GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 27/11/2007

TUẦN THƯỜNG NIÊN 34

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gặp gỡ Hồng Y Đoàn về “vấn đề đối thoại đại kết theo chiều hướng nguyện cầu và lệnh truyền ‘để họ được hiệp n hất nên  một’ của Chúa Kitô”.

?  Duy nhân bản là chủ thuyết hay khuynh hướng tôn sùng con người thái quá, đến nỗi, coi con người là chủ tể duy nhất, ngoài ra không còn thượng đế, không còn thần linh, không còn Thiên Chúa nào khác.

?  Bản hiến chương tiêu biểu nhất về chủ thuyết duy nhân bản

 

 

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gặp gỡ Hồng Y Đoàn về “vấn đề đối thoại đại kết theo chiều hướng nguyện cầu và lệnh truyền ‘để họ được hiệp n hất nên  một’ của Chúa Kitô”.

 

Hôm Thứ Sáu, ngày 23/11/2007, theo tin tức từ văn phòng báo chí của Tòa Thánh, thì Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có một cuộc gặp gỡ và nguyện cầu với hồng y đoàn tại Sảnh Đường Tân Synod ở Vatican.

 

Đức Hồng Y chủ tịch hồng y đoàn là Angelo Sodano, nguyên quốc vụ khanh của Tòa Thánh, cũng là vị mừng sinh nhật bát tuần vào chính ngày này, đã ngỏ lời chào mừng ĐTC và hồng y đoàn.

 

Sau đó, chính ĐTC đã loan báo đề tài ngài chọn cho buổi gặp gỡ này là “vấn đề đối thoại đại kết theo chiều hướng nguyện cầu và lệnh truyền ‘để họ được hiệp n hất nên  một’ của Chúa Kitô”.

 

Tiếp theo, ĐHY Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Cổ Võ Mối Hiệp Nhất Kitô Giáo, “đã đề ra một bố cục bao rộng về tình hình hiện tại của vấn đề đối thoại và liên hệ đại kết, nhấn mạnh đến 3 lãnh vực: liên  hệ với các Giáo Hội cổ Đông Phương; liên hệ với các cộng đồng giáo hội xuất phát sau cuộc Cải Cách từ thế kỷ 16; mối liên hệ với các phong trào đặc sủng và Thánh Linh đặc biệt phát triển trong thế kỷ vừa qua”. Vị hồng y chủ tịch này cũng trình bày cho biết “những thành quả đạt được nơi mỗi phương diện ấy, bằng cách trình bày về sự tiến bộ đã đạt được cho tới nay cùng với những vấn đề vẫn còn tồn đọng”.

 

Việc bàn luận tiếp theo sau đó “bao gồm một cuộc trao đổi sâu rộng về kinh nghiệm và những ý nghĩ, phản ảnh những trường hợp khác nhau. 17 vị hồng y đã lên tiếng và nhiều vấn đề đã được nói lên, trong số đó có vấn đề Kitô hữu dấn thân đại kết chung nơi các lãnh vực về xã hội và bác ái, cũng như trong việc bênh vực các giá trị luân lý để biến đổi các xã hội tân tiến.

 

“Vấn đề được đặc biệt ghi nhận là giáo huấn về xã hội của Giáo Hội cũng như việc áp dụng giáo huấn này là một trong những lãnh vực hứa hẹn nhất cho v ấn đề đại kết.

 

“Vấn đề cũng được đề cập tới đó là việc tiếp tục ‘thanh tẩy ký ức’ và việc sử dụng các hình thức hiệp thông  không gây tổn thương đến cảm tính của các Kitô hữu khác.

 

“Vấn đề còn được đề nghị là cần phải kỹ lưỡng lưu ý tới những cơ hội có thể phát triển vấn đề đại kết” trong bối cảnh “được đề cập tới trong những biến cố có tầm vóc quan trọng mới đây, chẳng hạn như hội nghị đại kết ở Sibiu,   nước Romania, cuộc họp đại kết và liên tôn ở Naples, Ý quốc, hành trình tới Ba Lê của Đức Thượng Phụ ở Moscow là Alexis II, và các cuộc gặp gỡ giáo hội lớn lao khác của phong trào giáo hội Stuttgart, Đức quốc”.

 

Sau hết, “trong bối cảnh rộng lớn hơn, vấn đề được chú trọng tới nữa đó là những liên hệ với Do Thái Giáo và tới vấn đề đại kết liên tôn”.

 

Cuộc họp được kết thúc v ào lúc 5 giờ chiều bằng việc cử hành Giờ Kinh Tối, sau đó, 16 vị hồng y đã tiếp tục lên tiếng.

 

“Về đề tài đại kết, vấn đề được đạo sâu hơn tới việc như hợp tác giữa Kitô hữu thuộc các niềm tin khác nhau trong việc bênh vực gia đình trong xã hội cũng như nơi guồng máy pháp lý, và tầm quan trọng của vấn đề đại kết thiêng liêng và những liên hệ tư riêng với thành phần tín hữu và thành phần thẩm quyền thuộc các niềm tin khác của Kitô giáo”.

 

“Có một số những đóng góp chạm tới vấn đề về các mối liên hệ với người Do Thái cũng như với Hồi Giáo. Vấn đề cũng được đề cập tới liên quan tới dấu hiệu phấn khởi nơi bức thư của 138 tín đồ Hồi Giáo cũng như nơi việc viếng thăm Đức Giáo Hoàng của vua xứ Ả Rập Saudi”.

 

Những chủ đề được bàn luận  khác bao gồm “những khó khăn gây khó dễ cho n iềm tin Kitô Giáo trong một thế giới bị tục hóa, … tầm quan trọng của một cuộc tân truyền bá phúc âm hóa có thể đáp ứng những niềm hy vọng hạnh phúc và tự do sâu xa thường hằng nhất của con người thuộc thời hậu tân tiến. Ở Châu Lục Mỹ Châu La Tinh, đang có một động lực truyền giáo mới cũng được nuôi dưỡng bởi tổng nghị hàng giáo phẩm Mỹ Châu La Tinh được tổ chức ở Aparedica, Ba Tây.

 

“Có một số đóng góp đặc biệt liên quan tới tình hình của đời sống tận hiến trong thế giới ngày nay, cũng như tới việc đào luyện các chủng sinh.

 

“Vấn đề cũng được nhắc lại về bức thư quan trọng ĐTC gửi Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, và việc bức thư này được các vị giám mục và tín hữu hân hoan đón nhận.

 

“Vấn đề cũng được nhấn mạnh tới việc Giáo Hội dấn thân cho hòa bình, cho cuộc đối chọi với tình trạng nghèo khổ cũng như với việc giải giới, nhất là việc giải giới vũ khí nguyên tử.

 

“Một số đóng góp thuần túy về Đại Hội Thánh Thể quốc tế ở Quebec Gia Nã Đại, về Năm  Thánh Phaolô, và về việc truyền bá báo chí Công Giáo, đặc biệt là tờ ‘L’Osservatore Romano’.

 

“Sau bài trả lời vắn gọn về một số điểm đặc biệt, ĐTC ban huấn từ kết thúc, tóm gọn những gì đã được bàn luận. Ngài đã cám ơn các vị hồng y về việc các vị tham dự và đóng góp, rồi loan báo về việc ban hành tới đây bức Thông Điệp mới của ngài nhắm đến chủ đề về hy vọng, đáp ứng những mong đợi sâu xa nhất của những người đường thời”.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 26/11/2007 

 TOP

 

?  Duy nhân bản là chủ thuyết hay khuynh hướng tôn sùng con người thái quá, đến nỗi, coi con người là chủ tể duy nhất, ngoài ra không còn thượng đế, không còn thần linh, không còn Thiên Chúa nào khác.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích Hận Thù Quyết Thắng

Như đã đề cập đến ở ngay trong chương 11 cuốn Hận Thù Quyết Thắng bàn về "Hai Mãnh Thú" này (trang 188-189), "trào lưu luân lý nhân tạo" là một triệu chứng hiển nhiên nhất, cũng là một hiện tượng sôi nổi nhất trong thế giới tân tiến hiện nay, nói lên một thảm trạng có thể nói là duy nhân bản. Thật ra, nhân bản tự bản chất vốn tốt lành, như chính phẩm giá của con người, yếu tố nền tảng làm nên những gì gọi là nhân bản (nhân tính và nhân vị), hay làm nên những gì liên quan đến nhân bản (nhân quyền và nhân cách).

Bởi thế, nếu bỏ nhân bản đi, không đặt con người làm trọng tâm của và là cùng đích cho mọi hoạt động trần thế của mình, xã hội loài người, một là sẽ trở về thời bán khai sống theo luật rừng, mạnh được yếu thua, không hơn gì loài thú, hai là sẽ duy vật, như chủ trương của cộng sản thuyết, dùng con người như một sở vật vô sản, chẳng khác gì một bộ phận trong guồng máy chế độ để quay cuồng sản xuất một cách vô hồn và vô vọng...

Tuy nhiên, nhân bản đáng giá và đáng tôn trọng không phải là chỉ vì mối liên hệ xã hội giữa loài người với nhau mà thôi. Nếu nhân bản chỉ dựa trên cảm thức và cảm nghiệm là: tôi cần phải tôn trọng anh vì nếu không anh sẽ không tôn trọng tôi, thì thứ nhân bản này vẫn còn quá tiêu cực và thiếu sót, không có tính cách đại đồng và siêu việt đúng như nguồn gốc có tính cách thần linh của nó. Và vì thế mà, cuối cùng, thứ duy nhân bản này cũng sẽ lại đưa con người trở về với luật "mắt đền mắt, răng đền răng", mà kết cục là "khôn sống mống chết", không hơn luật rừng là bao nhiêu, hay ai mạnh thì sống, như chủ trương đấu tranh giai cấp theo chủ thuyết cộng sản vô thần.

Bởi thế, duy nhân bản là chủ thuyết hay khuynh hướng tôn sùng con người thái quá, đến nỗi, coi con người là chủ tể duy nhất, ngoài ra không còn thượng đế, không còn thần linh, không còn Thiên Chúa nào khác. Từ đó và bởi đó, tất cả những gì con người nghĩ là đúng, muốn là tốt. Điển hình nhất là trào lưu luân lý nhân tạo ngày nay, một trào lưu luân lý chủ quan, bất chấp những nguyên tắc luân lý phổ quát, một trào lưu sống theo lương tâm của mình, tự "biết lành biết dữ" (KN. 3:5), ở chỗ cái gì mình cho là tội mới có tội.

Như thế, có thể nói, nếu "phản Kitô" là tinh thần của thần dữ, thành phần chống đối, không chấp nhận Thiên Chúa như Ngài là và từ đó muốn nên bằng hay hơn Thiên Chúa, thì "duy nhân bản" là tinh thần trần tục của con người là loài cũng muốn chẳng những nên giống như mà còn thay Thiên Chúa nữa. Tuy nhiên, theo thời gian, chủ nghĩa duy nhân bản có sau tinh thần "phản Kitô", vả lại, theo nguồn gốc, lại do chính tên "phản Kitô" đầu đảng trá hình trong "con cựu xà" mà có. Thế nên, theo tính cách của mình, chủ thuyết duy nhân bản chính là "hình ảnh của con mãnh thú thứ nhất" (KH 13:15). Và, theo tiến trình, chủ nghĩa duy nhân bản phát triển là nhờ "con mãnh thú thứ hai ban sự sống cho" (KH 13:15). Để rồi, nhờ môi trường hết sức béo bở ngày nay, như đã đề cập đến ở trang 189, là ý thức nhân quyền cao độ và quyền năng kỳ diệu nơi khoa học và kỹ thuật của con người, chủ nghĩa duy nhân bản hầu như đã đạt đến tầm vóc viên trọn quá cỡ, thậm chí quá ư là kệch cỡm, của mình.

Thế nhưng, theo bản chất, duy nhân bản là tự thần linh hoá bản thân, mà ai cũng cho mình và muốn mình là Chúa, là đầu của nhau và muốn làm đầu nhau. Bởi vậy, không lạ gì xã hội loài người đã mọc lên vô số đầu mục, như "con khổng long" hay "con mãnh thú từ biển tiến lên" cả hai đều "có 7 đầu" (KH 12:3' 13:1). Mà bởi vì "không ai có thể làm tôi hai chủ" (Mt.6:24), nên kể từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay là thời điểm lịch sử loài người đang ở vào giữa thập niên 1990 trước khi kết thúc kỷ nguyên thứ hai, thế giới đã, đang và còn trở thành một bãi chiến trường, để các đầu mục giành nhau ngôi báu, bằng cách tàn sát lẫn nhau. Và cuộc chiến duy nhân bản này sẽ kéo dài cho đến khi, theo quan điểm trần gian và đà hướng chính trị, sẽ có và phải có một trật tự thế giới mới (New World Order), được lãnh đạo bởi một đầu óc độc tài chuyên chế nhất và bằng một bàn tay sắt máu nhất.


 

TOP

 

? Bản hiến chương tiêu biểu nhất về chủ thuyết duy nhân bản

Sau đây là một bản hiến chương tiêu biểu nhất về chủ thuyết duy nhân bản (humanism) trong "Humanist Manifesto I", chủ trương 15 tuyên ngôn đã được một triết gia người Hoa Kỳ là John Dewey (1859-1952) và các đồng chí của ông ta ký kết vào năm 1933.

1. "Những nhà nhân bản về tôn giáo coi vũ trụ này như tự mình hiện hữu chứ không phải là được dựng nên.

2. "Chủ thuyết nhân bản tin rằng con người là thành phần của thiên nhiên và xuất thân như thành quả của một tiến trình liên tục.

3. "Theo quan niệm cấu trúc về sự sống, những nhà nhân bản thấy rằng cần phải phủ nhận quan niệm truyền thống chủ trương có hai phần là tâm trí và thể xác.

4. "Chủ thuyết nhân bản nhận thức rằng văn hóa và văn minh hữu thần của con người... là một sản phẩm tiệm tiến gây ra do cuộc tiếp xúc của con người với hoàn cảnh thiên nhiên cũng như với gia sản xã hội của mình...

5. "Chủ thuyết nhân bản cho rằng bản chất của vũ trụ được khoa học tân tiến phác họa làm cho những bảo toàn về siêu nhiên hay vũ trụ nơi các giá trị nhân bản không thể nào chấp nhận được... đường lối để ấn định sự hiện hữu và giá trị của bất cứ hay tất cả mọi thực tại là nhờ ở việc thăm dò sáng suốt ... tôn giáo phải hình thành các hy vọng cũng như những dự án của mình trong ánh sáng của tinh thần và phương pháp khoa học.

6. "Chúng tôi xác tín rằng chủ trương hữu thần, chủ trương thần linh đã hết thời rồi.

7. "Tôn giáo bao gồm những hành động, những mục đích và những kinh nghiệm có một ý nghĩa nhân bản... Việc phân biệt giữa linh thánh với trần tục không còn nữa.

8. "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo coi việc nhận thức trọn vẹn về nhân vị con người là cùng đích (mục tiêu) của đời sống con người, rồi tìm cách phát triển và hoàn trọn nó ở trên đời hiện tại này. Đây là... nhiệt tính xã hội (của chúng ta).

9. "Thay cho những thái độ cổ hủ liên quan đến việc phụng thờ và cầu nguyện, nhà nhân bản tìm thấy những xúc động đạo đức của mình được diễn đạt nơi cảm thức cao vời về cuộc sống cá nhân cũng như trong nỗ lực hợp tác để cổ vhành cho nền an sinh xã hội.

10. "Thế nên, cho đến nay, sẽ không còn những cảm xúc và thái độ đạo đức đặc thù nào liên hệ đến niềm tin vào siêu nhiên.

11. "Con người sẽ học biết cách đối đầu với những khủng hoảng của cuộc sống bằng kiến thức của mình... Những thái độ nhân bản và hợp với lý lẽ sẽ được bồi dưỡng bằng việc giáo dục... chủ thuyết nhân bản sẽ chọn con đường lành mạnh về tâm thần cũng như về xã hội, và sẽ ngăn chặn những niềm hy vọng có tính cách cảm tình, không thật và mộng tưởng.

12. "... Những nhà nhân bản về tôn giáo nhắm đến việc bồi dưỡng tính cách sáng tạo nơi con người

13. "Chủ thuyết nhân bản về tôn giáo chủ trương rằng tất cả mọi hiệp hội hay cơ cấu hiện hữu là để thực hiện việc làm cho đời sống của con người được viên trọn.. Tất nhiên, những tổ chức về tôn giáo (như Giáo Hội Kitô Giáo), những thể thức về lễ nghi của họ, những phương pháp của giáo hội và những hoạt động cộng đồng phải được tái tạo cấp thời theo như kinh nghiệm cho phép...

14. "Những nhà nhân bản mạnh mẽ xác tín rằng cái xã hội tham hưởng và thiên lợi hiện tại vẫn tỏ ra chưa trọn đủ, cần phải thiết lập một cuộc thay đổi tận gốc nơi việc kiểm soát, nơi các phương pháp cũng như nơi các động lực. Cần phải thiết định một trật tự kinh tế hỗ tương được xã hội hoá.

15. "Chúng tôi nỗ lực để thiết định những điều kiện cho tất cả mọi người có được một cuộc sống thoải mái..." (NWO trang 43-44)

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ