GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 28/2/2006

Tuần VIII Thường Niên

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Những ai đổ máu anh chị em mình phải trả lẽ trước mặt Chúa

?  Tưởng Niệm Đầy Năm Băng Hà của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

?   Hội Nghị về Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân Bản Gioan Phaolô II - chủ đề "Triết Lý Ngôi Vị của Karol Wojtyla"

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Những ai đổ máu anh chị em mình phải trả lẽ trước mặt Chúa

 

Cuối Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật VIII Thường Niên 26/2/2006 về Việc Sống Trọn Mùa Chay, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới hai biến cố hết sức sôi bỏng trong tuần vừa qua, đó là biến cố "nội chiến Iraq" biến cố giáo chiến ở Nigeria, hai biến cố đã được thoidiemmaria theo dõi và phổ biến từ đầu.

 

Nguyên văn những lời ngài nói về hai biến cố này như sau:

"Tin tức tiếp tục cho biết trong những ngày này các cuộc bạo động tiếp tục xẩy ra ở Iraq, với các cuộc tấn công vào chính các đền thờ. Đó là các hành động gieo rắc thương đau, gây thêm hận thù và ngăn trở trầm trọng tới công việc tái thiết xứ sở này vốn đã khó khăn.

"Ở Nigeria, trong mấy ngày cũng diễn ra những cuộc đụng độ giữa Kitô Hữu và Hồi Hữu, khiến nhiều người trở thành nạn nhân và gây tàn phá đến cho các nhà thờ và đền thờ. Trong khi bày tỏ việc lân án mạnh mẽ của tôi đối với việc bạo động phạm đến các nơi thờ phượng, tôi xin ký thác cho Chúa tất cả những ai đã qua đời và những ai thương khóc họ.

"Ngoài ra, tôi mời gọi tất cả mọi người hãy gia tăng nguyện cầu và thống hối trong Mùa Chay thánh này, để Chúa cất đi mối đe dọa của những cuộc xung đột như thế khỏi những quốc gia thân yêu này, cũng như khỏi tất cả mọi phần đất khác trên thế giới.

"Hoa trái của niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa không phải là những thứ phản kháng tàn phá mà là tinh thần huynh đệ và hợp tác vì công ích. Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là Thân Phụ của tất cả mọi người, sẽ bắt phải trả lẽ tất cả những ai gây đổ máu anh chị em mình nhân danh Ngài. Chớ gì tất cả mọi người, nhờ lời chuyển cầu của Đức Thánh Nữ Trinh, được gặp gỡ Người, Đấng là hòa bình chân thực của chúng ta!

Trong bài Huấn Từ của mình trước khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC đã ghép ý nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật VIII Thường Niên với Mùa Chay như sau:

Anh Chị Em thân mến,

Phúc Âm Thánh Marcô, phúc âm chủ đề cho các Chúa Nhật của phụng niên năm nay, cho thấy moat cuộc hành trình giáo lý, một cuộc hành trình dẫn thành phần môn đệ Chúa Kitô đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Một cuộc trùng hợp thích đáng đó là đoạn phúc âm hôm nay chạm đến vấn đề về chay tịnh: Như anh chị em đều biết, Thứ Tư tuần tới bắt dầu Mùa Chay với lễ nghi xức tro và chay tịnh thống hối. Đó là lý do Bài Phúc Âm hôm nay đặc biệt là thích hợp.

Bài Phúc Âm kể lại về việc Chúa Giêsu bay giờ đang ngồi ở bàn ăn tại nhà của một người thu thuế Levi, thành phần Pharisiêu và môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả đặt vấn đề với Người rằng tại sao các môn đệ của Người không chay tịnh như họ. Chúa Giêsu đã trả lời rằng các khách dự tiệc không thể nào chay tịnh khi chàng rể còn ở với họ; họ sẽ chay tịnh khi chàng rể bị mang đi khỏi họ (x Mk 2:18-20).

Với những lời lẽ ấy, Chúa Giêsu cho thấy căn tính Thiên Sai của mình là chàng rể của Yến Duyên, Đấng đến để đính hôn với dân của Người. Những ai nhận biết và noun tiếp Người thì hân hoan vui sướng. Tuy nhiên, Người cũng sẽ bị loại trừ và sát hại bởi chính dân riêng của Người: Vào lúc bấy giờ, vào lúc xẩy ra Cuộc Khổ Nạn và tử giá của Người, mới tới giờ khóc than và chay tịnh.

Như tôi đã đề cập, bài Phúc Âm này ngưỡng vọng về ý nghĩa của Mùa Chay. Theo chiều hướng chung, bài Phúc Âm này tạo nên việc tưởng niệm sâu xa cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, sửa soạn cho cuộc sống lại của Lễ Phục Sinh. Trong giai đoạn Mùa Chay này không hát lời ‘Hãy Vui Lên’ và chúng ta được mời gọi thực hành những hình thức thích hợp của việc từ bỏ có tính cách thống hối.

Mùa Chay không được mặc một bộ mặt của thứ tinh thần ‘cổ xưa’, như thể nó là một thứ ép buộc nặng nề và buồn chán, song với một tinh thần mới của con người tìm thấy nơi Chúa Giêsu cũng như nơi mầu nhiệm vượt qua của Người ý nghĩa của đời sống, và bởi vậy cảm thấy rằng mọi sự cần phải qui về Người. Đây là thái độ của Tông Đồ Phaolô, vị đã khẳng định rằng ngài đã từ bỏ mọi sự để có thể nhận biết Chúa Kitô “và quyền năng phục sinh của Người, nhờ đó có thể chia sẻ với những khổ đau của Người, trở thành như Người nơi cuộc tử giá của Người, hầu tôi có thể đạt được sự phục sinh từ trong kẻ cheat” (Phil 3:10-11).

Chớ gì Mẹ Maria Rất Thánh là vị hướng đạo và là thày dạy của chúng ta trong cuộc hành trình Mùa Chay này, vị đã theo Chúa Giêsu bằng tất cả niềm tin của mình khi Người quyết định lean Giêrusalem để chịu đựng cuộc khổ nạn. Như một ‘bình rượu mới’, Mẹ đã lãnh nhận ‘thứ rượu mới’ được Người Con này dọn cho cuộc đính hôn thiên sai của mình (x Mk 2:22). Nhờ đó, Mẹ là người đầu tiên ở dưới cây Thập Tự Giá lãnh nhận ân sủng được tuôn ra từ cạnh sườn của Người Con này, hiện thân của tình Thiên Chúa yêu thương nhân loại, mà chính Mẹ, theo trực giá của một người mẹ, đã xin cho đôi tân hôn ở Cana (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 13-15).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/2/2006

 

 

TOP

 

 ?  Tưởng Niệm Đầy Năm Băng Hà của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

Đức Gioan Phaolô II qua đời năm ngoái vào đêm Thứ Bảy ngày 2/4/2005, áp Chúa Nhật Lễ Chúa Tình Thương. Nhân dịp đầy năm băng hà của vị Đại Giáo Hoàng này, theo v ăn th ư c ủa Đức Hồng Y Camilo Ruini, đại diện Đức Giáo Hoàng ở Giáo Phận Rôma gửi cho các vị linh mục, cho tu sĩ nam nữ và giáo dân trong giáo phận của mình, tại Vatican sẽ có các diễn biến tưởng niệm sau đây.

Chiều Tối Thứ B ảy ¼ có Giờ Kinh Phụng Vụ; Sáng Chúa Nhật 2/4 có Thánh Lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào khoảng hơn 9 giờ 30; cả hai đều có sự hiện diện của chính Đức Thánh Cha. Trước Thánh Lễ có cuộc lần hạt Mân Côi vào lúc 9 giờ tối. Buổi cầu Kinh Mân Côi từ 9 giờ tối kéo dài khoảng tới giờ ngài qua đời thì tới Thánh Lễ. Sở dĩ tổ chức vào buổi tối Chúa Nhật đúng ngày kỷ niệm đầy năm băng hà của vị Giáo Hoàng này là vì ngài chết vào lúc 9 giờ 37 phút năm trước, “để sống lại bầu khí thiết tha nguyện cầu khi đưa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến cuộc gặp gỡ cuối cùng với Chúa”. Sau Thánh Lễ ĐTC sẽ chào những ai hiện diện tham dự ở cửa sổ tông phòng của ngài.

Vào ngày Thứ Hai ¾, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ dâng lễ cầu hồn cho vị tiền nhiệm của mình.

Trong Thư gửi cho giáo phận Rôma, vị hồng y đại diện cho biết việc tổ chức này là để tạ ơn Chúa về “tặng ân ngài biểu hiệu cho Giáo Hội và nhân loại” và là những gì bày tỏ “những niềm tri ân cảm tạ thiết tha và sâu xa đối với vị Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 26/2/2006

   

TOP

 

 

? Hội Nghị về Vị Giáo Hoàng Triết Gia Nhân Bản Gioan Phaolô II - chủ đề "Triết Lý Ngôi Vị của Karol Wojtyla"

 

Một hội nghị 3 ngày được tổ chức ở thủ đô Maní nước Tây Ban Nha để suy nghĩ về những căn gốc của tư tưởng triết gia Karol Wojtyla với mục đích nhận định các nguồn triết lý ngôi vị của ngài.

 

Hội nghị với chủ đề “Triết Lý Ngôi Vị của Karol Wojtyla” là sáng kiến của Hiệp Hội Tây Ban Nha về Thuyết Ngôi Vị để học hỏi tư tưởng của một con người đã trở thành Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hội nghị này được điều hành bởi Phân Khoa Triết Học Đại Học Complutense Maní

 

Khai mở cho hội nghị này hôm Thứ Năm 16/2/2006 vừa rồi, một trong những phần tử chính giữ vai trò Chủ Tịch Wojtyla của Đại Học Lateran ở Rôma là Joroslaw Merecki đã nhận định là “cảm nghiệm, nguồn đầu tiên của triết lý về con người, và việc gặp gỡ hiện tượng học, cả hai là các nguồn triết lý của Karol Wojtyla”.

 

Vị này, một con người có liên hệ chặt chẽ với những môn sinh và bạn hữu của Wojtyla, đã nhấn mạnh rằng nguồn mạch chính yếu của tư tưởng gia Balan này “không phải là tư tưởng của triết gia này hay triết gia kia mà là kinh nghiệm riêng của con người”. Bởi thế mà, “khoa nhân loại học của Karol Wojtyla là một khoa nhân loại học hoàn toàn theo cảm nghiệm”.

 

Theo chiều hướng của triết gia Wojtyla, vị khai mở này đã cắt nghĩa làm thế nào “cảm nghiệm về bất cứ vật gì ở ngoài con người bao giờ cũng liên hệ tới cảm nghiệm về chính bản thân con người”, vì “con người không cảm nghiệm bất cứ điều gì ngoại tại mà không cảm nghiệm chính mình một cách nào đó”.

 

“Theo triết lý tân thời thì sự kiện này thường dẫn đến chỗ chối bỏ tính cách biệt lập của thực tại bên ngoài, tức là chối bỏ chủ nghĩa duy tâm triết học. Nếu Wojtyla không bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa duy tâm chính là vì ngài bám sát lấy cảm nghiệm là những gì cho thấy phạm vi hữu thể bao giờ cũng ưu tiên hơn phạm vi lương tri”.

 

Thế rồi bài mở đầu nói đến nguồn gốc thứ hai nơi tư tưởng của triết gia Wojtyla là hiện tượng học là khoa chủ trương “tất cả những gì được tỏ hiện theo thể lý đều là đối tượng của cảm nghiệm. Bởi thế mà chẳng những có cảm nghiệm về giác quan mà còn cả cảm nghiệm về thẩm mỹ, về luân lý và về đạo giáo nữa”.

 

Vị mở đầu hội nghị nhận định là trong lãnh vực ấy thì triết gia Wojtyla đã diễn giải một dự phóng tích cực về đạo lý, mở đầu bằng việc tranh biện với triết gia hiện tượng học Max Scheler, một người có nhận định “không toàn toàn tiêu cực”.

 

“Wojtyla hoàn toàn đồng ý với luận đề căn bản của Scheler là những gì đạo đức học cần phải xuất phát từ cảm nghiệm. Cái yếu kém chính yếu của Scheler là ở chỗ sử dụng tất cả mọi cách thức về phương pháp của hiện tượng học khi phân tích cảm nghiệm về luân lý”.

 

Theo chiều hướng siêu hình học về con  người thì, “đối với Wojtyla, vấn đề về con người là những gì trở thành khởi điểm trong việc tái phục hồi khoa siêu hình học cổ điển là khoa được thực sự thấy từ con người, tức là tiếp tục lại chủ trương của khoa triết lý tân thời và tái hội nhập nó vào khuôn khổ của khoa siêu hình cổ điển. Đối với Wojtyla, chỉ có một cách thích hợp duy nhất để giải quyết vấn đề về con người đó là chú trọng tới vấn đề căn bản về hữu thể là vấn đề được dẫn giải tối hậu nơi tính chất hoàn toàn về Hữu Thể”. 

 

Còn vị chủ tịch kiêm sáng lập viên Hiệp Hội Tây Ban Nha về Thuyết Ngôi Vị là Juan Manuel Burgos đã trình bày nhận định của mình trước hội nghị này về Wojtyla là “một tư tưởng gia về thuyết ngôi vị theo bản thể học về mối quan hệ giữa trường phái Toma và hiện tượng học”.

 

Hệ thống triết gia Wojtyla sử dụng đó là “một thuyết ngôi vị xuất phát từ và được hội nhập thành một thứ hiện tượng học duy thực. Tất cả tư tưởng của ngài – và đặc biệt là những gì ngài cống hiến trong tác phẩm ‘Con Người và Hành Động’, tác phẩm chính của ngài, đều xoay quanh về con người. Đối với một thứ triết lý muốn được coi là ngôi vị thuyết thì nó cần phải cấu trúc một cách đại đồng quanh ý niệm về con người, hay, nói cách khác, con người cần phải là ý niệm thiết yếu nơi toàn thể cấu trúc về nhân loại học của nó”.

 

Vị chủ tịch sáng lập viên này khai triển tiếp vấn đề: “Đặc tính mới mẻ này của ngài được thấy nơi những luận điểm sau đây: sự phân biệt bất khả thắng vượt giữa con người và sự vật, và nhu cầu cần phải phân tích con người theo những quan niệm đặc biệt riêng của họ; tầm quan trọng cốt yếu của cảm xúc và của mối liên hệ liên cá thể; tính cách chủ yếu hoàn toàn của các thứ giá trị về luân lý và tôn giáo; tầm quan trọng của bản chất về thể lý và của việc đối xử đối với con người là nam hay nữ; thuyết ngôi vị hiệp thông; quan niệm về triết lý như phương tiện giao tiếp với thực tại chứ không phải là một quan niệm hoàn toàn tiêu cực về tính cách tân tiến của triết lý”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/2/2006

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ