GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 4/10/2007

TUẦN XXVI  THƯỜNG NIÊN

 

 

?   "Thánh Phanxicô đã coi 25 năm đầu tiên của đời sống ngài như là một thời gian ngài 'đã sống trong tội lỗi'"

?  “Phanxicô, hãy đi sửa chữa nhà của Ta”

?  ời sống của Thánh Phanxicô hoán cải là gì nếu không phải là một tác động mến yêu cao cả?"

 

 

?     "Thánh Phanxicô đã coi 25 năm đầu tiên của đời sống ngài như là một thời gian ngài 'đã sống trong tội lỗi'"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật 17/6/2007 ở Quảng Trường Đền Thờ Thánh Phanxicô Assisi

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúa đang nói gì với chúng ta hôm nay đây khi chúng ta cử hành Thánh Thể ở một khung cảnh gợi nhớ của quảng trường này, nơi qui tụ 8 thế kỷ thánh đức, tôn sùng, nghệ thuật và văn hóa được gắn liền với tên tuổi của Thánh Phanxicô Assisi?

 

Hôm nay, hết mọi sự ở nơi đây đều nói về việc hoán cải… (tiến theo ĐTC ngỏ lời chào hỏi 3 đoạn ngắn gọn)

 

Nói về việc hoán cải có nghĩa là đi vào tâm điểm của sứ điệp Kitô Giáo, song đồng thời cũng tiến vào cội nguồn của việc nhân loại hiện hữu nữa. Lời Chúa vừa được công bố đã soi sáng cho chúng ta bằng việc nêu lên trước mắt chúng ta 3 hình ảnh hoán cải.

 

Hình ảnh thứ nhất là Đavít. Đoạn sách liên quan đến ngài, được trích từ Sách Samuel Quyển 2, cho chúng ta thấy một trong những cuộc hoán cải thảm thiết nhất c ủa Cựu Ước. Một bản án gay gắt nằm ở ngay tâm điểm của cuộc đối thoại này, trong đó, Lời Chúa, được thốt lên từ miệng Tiên Tri Nathan, cho thấy một ông vua đã đạt đến tột đỉnh may lành về chính trị nhưng cũng đã sa ngã xuống tới độ thấp hèn nhất về đời sống luân lý của ông.

 

Để nắm được cái căng thẳng khốc liệt của cuộc đối thoại này, cần phải nhớ tới chân trời lịch sử và thần học của nó. Chân trời này được phác họa bởi biến cố yêu thương khi Thiên Chúa tuyển chọn Yến Duyên làm Dân của Ngài, bằng cách thiết lập với họ một Giao Ước và bảo đảm với họ được hưởng một mảnh đất và sự tự do. 

 

Đavít có liên hệ tới lịch sử về mối quan tâm liên tục của Thiên Chúa đối với Dân của Ngài. Ông đã được tuyển chọn trong một giai đoạn khó khăn và được đặ bên cạnh Vua Saolê, rồi trở thành vị thừa kế của vua. Ý định của Thiên Chúa cũng quan tâm tới giòng dõi có liên hệ với dự án thiên sai của ông, một dự án được hoàn toàn nên trọn nơi Chúa Kitô là “Con vua Đavít”.

 

Như thế hình ảnh về Đavít là một hình ảnh có tầm vóc quan trọng cả về lịch sử lẫn tôn giáo. Việc ngài sa ngã một cách đê hèn thậm chí tương phản một cách nghiệt ngã với hình ảnh ấy. Bị đam mê mù quáng trước Bethsheba, ngài đã giật lấy nàng từ tay chồng của bà, một trong những chiến binh trung thành nhất của ngài, đoạn đang tâm truyền sát hại ông. Đây là một điều làm cho con người cảm thấy rùng mình: làm thế nào mà một con người được Thiên Chúa tuyển chọn lại sa ngã quá sâu nặng như thế chứ?

 

Con người thực sự vừa cao cả vừa yếu hèn: họ cao cả vì họ mang nơi bản thân mình hình ảnh Thiên Chúa và là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa; họ yếu hèn vì họ có thể lạm dụng tự do của mình vốn là một đại đặc ân họ được ban cho, để đi đến chỗ ngang nhiên chống lại Đấng Hóa Công.

 

Bản án của Thiên Chúa giáng xuống trên Đavít, được Nathan tuyên bố, đã làm sáng tỏ những tầng lớp sâu thẳm của lương tâm là nơi quân quốc, quyền lực và dư luận chẳng có nghĩa gì, mà là nơi chỉ có một mình con người với chính Thiên Chúa mà thôi.

 

Vua là con người ấy” là những lời đã đóng đinh Đavít về những trách nhiệm của ngài. Hết sức xúc động trước những lời này, vị vua này thành tâm thống hối và van xin ơn tha thứ. Đó là đường lối hoán cải.

 

Hôm nay, chính Thánh Phanxicô mời gọi chúng ta hãy thực hiện cuộc hành trình này cùng với Đavít. Từ những gì được các tác giả kể về vị Thánh này vào những năm tháng trẻ trung của ngài thì không có gì khiến chúng ta nghĩ về những hành động trầm trọng như của vị Vua Yến Duyên xưa vấp phạm cả. Tuy nhiên, trong tập Chúc Thư được ngài gom góp trong những tháng cuối đời của mình, chính Thánh Phanxicô đã coi 25 năm đầu tiên của đời sống ngài như là một thời gian ngài “đã sống trong tội lỗi” (cf. Testament 1).

 

Căn cứ vào những bộc lộ cá biệt của tội lỗi, ngài đã cho tội lỗi như là việc chăm lo cả đời sống của mình cho bản thân mình, bằng việc theo đuổi những mơ tưởng viễn vông vinh quang trần thế.

 

Trong lúc ngài là “vua của các loài hoang thú” nơi thành phần trẻ trung ở Assisi (cf. 2 Cel I, 3, 7), không phải là ngài không có tính cách quảng đại bột phát đâu. Thế nhưng, điều này vẫn còn xa vời với tình yêu Kitô Giáo là thứ tình yêu trao ban cho người khác cách dứt khoát không ngại ngần.

 

Như chính ngài đã nhắc lại là ngài đã cảm thấy xót xa khi thấy những người cùi hủi. Tội lỗi đã ngăn cản ngài thắng vượt cái ghê tởm về thể lý của ngài để nhìn thấy họ như là rất nhiều người anh chị em cần được yêu thương. Việc hoán cải đã dẫn ngài đến chỗ tỏ cho họ thấy tình thương và đồng thời ngài cũng chiếm được tình thương nữa.

 

Việc phục vụ những người cùi hủi, thậm chí cho đến độ hôn họ, không phải chỉ là một cử chỉ nhân ái, một việc hoán cải “có tính cách xã hội”, có thể nói như thế, mà là một cảm nghiệm thực sự có tính cách đạo nghĩa được khơi động bởi ân sủng và tình yêu Thiên Chúa: ngài nói “Chính Chúa đã dẫn tôi đến giữa họ” (Test. 2). Chính vào lúc bấy giờ mà những gì có vẻ tởm gớm đã được biến thành “ngọt ngào nơi linh hồn và thân xác (của ngài)” (Test. 3).

 

Phải, anh chị em thân mến, việc hoán cải về với yêu thương nghĩa là vượt từ cái ghê tởm tới “cái ngọt ngào”, từ sầu thương tới niềm vui chân thực. Con người thực sự là mình và hoàn toàn viên trọn bản thân mình cho đến độ họ sống với Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa, khi họ nhận biết Ngài và yêu mến Ngài nơi anh chị em mình.

 

(xin xem tiếp bài dưới đây)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070617_assisi_en.html

 

 

TOP

 

?  “Phanxicô, hãy đi sửa chữa nhà của Ta”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật 17/6/2007 ở Quảng Trường Đền Thờ Thánh Phanxicô Assisi

 

Một khía cạnh khác trong cuộc hành trình hoán cải xuất phát từ đoạn Thư gửi Giáo Đoàn Galata. Nó cho chúng ta thấy một nhân vật hoán cải cả thể nữa là Tông Đồ Phaolô. Vấn đề bàn cãi đang xẩy ra trong cộng đồng còn sơ khai này là bối cảnh trực tiếp của những lời ngài nói: trong cuộc tranh cãi này, nhiều Kitô hữu xuất thân từ Do Thái Giáo có khuynh hướng liên kết ơn cứu độ với việc làm trọn những đòi hỏi của Lề Luật cũ, như thế là làm cho tính cách mới mẻ của Chúa Kitô và tính cách đại đồng nơi sứ điệp của Người trở thành vô bổ.

 

Thánh Phaolô đã tỏ ra là một chứng nhân và là một quán quân về ân sủng. Trên đường đến Damasco, dung nhan rạng ngời và giọng nói mạnh mẽ của Chúa Kitô đã quật ngài ngã xuống khỏi lòng nhiệt thành hung dữ của một kẻ bách hại như ngài, và đã thắp lên trong ngài một n hiệt tình mới của Đấng Tử Giá, Đấng hòa giải nơi Thánh Giá của mình những ai gần cũng như xa (x Eph 2:11-22).

 

Thánh Phaolô đã nhận ra rằng nơi Chúa Kitô toàn thể lề luật được nên trọn và những ai gắn bó với Chúa Kitô thì liên kết với Người và làm trọn lề luật. Việc mang Chúa Kitô, và với Chúa Kitô mang vị Thiên Chúa duy nhất đến cho tất cả mọi dân tộc đã trở thành sứ vụ của ngài. Chúa Kitô “là hòa bình của chúng ta, Đấng đã làm cho cả hai chúng ta thành một, và đã phá hủy bức tường hận thù chia rẽ” (Eph 2:14).

 

Đồng thời, việc tuyên xưng rất cá nhân của Thánh Phaolô cũng thể hiện yếu tính chung của đời sống Kitô Giáo nữa: “Sự sống giờ đây tôi đang sống trong xác thịt là tôi sống theo niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình cho tôi” (Gal 2:20b). Và làm sao người ta có thể đáp lại thì yêu thương này nếu không ôm lấy Chúa Kitô Tử Giá cho đến độ sống chính sự sống của Người? “Tôi đã bị đóng đanh với Chúa Kitô; không phải là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20a).

 

Khi nói về việc tử giá với Chúa Kitô, Thánh Phaolô chẳng những cố ý nói tới việc ngài tái sinh nơi Phép Rửa, mà còn tới cả cuộc đời phụng sự Chúa Kitô của ngài nữa. Sự nối kết với cuộc đời tông đồ của ngài rõ ràng được bộc lộ nơi những lời sau cùng của ngài về việc ngài bênh vực quyền tự do của Kitô hữu nơi cuối Bức Thư gửi Giáo Đoàn Galata: “Bởi thế, đừng có ai gây phiền toái cho tôi; vì tôi mang trên thân xác của tôi những dấu tích của Chúa Giêsu” (6:17).

 

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Kitô Giáo xuất hiện những lời “các dấu tích của Chúa Giêsu” (stigmata). Trong việc tranh luận về cách thức đúng đắn trong việc thấy và sống Phúc Âm, thì cuối cùng vấn đề không phải là những thứ lập luận định đoạt cho tư tưởng của chúng ta: chính thực tại của đời sống mới là cái quyết định, đó là mối hiệp thông sống động và chịu đựng với Chúa Giêsu, chẳng những nơi tư tưởng hay lời nói mà còn nơi cả thẳm cung nơi cuộc đời của chúng ta, bao gồm cả thể xác, cả xác thịt nữa.

 

Những bầm dập Vị Tông Đồ này phải chịu trong lịch sử khổ nạn lâu dài của ngài là chứng từ cho việc hiện diện của Thập Giá Chúa Giêsu nơi thân xác của Thánh Phaolô; chúng là những dấu tích của Người. Bởi thế, người ta có thể nói rằng không phải là việc cắt bì cứu độ: những dấu tích ấy là thành quả của Phép Rửa, là biểu hiện  của việc ngài chết với Chúa Giêsu, từ ngày này sang ngày khác, là dấu hiệu chắc chắn ngài trở thành một tạo vật mới (x Gal 6:15).

 

Hơn nữa, khi sử dụng chữ “các dấu tích”, Thánh Phaolô cố ý nói tới việc thực hành xa xưa của đóng nhãn thà nh phần nô lệ theo những dấu hiệu của chủ họ. Bởi vậy, người tôi tớ được “đánh dấu” như là tài sản của chủ nhân và ở dưới quyền bảo vệ của ông. Dấu hiệu Thập Giá, được in ấn nơi da thịt của Thánh Phaolô qua một cuộc khổ đau dai dẳng, đã là niềm hãnh diện của ngài. Nó hợp pháp hóa ngài như là một người tôi tớ đích thực của Chúa Giêsu, được tình yêu của Chúa bảo vệ.

 

Các bạn thân mến, hôm nay đây Thánh Phanxicô Assisi làm sống lại tất cả những lời lẽ này của Thánh Phaolô, cùng với quyền năng chứng từ của ngài. Từ khi những gương mặt của các kẻ cùi hủi, được yêu thương bởi tình yêu Thiên Chúa, làm cho ngài hiểu được một cách nào đó mầu nhiệm Kenosis (x Phil 2:7) – mầu nhiệm Thiên Chúa hạ mình xuống nơi xác thịt của Con Người -, từ lúc tiếng của Cây Thập Giá ở San Damiano gợi lên trong lòng ngài chương trình cho cuộc đời của ngài, “Phanxicô, hãy đi sửa chữa nhà của Ta” (2 Cel I, 6, 10), thì cuộc hành trình của ngài chính là hằng ngày cố gắng mặc lấy Chúa Kitô.

 

Ngài đã phải lòng Chúa Kitô. Những thương tích của Đấng Tử Giá đã thương con tim của ngài trước khi để lại dấu tích nơi thân thể của ngài ở Mount La Verna. Ngài thực sự có thể nói với Thánh Phaolô rằng: “Không phải là tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”.

 

(xin xem tiếp bài dưới đây)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070617_assisi_en.html

 

 

 

TOP

 

? ời sống của Thánh Phanxicô hoán cải là gì nếu không phải là một tác động mến yêu cao cả?"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng cho Thánh Lễ Chúa Nhật 17/6/2007 ở Quảng Trường Đền Thờ Thánh Phanxicô Assisi

 

Như thế là chúng ta tiến tới tâm điểm phúc âm của Lời Chúa hôm nay. Chính Chúa Giêsu, trong đoạn Phúc Âm Thánh Luca vừa được công bố, đã giải thích cho chúng ta về đường lối hoán cải đích thực, chỉ cho chúng ta một mô phạm là người đàn bà tội lỗi được tình yêu cứu vớt. Cần phải nhận thấy rằng người phụ nữ này đã rất táo bạo.

 

Cách thức được chị ta sử dụng để đến trước Chúa Giêsu, bằng việc rửa chân cho Người bằng nước mắt và lau khô bằng tóc của mình, hơn chân và xức dầu thơm, là cách thức được thực hiện làm bàng hoàng những ai nhìn thành phần ở tình trạng của chị bằng con mắt nghiêm khắc của một vị thẩm phán.

 

Đàng khác, cái gây xúc động ở đây là tính cách em dịu Chúa Giêsu tỏ ra với chị phụ nữ này, một con người bị rất nhiều người khai thác và lên án. Nơi Chúa Giêsu, cuối cùng chị đã tìm thấy được một đôi mắt tinh tuyền, một con tim có thể yêu thương mà không biết khai thác. Nơi ánh mắt và con tim của Chúa Giêsu, chị đã nhận được mạc khải của vị Thiên Chúa là Tình Yêu!

 

Để khỏi hiểu lầm, cần phải lưu ý là tình thương của Chúa Giêsu không được thể hiện bằng việc đóng ngoặc lề luật luân lý. Đối với Chúa Giêsu, tốt là tốt và xấu là xấu. Tình thương không làm thay đổi những ý nghĩa của tội lỗi nhưng thiêu hủy nó trong ngọn lửa yêu thương. 

 

Hiệu quả thanh tẩy và chữa lành này đạt được nếu nơi con người có một tình yêu tươn g ứng bao gồm việc nhìn nhận lề luật Thiên Chúa, chân thành hối cải và quyết chí bắt đầu lại một cuộc sống mới.

 

Người phụ nữ trong Phúc Âm đã được thứ tha nhiều vì chị đã yêu nhiều. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến để ban tặng tình yêu cho chúng ta và muốn tình yêu đáp trả của chúng ta.

 

Anh chị em thân mến, đời sống của Thánh Phanxicô hoán cải là gì nếu không phải là một tác động mến yêu cao cả? Điều này được tỏ hiện nơi những lời nguyện cầu sốt sắng của ngài, phong phú tính cách chiêm niệm và chúc tụng, nơi việc ngài âu yếm  ôm lấy Con Trẻ Thần Linh ở Greccio, nơi việc ngài chiêm niệm về Cuộc Khổ Nạn ở La Verna, nơi việc ngài sống “theo hình thức của Phúc Âm Thánh” (2 Test. 14), nơi việc ngài chọn nghèo khổ và việc ngài tìm cầu Chúa Kitô nơi gương mặt của thành phần nghèo khổ.

 

Đó là việc ngài hoán cải về với Chúa Kitô, cho tới độ ngài đã được “biến đổi” trong Người, hoàn toàn trở nên hình ảnh của Người; và điều này cho thấy lối sống mẫu mực của ngài đã làm cho ngài trở thành rất tân tiến trước mắt chúng ta, ngay cả so sánh với những vấn đề trọng đại trong thời đại của chúng ta đây, như vấn đề tìm kiếm hòa bình, vấn đề bảo toàn thiên nhiên, vấn đề cổ võ đối thoại giữa tất cả mọi dân tộc. Thánh Phanxicô quả thực là một bậc thày trong những vấn đề này. Tuy nhiên, ngài được như vậy là nhờ bắt đầu từ Chúa Kitô.

 

Thật vậy, Chúa Kitô là “hòa bình của chúng ta” (x Eph 2:14). Chúa Kitô là chính nguyên lý của vũ trụ, vì nhờ Người mà tất cả mọi sự được tạo thành (x Jn 1:3). Chúa Kitô là sự thật thần linh, là “Logos - Lời” hằng hữu, nơi Người, trong thời gian, “dia-logos – đối thoại” có được một nền tảng tối hậu. Thánh Phanxicô thật sự hiện thực chân lý “Kitô học” này, một chân lý là nguồn gốc của việc con n gười hiện hữu, của vũ trụ và lịch sử.

 

Tôi không thể quên được trong bối cảnh hôm nay sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II, vị Tiền Nhiệm đáng kính nhớ của tôi, vị mà vào năm 1986 đã muốn qui tụ lại nơi đây một Cuộc Gặp Gỡ Nguyện Cầu cho Hòa Bình bao gồm các vị đại diện các giáo phái Kitô Giáo cũng như các tôn giáo khác nhau trên thế giới.

 

Sáng kiến này là một trực giác thức thời và là một thời điểm ân sủng, như tôi đã nói tới mấy tháng trước đây trong Bức Thư gửi cho vị Giám Mục của Tỉnh này nhân dịp 20 năm của biến cố ấy. Việc quyết định chọn cử hành cuộc gặp gỡ này ở Assisi thực ra đã được tác động bởi chứng từ của Thánh Phanxicô là một con người của hòa bình, vị mà rất nhiều người, kể cả từ các chủ trương văn hóa và tôn giáo khác, cũng ngưỡng mộ.

 

Đồng thời, chiều hướng về “Poverello” của sáng kiến này cũng đã là một bảo đảm cho tính chất chân thực của Kitô Giáo, vì đời sống và sứ điệp của ngài rất ư là tỏ tường, căn cứ vào việc Chúa Kitô loại trừ bất cứ khuynh hướng nào dửng dưng về tôn giáo không muốn có liên hệ gì tới vấn đề đối thoại liên tôn chân chính.

 

“Tinh thần Assisi”, một tinh thần đã tiếp tục lan truyền khắp thế giới từ biến cố này, chống lại tinh thần bạo động và lạm dụng tôn giáo như bình phong cho việc bạo động. Assisi nói với chúng ta rằng sự trung thành với niềm xác tín tôn giáo của mình, nhất là trung thành với Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh, không được thể hiện ở việc bạo động và bất khoan dung, mà là nơi việc chân thành tôn trọng kẻ khác, nơi việc đối thoại, nơi việc truyền đạt những lời kêu gọi tự do và lý lẽ cũng như nơi việc dấn thân cho hòa bình và hòa giải.

 

Việc thiếu dung hòa giữa sự chấp nhận, đối thoại và tôn trọng đối với tất cả mọi người, với niềm tin tưởng vững vàng mà hết mọi Kitô hữu, như vị Thánh của Thành Assis này, buộc phải duy trì, trong vấn đề loan truyền Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống của con người (x Jn 14:6), Đấng Cứu Độ duy nhất của Thế Giới, thì chẳng phải là thái độ truyền bá phúc âm hóa hay thái độ của Thánh Phanxicô.

 

Chớ gì Thánh Phanxicô Assisi xin ơn hoán cải đích thực và trọn vẹn đối với tình yêu của Chúa Kitô cho Giáo Hội riêng này, cho c hư Giáo Hội ở Umbria, cho toàn thể Giáo Hội ở Ý quốc nhận ngài làm Quan Thày cùng với Thánh Catarina Sienna, cũng như cho nhiều dân tộc trên thế giới hướng về ngài.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070617_assisi_en.html

 

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ