GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 22/10/2007

TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 21/10/2007 về Hòa Bình, Truyền  Giáo và Công Lý ở Naples dịp Hội Ngộ Quốc Tế lần 21 của Chư Dân và Chư Giáo

?  Đức Hồng Y trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc (24-28. 9. 2007): Câu I.  Về những địa điểm viếng thăm Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc

?  Đức Hồng Y trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc (24-28. 9. 2007): Câu I-IX.  Nhận định về Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc

 

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 21/10/2007 về Hòa Bình, Truyền  Giáo và Công Lý ở Naples dịp Hội Ngộ Quốc Tế lần 21 của Chư Dân và Chư Giáo

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Vào lúc kết thúc cuộc cử hành long trọng này, hỡi quí bạn Naples, tôi muốn lập lại lời chào của tôi với anh chị em và lời tri ân cảm tạ của tôi về việc thân tình tiếp đón được anh chị em giành cho tôi. Tôi đặc biệt ngở lời chào tới các vị đại biểu đến  từ khác phần  đất khác nhau trên thế giới để tham dự vào Cuộc Ga95p Gỡ Quốc Tế về Hòa Bình được bảo trở bởi Cộng Đồng Sant’Egidio. Đề tài cho cuộc gặp gỡ này là “Hướng Về Một Thế Giới Phi Bạo Động: Chư Tôn Giáo và Các Văn Hóa Đối Thoại Với Nhau”. Chớ gì sáng kiến quan trọng về văn hóa và tôn giáo này góp phần vào việc củng cố hòa bình trên thế giới.

 

Chúng ta hãy nguyện cầu cho điều ấy. Thế nhưng, hôm nay chúng ta cũng hãy đặc biệt nguyện cầu cho các vị thừa sai. Thật vậy, hôm nay, chúng ta cử hành Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới với một đề tài rất ý nghĩa đó là “Tất cả mọi Giáo Hội cho toàn thế giới”. Hết mọi Giáo Hội riêng đều có trách nhiệm với với truyền bá phúc  âm hóa cho tất cả loài người, và việc hợp tác này giữa chư Giáo Hội đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gia tăng 50 năm trước đây với bức  thông điệp “Fidei Donum”. Chúng ta đừng quên  cống hiến việc nâng đỡ về thiêng liêng cũng như vật chất cho những ai đang hoạt động ở tiền tuyến của sứ mệnh truyền giáo, đó là các vị linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, những vị thừa sai thường gặp phải những khó khăn nặng nề trong hoạt động của mình, thậm chí còn bị bách hại. Chúng ta hãy dâng những ý nguyện cầu lên Mẹ Maria Rất Thánh, Vị mà vào tháng 10, chúng ta thích kêu cầu Mẹ bằng tước hiệu Mẹ được tôn kính ở đền thánh Pompeii, cách đây không bao xa, đó là Nữ Vương Mân Côi. Chúng ta ký thác nhiều khách hàn h hương đến  từ Caserta cho Mẹ.

 

Chớ gì Vị Trinh Nữ Thánh cũng bảo vệ những ai tùy theo những cách thức khác nhau dấn thân cho công ích và trật tự chính đáng của xã hội, như đã được đề cao trong Tuần Lễ thứ 45 về Xã Hội của Người Công Giáo Ý Quốc. Biến cố này đã được tổ chức trong những ngày này ở Pistoia và Pisa, 100 năm sau một Tuần Lễ như vậy, được phát động trước hết bởi Giuseppe Toniolo, một nhân vật nổi tiếng trong các kinh tế gia Kitô Giáo.

 

Ngày nay chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn đề và thách đố. Tất cả mọi người cần phải mạnh mẽ cố gắng, nhất là thành phần giáo dân làm việc trong lãnh vực xã hội và chính trị, để bảo đảm rằng hết mọi người, nhất là giới trẻ, chắc chắn có được những điều kiện bất khả thiếu để phát triển  những tài n ăng tự nhiên  của họ và vun trồng những quyết tâm quảng đại phục vụ gia đình mình và toàn thể cộng đồng.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/10/2007

 TOP

 

?  Đức Hồng Y trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc (24-28. 9. 2007): Câu I.  Về những địa điểm viếng thăm Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc

----- Original Message -----
From: Cong Giao Viet Nam
To: Undisclosed-Recipient:;
Sent: Monday, October 22, 2007 7:08 AM
Subject: Fw: DHY tra loi 9 cau hoi BGCN

       Đoàn chúng tôi gồm 3 Giám mục và 3 linh mục, đã đến thăm những nơi sau đây.

 

1.  Trụ sở HĐGM. TQ tại Bắc Kinh.  Có 2 Giám mục, một già một trẻ và vài giáo dân đại diện Hội Yêu Nước tiếp chúng tôi. Chúng tôi trao đổi với nhau về lịch sử truyền giáo với 2 khuynh hướng truyền giáo khác nhau.  Nhóm một, tiêu biểu là Matteo Ricci và các linh mục dòng Tên, có lập trường và thái độ vừa tôn trọng truyền thống văn hoá bản địa vừa góp phần thăng tiến xã hội sở tại. Nhóm hai không có lập trường đó, trái lại cấm đoán thực hành Đạo hiếu với tập tục thờ ông bà tổ tiên.  Đây là một cản trở chính cho sự lớn mạnh của Giáo Hội tại Trung Hoa cũng như tại Việt Nam. 

 

      Tôi có phân tích hai cách yêu người của các nhà truyền giáo.  Cách thứ nhứt: yêu người vừa là tôn trọng dân tộc bản địa với truyền thống đạo đức và lối sống văn hoá lành mạnh của họ, vừa phục vụ cho sự sống và phẩm giá của họ.  Cách thứ hai: yêu người là áp đặt cho dân bản địa những gì mình nghĩ là tốt cho họ.  Với Vatican II, truyền giáo ngày nay đòi hỏi theo bước Con Chúa làm người, hội nhập văn hoá, yêu thương và phục vụ cho Tin Mừng cũng như cho sự sống và phẩm giá con người trong mọi xã hội theo mọi nền kinh tế…

 

2.   Đại Chủng viện Bắc Kinh.  Cha Giám đốc, đã đi tu nhgiệp tại Đức quốc, tiếp chúng tôi, và mời chúng tôi nói chuyện với các Đại Chủng sinh.  Cha cũng dẫn chúng tôi đi tham quan Thư viện, nhà nguyện, quang cảnh thông thoáng với sân bóng rộng lớn.  Mới được xây dựng những năm gần dây, cơ sở ĐCV khang trang, tân tiến, đồng thời mang bản sắc dân tộc.  ĐCV còn là nơi thường huấn ngắn hạng, dài hạn cho linh mục, tu sĩ, huấn luyện giáo dân, với sự tham gia của các giáo sư từ nhiều nơi đến giảng dạy.

 

3.  Toà Tổng Giám mục và Nhà thờ Chánh toà Bắc Kinh.  Tiếp đoàn có Đức Tổng Giám mục Lý Sơn vừa mới nhậm chức tuần trước, có 2 linh mục, một già một trẻ, có 1 nữ tu Bề trên dòng Thánh Giuse.  Khi chia sẻ kinh nghiệm mục vụ cho nhau, Đức Cha Lý Sơn có hỏi tôi ngày nhậm chức có khóc không.  Tôi có trả lời là lúc đó tôi không có giờ để khóc.  Linh mục tóc bạc có kể cho chúng tôi rằng ông đã góp phần thu xếp để Bắc Kinh có Giám mục như ngày nay.  Linh mục trẻ, đã đi tu nghiệp tại Anh quốc, là cha sở Nhà thờ Chánh toà, hướng dẫn chúng tôi tham quan NT.CT, và cho chúng tôi cùng dâng lễ đồng tế với nhau.

 

4.  Toà Tổng Giám mục và Nhà thờ Chánh toà Thượng Hải.  Tiếp chúng tôi, có Đức TGM, cha Chưởng Aán cũng là cha sở NT.CT, một linh mục trẻ đã đi tu nghiệp Pháp quốc.  Đức TGM, dòng Tên, năm nay 91 tuổi, song còn nhanh nhẹn, sáng suốt, đầy sức sống.  Chúng tôi trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp.  Mấy tháng trước Ngài đã trao đổi thư từ qua lại với tôi, bày tỏ ước mong tôi đến thăm và ở lại với Ngài ít là 4 bốn hôm để tâm sự.  Nên vừa mới chào hỏi nhau, Ngài nói gặp nhau ngắn quá, phải trở lại lần khác và ở lâu hơn.  Tôi có mời Ngài sang thăm VN mà Ngài đã đến thăm trong thập niên 40.  Ngài cho biết vì lý do sức khoẻ, bác sĩ không cho Ngài đi máy bay.  Thật đáng tiếc.  Nên tôi có hứa, nếu Chúa cho, sẽ trở lại thăm Ngài lâu ngày hơn.

 

(xem tiếp dưới đây)
 

TOP

 

? Đức Hồng Y trả lời 9 câu hỏi của BGCN về chuyến viếng thăm Trung Quốc (24-28. 9. 2007): Câu I-IX.  Nhận định về Giáo Hội Công Giáo tại Trung quốc

----- Original Message -----
From: Cong Giao Viet Nam
To: Undisclosed-Recipient:;
Sent: Monday, October 22, 2007 7:08 AM
Subject: Fw: DHY tra loi 9 cau hoi BGCN

Câu II và III.  Về bang giao Vatican-Trung quốc.  Chúng tôi nghe qua có mấy điều kiện như sau:  ngoài điều kiện Vatican chấm dứt bang giao với Đài Loan, mối bang giao cần được xây dựng với tầm nhìn của thời đại và lòng dũng cảm, với trí tuệ và tấm lòng.  Biến cố tấn phong 2 Giám mục trong tháng 9 vừa qua, một ở Quảng Đông vào đầu tháng 9.2007, một ở Bắc Kinh vào 21.9.2007, cả 2 đều có sự đồng thuận của Vatican và Nhà Nước Trung Quốc, là tín hiệu tích cực mở ra triển vọng bang giao.  Còn thời điểm thì tùy nỗ lực của đôi bên nhằm vượt qua những dị biệt.  Tôi có chia sẻ kinh nghiệm của VN, đồng thời cũng ghi nhận rằng TQ lớn hơn VN 15 lần, nên chắc những vấn đề cũng nhiều và phức tạp gắp 15 lần. 

 

Câu IV và V.  Về Giáo Hội công khai và hầm trú.  Chúng tôi không có dịp tiếp cận với thực tế vấn đề nầy.  Vả lại trước khi đi, mọi người trong đoàn đã thống nhất với nhau là cần có một thái độ cư xử với mọi người như anh em một nhà, con một Cha, không phân biệt trên hầm hay dưới hầm, trong hay ngoài tổ chức yêu nước…Trước 1980, chúng ta cũng có GH miền Bắc và Giáo Hội miền Nam.  Chúng tôi cũng có chia sẻ kinh nghiệm về hành trình thống nhất và giải quyết nhiều tồn tại của thời đóng cửa, qua mối quan hệ 3 bên: HĐGM, Nhà Nước và Vatican.

 

Câu VI.  Quãng trường Thiên An Môn.  Chúng tôi tham quan Quãng trường nầy vài ngày trước lễ Quốc Khánh 1.10.  Quang cảnh Quãng trường trang trí dịp lễ hội trọng đại để lại cho tôi sứ điệp nầy:   bước vào thời đại toàn cầu hoá với một phong thái giữ vững dân tộc tính, đừng để xu hướng toàn cầu hoá đánh mất dân tộc tính với những giá trị văn hoá, tinh thần, đạo đức, là những giá trị góp phần phong phú hoá cuộc sống các dân tộc khác đang cùng nhau trở thành dân cư của một thế giới đang được thu nhỏ thành một ngôi làng.

 

Câu VII.  Thăm quan lăng mộ Matteo Ricci. Cùng chung một chỗ có nhiều lăng mộ khác, đa số là những nhà truyền giáo dòng Tên.  Sự trân trọng đối với các vị nầy nhắc nhở tôi về lòng yêu người theo cách thứ nhứt (xem câu trả lời I.1).

 

Câu VIII.  Về ĐCV (xem câu trả lời I.2)

 

Câu  IX.  Chuyến viếng thăm lần nầy cho  tôi bài học thực hành nầy: 

 

-  (1)  bản chất của GH là hiệp thông, và sự hiệp thông cần được  cụ thể hoá, bước đầu làù tiếp cận và trao đổi, đồng cảm và chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cho nhau…

 

-  (2)  sứ vụ của GH là yêu thương và phục vụ.   Phục vụ cho Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và cũng là phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người.  Con người nào ?  Cụ thể là con người được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa là Tình Yêu, con người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, với ý thức rằng con người và cộng đồng thuộc mọi chế độ và mọi nền kinh tế, trong tiềm năng, đều là anh em một nhà trong thế giới toàn cầu hoá ngày nay.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ