GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 3/8/2006

 TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giáo Hoàng Bin Đức XVI vi 42 ngàn em Giúp L Âu Châu trong bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 2/8/2006 v Vic Làm Bn vi Chúa Giêsu

?   Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

?  Sứ Điệp của Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo

 

 

? Giáo Hoàng Bin Đức XVI vi 42 ngàn em Giúp L Âu Châu trong bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 2/8/2006 v Vic Làm Bn vi Chúa Giêsu

 

Trong số các em giúp lễ khắp Âu Châu này có 35 ngàn em người Đức. Bởi thế, vị giáo hoàng Đức quốc đã mở lời với các em như sau:

 

“Vì hầu hết các em giúp lễ qui tụ lại quảng trường này hôm nay đây nói tiếng Đức, tôi sẽ nói với các em ấy trước bằng tiếng mẹ đẻ của tôi”.

 

Đó là lý do, theay vì thói quen nói bằng tiếng Ý trong các buổi triều kiến chung hằng tuần như thế, ngài đã nói bằng tiếng Đức, rồi sau đó nói tóm gọn lại bằng tiếng Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Balan và 7 ngôn ngữ khác.

 

Tất cả con số qui tụ ở quảng trường Thánh Phêrô cho buổi triều kiến chung hằng tuần này là 55 ngàn người, vào một ngày nóng ẩm. Ngài nói với các em gíup lễ rằng ac1c em đang ở vào thời điểm loạt bài giáo lý về Giáo Hội liên quan tới các vị tông đồ.

 

“Các tông đồ là bạn hữu của Chúa Giêsu. Chính Người đã gọi các vị như thế trong Bữa Tiệc Ly. Họ là những vị tông đồ và là những chứng nhân của Chúa Kitô vì các vị là bạn của Người, hiệp nhất với Người bằng một liên hệ yêu thương được Chúa Thánh Thần khơi động”.

 

Ngài bảo các em giúp lễ rằng Chúa Giêsu cũng gọi các em là bạn hữu của Người và muốn biến đổi các em thành những chứng nhân can trường cho Phúc Âm. Ngài xin các em hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu và hãy cởi mở trước tiếng gọi của Người, nhất là khi Người gọi các em ‘hiến mình trọn vẹn’ sống thiên chức linh mục.

 

“Các bạn thân mến, thực ra thì các bạn đã là các tông đồ của Chúa Giêsu rồi. Khi các bạn phục vụ bàn thờ là các bạn làm chứng cho tất cả mọi người rồi. Thái độ nguyện cầu của các bạn, lòng sùng kính của các bạn xuất phát từ con tim và được bày tỏ qua các cử chỉ, bài hát và đối đáp, tất cả đều là việc tông đồ vậy”.

 

Ngài xin các em hãy coi chừng đừng để mình trở thành quá quen thuộc với việc giúp lễ, trái lại, hãy mãi chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Kitô là Đấng đã tự hiến trên thập giá và đang hiến thân trên bàn thờ.

 

“Tình yêu thương mà các bạn lãnh nhận nơi phụng vụ ấy, hãy mang đến cho mọi người, nhất là cho những nơi các bạn thấy thiếu thốn yêu thương”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNS ngày 2/8/2006

  

 

TOP

 

 

 ? Do Thái Giáo là đạo không công nhận Chúa Kitô có thể thực hiện được việc Thứ Tha của Kitô Giáo và như Kitô Giáo hay chăng?

 

Theo người dịch bài này thì, tình hình Trung Đông cho thấy, từ khi bị diệt chủng 6 triệu người ở Âu Châu bởi Đức Quốc Xã Nazi vào Thế Chiến Thứ II 1945, và từ khi được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia năm 1948, người Do Thái hầu như không bao giờ tự động tấn công anh chị em Ả Rập thuộc các quốc gia trung vùng của mình, mà chỉ phản ứng bằng cách trả đũa theo đường lối mắt đền mắt răng đền răng thôi, khi bị tấn công bới các quốc gia khối Ả Rập, (như cuộc chiến 6 ngày năm 1967), và các cuộc khủng bố sau này, như bởi Nhóm Hamas ở Palestine và bởi Nhóm Hezbollah ở Lebanon.

 

Cũng cần phải thông cảm với họ là, theo tự nhiên, nếu cứ nhịn nhường thì các quốc gia Ả Rập nói chung và các nhóm khủng bố nói trên sẽ tấn công xâm chiếm lãnh thổ mới được thành lập của họ. Bởi đó, theo nguyên tắc, họ được quyền tự vệ, thế nhưng, thực tế cho thấy, họ đã phản ứng có vẻ quá mạnh tay, sử dụng tất cả bạo lựïc để tiêu diệt cho bằng được các lực lượng khủng bố họ, lại còn nhờ các cuộc phản công chiếm cứ những vùng đất đai của đối phương nữa, chẳng hạn những mảnh đất họ vừa mới trả lại cho dân Palestine ở Thánh Địa năm vừa rồi.

 

Cha Millán, giáo sư phân khoa thần học ở Giáo Hoàng Học Viện Comillas ở Ma Ní, trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, đã cho biết nhận định của ngài về Do Thái Giáo như sau: “Do Thái Giáo tân tiến đã tuân giữ một số đặc tính chính yếu của vấn đề thứ tha mà Kitô hữu chúng ta – vào những lúc nào đó và một cách nào đó, cho dù có ý hướng tốt nhất chăng nữa – có khuynh hướng coi thường”. Sau đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn lý thú này.

 

Vấn:    Cha có thể cắt nghĩa quan niệm của Do Thái về vấn đề thứ tha được chăng?

 

Đáp:   Trước hết, cần phải nói rằng quan niệm thứ tha là một quan niệm rất hệ trọng, không phải chỉ đối với Do Thái giáo thôi, mà còn đối với tất cả mọi tôn giáo nữa. Hơn thế, nó là một cảm nghiệm thiết yếu đến nỗi, dù có được hiểu biết hay bị hiểu lầm, nó cũng hiện diện nơi hết mọi diễn đạt về văn hóa, nơi cuộc tranh luận về chính trị, trong đời sống gia đình v.v.

 

Theo Do Thái Giáo thì vấn đề thứ tha được quan niệm một cách tương tự như những gì Kitô hữu chúng ta thực hành – chúng ta đã không thừa hưởng một cách vô ích từ họ ý nghĩ về việc thứ tha trong số nhiều điều khác.

 

Có lẽ – và điều này là những gì tôi thường nói tới – Do Thái Giáo tân tiến đã từng giữ những tính chất thiết yếu của vấn đề thứ tha mà Kitô hữu chúng ta –một cách nào đó có những lúc, cho dù có ý hướng tốt mấy đi nữa – có khuynh hướng coi thường.

 

Bởi thế, tôi tin rằng những tư tưởng gia như Vladimir Jankelevitch hay những cảm nghiệm như được ghi nhận bởi Simon Wiesenthal trong tác phẩm của ông là ‘The Sunflower’ có thế là những gì giúp chúng ta nghĩ lại ý niệm về thứ tha, một ý niệm đôi khi được nói tới về thần học và giáo lý.

 

Vấn:    Cha có nghĩ rằng Kitô Giáo – nói đúng hơn Kitô hữu – đã loại trừ quan niệm về việc hoán cải và quan niệm thứ tha đã trở thành một thứ gì đó ‘về pháp lý’ thì phải?

 

Đáp:   Tôi không nghĩ như thế. Thành phần tín hữu giữ đức tin một cách bình thường thì thường chú trọng nghe đến vấn đề hoán cải và thứ tha.

 

Những gì có thể vẫn từng xẩy ra, ít là ở một số hoàn cảnh nào đó, đó là bằng việc rao giảng một Vị Thiên Chúa nhân hậu từ bi, một vị Thiên Chúa không thể nào khác hơn là thế, chúng ta đã quên rằng việc thứ tha nghĩa là việc ‘trở về’ cùng Thiên Chúa, là việc hoán cải – việc Thiên Chúa không tuôn xuống sự thứ tha và không phân phối sự tha thứ một cách bừa bãi.

 

Thiên Chúa luôn tha thứ và Ngài thứ tha hết mọi sự. Không một tội lỗi nào quá to đến nỗi không thể thứ tha và đến nỗi Thiên Chúa không muốn thứ tha, thế nhưng chỉ có những ai muốn được thứ tha và điều này bao gồm một chuỗi những yếu tố như ước muốn sửa chữa liên quan tới những sự dữ có thể vấp phạm, tới chân thành thống hối, và tới việc thận trọng chăm chú tới những nạn nhân do lỗi lầm của chúng ta gây ra v.v. Nếu không vậy thì việc thứ tha trở thành một cái gì khác.

 

Dĩ nhiên, tất cả những điều này có thể hiểu được khi chúng ta nói về tội lỗi theo nghĩa mạnh; bằng không việc bàn luận này trở thành một bức tranh biếm họa. Có lẽ việc coi thường quan niệm về sự thứ tha xuất phát từ việc chúng ta coi thường quan niệm về tội lỗi. Bất cứ điều gì được gọi là tội lỗi thì kết cục không còn thật sự bị coi là tội lỗi nữa. 

 

Vấn:    Một số thần học gia và mục tử nói đến một ‘cuộc khủng hoảng’ về việc xưng tội. Cuộc khủng hoảng này có đang xẩy ra hay chăng? Đâu là nguyên do của nó?

 

Đáp:   Thực sự là có như thế, song cũng có những nhóm Kitô hữu, cộng đồng Kitô hữu, phong trào Kitô hữu  v.v. có những chiều hướng rất khác nhau vẫn bao gồm yếu tố này trong cuộc hành trình của họ cũng như trong cuộc sống đức tin của họ. Tuy nhiên, nói chung, cuộc khủng hoảng này hiện đang xẩy ra.

 

Những lý do thì rất khác nhau và rất phức tạp: từ tình trạng mất ý thức tội lỗi trong xã hội của chúng ta […], đến tình trạng mất những giá trị và các cứ điểm luân lý, cùng với một ác cảm nào đó và tình trạng thiếu cảm nhận bí tích này nơi chương trình mục vụ và nơi việc thực hành Kitô giáo.

 

Có lẽ cũng gây ảnh hưởng nữa đó là việc coi thường hóa những gì chúng ta đã nói tới trước đây. Khi việc thứ tha được ban phát một cách quen thói, ít có ý nghĩa, không mang lại thành quả cho đời sống thực tế v.v., thì nó đi tới chỗ trở thành một điều gì đó tầm thường, và thường thành phần tín hữu có cảm nghiệm đức tin mạnh mẻ đã loại bỏ việc thực hành này.

 

Cũng thế, tình trạng suy yếu về phụng vụ và biểu hiệu của bí tích này hiện nay là một cái gì đâm rễ sâu xa, bất chấp có những nỗ lực của lễ nghi thống hối mới năm 1974… Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là, các căn nguyên thì rất ư là phức tạp.

 

(còn tiếp 1 kỳ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   Sứ Điệp của Thượng Nghị Thế Giới Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo

 

(tiếp 1 Thứ Ba, 2 Thứ Tư)

 

Vấn Đề Nghèo Khổ

 

Việc phân phối hữu trách về nguồn phong phú của trái đất, cùng với việc mậu dịch chính đáng trên thế giới và việc tích cực tham gia về nhân đạo, sẽ là những gì giúp vào vấn đề khắc phục tình trạng nghèo khổ và đói khổ nơi hằng triệu triệu con người anh chị em của chúng ta. Cảnh nghèo khổ và tình trạng gây tổn thương trong xã hội đã trở thành căn nguyên cho việc ào ạt di dân càng ngày càng gây ra nhiều trục trặc cho cả quốc gia nghèo khổ lẫn quốc gia giầu thịnh.

 

Việc tập trung của đa số sự giầu thịnh trên thế giới nơi tay của một thiểu số người, trong khi một số khổng lồ dân chúng, nhất là trẻ em, sống trong cảnh bần cùng, là một thảm trạng của thế giới. Thảm trạng này chắc chắn sẽ tiếp tục làm cho thế giới này bị nghiêng ngửa điêu linh, đe dọa đến nền hòa bình thế giới. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi quốc gia hãy trở về với một đời sống điều hòa, tự chế và chủ động chính trực. Đời sống ấy mới bảo đảm một tương lai hy vọng cho các thế hệ mai hậu và mới hành sử một cách hiệu nghiệm việc nhổ tận gốc rễ các thành phần cực đoan và khủng bố. 

 

Những Khó Khăn Thách Đố Ngày Nay

 

Các chính quyền, các cộng đồng tôn giáo và những dân tộc trên thế giới cần phải cùng nhau làm việc để đương đầu với những khó khăn thách đố của ngày hôm nay, chẳng hạn như các thứ dịch bệnh lây lan, đặc biệt là Hội Chứng Liệt Kháng, cũng như việc nghiện nha phiến, và việc gia tăng các thứ vũ khí đại công phá.

 

Không có một xứ sở nào, cho dù là giầu thịnh và quyền lực, có thể tự mình đương đầu nổi với những thứ đe dọa ấy. Tất cả chúng ta đều có liên hệ với nhau và có cùng một định mệnh. Điều này đòi phải hòa hợp và liên kết hoạt động nơi tất cả mọi quốc gia phần tử của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, tình trạng lan tràn các thứ chứng bệnh không phải là mối quan tâm của riêng các vị bác sĩ, và việc phổ biến các thứ kỹ thuật gây tử vong không phải là một vấn đề giành cho thành phần lập luật mà thôi. Những khó khăn thách đố này cần phải trở thành mối quan tâm chung cho toàn thể xã hội.

 

Việc Đối Thoại Trao Đổi

 

Các vị lãnh đạo tôn giáo và chuyên viên tôn giáo cần phải bảo tồn việc đối thoại liên tôn, và việc đối thoại này cần phải được phong phú hơn bởi việc góp phần của thành phần tín đồ bình thường. Thật là bất hợp, và lịch sử cho thấy rằng thật là nguy hiểm, đối với những hành động nơi các cộng đồng tôn giáo bị trở thành độc đoán theo những khuynh hướng chính trị. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc xót cho những nỗ lực muốn ‘tháp nhập’ một cách nhân tạo các truyền thống tôn giáo hay muốn thay đổi chúng, để làm cho những truyền thống ấy càng ngày càng bị tục hóa đi, mà không được góp ý của thành phần tín đồ thuộc các truyền thống ấy.

 

Các cộng đồng của chúng tôi cũng sẵn sàng để thực hiện việc đối thoại với các thành phần theo những quan điểm vô tín ngưỡng, với các chính trị gia, với tất cả các cơ cấu xã hội dân sự, với các tổ chức quốc tế. Chúng tôi hy vọng một cuộc đối thoại như thế tiếp tục xẩy ra, giúp các tôn giáo góp phần vào việc hòa hợp và hiểu biết giữa các dân nước, một ngôi nhà chung được thiết lập trên chân lý, được xây dựng theo công lý, được sống động bởi yêu thương và tự do.

 

Cuộc đối thoại này cần phải được thực hiện một cách bình đẳng, một cách hữu trách và một cách thường xuyên, cởi mở với bất cứ một đề tài nào, không thành kiến về ý hệ.

 

Chúng tôi tin rằng đã đến lúc cần phải có một mối giao hảo theo cơ cấu hơn nữa giữa các vị lãnh đạo tôn giáo và Liên Hiệp Quốc.

 

Khi đặc biệt kêu gọi tất cả mọi thành phần tin tưởng, chúng tôi tha thiết xin họ hãy tôn trọng và chấp nhận nhau bất chấp những khác biệt về tôn giáo, quốc tịch và gì nữa.

 

Chúng ta hãy giúp nhau cũng như tất cả mọi người có ý hướng tốt lành trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thể gia đình nhân loại.

 

Chúng ta hãy bảo trì hòa bình được Đấng Toàn năng ban tặng cho chúng ta!

 

Moscow

Ngày 5/7/2006

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/7/2006

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ