GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 25/8/2006

 TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

 

?  Thế Giới: Lo Ngại trong Căng Thẳng và Đe Doạ

?  Viễn Tượng và Ngưỡng Vọng Việt Nam

?   Những Mưu Mẹo Để Phát Động Vấn Đề Triệt Sinh An Tử

 

 

? Thế Giới: Lo Ngại trong Căng Thẳng và Đe Doạ

 

(ĐTC Gioan Phaolô II: Thông Điệp Giầu Lòng Thương Xót 30/11/1980)

 

Cảm giác bị đe dọa đang gia tăng trong thế giới của chúng ta. Sự gia tăng về cái sợ của sự hiện hữu này có đặc biệt gắn liền với tâm tưởng tương khắc liên quan đến những chồng chất của vũ khí nguyên tử ngày nay có thể đưa đến việc tự hủy một phần nhân loại. Thế nhưng, sự đe dọa không chỉ liên quan đến cái mà nhân loại có thể gây cho nhau bằng những phương tiện do kỹ thuật quân sự cung cấp' nó còn liên quan đến nhiều nguy hại khác gây ra bởi một xã hội duy vật chủ trương vật trọng hơn người. Bởi thế, người đương thời sợ rằng việc sử dụng những phương tiện do thứ xã hội này sáng chế, cá nhân cũng như môi sinh, cộng đoàn, xã hội và dân tộc có thể sẽ trở thành nạn nhân cho sự lạm dụng quyền lực của nhau. Lịch sử của thế kỷ chúng ta đã có những điển hình về điều này. Bất chấp tất cả mọi tuyên ngôn về những quyền lợi của con người theo chiều kích toàn diện của họ, tức là theo chiều kích con người hiện hữu về thể lý cũng như tâm linh, chúng ta không thể nói rằng những điển hình này chỉ thuộc về quá khứ mà thôi.

 

Con người có lý khi sợ trở thành nạn nhân cho sự đàn áp làm mất đi tự do nội tại của họ, mất đi cơ hội diễn đạt chân lý mà họ xác tín, mất đi đức tin mà họ tuyên xưng, mất đi khả năng theo tiếng lương tâm chỉ dẫn đường ngay nẻo chính. Những phương tiện kỹ thuật trong tầm tay của xã hội tân tiến chất chứa trong chúng, chẳng những tình trạng tự diệt bằng những đụng chạm về quân sự, mà còn cả tình trạng chế ngự 'lặng lẽ' của những cá nhân, của những môi sinh, của  toàn thể những tổ chức cũng như những quốc gia, để rồi, vì lý do này hay lý do nọ, có thể chứng tỏ cho thấy mối bất lợi đối với những kẻ chiếm hữu được những phương tiện cần thiết và không lo ngại gì cả trong việc sẵn sàng sử dụng chúng. Chẳng hạn như việc tra tấn vẫn còn tiếp tục hiện hữu, được chính quyền sử dụng một cách có phương pháp, như phương tiện thống trị và áp bức chính trị, được thi hành bởi những thuộc cấp mà không có lỗi gì cả. Do đó, cùng với nhận thức về sự đe dọa thể chất, còn có một nhận thức về một mối đe dọa khác, còn hủy hoại hơn nữa cái con người thực sự là, cái ràng buộc thâm sâu với nhân phẩm con người cũng như với quyền lợi của họ về chân lý và tự do.

 

Tất cả những điều này đang xẩy ra trong một bối cảnh đáng thương tiếc kinh khủng gây ra bởi sự kiện là, trong khi có những thành phần và xã hội no đầy giầu có sát cánh bên nhau sống trong dư thừa theo hưởng thụ và hoan lạc, thì cũng trong cùng một gia đình nhân loại lại có những cá nhân hay hội nhóm đang chịu đựng đói khổ. Có những thơ nhi chết đói dưới con mắt của mẹ mình. Nơi một số phần đất khác nhau trên thế giới, nơi một số cô cấu kinh tế xã hội khác nhau, có những vùng nghèo đói toàn diện, thiếu thốn và chậm tiến. Sự kiện này ai cũng đã biết. Tình trạng bất đồng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc không những còn tồn tại, mà còn đang tăng lên nữa. Nó vẫn còn xẩy ra, song song với nhau những người giấu có, sống trong dư dật, có những người sống trong thiếu thốn, chịu cảnh khốn cùng và thường bị chết  đói thật sư' mà con số của họ lên đến cả mười, hay ngay cả hằng trăm triệu. Đó là lý do tại sao những lo ngại về luân lý lại càng trở nên dữ dội hơn. Rõ ràng là sự bại hoại căn gốc hay đúng hơn là một loạt bại hoại, thực sự là một guồng máy bại hoại đang nằm ở gốc rễ của nền kinh tế đương thời cũng như nền văn hóa duy vật không để cho gia đình nhân loại thoát khỏi những tình trạng bất công sâu xa ấy.

 

Hình ảnh về thế giới ngày nay này chất chứa quá nhiều sự dữ về cả thể lý lẫn luân lý, đến nỗi, làm cho nó trở thành một thế giới bị giằng co bởi những tương khắc và căng thẳng, đầy đe dọa cho tự do của con người, cho lương tri và tôn giáo - hình ảnh này nói lên nỗi lo ngại mà con người hiện nay cảm nghiệm. Nỗi lo ngại này được cảm nghiệm, chẳng những bởi những người bị bất lợi hay bị áp bức, mà còn bởi cả những kẻ gặp may mắn giầu sang, tiến phát và quyền lực. Để rồi, mặc dầu không thiếu gì người cố gắng tìm hiểu những nguyên do gây ra những mối lo ngại này, hay cố gằng tìm cách chống lại nó, thì, tận đáy tâm linh con người, nỗi lo ngại này vẫn còn mạnh hơn tất cả những phương tiện hiện tại nữa. Nỗi lo ngại này liên hệ đến - đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II nhận định - những khó khăn sâu xa về tất cả sự hiện hữu của con người. Nó dính liền với chính cảm quan hiện hữu của con người trong thế giới, và là một mối lo ngại cho tương lai của con người cùng toàn thể nhân loại' nó đòi phải có những giải quyết dứt khoát dường như hiện nay đối với nhân loại không thể chần chờ được nữa. 

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần)

 

 

TOP

 

 

 ? Viễn Tượng và Ngưỡng Vọng Việt Nam

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Trong chuyến rảo bước xuyên Việt đầu hè 2006 “từ bắc vô nam” của mình, tôi thấy Việt Nam quê hương tôi đang cố gắng vươn mình chỗi dậy, một cách loạng choạng làm sao ấy, cả về ý hệ lẫn kinh tế. Thật vậy, tình hình Việt Nam hiện nay, theo tôi thấy, có thể so sánh với những thứ khách sạn 3 sao tôi trú ngụ từ bắc vô nam. Bề ngoài có vẻ ngon lành lắm. Nhất là đối với thành phần lam lũ trong dân tôi, như thành phần lái xe thồ chực trước khách sạn, mỗi ngày chỉ được khoảng 2 Mỹ kim, làm sao có thể thuê phòng ngủ một đêm 30-40 Mỹ kim. Thế nhưng, với kinh nghiệm đã từng trọ đêm ở các khách sạn cũng 3 sao, trong những chuyến đi hè hằng năm của gia đình, tại Mỹ quốc cũng như hải ngoại, thì hình như bên trong các khách sạn 3 sao ở Việt Nam tôi vẫn còn có những chi tiết “văn minh” chỉ hợp với tập tục Việt Nam, hơn là với thành phần khách du lịch ngoại quốc hay Việt kiều. Mà khách sạn là nơi mở ra để nhắm vào khách du lịch ngoại quốc và Việt kiều hơn là đồng bào trong nước. Ngoài khách sạn ra, kinh nghiệm cho thấy đi đâu lúc nào cũng nên có sẵn giấy vệ sinh trong túi. Bụng dạ Việt kiều thường biến chuyển bất ngờ, vì lạ nước lạ cái. Bất ngờ, có thể phải xót xa vò nhàu cả đến những thứ giấy tờ khá cần thiết, may còn sót trong túi, để giải quyết vấn đề bất đắc kỳ cục.

 

Cho dù một ngay kia dân tôi có được một thành phần lãnh đạo thiên sai, quê hương tôi vẫn cần phải mất một thời gian không ngắn, mới có thể vượt thoát khỏi cảnh bần cùng hiện nay, mới có thể cải cách xã hội, mới có thể theo kịp nền văn minh thế giới đang càng ngày càng phát triển đến chóng mặt, mới có thể hòa nhập vào xã hội càng ngày càng toàn cầu hóa về kinh tế và truyền thông.

 

Đúng thế, Việt Nam không thể phát triển về kinh tế, nếu không có một hạ tầng cơ sở vững chắc và thuận lợi, thực tế và điển hình nhất là về đường xá. Một Việt Nam phát triển về kinh tế không thể có nhiều xe mô-tô hơn xe ô-tô như hiện nay. Mà càng nhiều ô-tô thì không thể có một hệ thống đường xá mà chỉ cần đám mô-tô chạy cũng đủ nghẹt phố. Chứ chưa nói đến những chỗ đậu xe, thậm chí chưa đủ cho mô-tô bây giờ. Tương lai, một Việt Nam phát triển về kinh tế sẽ là một Việt Nam có những thành phố mới, hoàn toàn mới. Được thiết lập ở những cánh đồng đang được cầy lúa bằng sức người và sức trâu hiện nay. Có những xa lộ xuyên Việt, và có những vòng đai xa lộ bọc quanh mỗi thành phố mới này.

 

Năm Thành phố chính, những thành phố được xếp vào loại cấp một ở Việt Nam hiện nay: miền Bắc có Hà Nội và Hải Phòng, miền Trung có Đà Nẵng, và miền Nam có Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, theo chiều hướng phát triển tung hoành cả xã hội như thế, sẽ phải và cần phải trở thành các trung tâm hành chánh hơn là kinh tế, trở thành những thành phố cổ “có tiếng mà không có miếng”, như một downtown Nữu Ước, Los Angeles, Chicago, Houston, Dallas v.v. ở Hoa Kỳ, những thành phố thường đầy những người anh chị em da mầu nghèo khổ hay homeless, không thể di chuyển ra vùng ngoại ô phồn thịnh.

 

Cho dù một ngày kia Việt Nam có bắt đầu khởi hành tiến về chân trời phát triển kinh tế đi nữa, qua việc cố gắng “nâng cấp” hạ tầng cơ sở, thành phần lãnh đạo phục vụ không hưởng thụ nếu có bấy giờ vẫn cần phải cải tổ một guồng máy giáo dục đã bị “xuống cấp” quá cỡ như hiện nay nữa.

 

Nhân chuyến xuyên Việt 2006, tôi ghé thăm các ngôi trường cũ của tôi, trường Lasan Đức Minh Tân Định, và vợ tôi thăm trường cũ của nàng, Regina Pacis ở 42 Tú Xương Sài Gòn. Cả hai trường này còn đó, nhưng đều bị thu hẹp, thật hẹp. Còn may hơn là Đại Học Công Giáo Thụ Nhân Đà Lạt (một đại học bách khoa trước đây, song giờ đây bằng cấp ra trường từ đại học đổi chủ này không có giá trị bằng các đại học chuyên khoa khác), Trường Trung Học Lasan Tabert Sài Gòn (nơi đã đào tạo biết bao nhân tài Việt Nam trước 1975, nơi thành phần tai to mặt lớn đua nhau gửi con đến học), và Trường Trung Tiểu Học Đồng Công Thủ Đức (nơi có một anh hùng phi công Trần Thế Vinh, một văn nhạc sĩ nổi tiếng Hà Thúc Sinh v.v.), những nơi tôi đã có dịp ghé qua, song đã thuộc quyền sử dụng của chính phủ, với những tên tuổi khác.

 

Tại Phan Rang, tôi đã gặp một đại gia đình toàn là giáo viên ở địa phương, trong đó, có một chị mới 55 tuổi đã được cho về hưu, còn anh chồng gần 60 vẫn được tiếp tục dạy. Anh chồng này là hiệu phó của trường anh đã từng là hiệu trưởng trước 1975, rồi xuống làm giáo viên sau năm quốc biến, lại mò lên tới chức hiệu phó cho tới nay, chứ cũng không được hồi chức hiệu trưởng dù có thực lực đi nữa, vì nhất định không chịu ra nhập đảng. Lương tháng mỗi người tương đương với 100 Mỹ kim. Giờ đây, vì không đủ sống, và vì tương lai của các em trong làng, chị đã mở lớp kèm tại nhà cho các em. Các phần tử giáo chức trong gia đình cho biết rằng ngày nay có nhiều “bằng chép” lắm. Tức là bằng được người khác làm hộ, thi giúp. Nói đâu xa, chính trong gia đình này, một người làm giám thị, với cấp bằng được người chị em trong nhà thi cho.

 

Trong số báo “Công Giáo và Dân Tộc” tháng 7/2006, trong bài “Đạo Đức Xã Hội Suy Đồi? Vì Sao Nên Nỗi”, tác giả Hồ Ngọc Nhuận, cựu sinh viên trường Tabert Sài Gòn, một người không Công Giáo, ở trang 16 đã viết:

 

“Với một nền đạo đức xã hội ngày nay được báo động đang suy đồi hằng ngày. Bắt đầu từ một nền giáo dục không chỉ là ‘tuột dốc’, như đã từng xẩy ra trong lịch sử, mà là ‘hoàn toàn đổ nát’ (complètement en ruines) như tôi từng nghe nhận xét được lập đi lập lại mấy ngay qua trên vài báo đài nước ngoài.

 

“Chắc có người nghĩ: lý do, theo tôi, là vì các trường đạo đã bị đóng cửa, và giải pháp, cũng theo tôi, là cho mở lại các trường đạo. Tôi không hẳn nói vậy. Tôi chỉ xin có vài câu hỏi, để học, như sau: Giáo dục là cái gốc của con người, là nền tảng của xã hội. Nếu trong một xã hội mà người lãnh đạo giáo dục liên tục bày ra không thiếu một loại trường nào, kể cả các loại trường không đâu có trên thế giới, và không ai trên thế giới muốn học, nhưng lại loại trừ các trường ‘có đạo’, và bày ra nhiều hình thức gian dối được mặc nhiên hoặc minh thị chánh thức thừa nhận, trong tổ chức, trong học hành, trong thi cử, trong công nhận bằng cấp, kể cả gian lận thành tích các loại, mà người thụ hưởng giáo dục liên tục bị bắt buộc quanh năm chạy trường như ‘chạy chợ’, mà người lo lắng cho sức khỏe tinh thần con cái không thể và không có quyền tự do lựa chọn một trường học phù hợp với nguyện vọng đạo đức của mình… thì nền đạo đức xã hội đó có đi dần đến phá sản hay không?...”

 

Mối lo âu ‘phá sản’ này, cũng trong cùng tờ nguyệt san trên, trang 10, qua bài “Giáo Dục Đi Về Đâu?”, tác giả Lm Thiện Cẩm đã có những nhận định như thế này:

 

“Chuyện giáo dục đào tạo ở Việt Nam ‘bốn ngàn năm văn hiến’ này đã từ lâu ‘có vấn đề’. Nhưng trong những ngày gần đây nguy cơ phá sản đã lên tới mức ‘báo động đỏ’, khi báo chí phanh phui những chuyện bê bối nghiêm trọng trong việc tổ chức thi cử… Trước đây đã có chuyện khám phá ra hằng tá tiến sĩ giả…

 

“Đến chuyện thi cử ngay từ cấp THPT mà đã gian dối như vậy, thử hỏi giá trị đích thực của trình độ giáo dục của thế hệ tương lai sẽ ra như thế nào? Vậy mà chưa từng bao giờ các phụ huynh học sinh phải tốn tiền tốn của cho con em mình đi học đến như hiện nay. Và cũng chưa bao giờ học sinh phải học hành vất vả quá sức tưởng tượng như thời đại này: học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm; học ở nhà, học ở lớp, học ở nhà thày cô, đến nỗi ngày nay người ta phải đổi câu châm ngôn ‘Tiên học lễ hậu học văn’ thành ‘Tiên học phí, hậu học thêm’! Học như thế, mà nào có giởi thêm đâu, trái lại, thường lại đạt tỉ lệ nghịch…

 

“Hôm 26-6-2006, khi xem tivi, tôi thấy mấy ông bộ trưởng giáo dục châu Phi sang học hỏi kinh nghiệm giáo dục của Việt Nam, tôi cảm thấy hổ thẹn và tự hỏi: không biết người ta sẽ học hỏi chúng ta được điều gì đây? Chẳng lẽ học được cách viết sách giáo khoa sai, ra đề thi sai, thi cử, cho lên lớp bằng cách nhận tiền hối lộ, hoặc để mặc sinh viên thuê người viết luận án, hay tìm trong đống luận án cũ tồn kho đem ra sào nấu lại qua loa… Tiến sĩ nào mà chẳng là tiến sĩ ‘giấy’! Đèn mình tù mù, leo lét, sao soi sáng được cho người ta!...

 

“Làm thế nào để phục hồi lại một nền giáo dục xứng đáng với truyền thống của những Lê Qúy Đôn, hay Lương Thế Vinh, Ngô Thời Nhiệm…? Theo tôi nghĩ, vấn đề ở đây, trước hết là vấn đề ‘danh chính ngôn thuận’, nghĩa là: vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha ra cha, mẹ ra mẹ, thầy ra thầy, trò ra trò. Nhưng thể hỏi, trong xã hội ngày càng trở nên giả tạo này, một xã hội mà nhiều giá trị bị đảo lộn, đồng tiền và vật chất đã lên ngôi, nó có quyền lực ghê gớm sai khiến con người, làm cho con người ra mù quáng, quên đi tất cả: chữ hiếu, chữ trung, tình nghĩa vợ chồng, lòng nhân ái đối với mọi người. Vì thế mới có nạn tham nhũng, cửa quyền, cướp đất cướp nhà của dân, xử oan cho người vô tội, cậy chức cậy quyền để buôn lậu, phá rừng… Nếu người lớn chúng ta, nếu người lãnh đạo mà như thế thì làm sao có thể giáo dục con em mình được.

 

“Khi người ta ăn bớt thép xây dựng cột móng cầu cống và nhà cao tầng, khi người ta lấy tre thay cho sắt để làm trụ mốc bên lề quốc lộ, thì lạ gì mà chẳng có chuyện ‘rút ruột’ trong công việc đạo tạo giáo dục, ăn bớt cái chữ, nhồi nhét những cái khác vào để làm ra những tiến sĩ giả, với những học sinh không cần thi mà vẫn đậu, nhờ tiền mua điểm, mua bằng, hay đơn giản nhở chỉ tiêu cấp trên giao cho trường…”

 

Hiện tượng giáo dục bị phá sản hiện nay ở Việt Nam cũng là một chứng cớ hiển nhiên và cụ thể cho thấy thật là xác thực cái Ấn Tượng Việt Nam nơi tôi, một Việt Nam như đàn chiên vô chủ, cần phải có một thành phần lãnh đạo hữu hiệu hơn bao giờ hết, khẩn cấp hơn ở đâu hết.

 

Tại sao sau hai trái bom nguyên tử, trong vòng một phần tư thế kỷ 25 năm, Nhật Bản đã tỉnh giấc và đã trở thành một trong đệ nhất bát cường trên thế giới, thuộc nhóm G8 (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nga, Nhật, Gia Nã Đại), mà Việt Nam tôi, sau 31 năm trường, sau 31 năm được gọi là “giải phóng”, vẫn được kể là một trong những nước nghèo nhất thế giới, một trong các quốc gia thuộc thế giới đệ tam? Phải chăng, đúng như Ấn Tượng Việt Nam nơi tôi, đó là một Việt Nam hiện nay như chiên không chủ chăn, cần phải có một thành phần lãnh đạo, biết dấn thân sống vì dân vì nước.

 

Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng Thần Linh mới hoàn toàn làm chủ lịch sử, chứ không phải con người, dù là Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh v.v. Đến thời điểm của mình, Ngài sẽ thực hiện dự án của Ngài, như Ngài đã làm ở Đông Âu năm 1989 và Liên Sô năm 1991. Sự tồn tại hiện nay của cộng sản Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Trung Hoa là chứng cớ hùng hồn cho thấy Vị Chúa của lịch sử đã quả thực nhúng tay vào biến cố Đông Âu Sụp Đổ và Liên Sô Giải Thể. Bởi vì, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không một lực lượng bên ngoài nào có thể dẹp được cộng sản, vậy thì tại sao đầu não cộng sản Liên Sô và Đông Âu tự động biến mất chứ, nếu không phải có bàn tay thần linh nào đó nhúng vào, qua những nhân vật lịch sử được Ngài sai đến vào đúng thời điểm của Ngài.

 

Hiện tượng Việt Nam và Trung Quốc đang biến hình, bề trong với một tinh thần glasnost (cởi mở) và perestroika (cải tổ) như Gobarchev trước đây, và bề ngoài với một bộ mặt kinh tế tư bản cạnh tranh thị trường, phải chăng là dấu chỉ thời đại cho thấy chính quyền Việt Nam sau 1975 đã công nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai lầm, là hoàn toàn lỗi thời? Phải chăng thời cơ đã điểm!

 

Thế nhưng, tôi vẫn không cầu xin Vị Chủ Tể Lịch Sử ban cho dân nước Việt Nam tôi một thứ hòa bình kiểu Mỹ quốc. Hòa bình kiểu dân chủ quá khích, theo cá nhân chủ nghĩa, theo trào lưu “pro choice” trong mọi sự, theo chiều hướng duy nhân bản, duy ngã độc tôn, ý dân là ý trời. Ở chỗ, đặt nặng quyền làm người hơn tình làm người. Ở chỗ, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v. là tất cả những gì được pháp luật công nhận thuộc về quyền làm người. Không ai được đụng đến. Không ai được ngăn cản.

 

Tôi cũng không cầu xin Đấng Quan Phòng Thần Linh cho quê hương Việt Nam tôi trở thành một đệ nhất cường quốc như Hoa Kỳ. Một đệ nhất cường quốc đã hơn cả chục năm nay đi đâu cũng bị khủng bố, vì thái độ tân thực dân đế quốc về kinh tế của họ, lạm dụng quyền lực kinh tế, viện trợ “nhân đạo”, để nhúng tay vào guồng máy chính trị của thành phần tiểu quốc. Bởi thế, tôi còn dám xin Đấng Toàn Năng rằng, thà cứ để cho dân tộc tôi quằn quại dưới chế độ hiện nay, mà giữ được đạo, mà mạnh đức tin, mà còn nhân nghĩa, còn hơn được tự do, được thái hòa, mà trở thành vô thần, trở thành bất nhân.

 

Nhưng tôi vẫn hết sức tin tưởng rằng, nếu tôi là một tạo vật còn biết yêu giống thương nòi, thì Vị Chúa Hòa Bình, Đấng dựng nên con người không phải để đọa đầy họ, mà là để cho họ được hưởng sự sống, một sự sống viên mãn ngay trên đời này, nhất là được trường sinh vinh phúc, còn thương yêu quê hương dân tộc tôi biết là chừng nào. Chắc chắn, một ngày kia, sắp tới (?), Ngài sẽ ban cho dân nước Việt Nam rất thân yêu của tôi, một quê hương bé nhỏ trải qua cả một lịch sử toàn tranh đấu, với “một ngàn năm đô hộ giặc tầu, một trăm năm đô hộ giặc tây, 30 năm nội chiến từng ngày”, 31 năm “giải phóng” long đong v.v., được bình an trong chân lý, một thứ bình an của nền văn hóa sự sống, một thứ bình an của văn minh yêu thương! 

 

 

TOP

 

 

?   Những Mưu Mẹo Để Phát Động Vấn Đề Triệt Sinh An Tử

 

(tiếp 24 Thứ Năm)

 

Bác sĩ Margaret Somerville, vị giám đốc sáng lập Trung Tâm Y Khoa, Đạo Lý và Luật Lệ ở Đại Học McGill Montreal Gia Nã Đại đã lên tiếng ở cuộc hội luận hằng năm về vấn đề đạo lý sinh học được bảo trợ bởi Tổ Chức Công Giáo Phò Sự Sống và Gia Đình, một cuộc hội luận về vấn đề tiệt sinh an tử và các vấn đề kết liễu sự sống. Theo vị luật sư đạo học dược sĩ này thì trong trận chiến đấu cho vấn đề hợp pháp hóa việc triệt sinh an tử, có hai mưu mẹo được thành phần đề xướng sử dụng, đó là việc tái định nghĩa và gây mập mờ.  Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, bà nói về các vấn đề đạo lý và những áp dụng bao rộng trong lãnh vực văn hóa xã hội.

 

Vấn:    Vấn đề triệt sinh an tử được hợp pháp hóa sẽ thay đổi đường lối chúng ta hiểu biết về bản thân mình cũng như về ý nghĩa của sự sống con người ra sao?

 

Đáp:   Chúng ta tiến đến gần hơn với việc trở thành những sản phẩm khả dụng: Thái độ của một số người ủng hộ vấn đề triệt sinh an tử đó là “nếu chúng ta đã có được một quá khứ ‘tuyệt vời trước đây’ hay ‘sử dụng cho tới’ hiện đại, thì chúng ta cũng cần phải trang trải nhanh bao nhiêu có thể, rẻ bao nhiêu có thể và hiệu nghiệm bao nhiêu có thể”.


Vấn:    Những yếu tố nào nơi văn hóa Gia Nã Đại đã góp phần vào cuộc xung khắc hiện nay đối với vấn đề hợp thức hóa việc triệt sinh an tử?

 

Đáp:   Chúng ta đụng đầu phải cái chỉ hoàn toàn dựa vào lý trí – nhất là khi chúng ta coi khoa học như là cách thức duy nhất để hiểu biết, chứ không phải là một đường lối; cá nhân chủ nghĩa mạnh mẽ; mất đi một tín ngưỡng chung; và trào lưu tục hóa.

 

Quốc Hội của chúng ta và các tòa án tối cao là những ngôi vương cung thánh đường mới mẻ cao vời, trong khi đó giới truyền thông nói chung lại đang bày tỏ việc chấp thuận vấn để triệt sinh an tử và tỏ ra không hài lòng về việc chống đối vấn đề này. Tôi nói dài về đề tài này trong cuốn sách của tôi là ‘Câu Chuyện Chết Chóc: Trường Hợp Chống Lại Vấn Đề Triệt Sinh An Tử và Triệt Sinh Trợ Tử’


Vấn:    Bà có những đề nghị gì cho thành phần dân chúng bình dân khi họ phải đối diện với vấn đề này? Bà có khuyến khích người ta thực hiện một quyết định quan trọng để tỏ ra chủ trương của họ về vấn đề triệt sinh an tử hay chăng?

 

Đáp:   Có. Xin quí vị hãy tự hỏi mình là quí vị muốn như thế nào về cái chết của những đứa chắt chút của quí vị nếu chúng ta giờ đây hợp thức hóa vấn đề triệt sinh an tử. Nó thật sự là những gì chi phối tới những thứ giá trị, nhất là tới việc tôn trọng sự sống, mà chúng ta truyền đạt cho các thế hệ tương lai.

 

Đối với những ai muốn tỏ ra chống lại nó, họ cần phải thực hiện một trường hợp trần thế chống lại vấn đề triệt sinh an tử. Họ phải nói với thành phần không bị thuyết phục đó là một ý nghĩa xấu xa sai lầm, chứ không phải chỉ tái bảo đảm cho nhau rằng họ đúng khi chống lại nó, như tôi thấy những Kitô hữu chống vấn đề triệt sinh an tử nhất thực hiện.


Vấn:    Còn vấn đề gây lẫn lộn như cách thức để hợp thức hóa vấn đề triệt sinh an tử thì như thế nào?

 

Đáp:   Nếu chữ ‘triệt sinh an tử’ được tái định nghĩa để chất chứa hết những gì tiếp tục thực hiện các giải pháp cho người hấp hối, thì nhiều người sẽ nghĩ rằng hết mọi sự, bao gồm cả vấn đề triệt sinh an tử thực sự, là những gì cần phải được chấp nhận và hợp pháp.

 

Người ta được đặt ra những vấn nạn trong các cuộc thăm dò về vấn đề triệt sinh an tử là những gì không thể trả lời một cách rõ ràng được – chẳng hạn, quí vị phò hay chống vấn đề triệt sinh an tử đối với người hấp hối đang bị đớn đau khủng khiếp?

 

Câu trả lời ‘tôi ủng hộ tất cả những trị liệu giảm đau cần thiết và chống lại vấn đề triệt sinh an tử’ là những gì bất khả. Hầu hết người ta sẽ trả lời là ‘phò’ – bởi thế họ tỏ ra ủng hộ vấn đề triệt sinh an tử – vì họ không muốn đứng về phía bên phía trái mà lại gạt bỏ việc trị liệu giảm đau đi.


Vấn:    Như vậy phải chăng bà muốn nói rằng chính vì nỗi hãi sợ khổ đau là những gì thúc đẩy việc ủng hộ vấn đề triệt sinh an tử?

 

Đáp:   Đúng thế, song để tìm cách chế ngự đớn đau cũng là một đáp ứng bình thường trước đau đớn vậy.

 

Chúng ta biết rằng khổ đau được giảm nhẹ khi chúng ta cảm thấy chúng ta chế ngự được nó. Chúng ta tìm kiếm những phương cách giảm đau hay những kế sách làm chủ được nỗi khiếp sợ; tôi nghĩ là vấn đề triệt sinh an tử được coi như cả hai điều này.

 

Chúng ta thấy một nỗi lo âu đang tha hồ chờn vờn nơi các xã hội của chúng ta. Chúng ta lưu ý tới sự chết như nguồn mạch cho các nỗi hãi sợ của chúng ta. Chúng ta tìm cách chế ngự các nỗi sợ hãi này bằng cách tìm cách chế ngự sự chết, và cảm giác chế ngự đó làm giảm bớt đi cảm nghiệm noun đau của chúng ta.

 

Những gì chúng ta thực sự cần đó là tìm kiếm những cách thức khác để giảm bớt nỗi hấp hối và chết chóc cũng như cống hiến cho dân chúng một cảm quan chế ngự.

 

Điều gì đã thúc đẩy người ta hướng về vấn đề được giúp tự vẫn? Đó là nỗi sợ hãi bị đớn đau, bị ruồng bỏ và trở thành gánh nặng. Đôi khi người ta thấy việc tự vẫn được y sĩ trợ giúp như là một đáp ứng hợp tình hợp lý cho những nỗi hãi sợ ấy.

 

Đôi khi vì chán nản. Thế nhưng, có cuộc nghiên cứu được thực hiện đàng hoàng và phổ biến trên tờ Tạp Chí  Tân Anh Quốc về Y Học đã thấy nó là một trạng thái được các chuyên viên tâm thần nghiên cứu gọi là thất vọng – tức không còn trông mong gì nữa – một trạng thái họ phân biệt với tình trạng chán chường.

 

Người hấp hối cần đến niềm hy vọng, một cảm quan liên hệ tới tương lai. Họ có thể có cảm quan này cho dù với một tương lai rất ngắn ngủi để gắn bó – chẳng hạn, mong thấy mặt trời lên hay nghe chim hót líu lo chào mừng bình minh ngày mai.

 

Như tôi đã viết trong tác phẩm ‘Con Hoàng Yến Đạo Lý’: ‘Hy vọng là dưỡng khí cho tinh thần con người; thiếu hy vọng, tinh thần của chúng ta (bao gồm cả ý muốn sống động) bị tiêu ma’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/5/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ