GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA  NHẬT 14/10/2007

TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN

 

?   Việc Ngăn Ngừa, Việc Gìn Giữ Hòa Bình và Việc Xây Dựng Hòa Bình

?  Việc nhận thức và đáp ứng các nhu cầu và niềm hy vọng

?  Việc xây dựng và nuôi dưỡng những mối liên hệ huynh đệ

 

 

 

?   Việc Ngăn Ngừa, Việc Gìn Giữ Hòa Bình và Việc Xây Dựng Hòa Bình

 

ĐTGM Dominique Mamberti, Bí Thư Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh, phát biểu ở Tổng Hội Nghị LHQ lần thứ 62 ở Nữu Ước ngày 1/10/2007 tổng quan về những vấn đề tranh luận chính yếu

 

(tiếp 9 Thứ Ba)

 

Tổ chức này nhiều lần đã bày tỏ việc sẵn sàng cống hiến phương tiện hơn nữa cho việc ngăn ngừa xung đột, nhất là trong lãnh vực điều đình. Về vấn đề này, Tòa Thánh đặc biệt chú ý tới các nỗ lực của Phân Bộ Chính Trị Vụ trong việc thiết lập một nhóm đặc trách điều đình chuyên nghiệp, như một phần nơi mục tiêu nhắm tới của vị tổng bí thư trong việc sử dụng hiệu nghiệm hơn những phần vụ tốt đẹp của mình để ngăn ngừa xung khắc.

 

Trong khi việc tăng bội những hoạt động hòa bình có thể bao gồm cả sự thất bại trong việc ngăn ngừa tình trạng xung khắc không bùng phát thành những cuộc xung đột hoàn toàn bằng võ khí, thì nó cũng là một dấu hiệu  của lòng tin tưởng được cộng đồng quốc tế đặt nơi những guồng máy của Liên  Hiệp Quốc cũng như vào việc hợp tác của những guồng máy này với các cơ quan theo miền. 

 

Theo chiều hướng ấy, chúng ta hướng đến một ngày mà những nỗ lực gìn giữ hòa bình ở Darfur cuối cùng sẽ được hoàn toàn hoạt động.

 

Tôi muốn nhớ tới việc góp phần của Liên Hiệp Quốc vào việc giải quyết chính đáng và vĩnh viễn những cuộc xung đột xẩy ra quá dài đã gây đổ máu ở Trung Đông. Cần phải thực hiện một cuộc dấn thân mới, bao gồm tất cả mọi quốc gia phần tử, trong việc hòa bình hóa và tái thiết một Iraq khổ đau dài dài, một việc tái thiết  có tính cách luân lý và chính trị trước cả tính cách kinh tế nữa. Cần  phải thực hiện một cuộc dấn thân  mới trong việc tìm kiếm một giải pháp, bằng vấn đề đối thoại, cuộc xung khắc giữa người Do Thái và Palestines, một giải quyết có thể công nhận những niềm mong đợi hợp lý của mỗi bên. 

 

Cần phải tái dấn thân trong việc bảo đảm rằng Lebanon sẽ tiếp tục là một quốc gia tự do và độc lập, là một xã hội dân chủ, đa văn hóa và đa tín ngưỡng, bình đẳng và tôn trọng tất cả mọi người cũng như các khuynh hướng khác nhau nơi nước này, như một ngôi nhà chung mở ra cho kẻ khác. Điều này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn quan trọng hiện tại đang dẫn đến cuộc tuyển chọn vị lãnh đạo mới cho quốc gia này.

 

Sau cùng, tôi không thể không đề cập tới những gì đang xẩy ra ở Myanmar, nơi đang kèo chú ý và quan tâm trong những ngày này của cuộc hội nghị đây cũng như của toàn thể cộng đồng quốc tế. Tôi muốn lập lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm qua, đó là: Nhờ đối thoại, thiện chí và tinh thần nhân loại, chớ gì cuộc khủng hoảng này mau có được cách giải quyết cho thiện ích của xứ sở ấy và cho một tương lai tốt đẹp hơn đối với tất cả mọi dân cư ở đấy.

 

Hai năm trước đây việc thiết lập Ủy Ban Xây Dựng Hòa Bình (PBC: Peacebuilding Commission) đã được bắt nguồn từ niềm xác tín là việc chấm dứt chiến tranh chưa đủ, mà còn cần phải giúp tái thiết đời sống cá nhân và cơ cấu xã hội và tổ chức nữa. Vậy, cái thách đố lớn lao nhất của Cộng Đồng Quốc Tế ở đây đó là trao phó cho PBC sứ vụ cùng phương tiện để chứng tỏ rằng nó có thể điều hành và hỗ trợ thành công việc khó khăn chuyển từ chiến tranh và bần cùng sang hòa bình và phát triển.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/10/2007

(xin xem phần còn lại của bài viết ở phần kế tiếp)

 TOP

 

?   Việc nhận thức và đáp ứng các nhu cầu và niềm hy vọng

 

ĐTGM Dominique Mamberti, Bí Thư Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh, phát biểu ở Tổng Hội Nghị LHQ lần thứ 62 ở Nữu Ước ngày 1/10/2007 tổng quan về những vấn đề tranh luận chính yếu

 

Nhiều vấn đề được ngày nay hầu như hoàn toàn gán ghép cho những khác biệt về văn hóa và tôn giáo đã bắt nguồn từ những bất công về kinh tế và xã hội. Việc thoát khỏi tình trạng yếu bệnh, đói khổ và vô tri là những gì cần thiết cho một cuộc đối thoại thanh thảnh về các nền văn minh.

 

Bốn mươi năm trước  đây, trong bức thông điệp “Việc  Phát Triển Các dân Tộc” của mình, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói rằng phát triển là danh xưng mới của hòa bình.

 

Tòa Thánh cảm thấy quan tâm về tình trạng bất lực của các quốc gia giầu có trong việc cống hiến cho các quốc gia nghèo khổ nhất, nhất là các quốc gia ở Phi Châu, những điều kiện về tài chính và mậu dịch có thể gia tăng việc phát triển khả trợ của họ.

 

Tôi xin chào mừng Biến Cố Cao Cấp về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu được tổ chức ở đây hôm 24/9 vừa rồi. Tòa Thánh muốn nhấn mạnh một lần nữa cái trách nhiệm về luân lý nơi mỗi người và mọi người chúng ta trong việc bảo toàn công ích nền tảng của chúng ta đó là môi trường.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/10/2007

 

(xin xem phần còn lại của bài viết ở phần kế tiếp)
 

TOP

 

? Việc xây dựng và nuôi dưỡng những mối liên hệ huynh đệ

 

ĐTGM Dominique Mamberti, Bí Thư Bộ Ngoại Giao của Tòa Thánh, phát biểu ở Tổng Hội Nghị LHQ lần thứ 62 ở Nữu Ước ngày 1/10/2007 tổng quan về những vấn đề tranh luận chính yếu

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Chúng ta đang tiến đến cuộc mừng kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền, tuy nhiên, nhiều người đã chưa bao giờ nghe về nó hay được hưởng thiện ích từ các nguyên  tắc của nó. Những quyền lợi này không được căn cứ thuần túy vào ý muốn của con người, cũng như vào thư, cũng như vào thực thể của quốc gia, hoặc vào các quyền lực quần chúng, mà là được căn cứ vào những đòi hỏi khách quan của bản tính được ban tặng cho con người.

 

Phần quan trọng nhất trong hoạt động của chúng ta theo chiều hướng này đó là vấn đề bảo đảm rằng quyền sống bẩm sinh này được tôn trọng ở hết mọi nơi mọi chốn. Quyền lợi căn bản này cần  phải được bảo vệ từ khi thụ thai cho tới khi tự nhiên  qua đi. Bởi thế, chúng ta cần phải hoạt động để ngăn chặn và lật ngược nền văn hóa sự chết là những gì được theo đuổi bởi một số những cơ cấu xã hội và pháp lý trong việc họ đang cố gắng làm cho việc nhận chìm sự sống trở thành khả chấp bằng bộ mặt giả tạo của việc phục vụ về y khoa hay về xã hội. Theo ý nghĩa ấy thì việc loại trừ đi án tử hình cũng cần phải được coi là thành quả của vấn đề hoàn toàn tôn trọng quyền sống.

 

Việc tìm cầu bình đẳng hợp lý giữa nam nhân và nữ giới đã gặt hái được những thành quả tích cực. Tuy nhiên , tình trạng bất quân bình nơi việc hành sử các quyền lợi căn bản của con người tiếc thay vẫn còn tiếp tục ở nhiều nơi. Điều này dẫn đến chỗ làm đổ vỡ cơ cấu xã hội và biến phụ nữ thành đồ vật và bị khai thác. Vấn đề minh xác về quyền bình đẳng cần phải được kèm theo cả việc nhận thức rằng nó đi song song với và không gây nguy hại cho, lại càng không mâu thuẫn với, việc nhìn nhận về cả tính cách khác biệt lẫn bổ khuyết cho nhau giữa nam nhân và nữ giới.

 

Tòa Thánh hướng tới cuộc họp cao cấp đáng nhớ để kiểm điểm thành quả của khóa họp đặc biệt về trẻ em, được ấn định vào tháng 12/2007. Nó sẽ là một cơ hội để tái tập trung những quyết tâm của chúng ta vào trẻ em cũng như để đẩy mạnh các nỗ lực của chúng ta trong việc cổ võ những quyền  lợi của các  em, chấm dứt bạo lực phạm đến các em và hỗ trợ các gia đình.

 

“Niềm tin tưởng” nơi phẩm vị của con người đòi hỏi là vấn đề của các cuộc di dân được giải quyết theo chiều hướng quyền lợi của con người, quyền lợi của gia đình và quyền lợi của trẻ em. Cho dù vấn đề thiết yếu là chiến đấu chống lại việc buôn bán người và hợp lý để ngăn chặn việc di dân bất hợp pháp, không ai có thể biện minh cho những đường lối gây nguy hiểm cho sự sống hay trầm trọng vi phạm đến nhân phẩm và nhân  quyền. Tòa Thánh hoan nghênh cái động lực được tạo nên bởi cuộc họp đầu tiên của Diễn Đàn Toàn cầu về Vấn Đề Di Dân và Phát Triển được tổ chức ở Bỉ vào Tháng Bảy, và mong thấy được tiến bộ hơn nữa về khía cạnh này.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

Chúng ta cần phải tiếp tục bảo đảm rằng nền hòa bình và an ninh, việc phát triển và nhân quyền là những gì được hòa hợp một cách hiệu nghiệm và củng cố lẫn nhau, để tỏ cho cộng đồng quốc tế thấy rằng việc canh tân cơ quan đầu não này không phải chỉ về thể lý mà còn là một cuộc canh tân về những lý tưởng và ý định của tổ chức này nữa. Một việc canh tân đổi mới những ngóc ngách sâu thẳm nhất của tổ chức này là một canh tân làm cho tất cả chư quốc trên thế giới sẽ có lý cảm thấy hãnh diện.

 

Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/10/2007

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ