GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 8/10/2007

TUẦN XXVII  THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Nguyn Kinh Truyn Tin Chúa Nht 7/10/2007 v Tháng Mân Côi và Ngày Truyền Giáo Thế Giới

?  "Đời sống thực sự bao giờ cũng là một cuộc chọn lựa, giữa chân thành và bất lương, giữa trung thành và bất trung, giữa cái tôi và vị tha, giữa thiện và ác"

?  "Chỉ có một cách duy nhất khiến cho những tặng ân và khả năng tư riêng của chúng ta sinh hoa kết trái cùng với sự sang giầu chúng ta có được đó là mang chúng chia sẻ với anh chị em của chúng ta, chứng tỏ mình là những người quản lý tốt lành đối với những gì Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta"

 

 

?   Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Nguyn Kinh Truyn Tin Chúa Nht 7/10/2007 v Tháng Mân Côi

và Ngày Truyền Giáo Thế Giới

 

Anh Chị Em thân mến,  

 

Chúa Nhật đầu tiên của Tháng 10 này hiến cho chúng ta 2 lý do để cầu nguyện và suy niệm: lý do thứ nhất là việc tưởng niệm Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, và việc dấn  thân truyền giáo là việc được nhắm đặc biệt đến trong tháng này.   

 

Hình ảnh truyền thống về Đức Bá Mân Côi vẽ Mẹ Maria đang ẵm con trẻ Giêsu trong cánh tay và trao chuỗi kinh mân côi cho Thánh Đa Minh. Hình ảnh ý nghĩa này cho thấy kinh mân côi là một phương tiện được Vị Trinh Nữ này cống hiến để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, và nhờ suy niệm về đời sống của Người mà luôn trung thành hơn trong việc mến yêu Người và theo chân Người.

 

Đó cũng là điều được Mẹ Maria cũng đã cống hiến trong một số lần hiện ra khác nhau. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến những lần Mẹ hiện ra ở Fatima là biến cố xẩy ra 90 năm trước đây. Khi xưng mình là “Đức Bà Mân Côi” với 3 em nhỏ mục đồng Lucia, Giaxinta và Phanxicô, Mẹ liên lỉ nhắc nhở cầu kinh mân côi hằng ngày để chấm dứt chiến tranh.  

 

Chúng ta cũng muốn đón nhận lời yêu cầu từ mẫu này của Vị Trinh Nữ, dấn  thân cho việc tin tưởng đọc kinh mân côi cho hòa bình  trong gia đình của chúng ta, nơi xứ sở và trên  khắp thế giới.

 

Dù sao chúng ta cũng biết rằng hòa bình lan tràn ở những nơi con người ta và các tổ chức cơ cấu cởi mở trước Phúc Âm. Tháng Mười giúp chúng ta nhớ lại sự thật nồng cốt này, bằng cuộc vận động để tìm cách cổ võ động lực truyền  giáo đích thực ở mỗi một cộng đồng, cũng như để nâng đỡ hoạt động của các vị linh mục, tu sĩ và giáo dân đang hoạt động ở những tuyến đầu truyền giáo của Giáo Hội.

 

Chúng ta đặc biệt dọn mình cử hành Ngày Truyền Giáo Thế Giới 21/10, một ngày nhắm đến chủ đề “Tất cả mọi Giáo Hội cho Toàn Thế Giới”.

 

Việc loan báo Phúc Âm vẫn là việc phục vụ chính yếu Giáo Hội mắc nợ với nhân loại, trong vấn đề cống hiến ơn cứu  độ của Chúa Kitô cho con người của thời đại chúng ta, thành phần bằng nhiều cách đang bị hạ nhục và đàn áp, cũng như trong vấn đề hướng dẫn theo đường lối Kitô giáo những cuộc biến đổi về văn hóa, xã hội và đạo lý đang tỏ hiện  trên thế giới này.

 

Năm nay chúng ta đang tiến tới chỗ canh tân quyết tâm truyền giáo còn vì một lý do khác nữa, đó là kỷ niệm 50 năm  thông điệp “Fidei  Donum” của Vị Giáo Hoàng Tôi Tớ Chúa Piô XII, bức thông điệp đã phát động và phấn khích việc Chư Giáo Hội cùng nhau hợp tác để làm việc truyền  giáo “ad gentes – cho muôn dân”.

 

Tôi hân hoan cũng xin nhắc lại là 150 năm trước đây có 5 vị linh mục và 1 giáo dân thuộc Tổ Chức Don Maoãa ở Verona đã lên đường đến Phi Châu, đến Sudan ngày nay. Trong số họ có Thánh Daniel Comboni, vị sau làm giám mục của trung Phi và quan thày của dân chúng ở miền đó, được phụng vụ tưởng nhớ vào ngày 10/10.

 

Chúng ta ký thác tất cả mọi vị thừa sai cho việc chuyển cầu của những nhà mạo hiểm dấn thân cho Phúc Âm ấy cũng như cho nhiều vị thừa sai đã được phong chân phước hay hiển thánh, nhất là cho việc bảo vệ từ mẫu của Vị Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.

 

Ôi Maria, xin giúp chúng con nhờ rằng hết mọi Kitô hữu đều được kêu gọi  để trở thành một người loan báo Phúc Âm  bằng lời nói và bằng cuộc sống của họ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/10/2007

 

TOP

 

?  "Đời sống thực sự bao giờ cũng là một cuộc chọn lựa, giữa chân thành và bất lương, giữa trung thành và bất trung, giữa cái tôi và vị tha, giữa thiện và ác"

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên 1/10/2007 ở quảng trường Vương Cung Thánh Đường San Clement trong chuyến viếng thăm mục vụ Giáo Phận Velletri-Segni

An h chị em thân mến!

Tôi hết sức hân hoan trở lại giữa anh chị em để chủ tế việc long trọng cử hành Thánh Thể để đáp lời mời nhiều lần của anh chị em. Tôi hoan hỉ trở lại để gặp gỡ cộng đồng giáo phận của anh chị em, một cộng đồng giáo phận mà qua nhiều năm cũng là của tôi cách đặc biệt, và là một cộng đồng giáo phận rất thân thương với tôi hôm nay đây, tôi hết sức thân ái gửi đến anh chị em lời chào của tôi. … (hai đoạn chào hỏi ngắn gọn các vị chức sắc đạo đời)

Tôi cũng gửi lời chào tới tất cả những ai đến đây từ các nơi khác, nhất là từ Đức quốc, để hiệp nhất với chúng ta trong ngày cử hành này. Những mối liên hệ thân hữu nối kết xứ sở của tôi với của anh chị em: Trụ cột bằng đồng này xuất phát từ Markl am Inn, đã được trao tặng cho tôi vào Tháng 9 năm ngoái để kính nhớ chuyến tông du đến Đức quốc của tôi, là một chứng từ của mối liên hệ thân  hữu ấy, và tôi muốn nó ở lại nơi đây, như một dấu hiệu cho thấy hơn nữa lòng quí mến và thiện ý của tôi.

Tôi biết anh chị em đã sửa soạn cho chuyến viếng thăm của tôi ở nơi đây hôm nay bằng một cuộc hành trình thiêng liêng sâu xa, tâm niệm theo một câu ý nghĩa trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: “Nên  chúng tôi nhận biết và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta” (4:16). “Thiên Chúa là tình yêu – Deus Caritas Est”: Bức thông điệp đầu tiên của tôi được mở đầu bằng những lời ấy, những lời liên quan tới cốt lõi của đức tin chúng ta – hình ảnh Kitô Giáo về Thiên Chúa và hình ảnh từ đó phản ánh về con người và về cuộc hành trình của họ.

Tôi vui mừng nơi sự kiện là anh chị em đã chọn làm hướng dẫn viên cho cuộc hành trình thiêng liêng và mục vụ của anh chị em lời diễn tả này: “Chúng ta đã nhận biết tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta tin tưởng”. Phụng vụ hôm nay không thể nào lại không chú trọng tới sự thật thiết yếu này, tới tình yêu của Thiên  Chúa, một tình yêu có thể in ấn nơi cuộc hiện hữu của nhân loại một chiều hướng và giá trị hoàn toàn mới mẻ. Tình yêu là yếu tính của Kitô Giáo, một yếu tính mang lại cho tín hữu và cộng đồng Kitô Giáo một thứ men hy vọng và an bình trong mọi tình huống, nhất là việc chú trọng tới những nhu cầu của thành phần  nghèo khổ và thiếu thốn. Tình yêu làm cho Giáo Hội hiện hữu sống động.

Trong mấy Chúa Nhật vừa qua,  Thánh Luca, vị tác giả Phúc Âm đặc biệt hơn các vị tác giả phúc âm khác chú ý tới việc cho thấy tình yêu Chúa Giêsu đối với người nghèo, đã cống hiến  những ý nghĩ khác nhau để suy niệm về những hiểm nguy của lòng quá dính bén với tiền bạc, tới những sản vật thể lý cũng như tới tất cả những gì làm cản trở chúng ta trong việc ưu ái hoàn trọn ơn gọi yêu mến Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta. Hôm nay cũng thế, qua một dụ ngôn làm cho chúng ta phải suy nghĩ vì dụ ngôn này nói về một người quản lý bất lương cuối cùng muốn được chúc tụng (x. Lk 16:1-13), và vì những gì được Chúa nêu lên là một giáo huấn  bổ ích. Như vẫn  thường làm, Người rút tỉa ra từ những biến cố đang xẩy ra: Người nói về một người quản lý sắp sửa bị loại vì vấn đề điều hành bất lương của hắn đối với công việc của chủ hắn, và để bảo đảm cho tương lai của mình, hắn đã ranh mãnh điều đình với các con nợ của mình. Hắn bất lương thế nhưng lại tinh khôn: Phúc Âm không nêu hắn lên như là một thứ mô phạm để bắt chước cái bất lương của hắn, nhưng như một thí dụ để bắt chước cái cẩn trọng khéo léo của hắn. Thật vậy, bài dụ ngôn ngắn này đã kết thúc bằng những lời sau đây: “Ông chủ đã khen người quản lý bất chính vì hắn đã hành động một cách khôn lanh”.

Chúa Giêsu muốn nói gì với chúng ta đây? Vị Thánh ký đã tiếp tục kể sau dụ ngôn về người quản lý bất trung với một loại ngắn ngủi những lời nói và trách cứ về mối liên hệ chúng ta cần phải có đối với tiền bạc cũng như đối với các sản vật trên thế gian này. Những câu nói ngắn gọn ấy kêu gọi chúng ta hãy thực hiện một quyết định dứt khoát, một dấn thân liên lỉ nội tâm. Đời sống thực sự bao giờ cũng là một cuộc chọn lựa, giữa chân thành và bất lương, giữa trung thành và bất trung, giữa cái tôi và vị tha, giữa thiện và ác. Câu kết luận về việc chọn lựa nơi bài Phúc Âm  là những gì thấm thía và quyết liệt: “Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ; vì một là hắn ghét chủ này mà mến chủ kia, hai là hắn sùng chủ này mà khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và mammon - tiền bạc được” (Lk 16:13).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/9/2007

(xin xem tiếp bài dưới)

 

TOP

 

? "Chỉ có một cách duy nhất khiến cho những tặng ân và khả năng tư riêng của chúng ta sinh hoa kết trái cùng với sự sang giầu chúng ta có được đó là mang chúng chia sẻ với anh chị em của chúng ta, chứng tỏ mình là những người quản lý tốt lành đối với những gì Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta"

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên 1/10/2007 ở quảng trường Vương Cung Thánh Đường San Clement trong chuyến viếng thăm mục vụ Giáo Phận Velletri-Segni

Mammon theo nguyên ngữ Phoenician gợi lên cho thấy một tình trạng an toàn về kinh tế và thành đạt về thương trường; chúng ta có thể nói rằng nơi giầu sang có một thứ ngẫu tượng khiến con người hy sinh hết mọi sự để chiếm đạt thành công tư riêng. Bởi thế, cần phải có một quyết định trọng yếu – đó là việc chọn lựa giữa lý lẽ của lợi lộc như là qui tắc tối hậu của hành động chúng ta làm với lý lẽ của việc chia sẻ và đoàn kết. Cái lý lẽ của lợi lộc, nếu thắng thế, nó sẽ gia tăng chẳng những tình trạng bất tương xứng giữa nghèo và giầu, mà còn gia tăng cả việc khai thác tàn hại trái đất này nữa.

Trái lại, một khi lý lẽ của việc chia sẻ và đoàn kết chủ trị thì mới có thể hoàn chỉnh tác hành và hướngtác hành tới việc phát triển tương xứng cho công ích của tất cả mọi người. Tận kỳ trung thì nó là một quyết định giữa cái tôi và yêu thương, giữa công lý và bất chính, và là một quyết chọn tối hậu giữa Thiên Chúa và Satan. Nếu việc yêu mến Chúa Kitô và anh chị em của chúng ta không phải là một cái gì đó hời hợt và nông nổi, mà là một mục tiêu thật sự và tối hậu của đời sống chúng ta, chúng ta cần phải biết thực hiện những sự chọn lựa sâu xa, biết hướng tới chỗ từ bỏ hoàn toàn, thậm chí tới chỗ tử đạo nếu cần. Ngày nay, cũng như hôm qua, đời sống Kitô hữu đòi phải can đảm trong việc sống ngược đời, trong việc yêu thương như Chúa Giêsu đã thương yêu, Đấng cuối cùng đã tự hiến mình trên thập tự giá.  

Bởi thế, chúng ta, bằng việc diễn giải lời của Thánh Âu Quốc Tinh, có thể nói rằng nhờ những sự dồi dào của trái đất này chúng ta cần phải chiếm được những gì là chân thật và vĩnh hằng: Thật sự nếu có người sẵn sàng làm bất cứ điều gì bất chính để bảo đảm cho cái phúc hạnh về vật chất, là những gì không bảo đảm, thì Kitô hữu chúng ta lại càng phải cố gắng cống hiến cho niềm hạnh phúc trường sinh của chúng ta bằng những sản vật của thế gian này hơn thế nữa (cf. "Discourses" 359:10). Bởi vậy, chỉ có một cách duy nhất khiến cho những tặng ân và khả năng tư riêng của chúng ta sinh hoa kết trái cùng với sự sang giầu chúng ta có được đó là mang chúng chia sẻ với anh chị em của chúng ta, chứng tỏ mình là những người quản lý tốt lành đối với những gì Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta. Chúa Giêsu nói: “Ai trung tín trong những điều nhỏ thì cũng tín trung trong điều lớn; và ai bất trung trong điều nhỏ thì cũng bất trung trong điều lớn” (Lk 16:10-11).

Tiên tri Amos nói về việc chọn lựa trọng yếu này cần phải có hằng ngày trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Bằng những lời lẽ mạnh mẽ, ngài đã đả phá một lối sống thông thường của những ai để mình cuốn  hút vào việc tìm kiếm lợi lộc vị kỷ bằng mọi cách và biến nó thành một thứ khát vọng chiếm hữu, một thứ khinh thường người nghèo và khai thác người nghèo cho lợi lộc riêng tư của họ (4:5). Kitô hữu cần phải cương quyết loại trừ tất cả những điều ấy, trái lại, mở lòng mình ra trước những cảm thức quảng đại thực sự. Một sự quảng đại mà, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc hai hôm nay, được thể hiện nơi một tình yêu thương chân thành đối với tất cả mọi người và được bộc lộ trước hết bằng lời cầu nguyện. Cử chỉ cao cả của đức bác ái đó là cầu nguyện cho người khác.

Vị Tông Đồ này trước hết mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai thi hành trách nhiệm nơi cộng đồng dân sự, vì – ngài giải thích – với những quyết định của họ, nếu họ hướng chiều về công ích thì mang lại những thành quả tích cực, bảo đảm an bình và “một đời sống bình lặng trong đạo hạnh và phẩm vị” cho tất cả mọi người (1Tim 2:2). Việc cầu nguyện của chúng ta thực sự đáng giá là một việc nâng đỡ về thiêng liêng trong vấn đề xây dựng một cộng đồng giáo hội trung thành với Chúa Kitô cũng như với việc xây dựng một xã hội chân chính và vững vàng hơn.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện một cách đặc biệt, để cộng đồng giáo phận  của anh chị em, một cộng đồng đang trải qua một loại những biến đổi, gây ra bởi việc di chuyển của nhiều gia đình trẻ ra khỏi Rôma, bởi tình trạng phát triển về kỹ nghệ dịch vụ cũng như bởi tình hình có nhiều người di dân tới các trung tâm thành phố, có thể thực hiện được những hoạt động mục vụ mỗi ngày một qui củ hơn và tham gia hơn, theo những ấn định được vị giám mục của anh chị em cống hiến có tính cách tinh tế đặc biệt về mục vụ.

Để đạt được điều ấy, lá thư mục vụ của ngài hôm Tháng 12 năm ngoái đã trở thành những gì rất thích thuận cho việc mời gọi hãy chú trọng tới và kiên trì lắng nghe Lời Chúa, lắng nghe những giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II cũng như huấn quyền của Giáo Hội.

Chúng ta đặt vào bàn tay của Đức Mẹ Ban Ơn, Vị có hình ảnh được lưu giữ và tôn kính nơi vương cung thánh đường tuyệt vời của anh chị em đây, tất cả mọi ý chỉ và dự án mục vụ của anh chị em. Chớ gì việc bảo hộ từ mẫu của Mẹ Maria đồng hành với cuộc hành trình của tất cả mọi anh chị em nơi đây cũng như những người không thể tham dự vào cuộc cử hành Thánh Thể hôm nay. Đặc biệt xin Vị Trinh Nữ Thánh hãy trông đến những người đau yếu, già nua tuổi tác, trẻ em và bất cứ ai cảm thấy lẻ loi hay bị bỏ rơi hoặc đang đặc biệt thiếu thốn. Xin Mẹ Maria giải thoát chúng con khỏi lòng tham lam giầu sang phú quí, và xin làm cho chúng con có thể tôn vinh Thiên Chúa bằng đời sống của chúng con bằng đôi tay thong dong và tinh tuyền (x Lời Cầu Dâng Lễ). Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/9/2007

 

TOP

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ