GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 23/5/2006

 TUẦN VI PHỤC SINH

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 17/5/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 8: “Tông Đồ Phêrô”

?  Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống: Bản Đúc Kết Đại Hội 12 23/3/2006 Về Vấn Đề Phôi Thai Nhân Bào trong Thời Kỳ Tiền Cấy

?  Tìm Hiểu Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 17/5/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 8: “Tông Đồ Phêrô”

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Trong loạt bài giáo lý mới, chúng ta đã cố gắng tìm hiểu, trước hết, về vấn đề Giáo Hội là gì, về ý nghĩ của Chúa Kitô ra sao về gia đình mới này. Đoạn chúng ta nói rằng Giáo Hội hiện diện nơi dân, và chúng ta thấy rằng Chúa Kitô đã trao phó thực thể mới là Giáo Hội này cho 12 Vị Tông Đồ. Giờ đây chúng ta muốn nhìn ngắm từng vị một, để qua các vị, chúng ta hiểu được ý nghĩa thế nào là việc sống trong Giáo Hội, thế nào là việc theo Chúa Kitô. Chúng ta bắt đầu từ Thánh Phêrô.

 

Sau Chúa Giêsu thì Thánh Phêrô là nhân vật được biết đến và được trích dẫn nhiều nhất trong Tân Ước, ở chỗ, ngài được nhắc đến 154 lần với tên hiệu là ‘Petros’, ‘viên đá’, ‘tảng đá’, những tên hiệu theo bản dịch Hy Lạp từ danh hiệu theo tiếng Aramaic được Chúa Giêsu đích thân goị ngài ‘Kefa’, một danh hiệu xuất hiện 9 lần, đặc biệt là trong các thư của Thánh Phaolô. Ngoài ra, còn có tên gọi ‘Simon’ cũng thường được sử dụng (75 lần), một danh xưng theo tiếng Hy Lạp từ danh xưng theo nguy6en gốc Do Thái của Người là Simeon (twice Acts 15:14; 2Pet 1:1).

 

Con của Gioan (x Jn 1:42), hay theo kiểu ngôn ngữ Aramaic là ‘Bar-Jona’, con của Jonas (x Mt 16:17), xuất thân từ Bethsaida (Jn 1:44), một tỉnh ở về phía đông Biển Galilêa, cũng là nơi xuất thân của Philiphê và dĩ nhiên của cả Anrê an hem của Simon. Giọng nói của ngài là người xứ Galilêa.

 

Như người an hem Anrê của mình, ngài cũng là một tay đánh cá: cùng với gia đình Giêbêđê, cha của Giacôbê và Gioan, ngài qui tụ làm nghề tiểu thương đánh cá ở Hồ Gênnêsaret (x Lk 5:10). Nhờ đó ngài chắc hẳn được hoan hưởng cái thoải mái về tài chính và sống theo lòng đạo đức chân tình là những gì khiến ngài cùng với người an hem của ngài tới Giuđêa lắng nghe lời giảng của Gioan Tẩy Giả (Jn 1:35-42).

 

Ngài là một người Do Thái thành tín, tin vào sự hiện diện chủ động của Thiên Chúa nơi lịch sử của dân Người, và đã cảm thấy khổ đau khi không thấy tác động quyền năng của Người tỏ ra nơi những biến cố mà ngài được chứng dự. Ngài là người có gia đình, và bà mẹ vợ của ngài một ngày nọ được Chúa Giêsu chữa lành bệnh, sống ở thành Capernaum, trong cùng một ngôi nhà với Simon khi ngài còn sống ở thành phố đó (x Mt 8-14ff; Mk 1-29ff; Lk 4:38ff).

 

Những cuộc khai quật khảo cổ gần đây đã làm sáng tỏ vấn đề là ở bên dưới sàn nhà bằng vị thạch ghép theo hình thù bát giác của một ngôi nhà thờ nhỏ thuộc nghi lễ Byzantine, những di tích của một ngôi nhà thờ cổ hơn, được xây cất trong ngôi nhà ấy, được chứng thực bởi những tấm bảng nguyện cầu cùng Thánh Phêrô. Phúc Âm cho chúng ta biết rằng Phêrô là một trong bốn vị môn đệ đầu tiên ở Nazarét (x Lk 5:1-11), thành phần cần có thêm một người thứ năm nữa theo đúng tục lệ của một vị tôn sư thu thập môn đệ (x Lk 5:27: đoạn Chúa gọi Mathêu). Việc Chúa Giêsu đi từ 5 đến 12 môn đệ cho thấy tính cách mới mẻ về sứ vụ của Người, ở chỗ Người chẳng những là một trong nhiều tôn sư, mà còn đến để qui tụ 1 dân Yến Duyên cánh chung, được tiêu biểu nơi con số 12 ám chỉ con số 12 chi tộc Do Thái.

 

Simon xuất hiện trong các Phúc Âm như là một nhân vật có cá tính hăng máu và linh hoạt; ngài lúc nào cũng bộc trực, thậm chí bằng cả võ lực nữa (ngài đã sử dụng gươm trong vườn Oliu – x. Jn 18:10ff). Ngài đồng thời đôi khi lại có vẻ như ngây ngô và tỏ ra khiếp sợ, song chân tình và biết thành tâm hối cải (x Mt 26:75). Các Phúc Âm giúp chúng ta có thể theo dõi từng bước cuộc hành trình thiêng liêng của ngài.

 

Khởi điềm là lời mời gọi của Chúa Giêsu đã đến với ngài vào một ngày như mọi ngày, khi Phêrô đang bận bịu với công việc chài lưới của ngài. Chúa Giêsu bấy giờ đang ở Hồ Gennesarét, và đoàn lũ dân chúng vây quanh nghe Người giảng dạy. Con số những người tuốn đến nghe Người đã gây khó khăn cho Người. Vị Sư Phụ ấy bấy giờ thấy có hai chiếc thuyền ở bờ Hồ. Các tay chài lưới đã lên bờ giặt lưới. Người xin họ cho Người lên 1 trong 2 chiếc thuyền ấy, chiếc thuyền của Phêrô, và xin ngài chéo ra xa bở một chút. Người đã ngồi trên ngai tòa bất ngờ ấy mà giảng dạy dân chúng từ trên chiếc thuyền này (x Lk 5:1-3).

 

Như thế, chiếc thuyền của Phêrô đã trở thành ngai toà của Chúa Giêsu. Khi giảng dạy xong, Người đã bảo Simon rằng: ‘Hãy ra chỗ nước sâu để thả lưới bắt cá’. Và Simon thưa với Người rằng: ‘Lạy Thày, chúng tôi đã vất vả thâu đêm mà chẳng bắt được gì hết! Song vâng lời Thày chúng tôi thả lưới’ (Lk 5:5). Chúa Giêsu, một con người làm thợ mộc, không phải là một tay chuyên nghiệp đánh cá, song Phêrô là tay đánh cá đã tin tưởng nơi vị tôn sư ấy, vị tôn sư đã chẳng đáp ứng ngài gì cả ngoài việc đòi hỏi lòng tin tưởng nơi ngài.

 

Phản ứng của ngài trước mẻ cá lạ là một phản ứng bàng hoàng ngỡ ngàng và run sợ: ‘Lạy Chúa, xin hãy xa tôi ra vì tôi là một con người tội lỗi’ (Lk 5:8). Chúa Giêsu đã đáp lại bằng việc mời gọi ngài hãy tin tưởng và cởi mở trước một dự án vượt quá tất cả mọi mong đợi, đó là ‘Đừng sợ, từ đây, con sẽ trở thành tay chài lưới người’ (Lk 5:10). Phêrô không thể nghĩ được rằng một ngày kia ngài sẽ đến thành Rôma và ở đó ngài sẽ trở thành ‘tay chài lưới người’ cho Chúa. Ngài đã chấp nhận lời mời gọi ngỡ ngàng này để dấn thân vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm ấy: ngài là một con người quảng đại; ngài nhận thấy những hạn hữu của ngài nhưng tin tưởng vào Đấng đã kêu gọi ngài để đáp ứng tấm lòng của Người. Ngài đã xin vâng và trở thành một người môn đệ của Chúa Kitô.

 

Phêrô đã trải qua một thời điểm quan trọng khác nơi cuộc hành trình thiêng liêng của ngài ở gần Cesarê Philiphê, khi Chúa Giêsu đặt câu hỏi đặc biệt với các môn đệ của Người, đó là ‘Người ta bảo Thày là ai?’ (Mk 8:27). Đối với Chúa Giêsu, câu trả lời theo lời đồn đại cũng chưa đủ. Người muốn ai đã chấp nhận dấn thân theo Người phải có một chủ trương riêng. Đó là lý do Người8 đã nhấn mạnh rằng: ‘Song các con cho Thày là ai?’ (Mk 8:29). Thánh Phêrô đã trả lời thay cho các người khác rằng: ‘Thày là Đức Kitô’ (ibid), tức Thày là Đấng Thiên Sai.

 

Câu trả lời này, câu trả lời ‘không do bởi huyết nhục’ mà là Cha trên trời (x Mt 16:17), chất chứa mầm mống lời tuyên xưng đức tin của Giáo Hội sau này. Tuy nhiên, Phêrô đã chưa hiểu được bản chất sâu xa nơi sứ vụ thiên sai của Chúa Giêsu, như rõ ràng thấy được là, sau đó chút xíu, khi ngài tỏ ra rằng Đấng Thiên Sai được ngài tìm kiếm theo mộng ước của ngài rất khác với dự định của Thiên Chúa. Trước lời loan báo về cuộc khổ nạn, ngài đã kêu lên và tỏ phản ứng khiến Chúa Giêsu phải tỏ thái độ nghiêm thẳng (x Mk 8:32-33).

 

Phêrô muốn Đấng Thiên Sai là một ‘con người thần linh’ làm thỏa mãn những niềm trông đợi của con người, bằng việc áp đặt võ lực trên mọi người: chúng ta cũng muốn Chúa Kitô ra tay quyền phép và lập tức biến đổi thế giới; nhưng Chúa Giêsu lại tỏ ra mình là một vị ‘Thiên Chúa phàm nhân’, Đấng đảo ngược những trông đợi của quần chúng, bằng việc đi theo con đường khiêm tốn và khổ đau. Đó là một việc chuyển thay lớn lao mà chúng ta cần phải học biết một lần nữa, ở chỗ, thiên về những niềm mong đợi của chúng ta mà loại bỏ Chúa Giêsu, hay là chấp nhận Chúa Giêsu theo đúng sự thật về sứ vụ của Người mà loại bỏ đi tất cả mọi trông đợi theo kiểu trần gian nữa.

 

Phêrô, con người bốc đồng, không ngần ngại kéo Người sang một bên mà trách cứ Người. Phản ứng của Chúa Giêsu đã hủy hoại đi tất cả mọi trông đợi sai lầm, kêu gọi ngài hãy hoán cải và theo Người: ‘Đồ Satan, hãy xéo đi! Vì ngươi không thuộc về Thiên Chúa mà thuộc về con người’ (Mk 8:33). Đừng có mà chỉ cho Thày đường đi nước bước, Thày theo đường lối của Thày và con hãy bước đi theo Thày.

 

Thế là Thánh Phêrô đã biết được thế nào là thực sự theo Chúa Giêsu. Đó là lời kêu gọi thứ hai, như Abraham trong Sáng Thế Ký, Đoạn 22, sau Sáng Thế Ký, Đoạn 12. ‘Nếu ai muốn theo Thày thì hãy từ bỏ chính bản thân mình và hãy vác thập tự giá mà theo Thày. Vì ai mất sự sống mình vì Thày và vì Phúc Âm sẽ giữa được nó’ (Mk 8:34-35). Đó là qui luật đòi hỏi trong việc theo Người: cần phải từ bỏ chính bản thân mình, nếu cần, cả thế gian nữa để giữ lấy những giá trị chân thực, để cứu lấy linh hồn, để giữ được sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế gian (x Mk 8:36-37). Và bất chấp khó khăn, Thánh Phêrô đã chấp nhận lời mời gọi ấy và đã tiếp tục con đường theo bước chân Thày của ngài.

 

Tôi nghĩ rằng những cuộc hoán cải khác nhau ấy của Thánh Phêrô và toàn thể việc tính toán của ngài là một động lực an ủi lớn lao mà là một bài học quan trọng cho chúng ta. Chúng ta cũng ước mong Thiên Chúa, chúng ta cũng muốn sống quảng đại, thế nhưng chúng ta mong Thiên Chúa trở nên oai hùng trên thế gian này và muốn rằng Người biến đổi thế gian ngay tức khắc, theo ý nghĩ của chúng ta cũng như theo nhu cầu chúng ta cảm thấy cần thiết.

 

Thiên Chúa đã chọn lựa đường lối khác. Thiên Chúa đã chọn đường lối biến đổi tâm can bằng khổ đau và khiêm tốn. Và chúng ta, như Thánh Phêrô, hằng phải hoán cải. Chúng ta cần phải theo Chúa Giêsu chứ đừng đi trước Người. Người tỏ cho chúng ta đường đi nước bước. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng: Anh chị em nghĩ rằng anh chị em có phương cách và anh chị em cần phải biến đổi Kitô Giáo, thế nhưng Chúa Kitô là Đấng biết đâu là đường lối. Chính Người nói với tôi, Đấng nói cùng anh chị em đây rằng ‘Hãy theo Thày!’ Và chúng ta cần phải can đảm và khiêm tốn theo Chúa Giêsu, vì Người là đường, là sự thật và là sự sống.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/5/2006 

 

 

TOP

 

 

 ?  Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống: Bản Đức Kết Đại Hội 12 23/3/2006 Về Vấn Đề Phôi Thai Nhân Bào trong Thời Kỳ Tiền Cấy

 

(tiếp 18 Thứ Năm & 22 Thứ Hai)

 

Phải chăng phôi thai bào đã là một con người?

 

Từ những dữ kiện này có thể kết luận rằng phôi thai nhân bào ở giai đoạn tiền cấy đã là: a) một hữu thể của loài người; b) một cá thể; c) một hữu thể có nơi chính bản thân mình cái đích phát triển làm người cùng với khả năng nội tại để có thể đạt được việc phát triển ấy.

 

Từ tất cả những điều này người ta có thể kết luận rằng phôi thai nhân bào ở trong giai đoạn tiền cấy thực sự đã là một ‘con người’ hay sao? Dĩ nhiên đó là việc dẫn giải theo triết học, câu trả lời cho vấn nạn này không phải là một ‘thứ tối hậu’ nhưng dù sao vẫn còn cởi mở đối với những cứu xét khác nữa.

 

Tuy nhiên, căn cứ vào những dữ kiện về sinh học sẵn có, chúng tôi chủ trương rằng không có lý do đặc biệt nào để có thể phủ nhận phôi thai nhân bào đã là một con người ở trong giai đoạn ấy.

 

Dĩ nhiên, việc giả tưởng nơi vấn đề dẫn giải về quan niệm con người có một tầm vóc quan trọng liên quan tới chính bản tính của con người nữa, một bản tính dồi dào khả năng được thể hiện trong việc phát triển của phôi thai bào cũng như sau khi được sinh ra. Để bênh vực cho chủ trương này, cần phải ghi nhận rằng lý thuyết về việc tức thời sinh động, được áp dụng vào hết mọi con người đến trong đời, chứng tỏ cho thấy hoàn toàn hợp với thực tại về sinh học của họ (chưa kể tới tính cách liên tục ‘trọng yếu’ với quan niệm của Truyền Thống). 

 

Thánh Vịnh đã nói: ‘Vì Chúa đã hình thành những phần thể nội tạng của con, Chúa đã đan kết con trong lòng mẹ. Con chúc tụng Chúa, vì Chúa đáng kính sợ và tuyệt vời. Lạ lùng thay công việc Chúa làm! Chúa biết con rất rõ’ (Ps 139[138]:13-14), khi ám chỉ tới việc Thiên Chúa trực tiếp nhúng tay vào việc tạo dựng mỗi một linh hồn mới nơi con người.

 

Ngoài ra, theo quan điểm luân lý, vượt trên và ở trên bất cứ một cân nhắc nào về cá thể của nhân bào phôi thai, thì nguyên sự kiện hiện diện của con người (thậm chí kể cả việc còn nghi ngờ về sự kiện này cũng đủ) đòi phải tôn trọng đối với tính cách toàn vẹn và phẩm vị của phôi thai bào ấy: Bất cứ một hành vi cử chỉ nào một cách nào đó tạo nên mối đe dọa hay vi phạm đến các quyền lợi căn bản của nó, mà trước hết và trên hết là quyền sống, đều phải coi như là những gì hết sức vô luân.

 

Để kết luận, chúng tôi xin trích lại nguyên văn những lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với hội nghị của chúng tôi trong bài diễn từ của ngài như sau: “Tình yêu thương của Thiên Chúa không phân biệt giữa thành phần phôi nhi mới được thụ thai trong lòng mẹ mình, với thành phần thơ nhi, thành phần giới trẻ, thành phần người lớn và thành phần lão nhân. Thiên Chúa không phân biệt họ, vì nơi mỗi một người trong họ, Ngài đều thấy dấu hiệu về hình ảnh của Ngài và những gì giống như Ngài.

 

“Ngài không biết phân biệt vì Ngài nhận thấy nơi tất cả mọi người trong họ phản ảnh dung nhan của Người Con duy nhất của Ngài, Đấng ‘Ngài đã chọn… trước khi tạo dựng thế giới… Ngài định cho chúng ta được trở thành con cái của Ngài trong yêu thương… theo mục đích của ý Ngài định’ (Eph 1:4-6)”. (Address, Feb. 27; L'Osservatore Romano English edition, March 8, p. 7).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/5/2006 cũng là tài liệu được tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 26/4/2006, trang 6

 

 

TOP

 

 

?   Tìm Hiểu Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40

 

(tiếp 19 Thứ Sáu 22 Thứ Hai)

 

Đó là lý do “Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Truyn Đạt” có liên qua trực tiếp và đưa đến khía cạnh thứ hai là khía cạnh: “Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Hip Thông”, một khía cạnh, theo ngài, nếu có tinh thần hiệp thông, thành phần chủ trương và thực hiện việc truyền thông xã hội, về phần tiêu cực, sẽ không lạm dụng những gì mình có trong tay để mưu cầu tự lợi hay quảng bá ý hệ sai lầm, tác hại đến nhân quần xã hội. Ngài đã viết ở đoạn 3 như sau:

 

·        Tiếng gọi này đối với ngành truyền thông ngày nay là để đảm nhận – để trở thành người bênh vực cho chân lý và từ đó cổ võ hòa bình – cần phải đối đầu với nhiều thách đố. Trong khi các phương tiện khác của việc truyền thông xã hội làm dễ dàng hóa vấn đề trao đổi tín liệu, ý nghĩ, và tương kiến giữa các nhóm, thì chúng cũng bị lọ lem bởi tính cách mập mờ nữa. Bên cạnh vấn đề đối thoại theo kiểu “đại bàn tròn”, cũng có một số khuynh hướng trong ngành truyền thông làm phát sinh ra một thứ độc tôn văn hóa làm lu mờ đi cái tài năng sáng tạo, làm giảm giá đi cái phẩm chất tinh tế của ý nghĩ phức tạp và làm hạ giá đi cái chuyên biệt của những việc thực hành văn hóa và tính cách đặc thù của niềm tin tôn giáo. Những cái méo mó này xẩy ra khi kỹ nghệ truyền thông trở thành một thứ kỹ nghệ phục vụ mình hay chỉ được thúc đẩy tìm lợi lộc mà thôi, mất đi cái cảm quan về tính cách trách nhiệm đối với công ích.

 

Từ những gì đầy tính cách tiêu cực phá hoại phạm đến mối hiệp thông nhân quần xã hội ấy, Đức Thánh Cha đề cập tới những điểm tích cực cần phải thực hiện theo đòi hỏi của tinh thần hiệp thông chân chính. Chẳng hạn như nội dung chân thực và chính xác của những vấn đề trình bày hay trình chiếu, nhất là những gì liên quan tới đời sống hôn nhân gia điùnh và giáo dục giới trẻ. Ngài viết tiếp ở đoạn 3 như sau:

 

·        Bởi thế luôn phải duy trì việc tường trình xác đáng về các biến cố, giải thích đầy đủ về các vấn đề quần chúng quan tâm, và trình bày công bằng các quan điểm khác biệt. Đặc biệt cần phải đề cao và nâng đỡ đời sống hôn nhân và gia đình, chính là vì nó liên quan tới nền tảng của hết mọi nền văn hóa và xã hội (cf. Apostolicam Actuositatem, 11). Cộng tác với thành phần phụ huynh, các phương tiện truyền thông xã hội và các kỹ nghệ tiêu khiển giúp vui có thể là những gì hỗ trợ cho một ơn gọi khó khăn song cũng hết sức an ủi trong việc nuôi dưỡng con cái, bằng việc trình bày những mẫu mực về sự sống và yêu thương con người vững chắc (cf. Inter Mirifica, 11). Tất cả chúng ta cảm thấy chán nản và thiệt hại biết bao khi thấy hầu như xẩy ra trái ngược hẳn. Tâm can của chúng ta không quằn quại hay sao, nhất là khi thấy giới trẻ của chúng ta nhào đầu vô những thứ bày tỏ hạ cấp và sai lầm về yêu thương là những gì bôi bẩn phẩm vị thiên phú của mọi con người cũng như làm suy yếu đi những phúc lợi của gia đình?”

 

Tuy nhiên, để thực hiện việc truyền đạt theo tinh thần hiệp thông, dựa vào hai khía cạnh được đề cập tới trên đây, cần phải có sự hợp tác chung liên quan tới ba vấn đề thiết yếu là đào luyện, tham dự và đối thoại. Đó là nội dung nơi phần ba của sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40, phần về “Phương Tiện Truyền Thông: Một Cơ Cấu Hợp Tác”. Đúng thế, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khai triển 3 vấn đề được Đức Gioan Phaolô II gợi ý là đào luyện, tham dự và đối thoại trong Tông Thư nhan đề ‘Phát Triển Nhanh - Rapid Development’ (số 11), trong đoạn 4 như sau:

 

·        Vấn đề huấn luyện trong việc sử dụng một cách hữu trách và cẩn trọng phương tiện truyền thông là những gì giúp cho dân chúng biết sử dụng chúng một cách sáng suốt và thích hợp. Không thể nào quá coi thường tầm ảnh hưởng sâu xa của các từ ngữ và hình ảnh mới đối với tâm trí, những gì được các phương tiện điện tử đặc biệt đưa vào xã hội một cách hết sức dễ dàng. Chính vì các phương tiện truyền thông hiện đại hình thành nền văn hóa phổ thông mà chính chúng cần phải thắng vượt bất cứ khuynh hướng mạo dụng nào, nhất là mạo dụng thành phần giới trẻ, và thay vào đó, theo đuổi ước muốn xây dựng và phục vụ. Nhờ đó, chúng bảo vệ thay vì làm suy yếu cơ cấu của một xã hội dân sự xứng đáng với con người.

 

Vấn đề tham dự vào các phương tiện truyền thông đại chúng xuất phát từ bản chất của chúng như là một sự thiện giành cho tất cả mọi người. Là một việc phục vụ quần chúng, vấn đề truyền thông xã hội đòi phải có tinh thần hợp tác và đồng trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện công cộng một cách hết sức ý thức, cũng như trong việc thi hành các vai trò được quần chúng trao phó (cf. Ethics in Communications, 20), bao gồm cả việc sử dụng những tiêu chuẩn thông thường và những biện pháp khác hay những cơ cấu khác được đề ra để đạt tới đích điểm này.

 

Sau hết là vấn đề cổ võ đối thoại, qua việc trao đổi kiến thức, bày tỏ tình đoàn kết và việc nối kết hòa bình, là những gì cống hiến một cơ hội tốt đẹp cần phải được công nhận và thực hiện đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ thế chúng mới trở thành những phương tiện gây ảnh hưởng và được cảm nhận trong việc xây dựng nền văn minh yêu thương được mọi người trông mong.

 

Để kết luận sứ điệp cho Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 40 về chủ đề Phương Tin Truyn Thông: Mt Cơ Cu Truyn Đạt, Hip Thông và Hp Tác, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bày tỏ niềm hy vọng truyền thông sẽ trở nên khá hơn và phục vụ xã hội đúng với mục đích của chúng. Ngài nói như sau ở cuối đoạn 4:

 

·        Tôi tin rằng những nỗ lực thận trọng trong việc cổ võ ba bước tiến này sẽ giúp cho ngành truyền thông phát triển cách lành mạnh như là một cơ cấu của việc truyền đạt, hiệp thông và hợp tác, giúp cho con người nam nữ và trẻ em, càng nhận thức hơn nữa phẩm vị của con người, càng tỏ ra có trách nhiệm hơn nữa, và càng cởi mở với các người khác, nhất là các phần thiếu thốn nhất và yếu kém nhất trong xã hội (cf. Redemptor Hominis, 15; Ethics in Communications, 4)”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ