GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 29/10/2007

TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN

 

?   ĐỒNG LÚA Á CHÂU: “Các Con là Những Chứng Nhân của Thày”

?   “Các Thực Tại Á Châu”: "một số người tỏ ra lưỡng lự trong việc chấp nhận Kitô giáo, vì ..." 

?  “Các thực tại Á Châu”:  Kitô Giáo cần phải có “một nhận thức lành mạnh” trong việc truyền giáo

 

 

?   ĐỒNG LÚA Á CHÂU: “Các Con là Những Chứng Nhân của Thày”

 

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL

 

Nếu Đức Giêsu Kitô là “Lời đã hóa thành nhục thể” (Jn.1:14), là “ánh sáng đã đến trong thế gian, ánh sáng thật chiếu soi mọi người” (Jn.1:9), thì Kitô Giáo, tự bản tính Công Giáo của mình, không thể nào không truyền giáo: “Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể khuất được nữa” (Mt.5:14).

           

Như thế, đối với Kitô Giáo, truyền giáo chẳng qua chỉ là việc chiếu tỏa ánh sáng, hay là làm sao để “ánh sáng thật” trung thực phản ánh nơi mình. Nghĩa là, Kitô giáo phải làm sao để thế giới có thể qua mình mà nhận biết Vị Giáo Tổ Giêsu Kitô của mình. Nói cách khác, việc Kitô giáo làm sao để trung thực phản ánh Vị Giáo Tổ của mình chính là việc Kitô Giáo làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, đúng như lời trăn trối cuối cùng của Người ngay trước khi về trời: “Các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Gialiêm, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

           

Thế nhưng, Kitô Giáo “là chứng nhân” của Đức Giêsu Kitô ở chỗ nào, nếu không phải là làm chứng rằng Người đã thực sự sống lại từ trong kẻ chết, như Người cũng đã truyền cho các tông đồ sau khi Người phục sinh: “Các con sẽ là chứng nhân về những điều này” (Lk.24:48). Bởi thế, không lạ gì, thành phần tông đồ là những chứng nhân tiên khởi của Đức Giêsu Kitô, ngay sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, đã bắt đầu và liên tục làm chứng Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, “tại Gialiêm, khắp Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng trái đất”.

           

Tại Gialiêm, vị thủ lãnh tông đồ đoàn là thánh Phêrô, ngay trong bài giảng đầu tiên của mình, đã chẳng tuyên bố với cộng đồng Do Thái từ khắp nơi trên thế giới tụ về Gialiêm bấy giờ rằng:

 

·        “Hỡi anh em, còn nghi ngờ gì nữa, tổ phụ Đavít đã chết và đã được mai táng, phần mộ của vua còn ở giữa chúng ta cho tới ngày nay. Thế nhưng, vua được biết Thiên Chúa đã thề với vua rằng, trong giòng dõi của vua sẽ có một người ngồi trên vương tòa của vua, và như một vị tiên tri, vua đã thấy trước và đã nói về việc phục sinh của Đấng Thiên Sai... Đấng Thiên Sai này là Giêsu mà chúng tôi là những chứng nhân về việc Thiên Chúa đã làm cho người sống lại. Người đã được đưa lên ngự bên hữu Thiên Chúa, và Chúa Cha đã ký thác cho Người Thánh Thần; Vị Thần Linh mà Người vừa đổ xuống trên chúng tôi như anh em hiện đang thấy và nghe đây” (Acts 2:29-33).

 

Tại Antioch, nơi mà “các môn đệ lần đầu tiên được gọi là Kitô hữu” (Acts 11:26), một cộng đoàn dân ngoại tiên khởi ngoài phần đất Israel, như khởi điểm  việc Kitô Giáo bắt đầu được lan truyền “cho đến tận cùng trái đất”, tông đồ Phaolô cũng đã làm chứng:

 

·        “... Chúng tôi được sai để mang đến cho anh em sứ điệp cứu độ. Sự việc là những kiều dân ở Gialiêm cùng với các vị thủ lãnh của họ đã không chấp nhận sứ điệp cứu độ này. Mặc dầu đã có những lời cảnh báo của các tiên tri mà họ đọc vào mỗi ngày hưu lễ song họ chẳng hiểu gì. Nên họ đã làm hoàn tất những lời tiên báo này bằng việc kết án Đức Giêsu. Cho dù họ không thấy Người có tội gì đáng chết, họ cũng xin Philatô hành quyết Người... Thế nhưng, Thiên Chúa đã phục sinh Người từ trong kẻ chết, và sau đó, nhiều ngày Người đã hiện ra với những ai cùng Người từ Galilêa lên Gialiêm. Hiện nay họ là những chứng nhân của Người trước mặt dân. Chính chúng tôi loan báo cho anh em tin mừng, đó là điều Thiên Chúa đã hứa với cha ông chúng ta thì Ngài đã hoàn tất nơi chúng ta là con cháu của các vị, khi Ngài phục sinh Đức Giêsu, đúng như những gì đã viết trong thánh vịnh thứ hai: ‘Con là Con Ta; hôm nay Cha đã sinh ra Con’” (Acts 13:26-28, 30-33)

 

Đúng thế, để làm chứng một điều gì thì điều kiện tối cần là phải thấy điều đó, biết điều đó. Cũng thế, để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, các tông đồø cũng được Chúa Giêsu chứng tỏ cho thấy tận mắt rằng Người đã thực sự phục sinh, như những lần Người hiện ra được các Phúc Aâm thuật lại, nhất là lần hiện ra vào buổi tối ngày Người phục sinh, theo Phúc Aâm thánh Luca (24:36-45). Bởi thế, “là những chứng nhân của Thày”, các tông đồ đã hiên ngang tuyên bố trước Hội Đồng Do Thái: “Chúng tôi không thể không nói những gì đã thấy và đã nghe” (Acts 4:20). Đối với Giáo Hội, các vị đã lưu lại lời chứng của mình bằng những gì các vị viết ra, như thánh Gioan đã xác nhận ở đoạn gần cuối Phúc Aâm của mình:

 

·        “Còn nhiều dấu lạ khác nữa Chúa Giêsu làm trước mặt các môn đệ của Người, song không được ghi lại trong sách này. Những điều được ghi lại ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, hầu nhờ đức tin này anh em được sự sống nơi danh Người” (Jn.20:30-31).

 

Phải, tâm điểm của việc các tông đồ làm chứng đây không phải là biến cố phục sinh cho bằng chính chủ thể phục sinh. Tức là, các tông đồ không chỉ làm chứng Đức Giêsu Kitô đã thực sự phục sinh, mà còn nhờ việc chứng thực Người đã phục sinh, các ngài tỏ cho thế gian thấy “rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”, đúng như tông đồ Tôma đã tuyên xưng trước Chủ Thể Phục Sinh: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn.20:28).        

 

Chính vì thế, vì đối tượng của Đức Tin Kitô Giáo không phải là biến cố phục sinh, mà là chính Chủ Thể Phục Sinh, là chính “Đức Giêsu Kitô, hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Heb.13:8), Đấng “đã chết nhưng nay vẫn sống - muôn thuở muôn đời” (Rev.1:18), mà, dù Kitô hữu sau các vị chứng nhân tiên khởi là các tông đồ không được hân hạnh trực tiếp “trông thấy, nghe thấy và sờ thấy” (1Jn.1:1) “sự sống hằng ở nơi Cha đã trở nên hữu hình cho chúng ta” (1Jn.1:2) là Đức Giêsu, song căn cứ vào lời chứng của các vị tông đồ mà Kitô hữu hậu thế cũng có thể làm chứng cho Chúa Kitô, đúng như nhận định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô trong bài giảng cho Thánh Lễ khai mạc Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu vào ngày Chúa Nhật 19-4-1998:

 

·        “‘Phúc cho những ai không thấy mà tin’. Các Vị Tông Đồ là những chứng nhân của cuộc sống, cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Chúa Kitô. Sau các ngài, tất cả những người khác không được thấy tất cả những biến cố này bằng chính mắt của mình để có thể chấp nhận sự thật do các chứng nhân tiên khởi truyền đạt hầu chính mình cũng được trở nên những chứng nhân. Đức tin Giáo Hội được truyền đạt và sinh tồn nhờ hàng ngũ những chứng nhân này, một hàng ngũ kéo dài từ đời nọ đến đời kia...”

 

(Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, 22-4-1998, đoạn số 3)

           

Vẫn biết trung tâm điểm của việc làm chứng của Kitô Giáo, cũng là đối tượng trọng yếu của đức tin Kitô Giáo, ở nơi “Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa”, thế nhưng, Người phải được Kitô Giáo làm chứng như thế nào, ở mỗi thời và mỗi nơi, để thế gian có thể nhận biết Người mà được sống. Chẳng hạn như vấn đề rất cụ thể và hiện đại được chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, cũng trong Thánh Lễ khai mạc, nêu lên cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu như sau:

 

·        “Chúng ta tự hỏi: chúng ta phải làm gì để loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô trước những con người nam nữ sống ở Á Châu đây? Trước ngưỡng cửa của Năm 2000, cuộc dấn thân của Giáo Hội phải như thế nào nơi đại lục rộng lớn này, tuy cổ kính song vẫn tràn đầy những phát triển mới mẻ?”

 

(cùng nguồn, đoạn 6)

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 TOP

 

?  “Các Thực Tại Á Châu”: "một số người tỏ ra lưỡng lự trong việc chấp nhận Kitô giáo, vì ..."

 

 Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL

Để giải quyết cho vấn đề được đặt ra, Đức Thánh Cha đã khẳng định ngay sau đó:

 

·        “Chúng ta tìm thấy câu trả lời chính thức ở ngay trong phụng vụ hôm nay: đó là chúng ta phải làm chứng cho Chúa Kitô tử giá và phục sinh, Đấng Cứu Chuộc thế giới. Đồng thời, về phần mình, chúng ta phải tiếp tục lịch sử đã được khởi xướng bới các Vị Tông Đồ: công việc của chúng ta là viết lên một chương chứng nhân Kitô giáo mới ở mọi phần đất trên thế giới cũng như ở Á Châu: từ Aán Độ tới Nam Dương, từ Nhật Bản tới Lê Bá Long (Lebanon), từ Đại Hàn tới Kazakhstan, từ Việt Nam tới Phi Luật Tân, từ Sibêria tới Trung Hoa”.

 

(cùng nguồn, đoạn 6)

 

Thế nhưng, trong bản Instrumentum Laboris (phổ biến ngày 13-2-1998), bản văn đúc kết các câu trả lời từ bản Lineamenta (phổ biến ngày 3-9-1997), để phác họa nghị sự bao quát cho Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã nêu lên những thách đố trong việc làm chứng của Kitô giáo tại Á Châu như sau:

 

·        “Nhiều câu trả lời nói lên rằng, trong công việc truyền bá phúc âm, Giáo Hội ở Á Châu cần nhận thức được hình ảnh của mình nơi các tín hữu mang niềm tin khác hay nơi các người vô tín ngưỡng. Trong khi Giáo Hội được ca ngợi về cơ cấu tổ chức, về việc quản trị, về học đường và về việc chăm sóc sức khỏe, cùng với những công cuộc phát triển, thì những người này thường không nhìn thấy Giáo Hội hoàn toàn là Á Châu, không phải chỉ vì được nhiều tài trợ từ các nước Tây phương, mà còn vì tính cách Tây phương nơi thần học, kiến trúc, nghệ thuật v.v. nữa, cũng như còn vì có dính dáng đến qúa trình lịch sử nơi một số phần đất ở Á Châu. Bởi thế, một số người tỏ ra lưỡng lự trong việc chấp nhận Kitô giáo, vì sợ rằng sẽ bị mất đi căn tính dân tộc và văn hóa của mình”.

 

(Instrumentum Laboris, đoạn 13, L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ 25-2-1998)

 

Chưa hết:

·        “Những câu trả lời cho bản Limeamenta cũng kể lại Kitô hữu đôi khi được những tín đồ của các tôn giáo khác có những cách thức nhận định khác biệt. Chẳng hạn, Kitô hữu được kính trọng và ca ngợi vì tính chất của các học đường, các cơ sở chăm sóc sức khỏe và những chương trình xã hội dành cho người nghèo, tuy nhiên, một số người lại nghi ngờ những ý đồ của Giáo Hội qua những hoạt động này”.

 

(cùng nguồn vừa trích, đoạn 39)

 

Bởi thế, cũng trong bài giảng cho Thánh Lễ khai mạc này, Đức Thánh Cha đã đề ra nguyên tắc của việc làm chứng cho Chúa Kitô tại Á Châu, như sau:

 

·        “Thật vậy, chỉ gắn bó chặt chẽ với Chúa Kitô Giáo Hội mới có thể đáp ứng một cách xứng hợp những hy vọng và thách đố của đại lục Á Châu, cũng như của các lục địa khác trên thế giới. Việc mở màn một cuộc tân phúc âm hóa cho ngàn năm thứ ba đòi phải có một kiến thức sâu xa hơn bao giờ hết về Chúa Giêsu, cũng như đòi phải có một lòng trung tín không lay chuyển đối với Phúc Aâm. Đồng thời, cuộc tân phúc âm hóa cũng kêu gọi một sự chú trọng kính cẩn trước ‘các thực tại Á Châu’ và một nhận thức lành mạnh liên quan đến các thực tại này”.

 

(cùng nguồn, đoạn 4 và 5)

 

(xin xem tiếp dưới đây)

 

TOP

 

? “Các thực tại Á Châu”:  Kitô Giáo cần phải có “một nhận thức lành mạnh” trong việc truyền giáo

 

Đaminh Maria Cao Tấn  Tĩnh, BVL

 

Vậy đâu là “các thực tại Á Châu” mà Kitô Giáo cần phải có “một nhận thức lành mạnh” trong việc truyền giáo? Bản đúc kết để gợi ý cho Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã nêu lên một số “các thực tại Á Châu” trực tiếp liên quan đến tôn giáo như sau (những chỗ đậm là do người dịch cố ý nhấn mạnh cho rõ từng thực tại một):

 

Thực tại 1:

 

·        Á Châu là gốc gác của những tôn giáo lớn trên thế giới, như Aán Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo. Nó cũng là nơi phát sinh của các truyền thống tôn giáo như Lão Giáo, Khổng Giáo, Minh Giáo (Zoroastrianism), Khổ Giáo hay Kỳ Na Giáo (Jainism), Chân Giáo (Sikhism), Nhật Giáo (Shintoism) v.v. Hầu hết mang đặc tính cứu độ và có những dẫn giải về Đấng Tuyệt Đối, về vũ trụ, về con người và về cảnh huống hiện hữu của con người, cũng như về sự dữ cùng với đường lối giải phóng. Chính trong tương quan tôn giáo này mà Giáo Hội tại Á Châu sinh động và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô”.

 

(Instrumentum Laboris, đoạn 7, L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, 25-2-1998; các chỗ in đậm trên đây và sau này là do ý người viết)

 

Thực tại 2:

 

·        Các tôn giáo ở Á Châu đã khuôn đúc đời sống và văn hóa của người dân Châu Á cả mấy ngàn năm và tiếp tục làm cho cuộc sống của họ có ý nghĩa và hướng đi ngay cả cho đến ngày hôm nay. Theo ý nghĩa này, nhiều câu trả lời nói lên rằng các tôn giáo ở Á Châu thật sự là những tôn giáo sống, hòa nhập vào mọi lãnh vực của đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Bản chất sâu nặng tín ngưỡng là một trong những đặc tính chính yếu của người dân Châu Á, được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội, ở những lúc ngặt nghèo, qua những nghi thức của cuộc sống lữ hành, như sinh nở, cưới hỏi và tang chế. Những lúc như thế được đi kèm với việc cầu nguyện, lễ nghi, cúng tế, đọc Sách Thánh, chay tịnh, hành hương và bố thí. Theo một số câu trả lời thì những yếu tố tôn giáo ở Á Châu có tính cách tích cực này đã sửa soạn cho dân chúng sẵn sàng đón nhận sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô”.

 

(cùng nguồn, đoạn 7)

 

Thực tại 3:

 

·        Các tôn giáo Á Châu cố gắng đưa ra những giải đáp cho việc con người tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, những giá trị, cũng như cố gắng đưa ra những cắt nghĩa và dẫn giải về vũ trụ, về tình trạng thực sự của con người nơi những khắc khoải đạo lý và luân lý, về tình trạng đổ vỡ cùng phân thân của họ, và về sự dữ. Các tôn giáo Á Châu cũng đưa ra đường lối cụ thể cho việc giải thoát con người khỏi vấn đề khúc mắc về sự dữ nơi cuộc sống hiện tại, về đau khổ, về sự chết, và cung cấp những thực hành tu đức để con người tự giác ngộ. Hơn thế nữa, các tôn giáo Á Châu còn gắn bó với giá trị cao qúi nơi những truyền thống tôn giáo của mình, những dẫn giải cùng với đường lối giải thoát cứu độ của họ. Đó là mối tương giao cho cuộc truyền bá Kitô giáo hiện nay. Thế nên, cuộc tân phúc âm hóa được kêu gọi thực hiện không phải chỉ chú trọng đến nội dung của sứ điệp Phúc Aâm thôi, còn đến cả thành phần mà việc làm này nhắm tới nữa...”

 

(cùng nguồn, đoạn 23)

 

Thực tại 4:

 

·        Dân chúng Á Châu, cả những người theo đạo cổ kính, lẫn đạo cổ truyền và tự nhiên, đều tìm cách sống hòa hợp giữa trời với đất, giữa lãnh giới thần linh với nhân trần, giữa siêu việt với thường tình. Những thực tại mẫu thuẫn và tương phản hiển nhiên này đã lẫn lộn cách nghịch thường với một số trong nhiều tôn giáo Á Châu. Khoảng cách giữa những thực tại này được giải quyết bằng triết lý và theo phụng vụ. Phụng vụ Kitô giáo đã diễn tả khoảng cách này một cách tuyệt diệu qua câu: ‘Ngài đã rẽ tầng trời mà xuống’ (Is.63:19). Cuộc hội ngộ giữa thần linh và nhân trần, tuyệt siêu việt thể và hữu hạn thể đã thực sự thực hiện nơi Đức Giêsu Kitô”.

(cùng nguồn, đoạn 30)

 

Vậy, để có thể “viết lên một chương chứng nhân Kitô giáo mới ở mọi phần đất trên thế giới cũng như ở Á Châu”, như Đức Thánh Cha gợi ý cho 252 vị tham dự Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu trong Thánh Lễ khai mạc, bằng “một sự chú trọng kính cẩn trước ‘các thực tại Á Châu’ và một nhận thức lành mạnh liên quan đến các thực tại này”, ngài đã kêu gọi trong phần kết của bài giảng như sau:

 

·        “Chúng ta cần lắng nghe điều Thần Linh đang nói với các Giáo Hội, để các Giáo Hội có thể loan báo Chúa Kitô trong tương quan với Aán Giáo, Phật Giáo, Nhật Giáo cũng như tất cả những đường lối suy tư và sinh hoạt đã đâm rễ ở Á Châu trước việc rao giảng Phúc Aâm diễn tiến ở đó. Hơn nữa, chúng ta cũng muốn cùng nhau suy nghĩ về cách thức  làm sao để sứ điệp của Chúa Kitô được các người đương thời chấp nhận, làm sao để ngày hôm nay đây lịch sử cứu độ vẫn được tiếp tục ở nơi họ, và làm sao để những lời của Tin Mừng được vang dội trong các linh hồn. Chúng ta sẽ tự hỏi mình, trong nguyện cầu và lắng nghe nhau, cách thức Chúa Kitô, ‘tảng đá mà những người thợ xây loại bỏ’, có thể vẫn là tảng đá nền cho việc dựng xây Giáo Hội ở Á Châu”.

 

(Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, ngày 22-4-1998, đoạn  7)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ