời kêu gọi đại kết là một lời mời gọi khẩn trương để tái thiết, trong hòa giải và an bình, mối hiệp nhất đã bị thiệt hại nặng nề của tất cả mọi Kitô hữu; nếu chúng ta không thể bỏ qua tình trạng chia rẽ là những gì gây trở ngại việc loan báo Phúc Âm cho hết mọi người kém hiệu nghiệm hơn, thì làm sao chúng ta có thể tránh được việc khảo sát những gì khác biệt của chúng ta một cách tỏ tường và thiện chí?... Mối hiệp nhất chúng ta tìm kiếm thì không phải là những gì thâu nhập hay phát tỏa mà là tôn trọng cái trọn vẹn đa diện của Giáo Hội, một Giáo Hội, theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô là Đấng sáng lập của mình, bao giờ cũng phải là một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.  

 

ĐTC xin phái đoàn đại biểu hãy nhắn với Thượng Phụ Bartholomew về “ý định của ngài trong việc cương quyết theo đuổi việc tìm kiếm mối hiệp nhất hoàn toàn nơi tất cả mọi Kitô hữu”.

 

Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 30/6/2005

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ