GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 25/11/2007

LỄ CHÚA KITÔ VUA

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 18/11/2007 về Lòng Tin Tưởng nơi Thiên Chúa

?  ĐTC Biển Đức XVI Chúa Nhật XXXIV Thường Niên 2006 về Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

?  ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua 2005 về Chúa Kitô Vua trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng

 

 

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 18/11/2007 về Lòng Tin Tưởng nơi Thiên Chúa

 

Anh Chị Em thân  mến!

 

Trong đoạn  Phúc Âm hôm nay, Thánh Luca đã tái đề lên nhãn quan của Thánh Kinh về lịch sử để chúng ta suy niệm và trình thuật những lời Chúa Giêsu kêu gọi thành phần môn đệ đừng lo sợ mà phải đương đầu với những khó khăn, hiểu lầm và thậm chí bách hại với một lòng tin tưởng, kiên trì tin tưởng nơi Người.

 

Chúa Giêsu nói: “Khi các con  nghe thấy chiến tranh và loạn lạc thì đừng tỏ ra kinh hoảng; vì những điều như thế c ần phải xẩy ra trước đã, song chưa phải là tận  cùng ngay đâu” (Lk 21:9). Ghi nhớ lời khuyên răn  này, ngay từ ban đầu Giáo Hội đã sống trong niềm mong đợi nguyện cầu Chúa trở lại, nhận thức rõ ràng các dấu chỉ thời đại và cảnh báo tín hữu hãy tỉnh táo trước những trào lưu cứu tinh tái diện từ thời này sang thời khác cho rằng tận thế đến  nơi rồi.

 

Thật ra, lịch sử cần phải trôi theo giòng của nó, một lịch sử cũng bao gồm cả các thứ thảm kịch của nhân loại cùng với những tai ương về thiên  nhiên. Dự án cứu độ được Chúa Kitô thực hiện nơi cuộc nhập thể, tử nạn và phục sinh của Người là những gì đang triển khai trong lịch sử. Giáo Hội tiếp tục loan báo và hiện thực mầu nhiệm này bằng việc rao giảng, cử hành các bí tích và chứng từ bác ái.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón n hận lời mời gọi của Chúa Kitô trong việc đối diện với các biến  cố thường nhật bằng lòng tin tưởng nơi tình yêu thương quan phòng của Người. Chúng ta đừng sợ tương lai, ngay cả khi nó xuất hiện cách ảm đạm trước mắt chúng ta, vì vị Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã làm cho lịch sử hướng về tình trạng viên trọn siêu việt của nó, là alpha và omega của nó, là nguyên thủy và là cùng đích (x Rev 1:8). Ngài bảo đảm là nơi hết mọi tác động yêu thương nhỏ bé nhưng chân thực đều chất chứa ý nghĩa của cả vũ trụ này trong đó, và những ai không n gần ngại đánh mất mạng sống mình vì Ngài thì sẽ lại gặp được nó cách viên trọn (x Mt 16:25).

 

Thành phần sống đời tận hiến, những con người đã không ngần ngại hiến đời mình phục vụ cho vương quốc của Thiên Chúa, mời gọi chúng ta một cách tác động là hãy giữ lấy cái nhãn quan ấy cho sống động. Trong số thành phần sống đời tận hiến này, tôi đặc biệt muốn chú ý tới những ai được kêu gọi sống đời chiêm niệm trong các đan viện kín cổng cao tường. Giáo Hội giành một ngày đặc biệt cho họ vào hôm Thứ Tư 21/11, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Dâng Mình vào đền thờ. Chúng ta mắc nợ nhiều đối với những con người này, những con người sống bởi những gì sự quan phòng lo liệu cho họ bằng lòng quản g đại của tín hữu.

 

“Như là một ốc đảo thiêng liêng, đan viện nhắc nhở cho thế giới ngày nay về điều quan trọng nhất, và thực sự là điều quyết liệt duy nhất, đó là chỉ có một lý do tối hậu để đáng sống – Thiên Chúa và tình yêu khôn thấu của Ngài” (Diễm Từ ở Heiligenkreuz, ngày 9/9/2007). Đức tin hoạt động qua đức bác ái thực sự là chất giải độc cho tâm thức không tưởng, một tâm thức trong thời đại của chúng ta đây đang gây ảnh hưởng mỗi ngày một mãnh liệt trên khắp thế giới.

 

Chớ gì Mẹ Maria, Mẹ của Lời Nhập Thể, đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình trần thế. Chúng tax in Mẹ hãy nâng đỡ chứng từ của tất cả mọi Kitô hữu, để nó luôn được đặt nền móng tr ên  một niềm tin vững chắc và trung kiên.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/11/2007

 TOP

 

?  ĐTC Biển Đức XVI Chúa Nhật XXXIV Thường Niên 2006 về Chúa Kitô Vua Vũ Trụ

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên này, chúng ta cử hành lễ trọng kính Chúa Kitô Vua Vũ Trụ. Phúc Âm hôm nay trình bày một sứ điệp liên quan tới điều chất vấn bi thảm được Philatô đặt ra với Chúa Giêsu, khi Người bị trao nộp cho ông với lời tố cáo là đã tiếm đoạt tước hiệu “vua dân Do Thái”.

 

Chúa Giêsu đã đáp lại những lời chất vấn của quan tổng trấn Roma bằng việc khẳng định rằng Người là Vua nhưng không thuộc về thế gian này (x Jn 18:36). Người không đến để cai trị dân chúng và các lãnh thổ, mà là để giải thoát con người khỏi tình trạng làm tôi cho tội lỗi và làm hòa với Thiên Chúa. Rồi Người thêm: “Tôi đã được sinh ra, và tôi đã đến trong thế gian là để làm chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi” (Jn 18:37).

 

Thế nhưng, Chúa Kitô đã đến trong thế gian để làm chứng cho “chân lý” nào? Cả cuộc đời của Người cho thấy Thiên Chúa là tình yêu. Đó là sự thật Người đã hoàn toàn làm chứng bằng việc hy sinh mạng sống mình trên đồi Canvê. Cây thập tự giá là “ngai tòa” được Người dùng để tỏ ra vương quyền cao cả của Vị Thiên Chúa Tình Yêu. Bằng việc hiến mình đền tội cho thế gian, Người đã chế ngự quyền lực của “chúa tể trần gian này” (Jn 18:31) và vĩnh viễn thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa. Một Vương Quốc được tỏ hiện hoàn toàn vào ngày cùng tháng tận, sau khi tất cả mọi kẻ thù của Người mà kẻ thù cuối cùng là sự chết qui phục Người (x 1Cor 15:25-26).

 

Bấy giờ Con sẽ trao Vương Quốc này cho Cha để cuối cùng Thiên Chúa là “tất cả trong môi sự” (1Cor 15:28). Con đường để đạt tới đích điểm này thì dài và không thể đốt giai đoạn. Mỗi người cần phải tự do chấp nhận sự thật về tình yêu của Thiên Chúa. Ngài là Tình Yêu và là Chân Lý, mà tình yêu và chân lý không bao giờ áp đặt nhau: Chúng là những gì gõ cửa lòng trí và chúng mang an bình cùng hân hoan đến nơi chúng tới. Đó là đường lối Thiên Chúa cai trị; đó là dự án cứu độ của Ngài, là một “mầu nhiệm”, theo nghĩa thánh kinh của từ ngữ tức là một dự án được từ từ mạc khải trong giòng lịch sử.

 

Trinh Nữ Maria được được liên hệ rất đặc biệt với vương quốc của Chúa Kitô. Thiên Chúa đã xin Mẹ, người nữ tỳ khiêm hạ ở Nazarét, hãy trở nên Mẹ của Đấng Thiên Sai, và Mẹ Maria đã đáp ứng lời mời gọi này bằng cả con người của Mẹ, kết hiệp lời ‘xin vâng’ hoàn toàn với lời xin vâng của Con Mẹ là Chúa Giêsu, đến cùng với Người vâng lời cho đến hy hiến. Vì thế Thiên Chúa đã vinh thăng Mẹ trên tất cả mọi thụ tạo và Chúa Kitô đã đội triều thiên cho Mẹ làm Nữ Vương Trời đất. Chúng ta hãy ký thác Giáo Hội và toàn thể nhân loại cho việc chuyển cầu của Mẹ, nhờ đó tình yêu Thiên Chúa được hiển trị nơi tất cả mọi tâm can và dự án công lý và hòa bình của Người được nên trọn.

 

TOP

 

? ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua 2005 về Chúa Kitô Vua trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay là ngày Chúa Nhật cuối cùng của phụng niên, ngày Giáo Hội cử hành lễ trọng kính Chúa Kitô, Vua của Vũ Trụ. Từ khi được loan báo về việc hạ sinh của Người, Người Con duy nhất của Cha, do Trinh Nữ Maria sinh ra, Người đã được gọi là “vua”, theo nghĩa thiên sai cứu độ, tức là vị kế thưa ngôi báu Đavít, theo những lời hứa báo của các vị tiên tri, về một vương quốc sẽ vô cùng bất tận (x Lk 1:32-33).

 

Vương thế của Chúa Kitô hoàn toàn được ẩn kín cho tới khi ngài được 30 tuổi, một thời gian được trải qua với một cuộc sống bình thường ở Nazarét. Sau đó, trong cuộc sống công khai của mình, Chúa Giêsu đã khai trương một tân vương quốc, một tân vương quốc “không thuộc về thế gian này” (Jn 18:36), và cuối cùng Người đã hoàn toàn hiện thực vương quốc mới này bằng cuộc tử nạn và phục sinh của Người. Sống lại, hiện ra với các tông đồ, Người nói cùng họ rằng: “Tất cả mọi quyền bính trên trời dưới đất đã được trao cho Thày” (Mt 28:18). Quyền bính này xuất phát từ tình yêu, một tình yêu Thiên Chúa đã hoàn toàn bày tỏ nơi hy tế của Con Ngài. Vương quốc của Chúa Kitô là tặng ân được ban cho con người thuộc mọi thời đại, để ai tin vào lời nhập thể “thì không bị chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn 3:16). Vì lý do này, chính trong cuốn sách cuối cùng của Thánh Kinh là Sách Khải Huyền đã có câu tuyên bố: “Ta là Alpha và là Omega, là đầu và là cuối, là nguyên thủy và là cùng đích” (22:13).

 

“Chúa Kitô, Alpha và Omega”, bởi thế, là nhan đề của đoạn (45) kết thúc phần đầu của hiến chế mục vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” được Công Đồng ban hành 40 năm trước đây. Trong đoạn tuyệt vời này, một đoạn dưa theo mấy lời của vị tôi tớ Chúa là Giáo Hoàng Phaolô VI, chúng ta đọc thấy rằng: “Chúa Kitô là mục đích của lịch sử con người, là điểm qui tụ của những gì lịch sử và văn minh mong ước, là tâm điểm của loài người, là niềm vui của hết mọi con tim và là thỏa đáp cho tất cả mọi khát vọng”.

 

Và ngài còn thêm: “Được khơi động và hiệp nhất trong Thần Linh của Người, chúng ta hành trình tiến về tình trạng cánh chung của lịch sử loài người, một tình trạng hoàn toàn hợp với dự án của tình yêu Thiên Chúa, đó là ‘tái lập mọi sự trong Chúa Kitô, cả những sự ở trên trời cũng như những sự ở dưới thế’ (Eph 11:10)” (khoản số 45).

 

Theo chiều hướng lấy Chúa Kitô làm tâm điểm, hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” giải thích tình trạng của con người hiện đại, của ơn gọi và phẩm vị con người, cũng như của các lãnh vực đời sống con người đó là gia đình, văn hóa, kinh tế, chính trị và cộng đồng quốc tế. Sứ vụ của Giáo Hội hôm qua, hôm nay và mãi mãi, đó là loan báo và làm chứng cho Chúa Kitô, nhờ đó, con người, hết mọi người, được hoàn toàn hiện thực ơn gọi của mình.

 

Xin Trinh Nữ Maria, vị được Thiên Chúa liên kết cách đặc biệt với vương quyền Con Mẹ, giúp chúng ta biết nhìn nhận Người là Chúa của cuộc đời chúng ta trong việc trung thành cộng tác vào việc thực hiện cho vương quốc tình yêu, công lý và hòa bình của Người trị đến.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ