GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 5/11/2007

TUẦN XXXI THƯỜNG NIÊN

 

?    Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 4/11/2007 về Viên Thu Thuế Giakêu và Thánh Charles Borromeo

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Lễ Chư Thánh Thứ Năm 1/11/2007 về Ngày Chư Thánh

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 28/10/2007 về Tiếng Gọi Tử Đạo

 

 

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 4/11/2007 về Viên Thu Thuế Giakêu và Thánh Charles Borromeo

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay, phụng vụ cho chúng ta thấy một đoạn Phúc Âm quá quen thuộc về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Giakêu thành Giêrico. Giakêu là ai? Một “người publicano” giầu có, tức là một người thu thuế cho thẩm quyền Rôma, và chính vì thế mà anh ta bị coi là một tội nhân công khai.

 

Biết rằng Chúa Giêsu đi ngang qua Giêrico, con người này cảm thấy hết sức muốn thấy được Người, song vì nhỏ con, anh đã trèo lên một cái cây. Chúa Giêsu đã dừng lại dưới cây đó và ngước lên gọi tên ông: “Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay tôi cần phải ở lại nhà ông” (Lk 19:5).

 

Ý nghĩa biết bao trong câu nói ngắn ngủi này! “Giakêu”: Chúa Giêsu đã gọi tên một con người bị mọi người khinh dể. “Hôm nay”: Phải, giây phút cứu độ của anh ta là lúc bấy giờ. “Tôi cần phải ở”: Tại sao lại “cần phải”? Vì Cha, Đấng giầu tình thương, muốn Chúa Giêsu đến để “tìm kiếm và cứu vớt những gì đã trầm hư” (Lk 19:10).

 

Ân sủng của giây phút bất ngờ đó đến nỗi đã hoàn toàn biến đổi đời sống của Giakêu, ở chỗ, như anh ta thú với Chúa Giêsu rằng “Này đây một nửa sở hữu tôi có, Lạy Chúa, tôi sẽ bố thí cho kẻ nghèo, và nếu tôi có biển thủ bất cứ điều gì của ai thì tôi sẽ đền trả gấp 4 lần” (19:8). Một lần nữa, Phúc Âm nói với chúng ta rằng tình yêu thương, tuôn ra từ trái tim của Thiên Chúa và hoạt động qua tâm can của con người, là quyền lực canh tân thế giới này.

 

Sự thật này chiếu rạng cách đặc biệt nơi chứng từ của vị thánh được kính lễ hôm nay, đó là Thánh Charles  Borromeo, tổng giám mục thành Milan. Hình ảnh của Thánh Charles nổi lên vào thế kỷ 16 như là mộ mô phạm mục tử qua gương mẫu về đức bác ái, về giáo huấn, về lòng nhiệt thành và nhất là về việc cầu nguyện của ngài. Ngài nói: “Chúng ta chiếm được các linh hồn khi chúng ta quì xuống”.

 

Được tấn phong giám mục khi mới 25 tuổi, ngài mang ra thực hành sắc lệnh của Công Đồng Triđentinô là sắc lệnh đòi các vị giám mục ở trong giáo phận của mình, và ngài hoàn toàn dấn thân cho giáo hội Ambrosio: 3 lần ngài đã viếng thăm toàn thể giáo phận; ngài đã triệu tập 6 công đồng giáo tỉnh và 11 công đồng giáo phận; ngài đã thành lập các chủng viện để đào tạo một thế hệ linh mục mới; ngài đã xây cất các bệnh viện và cống hiến sự giầu sang của gia đình ngài cho việc phục vụ người nghèo; ngài đã bênh vực các quyền lợi của Giáo Hội chống lại thành phần quyền thế; ngài đã canh tân đời sống tu trì và đã thiết lập một hội dòng mới cho các vị linh mục là Dòng Oblates.

 

Vào năm 1576, khi bệnh dịch dữ dội tấn công thành Milan, ngài đã viếng thăm và an ủi người bệnh và cống hiến tất cả mọi sản vật của mình cho họ. Châm ngôn của ngài là một chữ duy nhất: “Humilitas”. Đức khiêm nhượng đã tác động ngài, như đã làm nơi Chúa Giêsu Kitô, trong việc bỏ mình để trở nên tôi tớ của tất cả mọi người.

 

Nhớ tới vị tiền nhiệm Đức Gioan Phaolô II đáng kính của tôi, vị sùng mộ mang tên Thánh Charles, chúng ta hãy ký thác cho việc chuyển cầu của Thánh Charles tất cả mọi vị giám mục trên thế giới, những vị chúng ta luôn kêu cầu việc bảo vệ thiên đình của Rất Thánh Maria, Mẹ Giáo Hội.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/11/2007  

 

 TOP

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Lễ Chư Thánh Thứ Năm 1/11/2007 về Ngày Chư Thánh

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Vào lễ trọng Ngày Chư Thánh này, lòng chúng ta vượt lên trên giới hạn thời gian và không gian và hướng về cái bao la vĩ đại của trời cao. Trong những ngày đầu của Kitô Giáo, các phần tử của Giáo Hội cũng được gọi là “chư thánh”. Trong Thư đầu tiên gửi Giuáo Đoàn Corintô chẳng hạn, Thánh Phaolô đã ngỏ lời cùng “anh chị em, những người đã được thánh hóa trong Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi để nên thánh, với tất cả những ai ở khắp mọi nơi kêu cầu danh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa của họ cũng là của chúng ta” (1Cor 1:2). Thật vậy, Kitô hữu đã là thánh, vì phép rửa đã liên  kết họ với Chúa Giêsu và với mầu nhiệm Vượt Qua của, song đồng thời họ phải n ên thánh, hòa hợp mình với Chúa Giêsu cách thân  tình hơn bao giờ hết.

 

Đôi khi vai trò làm thánh được cho là một đặc ân giành riêng cho một ít người được tuyển chọn. Thật sự làm thánh là công việc của hết mọi Kitô hữu, thậm chí chúng ta còn có thể nói là công việc của hết mọi người! Thánh Tông Đồ đã viết rằng Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta từ đời đời và đã chọn chúng ta trong Chúa Kitô “để nên thánh hảo và vô tì tích trước nhan Ngài” (Eph 1:3-4). Bởi thế, tất cả mọi người đều được kêu gọi làm thánh là việc thật sự là ở chỗ sống như con cái Thiên Chúa, ở chỗ “nên giống” Ngài như nhân loại đã được dựng nên.

 

Tất cả nhân loại đều là con cái của Thiên Chúa, và tất cả họ đều phải trở nên những gì họ là bằng con đường cần thiết của tự do. Thiên Chúa kêu gọi hết mọi người hãy trở thành phần tử của dân thánh Ngài. “Đường lối” này là Chúa Kitô, là người con, là Đấng Thánh của Thiên Chúa: Không ai tiến được đến với Cha mà không qua Người (x Jn 14:6).

 

Giáo Hội đã khôn ngoan đặt sát với lễ của Ngày Chư Thánh này là việc tưởng nhớ đến Tất Cả Mọi Tín Hữu Đã Ra Đi. Chớ gì những lời chúng ta nguyện cầu chúc tụng Thiên Chúa và tôn kính các linh hồn hưởng kiến được phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy như “một đám rất đông không ai đếm xuể, từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân chúng và ngôn ngữ” (Rev 7:9), liên kết với những lời nguyện chuyển cầu của chúng ta cho những ai đã ra đi trước chúng ta từ đời này vào đời hằng sống. Chúng ta sẽ dâng hiến đặc biệt những lời nguyện cầu của chúng ta cho họ ngày mai, và cử hành hy tế Thánh Thể. Thật vậy, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy nguyện cầu cho họ hằng ngày, dâng lên những khổ đau và rã rời mệt nhọc hằng ngày của chúng ta, để nhờ hoàn toàn được thanh tẩy, họ được muôn đời hoan hưởng ánh sáng và an bình của Chúa.

 

Từ tâm điểm của cộng đồng thánh nhân rạng ngời là Trinh Nữ Maria, “khiêm tốn và được tôn vinh hơn bất cứ một tạo vật nào (Dante, Paradise, XXXIII, 2). Khi đặt bàn tay của chúng ta nơi bàn tay của Mẹ, chúng ta cảm thấy sẵn sàng bước đi một cách nhiệt tình hơn trên con đường làm thánh. Chúng ta hãy ký thác các công việc hằng ngày của chúng ta cho Mẹ, và chúng ta hôm nay cầu cùng Mẹ cho thành phần yêu dấu của chúng ta ra đi với niềm hy vọng sâu xa, và chúng ta hôm nay đây cầu cùng Mẹ cho người ra đi yêu dấu của chúng ta, với niềm hy vọng sâu xa là một ngày kia tìm thấy bản thân mình cùng với họ cộng đồng thánh nhân  hiển  vinh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2007

 

 

TOP

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Nguyện Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 28/10/2007 về Tiếng Gọi Tử Đạo

 

Anh Chị Em  thân mến:

 

Sáng hôm  nay, ở nơi đây, tại Quảng Trường Thánh Phêrô này, có 498  vị tử đạo được phong chân phước, những vị bị sát hại ở Tây Ban  Nha trong thập niên 1930 thuộc thế kỷ vừa qua. Tôi cám ơn ĐHY José Saraiva Martins, tổng trưởng Thánh Bộ Án Phong Thánh, vị đã chủ sự cuộc cử hành này, và tôi thân ái chào những người hành hương qui tụ lại nơi đây nhân  dịp vui mừng này.

 

Việc thêm một con số lớn các vị tử đạo vào danh sách những con người được phong chân phước là những gì cho thấy rằng chứng từ tối hậu trong việc đổ máu không phải là một ngoại lệ chỉ giành cho một số cá nhân, mà là một khả thể thực tế đối với toàn thể dân  Kitô Giáo. Nó bao gồm những con người nam nữ thuộc các lứa tuổi khác nhau, ơn gọi và điều kiện xã hội khác nhau, thành phần đánh đổi mạng sống của mình để trung thành với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.

 

Lời phát biểu của Thánh Phaolô trong phụng vụ hôm nay thật là thích hợp cho trường hợp của các vị: “Con yêu dấu: Cha đã dốc hết sức lực, và thời điểm ra đi của cha đã gần. Cha đã giỏi chiến đấu; cha đã hoàn tất cuộc đua; cha đã giữ được đức tin” (2Tim 4:6-7). Thánh Phaolô, người bị giam cầm ở Rôma, đã thấy cái chết tiến đến và cân bằng cái ý thức và niềm hy vọng ấy. An tâm trước nhan Thiên Chúa và với bản thân mình, ngài đã thản nhiên đối đầu với tử thần, nhận thức rằng ngài đã hoàn toàn hiến mình cho việc phục vụ Phúc Âm, không tiếc xót bất cứ sự gì. 

 

Tháng mười, tháng đặc biệt được giành cho việc dấn thân truyền giáo, được kết thúc bằng chứng từ rạng ngời của các vị tử đạo Tây Ban Nha, những vị hợp với các vị tử đạo Albertina Berkenbrock, Emmanuel Gómez Gonzáles và Adilio Daronch, và Franz Jagerstatter, những vị mời đây được phong chân phước ở Ba Tây và Áo Quốc.

 

Gương sáng của các vị  làm chứng cho sự kiện là phép rửa thúc đẩy Kitô hữu hiên ngang tham dự vào việc lan truyền Vương Quốc của Thiên Chúa, hợp tác, nếu cần, bằng việc hy sinh mạng sống của mình. Chắc chắn là không phải hết mọi người được kêu gọi để tử đạo bằng máu. Cũng có một “cuộc tử đạo” không đổ máu, một cuộc tử đạo không kém quan trọng, như cuộc tử đạo của Celina Chludzinska Borzecka, một người vợ, người mẹ, góa phụ và tu sĩ, đã được phong chân phước hôm qua ở Rôma: Đó là một chứng từ thầm lặng và hào hùng của nhiều Kitô hữu dứt khoát sống Phúc Âm, trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình và quảng đại dấn thân phục vụ người nghèo. 

 

Cuộc tử đạo của cuộc sống thường nhật này là một chứng từ đặc biệt quan trọng trong những xã hội đã bị tục hóa của thời đại chúng ta. Nó là một trận chiến bình lặng của một tình yêu thương mà tất cả mọi Kitô hữu, như Thánh Phaolô, đã phải liên lỉ chiến đấu; cuộc đua làm lan truyền Phúc Âm thúc đấy chúng ta cho tới chết. Xin Mẹ Maria là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo và là Ngôi Sao Truyền Bá Phúc Âm Hóa, phù giúp chúng ta và hỗ trợ chúng ta trong việc làm chứng hằng ngày của chúng ta.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/10/2007

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ