GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 18/11/2007

TUẦN XXXIII THƯỜNG NIÊN

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 33 Năm 2005 về Ơn Gọi của Người Tín Hữu Giáo dân

?  ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXIII Thường Niên năm 2006 về Lễ Mẹ Dâng Mình 21/11 và Ngày Hướng Về Cộng Đồng Tu Kín

?  Câu Chuyện HIỆP NHẤT

 

 

 

?   ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 33 Năm 2005 về Ơn Gọi của Người Tín Hữu Giáo dân

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Sáng nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô những Vị Tôi Tớ Chúa đã đưoơc tôn phong chân phước là Charles de Foucauld, linh mục, Maria Pia Mastena, nữ sáng lập dòng Chị Em Thánh Nhan, và Maria Crocifissa Curcio thuộc Dòng Chị Em Truyền Giáo Carmeêô Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Các vị được thêm vào sổ bộ rất nhiều các vị chân phước mà, trong giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, đã được dự trù để được tôn kính bởi các cộng đồng giáo hội nơi các vị sống, với ý thức về những gì đã được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh, tức là, vấn đề những ai đã lãnh nhận phép rửa đều được kêu gọi sống đời Kitô hữu trọn lành: linh mục, tu sĩ và giáo dân, mỗi người tùy theo đặc sủng và ơn gọi riêng của mình.

 

Thật vậy, Công Đồng này đã chú trọng rất nhiều đến vai trò của người tín hữu giáo dân, giành hẳn một chương cho họ, đó là chương thứ 4 ở hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” về Giáo Hội để xác định ơn gọi và sứ vụ của mình là những gì được bắt nguồn từ phép rửa và thêm sức, và hướng tới “việc tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa bằng cách tham gia vào trần thế vụ cũng như bằng cách hướng những trần thế vụ này theo dự án của Thiên Chúa” (khoản số 31).

 

Vào ngày 18/11/1965, các vị nghị phụ đã chấp thuận một sắc lệnh đặc biệt về việc tông đồ của người giáo dân, “Apostolicam Actuositatem”. Trước hết sắc lệnh này nhấn mạnh rằng “việc thành đạt của hoaạ động tông đồ giáo dân lệ thuộc vào việc hiệp nhất sống động của giáo dân với Chúa Kitô” (khoản 4), tức là, lệ thuộc vào đời sống tu đức vững chắc, một đời sống được nuôi dưỡng bằng việc tham dự chủ động vào phụng vụ và được thể hiện nơi lối sống của các phúc đức phúc âm.

 

Ngoài ra, khả năng chuyên nghiệp, cảm quan về gia đình, cảm quan về dân sự cùng các thứ giá trị về xã hội là những gì đặc biệt quan trọng nơi giáo dân. Mặc dù họ được kêu gọi riêng tư để cống hiến chứng từ cá nhân của mình, một chứng từ đặc biệt quí báu bất cứ ở nơi đâu quyền tự do của Giáo Hội gặp trở ngại, Công Đồng này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tông đồ có tổ chức cần thiết để gây ảnh hưởng tới tâm thức chung, tới những tình trạng và cơ cấu xã hội (khoản 18). Về vấn đề này, các vị nghị phụ đã khuyến khích những hội đoàn giáo dân khác nhau, đồng thời cũng nhấn mạnh tới việc huấn luyện họ cho hoạt động tông đồ này. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta muốn thượng hội giám mục thế giới năm 1987 chú trọng tới đề tài ơn gọi và sứ vụ của giáo dân, với tông huấn hậu thượng nghị được ban hành là “Người Tín Hữu Giáo Dân”.

 

Tóm lại, tôi muốn nhắc lại rằng Chúa Nhật vừa rồi ở Vương Cung Thánh Đường Vicenza đã có một người mẹ trong gia đình đã được phong chân phước là Eurosia Fabris, biệt danh là “Má Hoa Hồng”, gương mẫu của đời sống Kitô hữu ở bậc giáo dân. Chúng ta hãy trao phó toàn thể dân Chúa cho tất cả những vị đã được ở trên quê hương thiên đình, cho tất cả mọi vị thánh của chúng ta, trước hết cho Đức Maria Rất Thánh và phu quân của Người là Thánh Giuse, để mọi người lãnh nhận phép rửa càng ý thức hơn việc họ được kêu gọi để dấn thân làm việc một cách tốt đẹp trong vườn nho của Chúa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/11/2005

 TOP

 

?  ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXXIII Thường Niên năm 2006 về Lễ Mẹ Dâng Mình 21/11 và Ngày Hướng Về Cộng Đồng Tu Kín

Anh Chị Em thân mến:

 

Ngày kia, 21/11, vào dịp lễ nhớ Mẹ Maria Dâng Mình Vào Đền Thánh, chúng ta cử hành Ngày ‘pro Orantibus’, một ngày giành để tưởng nhớ các cộng đồng đan viện kín. Thật là một dịp thích hợp để cám ơn Chúa về tặng ân có rất nhiều người, trong các đan viện và ẩn viện, hoàn toàn hiến cuộc đời cho Thiên Chúa trong nguyện cầu, thinh lặng và ẩn thân.

 

Một số người ngẫm nghĩ về ý nghĩa và giá trị của việc họ hiện diện trong thời đại của chúng ta, một thời đại có nhiều tình trạng nghèo nàn và túng thiếu khẩn trương cần phải được giải quyết. Tại sao lại vĩnh viễn “thu mình” ở đằng sau những bức tường của một đan viện, làm cho những người khác bị thiếu mất việc đóng góp những tài năng và kinh nghiệm của con người? Cầu nguyện mang lại hiệu quả ra sao trong việc giải quyết nhiều vấn đề cụ thể tiếp tục làm cho con người bị khốn đốn đây?

 

Thật vậy, ngày nay cũng có nhiều người thường gây ngạc nhiên cho bạn bè và người thân quen khi họ từ bỏ những nghề nghiệp chuyên môn, thường là những nghề nghiệp hứa hẹn, để ôm lấy thứ luật lệ khổ chế ngặt nghèo của một đn viện kín. Điều gì dẫn họ đến chỗ thực hiện việc dấn thân như thế, nếu họ không hiểu được, như Phúc Âm dạy rằng Nước Trời là “một kho tàng” xứng đáng với việc từ bỏ hết mọi sự (x Mt 13:44)?

 

Những người anh chị em âm thầm làm chứng rằng ở giữa những thăng trầm thường nhật, có những lúc hết sức náo loạn, thì chỉ có một mình Thiên Chúa là sự đỡ nâng không bao giờ bỏ cuộc, là tảng đá trung thành và yêu thương bất khả đổ vỡ. “todo se pasa, Dios no se muda” (Hết mọi sự qua đi, Thiên Chúa thì bất biến), vị đại sư về đàng thiêng liêng là Thánh Têrêsa Avila đã nói thế trong tác phẩm nổi tiếng của ngài. Và nếu nhiều người cảm thấy một nhu cầu lan tràn muốn lìa xa nhịp sống hằng ngày của những cuộc kết tụ nơi những phố phường lớn để tìm kiếm những nơi chốn thích hợp cho việc thinh lặng và suy niệm, thì các đan viện sống đời chiêm niệm trở thành ‘những ốc đảo’, trong đó, con người, một kẻ lữ hành trên trái đất này, có thể tiến tới với nguồn mạch Thần Linh để làm dịu cơn khát của họ trên con đường đi ấy.

 

Những nơi ấy, có vẻ là vô dụng, trái lại là những gì bất khả thiếu, như những “lá phổi” xanh một thành phố: Chúng đều có lợi cho tất cả mọi người, bao gồm cả những ai không viếng thăm chúngï, hay có thể là không biết rằng chúng hiện hữu nữa.

 

Anh chị em thân mến: Chúng ta hãy cám ơn Chúa, Đấng theo sự quan phòng của mình đã muốn thấy có các cộng đồng tu kín, nam cũng như nữ. Chớ gì chúng ta không bỏ qua việc nâng đỡ tinh thần và cả vật chất của mình, để nhờ đó họ có thể hoàn thành sứ vụ của họ trong việc làm sống động nơi Giáo Hội niềm thiết tha mong đợi Chúa Kitô trở lại. Đó là lý do chúng ta hãy cậy nhờ đến việc chuyển cầu của Mẹ Maria, Người Mẹ mà, trong phụng vụ lễ Dâng Mình vào Đền Thánh tới đây, chúng ta sẽ chiêm ngắm Mẹ vừa là mẹ và là mô phạm của Giáo Hội, một Người Mẹ kết hợp nơi bản thân mình cả hai ơn gọi, ơn gọi khiết trinh và ơn gọi hôn nhân, ơn gọi chiêm niệm và ơn gọi sống đời hoạt động.           

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/11/2006 


 

TOP

 

? Câu Chuyện HIỆP NHẤT

 

       Linh Mục  ANPHONG TRẦN ĐỨC PHƯƠNG

 

 "XIN HIỆP NHẤT CHÚNG CON NÊN MỘT TRONG TÌNH YÊU CHÚA…"

 

Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học "HIỆP NHẤT": "ĐOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…", cụ đưa cho các con một bó đủa đã cột lại làm một và bảo các con bẻ thử, mấy người con cố gắng cũng không thể nào bẻ gẫy bó đũa… Cụ liền bảo hãy tháo bó đũa ra và bẻ từng cái và thế là bó đũa bị bẻ gẫy dể dàng. Câu chuyện "Anh em nhà họ Điền" cũng dạy chúng ta bài học "HIỆP NHẤT": "ĐOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT" .

 

Người Pháp chiếm đoạt Việt Nam và chia ra Ba Miền để dể cai trị. Hoa Kỳ khi muốn làm suy yếu sức mạnh của Miền Nam, để dể lũng đoạn và thực hiện ý đồ chính trị riêng tư, họ đã chia rẽ chẳng những Ba Miền, mà chia rẽ giửa các tôn giáo vốn rất bao dung và sống hòa đồng với nhau tại Việt Nam; từ đó  tạo nên những người "cuồng tín" luôn hô hào hận thù ,chia rẽ, thay vì từ bi, bác ái, hỷ xả, vị tha… gây nên cảnh "huynh đệ tương tàn," ngay cả ở các Cộng Đồng Người Việt chúng ta ở hải ngoại, làm tiêu tán sức mạnh chung.

 

Trong Kinh Thánh Cựu Ước có kể câu chuyện anh em ruột thịt chia rẽ nhau: Vì ghen tức Cain giết em ruột của mình là Abel… (Sách Khải nguyên 4, 1-16). Sau đó là câu chuyện "Tháp Babel" (KN. 11, 1-9…) . Từ đó con người chia rẽ nhau "Không còn nói cùng một thứ tiếng" nữa… và cũng từ đó chiến tranh luôn xãy ra trên thế giới chúng ta, nhân loại không còn là một gia đình

yên vui, êm ấm, thuận hòa.

 

Trong bữa ăn cuối cùng với các Tông Đồ, Chúa Giêsu đã thiết tha cầu nguyện cho sự "HIỆP NHẤT" : "XIN CHO TẤT CẢ NÊN MỘT NHƯ CHA Ở TRONG CON VÀ CON Ở TRONG CHA" (Gioan. 17, 21-23). Trước đó Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh "Cây Nho" để mời gọi mọi người hãy liên kết chặt chẻ với Chúa và với nhau: "Thầy là Cây Nho chúng con là ngành nho, ngành nào "Hiệp Nhất"cùng cây sẽ sinh hoa kết quả, ngành nào lìa cây sẽ khô héo đi…" ( Gn 15,5). Giáo hội Chúa được sánh ví như một "Thân Thể Mầu Nhiệm". (Thơ Rôma 12,4…) Chúa Giêsu là Đầu và chúng ta là các Chi Thể. Tất cả đều sống tùy thuộc vào nhau, chia sẽ cùng một giòng máu yêu thương, cùng một tinh thần là sức sống trong Chúa Thánh Thần. Trong Lễ Thánh Thể, chúng ta cũng được chia sẽ cùng một   "Tấm Bánh" (hiệp nhất do muôn ngàn lúa miến), cùng một  "Chén Rượu" (hiệp nhất do trăm ngàn trái nho). Trước đó chúng ta đã tuyên xưng cùng một "Đức Tin", cùng một  "Phép Rửa", và cùng cầu nguyện chung kinh "Lạy Cha chúng con… " rồi cùng chia sẻ dấu hiệu của sự   "Hiệp Nhất" yêu thương  bằng những cử chỉ chân thành 'chúc bình an' cho nhau.

 

Giáo hội luôn luôn mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện cho sự "Hiệp Nhất" trong gia đình Giáo hội, trong gia đình nhân loại ; đặc biệt trong   'Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất' vào giữa tháng giêng mỗi năm.

 

Hành trình trong cuộc sống là một cuộc 'Đồng hành'. Chúng ta cùng đi với nhau, nâng đở nhau, dìu nhau đi (chị ngã em nâng) giữa bao khó khăn, thử thách của cuộc đời. Thiên Chúa luôn tôn trọng Tự do của con người. Chúng ta nên tôn trọng nhau để chung tay xây dựng hòa bình trên thế giới, trong gia đình, chúng ta mới được sống trong thanh bình, hạnh phúc của Tình yêu Thiên Chúa là Cha mọi người chúng ta.

 

Thánh Phanxicô khó nghèo đã dâng hiến cả cuộc đời để phụng sự Chúa và nhân lọai.   Ngài luôn dâng lời cầu nguyện và tận tâm , tận lực  gây dựng sự Hiệp nhất, Tình yêu thương và Hòa bình   trên thế giới , trong gia đình và giữa mọi ngừơi thuộc mọi màu da, chủng tộc, tôn gíao và văn hóa .   Bài ' Kinh Hòa Bình' của Ngài rất nổi tiếng và đã   đựơc dịch cũng như phổ nhạc ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta  hãy luôn thành tâm cầu nguyện với Chúa cho chúng ta biết xóa bỏ hận thù, kỳ thị, tranh chấp, nghi kị, kết án lẫn nhau…để   trở nên những  'Khí cụ bình an của Chúa…Biết mến yêu và phụng sự Chúa  trong mọi ngừơi…biết đem yêu thương vào nơi oán thù…Đem an hòa vào nơi tranh chấp…' ( theo bản dịch của  trong ban Thánh Ca 'Kinh Hòa Bình'  của Cha Kim Long) .

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ