GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 19/8/2006

 TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

 

?  “Thánh Thần, qua Ngài Thiên Chúa đến với chúng ta, mang lại cho chúng ta sự sống và tự do”: Thánh Thần mang lại cho chúng ta nhiệt tình truyền giáo

?  Fatima: Đạo Binh Dàn Trận – Thiếu Nhi Fatima Phanxicô

?   “Vấn đề di dân và di chuyển từ các quốc gia đa số Hồi Giáo và đến các quốc gia đa số Hồi Giáo”: Tình trạng ở một số xứ sở đa số Hồi Giáo 

 

 

? “Thánh Thần, qua Ngài Thiên Chúa đến với chúng ta, mang lại cho chúng ta sự sống và tự do”: Thánh Thần mang lại cho chúng ta nhiệt tình truyền giáo

 

(Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Phụng Vụ Giớ Kinh Tối Đêm Vọng Hiện Xuống ngày 3/6/2006 với Các Phong Trào và Tân Cộng Đồng trong Giáo Hội)

 

(tiếp 14 Thứ Hai, 15 Thứ Ba, 16 Thứ Tư, 17 Thứ Năm18 Thứ Sáu)

 

Thánh Thần mang lại cho chúng ta nhiệt tình truyền giáo

 

Bất cứ ai thấy được một cái gì đó chân thực, đẹp đẽ và thiện hảo trong đời sống – một kho tàng chân thực duy nhất, một hạt ngọc chân trâu – đều vội vã chia sẻ nó ra khắp mọi nơi, trong gia đình cũng như tại sở làm, nơi tất cả mọi môi trường cuộc sống của họ.

 

Họ làm như thế một cách mạnh dạn, viù họ biết họ đã lãnh nhận ơn dưỡng tử làm con; họ làm thế một cách khiêm nhượng, ví tất cả đều là hồng ân; họ làm thế một cách kiên trì, vì Thần Linh Chúa mở đầu hành động của Ngài nơi ‘tâm can’ của con người và như một hạt giống nơi hầu hết các văn hóa và tôn giáo khác nhau.

 

Họ làm như thế một cách dấn thân, vì họ mang một thứ tin mừng giành cho tất cả mọi người và tất cả mọi dân tộc.

 

Các bạn thân mến, tôi xin các bạn hãy hợp tác hơn nữa, thật nhiều hơn nữa, vào thừa tác vụ tông đồ hoàn vũ của Giáo Hoàng, bằng cách mở ra các cửa cho Chúa Kitô.

 

Đó là việc phục vụ tốt đẹp nhất của Giáo Hội đối với con người nam nữ, nhất là đối với thành phần nghèo khổ, nhờ đó đời sống của con người, một trật tự công bằng hơn trong xã hội và việc chung sống an bình giữa các quốc gia có thể thấy được nơi Chúa Kitô tảng đá gọc tường để xây dựng một nền văn minh chân thực, một nền văn minh yêu thương.

 

Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữu một siêu nhãn quan về thế giới, về đời sống, về lịch sử, và làm cho họ thành bảo quản viên cho niềm hy vọng không bao giờ thất vọng.

 

Bởi thế, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha, nhờ Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, trong ân sủng của Chúa Thánh Thần, để việc cử hành lễ trọng Hiện Xuống đây trở thành như một ngọn lửa rực sáng và là một luồng gió mạnh đối với đời sống Kitô hữu cũng như đối với việc truyền giáo của toàn thể Giáo Hội.

 

Tôi đặt những ý hướng của các phòng trào và cộng đồng anh chị em vào trái tim Rất Thánh Trinh Nữ Maria, vị hiện diện trong Căn Thượng Lầu cùng với các thánh tông đồ; chớ gì Mẹ là vị nào xin Thiên Chúa thực hiện các ý chỉ ấy.

 

Tôi xin Thần Linh tuôn đổ các tặng ân của Ngài xuống trên tất cả mọi anh chị em, nhờ đó, cả trong thời đại của chúng ta nữa, chúng ta cũng cảm nghiệm được một Lễ Hiện Xuống mới. Amen!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/6/2006, các tiểu đề là do người dịch tự ý phân chia

 

 

TOP

 

 

 ? Fatima: Đạo Binh Dàn Trận – Thiếu Nhi Fatima Phanxicô

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

(Loạt bài về Thánh Mẫu Fatima vào mỗi Thứ Bảy hằng tuần từ 27/5/2006) 

 

(đây là phần hai bài về Phanxicô)

     Riêng trường hợp của em, vì chuyên tâm an ủi Chúa, nên em cũng rất sợ làm điều mất lòng Người, như chị Lucia thuật lại như sau:

“Hôm ấy, ngay từ sáng sớm, chị Têrêsa của em đến tìm con.

    - Chị hãy mau đến nhà của chúng em! Phanxicô nguy lắm rồi nên em muốn nói với chị điều gì đó.

     Con vội vàng mặc quần áo đi ngay. Em xin mẹ em cũng như anh chị em hãy đi ra ngoài, vì em muốn xin con một điều bí mật. Họ đi ra rồi, em nói với con thế này:

    - Em sẽ xưng tội để có thể rước Lễ rồi chết. Em xin chị nói cho em biết là chị có thấy em phạm bất cứ một tội nào chăng, rồi chị cũng đi hỏi cả Giaxinta cho em nữa xem nó có thầy em phạm lỗi gì không nhé.

     Con trả lời em:

    - Em đã không vâng lời mẹ em một ít lần khi bà bảo em ở nhà nhưng em đã bỏ nhà đi với chị hay bỏ đi trốn.
    - Đúng thế. Em có nhớ đến nó. Vậy chị đi hỏi Giaxinta xem nó có nhớ điều gì khác nữa không.

     Con ra đi, và Giaxinta, sau khi suy nghĩ một chút đã trả lời rằng:

    - Xin chị nói với anh ấy rằng, trước khi Đức Mẹ hiện ra với chúng ta, anh ấy đã ăn cắp một xu của bố để mua một hộp nhạc của ông José Marto ở Casa Velha; và có lần bị những đứa con trai ở Aljustrel ném đá vào những đứa khác ở Boleiros, anh ấy cũng đã lấy đá ném họ nữa!

     Khi con cho em biết điều em Giaxinta của em nói, em đã trả lời rằng:
     - Em đã xưng những điều ấy rồi, nhưng em sẽ xưng lại nữa. Có thể vì những tội này của em mà Chúa đã quá buồn rầy! Cho dù em không chết đi nữa, em sẽ không bao giờ tái phạm những tội này nữa. Em hết sức đau lòng về những tội ấy”.

     Chắp tay lại, em đã nguyện rằng: ‘Ôi Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn’.”

      Phanxicô chẳng những để ý đền tạ Chúa Giêsu Ẩn Thân bằng việc hy sinh vì Chúa và gần gũi với Chúa, em còn để ý đến Mẹ Maria nữa, Đấng mà em cũng gọi là Đấng Quá Sầu Bi. Hồi Ký Lucia 4 cũng đề cập đến điều này nơi Phanxicô: “Trong khi Giaxinta có vẻ chỉ quan tâm đến một điều là cải hối các tội nhân để cứu các linh hồn cho khỏi sa hỏa ngục, thì Phanxicô lại tỏ ra chỉ nghĩ đến an ủi Đức Mẹ, Đấng mà em cảm thấy quá sầu bi”.

     Đối với cả Chúa Giêsu và Đức Mẹ mà em đều cho là Đấng quá Sầu Buồn, cũng như Giaxinta và Lucia, Phanxicô đã làm mọi sự có thể để hy sinh, như lời Thiên Thần dạy, với ý chỉ mà Đức Mẹ đã dạy các em vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917: Hãy đọc nhiều lần, nhất là khi các con làm việc hy sinh: 'Ôi Chúa Giêsu, vì yêu Chúa, cho các tội nhân ăn năn hối cải và để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Tuy nhiên, đối với riêng Chúa Giêsu, để đền ạ Chúa, Phanxicô còn tìm dịp ở gần Chúa nữa. Cũng thế, đối với riêng Đức Mẹ, để đền tạ Người, Phanxicô cũng tìm dịp để lần hạt Mân Côi như Đức Mẹ đã dặn em vào lần hiện ra thứ nhất. Mỗi lần thấy vắng Phanxicô, Lucia và Giaxinta đi tìm gọi, thường thấy Phanxicô đang lẩn trốn đi cầu nguyện một mình, và thấy em giơ tràng hạt lên làm hiệu cho cả hai biết là Phanxicô đang lần hạt đấy.

     Trong bài giảng phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Phanxicô, người đã qua đời lúc gần 11 tuổi (11/6/1908-4/4/1919) tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói (nhất là ở đoạn 2) về vị Á Thánh nam trẻ nhất Giáo Hội này như sau:

     “Theo dự án thần linh, ‘một người nữ mặc mặt trời’ (Rev 12:1) từ trời xuống mặt đất này để viếng thăm các trẻ em diễm phúc của Chúa Cha. Bằng một giọng nói và con tim từ mẫu, Bà đã nói với các em rằng Bà xin các em hãy dâng mình làm vật hy sinh đền tạ, khi cho các em biết là Bà đã sẵn sàng dẫn các em đến với Thiên Chúa rồi. Thế nên, các em đã thấy một luồng ánh sáng phát ra từ bàn tay từ mẫu của Bà thấu vào nội tâm của các em, nhờ đó các em cảm thấy mình được chìm ngập trong Thiên Chúa, theo các con cho biết, như một người thấy mình trong gương soi vậy.

     “Sau đó, Phanxicô, một trong ba trẻ em diễm phúc, đã than lên rằng: ‘Chúng ta nóng lên trong luồng ánh sáng là Thiên Chúa đó mà chúng ta không bị thiêu rụi đi. Thiên Chúa giống như cái gì nhỉ? Không thể nào nói được. Thật vậy, chúng ta không thể nào có thể nói cho người ta biết được’. Thiên Chúa: một ánh sáng bừng cháy mà không thiêu hủy. Moisen cũng đã có cùng một cảm nghiệm khi ông thấy Thiên Chúa trong bụi cây cháy; ông đã nghe thấy Thiên Chúa nói rằng Ngài quan tâm đến việc dân Ngài phải làm nô lệ nên đã quyết định nhờ ông giải cứu họ: ‘Ta sẽ ở cùng ngươi’ (x Ex 3:2-12). Những ai nhận được sự hiện diện này đều trở nên một nơi trú ngụ để thành một ‘bụi cây cháy’ của Đấng Tối Cao.

     “Điều gây ấn tượng nhất và đã hoàn toàn chiếm đoạt Chân Phước Phanxicô là việc Thiên Chúa ở trong luồng ánh sáng vô tận đã thấu nhập tận thâm tâm ba em ấy. Thế nhưng, Thiên Chúa chỉ nói với một mình Phanxicô, như em cho biết, là Ngài “buồn biết bao”. Có một đêm kia, bố của em nghe thấy em thổn thức thì hỏi em tại sao em khóc; người con của ông liền trả lời rằng: “Con đang nghĩ đến Chúa Giêsu là Đấng rất buồn phiền vì các tội lỗi đã xúc phạm đến Người”. Em đã được thúc đẩy bởi một ước vọng duy nhất đó là “an ủi Chúa Giêsu và làm cho Người được vui” – thật lạ lùng về ý nghĩ của các trẻ em.

     “Một cuộc biến đổi đã xẩy ra trong cuộc đời em, một cuộc đổi thay chúng ta có thể gọi là tận gốc rễ: một cuộc biến đổi hoàn toàn khác thường đối với trẻ nhỏ ở vào lứa tuổi của em. Em hăng say dấn mình vào cuộc sống thiêng liêng, được biểu lộ bằng việc chuyên tâm sốt sắng cầu nguyện, và đã đạt tới một thứ thần hiệp thực sự với Chúa. Cuộc sống thiêng liêng này thôi thúc em tiến đến việc thanh tẩy tâm linh bằng việc từ bỏ những thích thú riêng tư và ngay cả những trò chơi vô tội của thuở thiếu thời.

     ”Phanxicô không hề than phiền khi chịu đựng các đau đớn cả thể do bệnh nạn gây ra làm cho em phải chết. Để an ủi Chúa Giêsu, tất cả hầu như là quá ít đối với em, ở chỗ, em đã chết với một nụ cười trên môi. Bé Phanxicô đã có một ước vọng cả thể trong việc đền bồi những xúc phạm của các tội nhân, bằng việc nỗ lực sống tốt lành và hiến dâng các hy sinh và lời cầu nguyện. Đời sống của Giaxinta, đứa em gái của em, nhỏ hơn em gần hai tuổi, cũng được những cảm thức này tác động”.

(còn tiếp vào mỗi Thứ Bảy hằng tuần)

 

TOP

 

 

?   “Vấn đề di dân và di chuyển từ các quốc gia đa số Hồi Giáo và đến các quốc gia đa số Hồi Giáo”: Tình trạng ở một số xứ sở đa số Hồi Giáo 

 

(Bản Đúc Kết Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Tòa Thánh về Di Dân và Du Hành 15-17/5/2006)

 

(tiếp 16 Thứ Tư, 17 Thứ Năm18 Thứ Sáu)

 

Mối quan tâm của Giáo Hội nơi một vài lãnh vực của vấn đề di chuyển của nhân loại

Thành phần tham dự viên đại hội này cũng xem xét những lãnh vực khác nhau của vấn đề di dân và du hành. Hết mọi người tin rằng đối với thành phần di dân:

 

24.              Giáo Hội cần phải lưu ý là họ hội nhập một cách thích hợp, xứng với văn hóa và tôn giáo của từng người (cf. Pope John Paul, Message for the World Day of Peace 2001, No. 8, and Message for the World Day of Migrants and Refugees 2005, No. 3).

 

25.              Bởi thế, Giáo Hội cần phải khuyến khích việc đối thoại có tính cách liên văn hóa và xã hội cũng như liên tôn, hợp với những phân biệt cần thiết (cf. Pope John Paul II, Message for the World Day of Peace 2001, No. 12).

Đối với các lãnh vực khác nhau thì những điều sau đây đặc biệt cần phải giữ

26.              Cần phải kiến tạo những liên hệ thân hữu, trong một bầu khí tôn trọng những thứ khác biệt về văn hóa và tôn giáo, với thành phần nghĩ đến việc trở về với nguyên trú của họ, như những người di dân chẳng hạn, hay với những sinh viên ngoại quốc (quốc tế) tương lai sẽ trở nên thành phần lãnh đạo của nước họ.

 

27.              Việc làm tuyên úy là những gì đáng làm đối với thành phần tị nạn và sinh viên hải ngoại, song không phải chỉ có những thành phần này thôi.

 

28.              Đối với những cuộc hành hương, cần phải nhấn mạnh tới việc thúc đẩy thành phần hành hương tìm kiếm dung nhan của Thiên Chúa nơi cả những tín đồ thuộc các tôn giáo khác nữa.

 

29.              Nên có những nguyện đường Công Giáo ở các phi trường, những giao điểm bộ hành, và nơi các trạm xe lửa, hoặc những nơi nguyện cầu, cho dù là những nơi dành cho các tôn giáo khác nhau khi có thể.

 

30.              Trong Các Trung Tâm Stella Maris (Tông Đồ trên Biển Cả), nên tiếp tục tiếp đón cả những thủy thu Hồi Giáo nữa, để trân trọng giúp đỡ về mặt thiêng liêng nếu được yêu cầu.

 

31.              Đối với thành phần du mục, đối tượng bị loại trừ, bài xích và dị chủng, xem ra cần phải củng cố tính cách trưởng thành nơi các xã hội dân chủ cùng với khả năng của các xã hội này trong việc thông cảm và tôn trọng tính cách đa dạng về xã hội, văn hóa và tôn giáo của thành phần ấy (cf. Guidelines for a Pastoral Care of Gypsies, No. 50).

 

32.              Đối với thành phần ‘nữ giới bụi đời’ – vì nghèo nàn và việc buôn bán con người thường dẫn tới chỗ bán thân, và vì việc làm điếm này có thể là những gì tùy thuộc vào những Kitô hữu và Hồi hữu – vấn đề được cho rằng cần phải kiến tạo ý thức nhắm tới toàn thể xã hội.

 

33.              Tuy nhiên, cần phải tái quyết tâm bao gồm cả nữ giới trong việc định đoạt nữa, nhất là những vấn đề liên quan tới họ, cũng như trong việc thuyết phục cha mẹ cung cấp vấn đề giáo dục cho con gái tương đương với vấn đề giáo dục cho con trai, việc giáo dục hiển nhiên là bao gồm cả việc đào luyện về đạo lý. 

Học đường và việc giáo dục

 

Thành phần tham dự viên đại hội này đặc biệt nhấn mạnh tới sự kiện là:

34.              Cần phải bảo đảm việc giáo dục cho các tân thế hệ, bởi vì nhà trường cũng đóng một vai trò nồng cốt trong việc thắng vượt tình trạng xung khắc của vô thức cùng với các thành kiến, cũng như trong việc cống hiến một thứ kiến thức đúng đắn cùng khách quan về tôn giáo của người khác, đặc biệt nhấn mạnh tới quyền tự do lương tâm và tôn giáo (x EMCC, 62). Ngoài ra, đối với Kitô hữu, họ cũng cần phải được trang bị những gì là căn bản cho việc ý thức truyền bá phúc âm hóa đối với cảm nghiệm của các tín đồ thuộc những tôn giáo khác (x EMCC, 65), cũng như đối với những dấu chỉ thời đại.

 

35.              Bởi thế, không thể nào bỏ qua việc kiểm chứng các sách giáo khoa liên quan cả tới việc trình bày lịch sử nơi mối liên hệ của các tôn giáo, một việc trình bày hình thành căn tính của con người, và truyền đạt một hình ảnh về căn tính nơi tôn giáo của người khác.

 

36.              Dù sao cũng cần phải đào sâu hơn nữa vào những việc học hỏi, giáo huấn và nghiên cứu liên quan tới những bộ mặt khác nhau của Hồi Giáo thuộc về lịch sử và/hoặc thuộc thời hiện đại, bao gồm cả những mức độ khác nhau tôn giáo này chấp nhận tính cách tân tiến lành mạnh (x EMCC, 66).

 

37.              Cần phải giúp cho các cha mẹ Hồi Giáo và những vị lãnh đạo tôn giáo hiểu được những ý hướng nơi các thể chế giáo dục Tây phương cũng như những thành quả cụ thể của việc họ chối từ vấn đề giáo dục thiên lệch bất công nơi các học đường thuộc các thể chế mà con cái họ sinh hoạt ấy.  

(ngày mai: Các quốc gia và quyền tự do tôn giáo; Vai trò của truyền thông đại chúng)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến hôm 22/6/2006 và được Zenit phổ biến cùng ngày

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ