GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 15/6/2006

 TUẦN CHÚA BA NGÔI

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 14/6/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 11: “Thánh Anrê, Vị được gọi đầu tiên”

?  Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Môi Sinh Con Người

?  Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’, một cuốn phim đã bị hãng phim thực hiện cuốn The Da Vinci Code từ chối thực hiện nhưng lại là một cuốn phim 'hót' hơn The Da Vinci Code! (tiếp)

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 14/6/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 11: “Thánh Anrê, Vị được gọi đầu tiên”

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Ở ba bài giáo lý vừa rồi chúng ta đã nói về hình ảnh của Thánh Phêrô. Giờ đây, căn cứ vào những gì có trong tay, chúng ta muốn nói tới 11 vị tông đồ khác một chút. Bởi thế, hôm nay chúng ta nói tới người anh em của Simon Phêrô là Thánh Anrê, vị cũng là một trong Nhóm 12.

 

Điều đầu tiên làm cho người ta chú ý về Thánh Anrê là tên gọi của ngài, ở chỗ, tên của ngài không phải là tiếng Do Thái mà là tiếng Hy Lạp, dấu hiệu cho thấy một tính cách cởi mở về văn hóa nào đó của gia đình ngài. Chính chúng ta cũng thấy được ở Galilêa là nơi tiếng Hy Lạp và văn hóa Hy Lạp khá thông dụng.

 

Trong các danh sách về Nhóm 12 thì Anrê được liệt kê thứ hai ở Phúc Âm Thánh Mathêu (10:1-4) và ở Phúc Âm Thánh Luca (6:13-16), hay thứ bốn ở Thánh Marcô (3:13-18) và ở Sách Tông Vụ (1:13-14). Dù sao chăng nữa thì ngài chắc chắn là ngài có một uy tín lớn trong các cộng đồng Kitô Giáo sơ khai.

 

Mối liên hệ về máu mủ giữa Thánh Phêrô và Anrê, cũng như việc Chúa Giêsu gọi chung cả hai vị, đều là những gì được minh nhiên trình thuật trong các Phúc Âm. Người ta đọc thấy rằng: ‘Khi bước đi bên bờ Biển Galilêa, thì Người thấy hai anh em, Simon cũng được là Phêrô và Anrê là người anh em của ngài, cả hai đang thả lưới xuống biển; vì họ là những tay đánh cá. Người đã nói với họ rằng: ‘Hãy theo Thày, và tôi sẽ làm cho các người thành những tay đánh cá người ta’ (Mt 4:18-19; Mk 1:16-17).

 

Theo Phúc Âm thứ bốn, chúng ta biết được một chi tiết quan trọng khác, đó là, mới đầu, Anrê là một người môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả; và điều này cho chúng ta thấy rằng ngài là một con người tìm kiếm, một con người đã chia sẻ niềm hy vọng của Yến Duyên, một con người muốn biết hơn nữa về lời của Chúa, về sự hiện diện của Chúa.

 

Ngài thực sự là con người của đức tin và đức cậy; nên một ngày kia nghe thấy Gioan Tẩy Giả giảng về Đức Giêsu như là ‘Chiên Thiên Chúa’ (Jn 1:36); bấy giờ ngài đã bị tác động, để rồi cùng với một người môn đệ khác được giấu tên, đã đi theo Đức Giêsu, vị đã được Thánh Gioan gọi là ‘Chiên Thiên Chúa’. Vị Thánh Ký viết: ‘Họ đã thấy nơi Người ở; và họ đã ở với Người’ (Jn 1:40-43), một việc chứng tỏ cho thấy ngay một tinh thần tông đồ khác thường. Bởi thế, Anrê là vị tông đồ đầu tiên được kêu gọi và đã theo Chúa Giêsu.

 

Đó là lý do phụng vụ của Giáo Hội Byzantine t6on kính ngài với dan hiệu là ‘Protoklitos’, tức là người ‘được ọi đầu tiên’.

 

Vì mối liên hệ huynh đệ giữa Phêrô và Anrê mà Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople coi minh là hai Giáo Hội chị em với nhau. Để nhấn mạnh đến mối liên hệ này, vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Phaolô VI, vào năm 1964, đã hoàn lại di hài nổi tiếng của Thánh Anrê là những gì cho tới bấy giờ vẫn được lưu giữ ở đền thờ Vatican, to vị giám mục tổng giáo phận Chính Thống ở thành phố Patras, Hy Lạp, nơi mà theo truyền thống, vị tông đồ này đã bị đóng đanh.

 

Các truyền thống Phúc Âm đề cập đến tên Anrê đặc biệt vào 3 trường hợp khác nữa, giúp cho chúng ta có thể biết thêm về con người này. Lần thứ nhất đó là vào biến cố bánh hóa ra nhiều ở Galiêa. Lần này, Anrê đã chỉ cho Chúa Giêsu biết về sự hiện diện của một em trai có 5 ổ bánh và 2 con cá: ngài nói là rất ít ỏi cho tất cả đám dân chúng đang tu họp lại ở nơi ấy (x Jn 6:8-9).

 

Cấn phải nhấn mạnh đến tính cách thiết thực của Anrê. Ngài đã thấy em trai này, tức là ngài đã hỏi Người rằng: ‘Thế nhưng điều này thì có nghĩa gì đối với tất cả bằng ấy người chứ?’ (ibid) và ngài đã biết được tình trạng thiếu phương tiện. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã có thể làm cho chúng trở thành đủ cho đám đông dân chúng đã đến nghe Người rao giảng.

 

Lần thứ hai ở Giêrusalem. Khi rời thành phố, một người môn đệ đã chỉ cho Người phong cảnh của những tường thành vĩ đại vây bọc ngôi đền thờ. Lời đáp ứng của Vị Sư Phụ đã làm bàng hoàng sửng sốt đó là Người nói rằng những bức tường thành đó sẽ không còn một hòn đá nào trên hòn đá nào. Bấy giờ Anrê, cùng với Phêrô, Giacôbề và Gioan, đã hỏi Người rằng: ‘Xin Thày nói cho chúng con biết khi nào thì điều này sẽ xẩy ra, và đâu là dấu hiệu cho thấy tất cả những điều ấy đều được nên trọn’ (Mk 13:1-4).

 

Để trả lời cho vấn nạn ấy, Chúa Giêsu đã nói một bài quan trọng về việc Thành Giêrusalem bị hủy diệt và về ngày cùng tháng tận của thế giới, kêu gọi các môn đệ hãy can thận để ý tới các dấu chỉ thời đại và luôn giữ thái độ tỉnh thức. Theo tình tiết này thì chúng ta có thể suy diễn là chúng ta không cần phải sợ đặt vấn đề với Chúa Giêsu, thế nhưng đồng thời chúng ta cũng phải sẵn sàng chấp nhận các giáo huấn của Người, những giáo huấn cũng kinh hoàng và khó khăn.

 

Sau hết, các Phúc Âm ghi nhận lần thứ ba nói về Anrê. Trường hợp này cũng ở Giêrusalem, ngay trước Cuộc Khổ Nạn một chút. Đó là vào dịp Lễ Vượt Qua, Thánh Ký Gioan thuật rằng, có một số người Hy Lạp đã đến Thành Thánh này, có lẽ là thành phần cải đạo hay những con người kính sợ Thiên Chúa, để tôn thờ Vị Thiên Chúa của dân Do Thái trong dịp lễ Vượt Qua.

 

Anrê và Philiphê, hai người môn đệ mang tên gọi Hy Lạp, đã đóng vai thông dịch viên và môi giới cho Chúa Giêsu của nhóm người Hy Lạp nhỏ bé này. Câu Chúa Giêsu trả lời cho câu hỏi của ngài có vẻ khó hiểu, như vẫn thường xẩy ra ở Phúc Âm Thánh Gioan, thế nhưng chính vì thế mà nó cho thấy tất cả ý nghĩa của nó. Chúa Giêsu nói cùng những người môn đệ của Người, và qua môi giới của họ, với thế giới Hy Lạp rằng: ‘Đã đến giờ Con người được hiển vinh. Thật vậy, thật vậy, Thày nói cùng các con hay là trừ phi hạt lúa miến rơi xuống đất chết đi bằng không nó vẫn y nguyên như thế; nó có chết đi mới sinh nhiều hoa trái’ (Jn 12:23-24).

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/6/2006

 

 

TOP

 

 

 ?  Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Môi Sinh Con Người

 

Hôm Thứ Năm 11/5/2006, ĐTGM Celestino Migliore, đại diện thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã trình bày với Ủy Ban Thuộc Hội Đồng của Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Kỹ Nghệ Và Xã Hội về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ nguyên văn như sau:

 

Thưa Ông Trưởng Ủy Ban,

 

Trước hết tôi xin chúc mừng ông và phân bộ làm việc của ông, và ca ngợi ông về việc tổ chức hoạt động cho Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ trong năm nay.

 

Cần phải hoan nghênh việc tiến bộ gần đây nơi vấn đề phát triển khả thủ được tường trình trong bản văn kiện sửa soạn của ủy ban này, thế nhưng đây chỉ là những thành đạt khiêm tốn khi được đặt bên cạnh một bức tranh toàn cầu rõ nét. Chỉ bao giờ thực hiện việc hòa hợp của các mối quan tâm về môi trường và về phát triển với việc thiết lập chính sách và quyết tâm thực hiện về chính trị mới dẫn đến những vấn đề cải tiến thiết yếu nơi các tiêu chuẩn sống cho tất cả mọi người, trong khi bảo đảm được cái tương lai về môi trường của thế giới chúng ta.

 

Ngoài tình trạng hủy hoại môi trường thiên nhiên bởi thiên tai, còn xẩy ra cả tình trạng hủy hoại trầm trọng hơn nữa về môi trường nhân loại. Mặc dù người ta có lý để lo âu về việc bảo trì môi sinh thiên nhiên, vẫn có rất ít nỗ lực được thực hiện để bảo toàn những điều kiện về luân lý cho một thứ môi sinh nhân loại chân thực. Một thứ môi sinh như thế sẽ coi con người là tâm điểm của những mối quan tâm về môi trường, đồng thời cũng cổ võ một cảm quan khẩn trương về trách nhiệm của con người đối với trái đất, ở cấp độ quốc gia, thương mại hay cá nhân. May thay, trong khi vấn đề cộng sinh thiết yếu trên hành tinh này đang trở thành rõ nét thì càng ngày con người càng nhận thức được rằng những chính sách tốt đẹp về môi trường cũng bao gồm cả những chính sách về thành phần con người tốt đẹp nữa.

 

Một lãnh vực như thế đó là lãnh vực về nước nôi. Trong vòng 20 năm, những dự trữ nước theo đầu người sẽ là một phần ba của những gì những dự trữ này có ở năm 1950, và vào năm 2015, một phần ba các quốc gia trên thế giới sẽ ở những mức độ nước nôi thấp kém thê thảm. Thậm chí hôm nay đây, có 34 ngàn người chết mỗi ngày vì thiếu nước sạch. Một triệu rưỡi người không có được nước sạch, một con số có thể tăng lên 3 tỉ vào năm 2025. Đó là một thứ khủng hoảng về nhân đạo và về môi trường, cũng là một vấn đề về công lý xã hội.

 

Việc khuyến khích vấn đề đổi thay trong cách thức hưởng dụng cũng như trong việc gia tăng phương tiện cung cấp nước nôi cùng vấn đề vệ sinh cũng là một vấn đề thuộc cảm quan chung về phát triển, vì cả hai đều mang lại mức độ rất cao, làm cho chúng hết sức hấp dẫn theo quan điểm đầu tư về xã hội. Đó là lý do đại biểu tôi đây hân hoan chào mừng Bản Tuyên Ngôn Của Các Bộ Trưởng của Cuộc Diễn Đàn Thế Giới Lần Bốn Về Nước Nôi ở Thành Phố Mễ Tây Cơ, một bản tuyên ngôn tái xác định tầm quan trọng khẩn trương của nước nôi nơi tất cả mọi khía cạnh của vấn đề phát triển khả thủ.

 

Liên quan tới vấn đề này là một vấn đề thiết yếu khác, đó là vấn đề an sinh về thực phẩm. Từ Phi Châu hạ mạc Sahara cho đến vùng Thịnh Vượng Chư Quốc Gia Độc Lập thực sự là vẫn đang gia tăng con số người đói khổ trong 3 năm vừa qua, mặc dù, về phương diện toàn cầu, bức tranh chung có vẻ đã được cải tiến. Vấn đề có thể được đặt ra là việc thay đổi các điều kiện về khí hậu có thể đã góp phần vào tình trạng đói khổ này cách nào chăng. Chúng ta không còn cho rằng haọt động của con người ít hay chẳng chi phối gì tới những vấn đề ấy.

 

Năng lượng là vấn đề chính yếu trong việc đạt thành các mục tiêu phát triển khả thủ. Với trên 1.6 tỉ người vẫn còn thiếu phương tiện về điện lực trên thế giới và 2.4 tỉ người đang sử dụng biomass theo truyền thống, thì vấn đề cải tiến việc có thể sử dụng các dịch vụ năng lượng đáng tin tưởng, có thể trang trải và có tính cách môi trường thân hữu, là một thách đố chính đối với vấn đề nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ cũng như cho việc chiếm đạt tới những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm.

 

Cũng có nhu cầu cần phải biến đổi hệ thống năng lượng toàn cầu, vì những đường lối hiện nay đang gây thiệt hại trầm trọng cho sức khỏe của con người, cho khí hậu của trái đất, cũng như cho các hệ thống về môi sinh là những gì chi phối tất cả mọi sự sống, và vì vấn đề làm sao có được những dịch vụ năng lượng khả tín là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với vấn đề giảm nghèo.

 

Trong khi số lượng tuyệt đối cần thiết cho việc sử dụng năng lượng có thể được cải tiến trên toàn thế giới đang gia tăng một cách đáng kể, thì việc chia sẻ toàn diện về những gì khả tân nơi việc cung cấp toàn thể năng lực căn bản trên thế giới chỉ mới gia tăng một cách hời hợt ba thập niên qua. Một số kỹ thuật năng lượng khả tân đã chín mùi và về kinh tế trở thành những gì cạnh tranh, thế nhưng việc phát triển về những thứ khả tân ấy vẫn tiếp tục là một nhu cầu cần thiết về nhân bản, môi sinh, kỹ nghệ và sách lược, và cần phải trở thành những gì ưu tiên trong các dự án nghiên cứu công cộng. Chẳng hạn như trong vấn đề đốt nóng, vấn đề ánh sáng và cuối cùng tới vấn đề chuyên chở thì vấn đề solar photovoltaic dường như cung cấp một năng lực khả thủ bất tận. Cần phải kiên trì theo đuổi việc nghiên cứu ở lãnh vực này cũng như những lãnh vực khác nữa.

 

Lãnh vực chuyên chở là vấn đề thực sự được chất chứa nơi tất cả mọi đề tài chính của những khóa họp 14 và 15 của ủy ban này, vì nó chiếm một tỷ lệ lớn của nhu cầu năng lượng toàn cầu, nó là một nguồn chính làm ô nhiễm không khí và greenhouse gas emissions, và nó là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển kỹ nghệ.

 

Cần phải khuyến khích việc tiếp tục thấm nhập thị trường về các thứ nhu cầu mới mẻ khác nhau, bằng những động lực kinh tế thích hợp cũng như việc liên tục nghiên cứu, việc phát triển và việc dàn dựng. Việc cậy dựa vào các thứ máy móc đốt cháy truyền thống nơi kỹ nghệ, chuyên chở, thương mại và phòng vệ đã là những gì có cả một thế kỷ rồi. Vì một số lý do, sự thay thế chúng đi bằng những cách thức khác sạch sẽ khả tân đã quá trễ tràng mất rồi.

 

Bộ phận khí hậu trên trái đất này đã thay đổi trông thấy ở cả tầm mức quốc tế cũng như theo vùng từ thời tiền kỹ nghệ. Chương Trình Nghị Sự 21 công nhận cái nhu cầu ưu tiên hợp lý của các quốc gia phát triển trong việc chiếm đạt tình trạng tăng trưởng về kinh tế khả thủ cùng với việc nhổ tận gốc rễ tình trạng nghèo khổ, thế nhưng rõ ràng là vấn đề này không thể nào đạt được với bất cứ giá nào. Cho dù là greenhouse gas emissions có được vững chắc ở mức độ hiện nay – một sự việc xẩy ra không chắc như những vật đứng nguyên – thì chiều hướng độ nóng toàn cầu và việc gia tăng mức độ biển khơi sẽ tiếp tục trải qua cả hằng trăm năm nữa, gây ra bởi toàn diện bầu khí quyển của một số greenhouse gases và việc đại dương sâu thẳm thích nghi với việc thay đổi khí hậu tùy thuộc vào một mức độ lâu dài.

 

Trong những trường hợp như vậy, những diễn tiến muốn biến Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc thành một Tổ Chức Môi Trường Liên Hiệp Quốc tráng kiện hơn là những gì vừa khôn ngoan lẫn đáng hoan nghênh, để có thể đạt được một đường lối hội nhập thực sự với vấn đề phát triển khả thủ là những gì đều coi trọng cả hai thứ trên.

 

Thưa Ông Trưởng Ủy Ban, việc liên kết các mối quan tâm về môi trường và về phát triển với việc thực hiện chích sách về thương mại và kỹ nghệ chắc chắn sẽ dẫn tới một tương lai an toàn hơn và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người. Không một quốc gia nào có thể chiếm được điều ấy một mình, mà các quốc gia phần tử cùng nhau làm việc mới có thể và cần phải làm như thế, nếu các cách thức khả thủ nơi các lãnh vực thiết yếu cho tương laic hung của chúng ta ấy được bảo toàn.

 

Xin cám ơn Ông Trưởng Ủy Ban.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/5/2006

 

 

TOP

 

 

?   Phim ‘Cuộc Thương Khó Của Chúa Kytô’, một cuốn phim đã bị hãng phim thực hiện cuốn The Da Vinci Code từ chối thực hiện nhưng lại là một cuốn phim 'hót' hơn The Da Vinci Code!

 

 

(tiếp bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

LM Anphong Trần Đức Phương

 

            "Vào ngày 19 tháng 5, năm 2006, phim Da Vinci Code  đã được chiếu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới; mà đầu tiên lại ở Trung quốc, một quốc gia còn trong chế độ Cộng sản vô thần. Cũng vì tính tò mò nên nhiều người đi xem. Tuy nhiên, khi đem chiếu khai mạc tại Đại hội điện ảnh lần thứ 59 tại Cannes (Pháp) vào ngày 18 tháng 5 năm 2006, phim này đã bị các nhà phê bình điện ảnh đánh giá thấp về nhiều phương diện và chỉ được xếp vào hạng C+". (trích bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

            "Nhận thấy có thể kiếm được 'lợi nhuận lớn' nếu quay thành phim, nên giới điện ảnh doanh thương Holly Wood đã mau mắn xin đóng thành phim với cốt truyện phim do Akiva Goldsman viết thành kịch bản, và Ron Howard đạo diển cùng với nhiều minh tinh màn bạc nổi tiếng của Holly Wood. Nơi đây xin mở một dấu ngoặc là: trước đây chừng ba năm, Mel Gibson muốn thực hiện cuốn phim 'THE PASSION OF THE CHRIST', ông đã nhờ Holly Wood yểm trợ, nhưng không được, nên Mel Gibson đã tự xuất vốn và đi vay mượn để thực hiện cuốn phim này. Cuốn phim đạo đức này đã thành công rực rở (chúng tôi có gửi kèm bài viết về cuốn phim này để quý vị xem thêm)". (trích bài Cuốn The Da Vinci Code)

 

            (TĐM: Sau đây là bài viết của cùng tác giả viết 2 năm trước về cuốn Phim Cuộc Khổ Nạn Chúa Giêsu xin được tái phổ biến để so sánh giá trị nội dung cùng nghệ thuật và kỹ thuật giữa một cuốn phim phò đạo trước đây và một cuốn phim phá đạo hiện nay)

 

(tiếp 14 Thứ Tư)

 

             Trên đường đi vác thánh giá rất nặng nề qua các con đường phố hẹp dốc dác để ra đồI ‘Núi Sọ’ nơi chuyên môn để xử đóng đinh các tội phạm. Trên đường đi Chúa phải vác thập giá rất vất vả, lại luôn bị đánh đập nên ngã nhiều lần. Trong phim cũng để Chúa ngã ba lần như được kể trong sách ‘Ngắm Sự Thương Khó Chúa’. Rồi cũng có cảnh chúng bắt ông Simon, người Kyrênê vác Thánh Giá đở cho Chúa, vì Ngài quá kiệt sức, chúng sợ Ngài chết trước khi tới nơi đóng bị đanh. Trên đường cũng có cảnh bà Isave trao khăn cho Chúa lau mặt bê bết máu. Cũng có cảnh đòan người đấm ngực khóc thương Chúa và Chúa nói lời an ủi họ (PÂ Luca 27:28…). Trong đòan người khóc thương Chúa, luôn có Mẹ Maria sầu khổ và Thánh Tông đồ Gioan luôn ở bên Mẹ. Thánh Gioan không khóc, nhưng gương mặt mang vẻ đau thương trầm mặc. Có thể có Thánh Phêrô đi trong đòan người nhưng không lộ diện rỏ ràng. Trên đường vác thánh giá, cũng có nhiều cảnh trong phim rất thảm thương. Một tóan quân hung hăng, đầy giận giử chưởi rủa, đánh đập nhằm vào một con người đã hòan tòan kiệt sức và máu me khắp thân thể, từ đầu xuống chân. Bên cạnh đòan quân hung ác đó, là một đòan người đi theo Chúa sầu khổ, khóc thương Chúa. Hai cảnh đó làm cho chúng ta khi xem phim và sau đó phải suy nghĩ nhiều…

 

            Rồi cảnh đóng đanh vào hai cây gổ mộc mạc ghép lại thành hình chử thập được trở thành ‘Thánh Giá’ treo thân xác thánh của Đấng Cứu Chuộc nhân lọai. Cảnh khủng khiếp nhất là lúc chúng tìm cách kéo dãn hai tay Chúa thật mạnh để hai bàn tay Chúa tới lổ đanh đã làm sẳn trên thanh ngang của thập giá. Rồi cảnh dựng thập giá lên và thân xác Chúa bị kéo trỉu xuống phải dẫy dụa một cách đau đớn quằn quại. Trên đầu thập giá Chúa có gắn tấm bảng viết bằng tiếng Hipri, Latinh, Hy lạp: ‘Giêsu Nagiarét, Vua Dân Do Thái’. Tiếng La tinh viết tắt là INRI (Jesus Nazarenus Rex Judeorum) như ta vẫn thấy gắn trên đầu các cây Thánh giá ngày nay. Trước đó Thượng Tế đã xin Philatô đừng viết như thế; xin viết là ‘Tên này nó: Ta là Vua Dân Do Thái’. Chắc lúc đó Philatô thấy đã nhượng bộ quá nhiều đòi hỏi của nhóm người Lãnh đạo Do Thái này, nên tức mình nói ‘Ta viết sao cứ để như thế’ (tiếng Latinh là ‘Quod scripsi, scripsi’ ‘What I have written, I have written’. Câu này cũng đã đi vào văn chương cổ điển như một thành ngữ Latinh. Rồi cảnh hai tội phạm cũng bị đónh đanh vào hai cây thập tự đã dựng lên trước ở hai bên thập tự giá của Chúa. Cuộc đối thọai giữa hai người ‘trộm lành’ và ‘trộm dử’ và ơn Chúa cứu chuộc được ban đặc biệt ngay cho ‘người trộm lành’ biết nhìn nhận tội mình và xin ơn cứu độ: ‘Lạy Ngài, khi Ngài về trời xin thương nhớ đến con’. Đáp lại, Chúa Giêsu nói: ‘Tôi hứa với anh: ngay hôm nay anh sẽ được hưởng phúc thiên đàng với tôi!. Còn người ‘trộm dữ’ chế nhạo và thách thức Chúa thì bị con quạ từ đâu bay đến đậu ở xà ngang cây thập tự giá của anh mổ vào mặt anh dử dội!.     

 

            Lúc đó là khỏang ‘giờ thứ 6’ (theo kiểu tính giờ người Do Thái thì ‘giờ thứ 6’ là gần 12 giờ trưa), nhưng mây mù bao phủ cả vòm trời làm như vòm trời đã tối hẳn. Chúa Giêsu đau khổ nhìn xuống Mẹ Maria đang đứng ‘dưới chân Thánh Giá’cạnh Thánh Gioan, liền nói lời ‘trối Thánh Gioan cho Mẹ Maria: này là con Mẹ’, và trối Mẹ Maria cho Thánh Gioan: ‘này là Mẹ con’ (PÂ Gioan 19:26).            

 

            Nhìn đám lãnh tụ Do Thái Giáo và quân lính vẫn đang hận thù, giận giử, chế nhạo,Chúa Giêsu xin Đức Chúa Cha ‘tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm’ (PÂ Luca 23:24).

 

            Sau đó Chúa Giêsu kêu lớn lên bằng tiếng Aram (tiếng cổ Do Thái): ‘Eli, Eli, lemasabacthain’… Một người lính cầm miếng bọt biển đã thấm dấm chua buộc vào đầu một cây sậy và đưa lên miệng Chúa. Chúa Giêsu nhấm một một chút rồi nói: ‘Thế là hòan tất’. Với chút sức lực còn lại, Chúa Giêsu tiếp tục kêu lớn tiếng hơn: ‘Lạy Cha, Con xin phó linh hồn Con  trong tay Cha!’ và người gục đầu xuống và tắt thở.

 

            Lúc đó là ‘giờ thứ 9’ (3 giờ chiều). Mây mù vẫn bao phủ vòm trờI và cả vùng trở nên tốI tăm. Mặt đất rung chuyển mạnh. Thấy những dấu hiệu lạ lùng đó, những người lính còn ở lại đó sợ hãi và cùng với viên Độ trưởng hối hận thốt lên: ‘Người này qủa thật là con Thiên Chúa’. Còn Mẹ Maria, Thánh Gioan và những người đi theo thương xót Chúa còn đứng lại ở xa xa một chút, đều chứng kiến các sự việc ấy (PÂ Luca 23:49).

 

            Ngày hôm đó là ngày Thứ Sáu, hôm sau là ngày Đại Lễ của người Do Thái. Mọi công việc phải được thu xếp cho xong trước khi trời tối (vì theo quan niệm thời đó, trời tối là lúc bắt đầu một ngày mới, ngày hôm sau, chứ không phải bắt đầu từ 12 giờ đêm như bây giờ). Quân lính cho hai ‘kẻ trộm chết ngay bằng cách đập gẫy ống chân cũa họ. Khi hai ống chân bị gẫy, thân xác bị kéo trì xuống, tội nhân sẽ không còn thở được nữa và ‘tắt thở!’. Để hiểu điều đó, chúng ta nên biết hình khổ thập giá là hình phạt kết án tử hình khủng khiếp và dã man nhất, thường chỉ dành cho các ‘tội nhân’ thuộc hang nô lệ ‘phản lọan’, hoặc tìm cách trốn vì đời sống nô lệ quá khổ. NgườI ta đã sang chế ra khổ hình thập giá để tội nhân phải đau đớn lâu mới chết. Thập giá phải được dựng lên một gò đất rất cao, gần đường đi ra vào thành phố; làm như vậy để người qua lại trên đường nhìn thấy dể dàng và nguyền rủa, chưởi bới ‘tội nhân’ (xin xem Phúc Âm Mathêu 27:39). Cũng để cảnh tỉnh các nô lệ có ý trốn chủ, các kẻ gian ác… Khi bị đóng vào thập giá, ‘tội nhân’ bị lột bỏ hết y phục, đặt nằm ngữa trên cây thập giá. Hai tay bị kéo dản ra trên xà ngang và kéo tớ lổ đinh đã được làm sẳn, và đóng chặc xuống ở chổ khủy tay (wrist) (chứ không phải ở chổ long bàn tay như thường thấy ở hình Chúa chịu nạn trên Thánh Giá) để giử thân thể không bị kéo tuột xuống. Hai bàn chân của ‘tội nhân đặt chéo lên nhau (như thấy nơi hình Chúa Chịu Nạn ‘Crucifix’) và đóng chặt vào cây gổ ở chổ cổ chân (ankle) chỉ bằng một cây đanh dài (Đó là quan sát hình Chúa chịu nạn trên thập giá; còn theo nghiên cứu lịch sử thì hai bàn chân bị đóng vào cây gổ, mỗi chân bằng một cái đinh). Thường hai bàn chân đặt lên một mảnh gổ, làm như vậy để chó thể giử thân xác ‘tội phạm’ không bị kéo dãn xuống khi cây thập giá đã dựng lên, và như thế ‘tội phạm’ vẫn còn thở được, để có thể sống thoi thóp lâu trong đau đớn tột độ’, có người sống lây lất tới 3 ngày mới chết.

 

Phần Chúa Giêsu, họ thấy đã chết (vì máu đã ra nhiều quá khi bị đánh đòn, đội mảo gai, trên đường vác thập giá, lúc bị đóng đanh),  nên họ không cần đánh dập ống chân Ngài nữa; nhưng để chắc ăn, một người lính cầm một ngọn giáo đâm vào cạnh sườn Chúa và ‘máu cùng nước chảy ra’. Thánh Gioan, vị Tông đồ được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt, đã chứng kiến mọi điều ấy và ghi lại một cách xác thực để chúng ta tin. Những sự việc trên đã xảy ra đúng như các lời các tiên tri trong Kinh Cựu Ước đã tiên báo (xin xem PÂ Gioan 20:35….). Trong phim có cảnh quan quân rút thăm và chia nhau áo của Chúa, chút gia tài vật chất còn lại cho những kẻ thế gian ham danh, ham lợi.

 

(còn tiếp 2 kỳ)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ