GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 2/11/2007

TUẦN I MÙA VỌNG

 

?  Mở màn cho một tân phụng niên, phụng vụ kêu mời Giáo Hội hãy lập lại lời loan báo của mình cho tất cả mọi dân nước và tóm lời loan báo ấy vào hai chữ, đó là ‘Chúa đến’".

?  "Chúng ta bắt đầu một năm phụng vụ mới. ... hướng mình theo tinh thần thiêng liêng đánh dấu mùa ân sủng này, đó là tinh thần 'tỉnh thức nguyện cầu' và 'hân hoan chúc tụng'”

?  "Mùa Vọng giúp bảo trì lòng chúng ta trông đợi Chúa Kitô, Đấng sẽ đến thăm chúng ta bằng ơn cứu độ của Người, khi Người hoàn toàn hiện thực Vương Quốc công lý và bình an của Người"

 

 

?   Mở màn cho một tân phụng niên, phụng vụ kêu mời Giáo Hội hãy lập lại lời loan báo của mình cho tất cả mọi dân nước và tóm lời loan báo ấy vào hai chữ, đó là ‘Chúa đến’"

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Kinh Tối Áp Chúa Nhật 1 Mùa Vọng 2/12/2006 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

  

Anh Chị Em thân mến,

 

Lời tiền xướng đầu tiên của việc cử hành tối hôm nay hiện lên như mở màn cho Mùa Vọng và âm vang như lời tiền xướng cho cả phụng niên. Chúng ta hãy nghe lời ấy lại một lần nữa: ‘Hãy loan báo cho các dân nước rằng Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ của chún g ta đang đến’.

 

Mở màn cho một tân phụng niên, phụng vụ kêu mời Giáo Hội hãy lập lại lời loan báo của mình cho tất cả mọi dân nước và tóm lời loan báo ấy vào hai chữ, đó là ‘Chúa đến’. Những lời rất ngắn gọn này có một mãnh lực tái khơi động hơn bao giờ hết.

 

Chúng ta hãy trầm lắng chút xíu để suy nghĩ: lời loan báo này không ở quá khứ thể – Thiên Chúa đã đến – hay tương lai thể – Thiên Chúa sẽ đến – mà trong hiện tại thể – ‘Thiên Chúa đang đến’.

 

Nhìn kỹ hơn, thì đây là một thứ hiện tại liên tục, tức là một tác động hằng liên tục: nó đã xẩy ra, nó hiện đang xẩy ra và nó sẽ xẩy ra nữa. ‘Thiên Chúa đang đến’ trong bất cứ giây phút nào.

 

Động từ ‘đến’ xuất hiện ở đây như là một động từ về thần học, thật sự là thần học, vì nó nói lên một cái gì đó thuộc về chính bản tín h của Thiên Chúa.

 

Việc loan báo rằng ‘Thiên Chúa đang đến’, bởi thế, tương đương thuần túy với việc loan báo chính Thiên Chúa vậy, qua một trong những đặc tính thiết yếu và nổi bật của Ngài, đó là việc Ngài là Vị Thiên Chúa đang đến.

 

Mùa Vọng kêu gọi tín hữu  hãy nhận thức được sự thật này và hãy tác hành một cách thích đáng. Nó vang lên như một lời kêu gọi hữu ích qua những ngày, những tuần và những tháng lập đi lập lại rằng: Hãy tỉnh thức! Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đang đến! Không phải là hôm qua, không phải là ngày mai, mà là hôm nay, là lúc này đây!

 

Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ‘vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp’, không phải là vị Thiên Chúa ở đâu đó trên Trời, chẳng quan hệ gì tới chúng ta và lịch sử của chún g ta, mà Ngài là vị Thiên Chúa đang đến.

 

Ngài là một Người Cha không bao giờ thôi nghĩ đến chúng ta, và hoàn toàn tôn trọng tự do của chún g ta, muốn gặp gỡ chúng ta và viếng thăm chúng ta; Ngài muốn đến, muốn ở giữa chúng ta, muốn ở với chúng ta.

 

Việc Ngài ‘đến’ được thúc đẩy bởi ý định muốn giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và sự chết, khỏi tất cả những gì làm ngăn trở chúng ta được hưởng hạnh phúc đích thật. Thiên Chúa đến để cứu độ chúng ta.

 

Các vị Giáo Phụ của Hội Thánh nhận định là việc Thiên Chúa ‘đến’ – liên tục và thực sự là hoàn toàn tự nhiên như chính hữu thể của Ngài – được tập trung vào hai lần đến chính yếu của Chúa Kitô, đó là việc Người Nhập Thể và trở lại trong vinh quang vào ngày cùng tháng tận (cf. Cyril of Jerusalem, Catechesis 15,1: PG 33, 870). Mùa Vọng làm sống động toàn thể cái đối cực này.

 

Những ngày đầu tiên này n hấn mạnh đến niềm mong đợi việc Chúa Đến Lần  Cuối Cùng, như các bài đọc của buổi cử hành tối này cho thấy.

 

Thế nhưng, với Lễ Giáng Sinh sắp tới, vấn đề chính ở đây là việc tưởng niệm biến cố ở Bêlem, nhờ đó chúng ta có thể nhận thấy nó như là lúc ‘thời điểm viên trọn’.

 

Giữa hai lần đến ‘được tỏ hiện ’ ấy, còn có thể thấy được lần đến thứ b a, lần đến được Thánh Bênađô gọi là ‘lưng chừng’ và ‘kín đáo’, và là lần đến xẩy ra ở nơi các linh hồn tín hữu và thực sự là một ‘cây cầu nối’ giữa lần đến thứ nhất và lần đến sau cùng.

 

Thánh Bênađô viết: ‘Vào lần đến đầu tiên, Chúa Kitô là cuộc cứu chuộc của chúng ta; vào lần đến cuối cùng, Người sẽ tỏ mình cho chúng ta thấy Người như là sự sống của chúng ta là nơi chúng ta hoan hưởng nghỉ ngơi và an ủi’ (Discourse 5 on Advent, 1).

 

Mẹ Maria bao giờ cũng là kiểu mẫu cho việc Chúa Kitô đến ấy, một việc đến chúng ta có thể gọi là một ‘cuộc nhập thể thiêng liêng’. Như vị Trinh Mẫu này đã suy niệm trong lòng mình Lời hóa thành nhục thể thế nào, hết mọi linh hồn cũng như toàn thể Giáo Hội cũng được kêu gọi trong cuộc hành trình trần thế của mình đời chờ Chúa Kitô là Đấng đang đến để đón nhận Người bằng một đức tin và đức mến mời mẻ hơn bao giờ hết.

 

Phụng vụ Mùa Vọng như thế chiếu giãi ánh sáng cho thấy cách thức Giáo Hội vang lên nỗi lòng của chúng ta mong đợi Thiên Chúa, một nỗi niềm mong đợi đã được ghi khắc sâu xa trong lịch sử nhân loại; tiếc thay, niềm mong đợi này thường bị dập tắt đi hay bị sai lệch đi theo những chiều hướng khác.

 

Như là một Thân Mình được mầu  nhiệm liên kết với Chúa Kitô là Đấu, Giáo Hội là một bí tích, tức là một dấu hiệu và là một dụng cụ hiệu nghiệm của việc đợi chờ Thiên Chúa này vậy.

 

Cộng đồng Kitô Giáo có thể, cho đến độ chỉ có Người biết, làm cho Việc Đến Lần Cuối Cùng của Người mau đến, khi giúp cho nhân loại tiến lên nghênh đón vị Chúa đang đến.

 

Và Giáo Hội thực hiện điều này, trước tiên, song không phải là tất cả, bằng việc nguyện cầu.

 

Sau đó là ‘các việc thiện’ là những gì thiết yếu và bất khả tách biệt khỏi việc nguyện cầu, như kinh nguyện cho Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng công bố, và là lời kinh nguyện chúng tax in Cha Trên Trời khơi động trong chúng ta ‘ước muốn thực hiện các việc lành’ để tới với Chúa Kitô là Đấng đang đến.

 

Theo chiều hướng ấy thì Mùa Vọng đặc biệt thính hợp là mùa sống hiệp thông với tất cả những ai – tạ ơn Chúa là họ rất n hiều – hy vọng một thế giới công chính hơn và huynh đệ hơn.

 

Nơi cuộc dấn thân cho công lý ấy, dân chúng thuộc hết mọi quốc tịch và văn hóa, thành phần tín hữu và vô tín ngưỡng, có thể gặp nhau ở một mức độ nào đó. Thật vậy, họ tất cả đều được thúc đẩy bởi cùng một ước muốn chung, cho dù động lực của họ có khác nhau, thấy được một tương lai công lý và hòa bình.

 

Bình an là mục tiêu mà toàn thể nhân loại đều khát vọng! Đối với thành phần tín hữu thì ‘bình an’ là một trong những danh xưng đẹp nhất của Thiên Chúa, Đấng muốn cho tất cả mọi người con cái của Ngài hòa hợp với nhau, như tôi đã có dịp nhắc lại trong chuyến hành hương Thổ Nhĩ Kỳ trong mấy ngày qua.

 

Bài thánh ca hòa bình đã vang lên trên Trời khi Thiên Chúa trở thành con người và được hạ sinh bởi một người nữ khi thời gian viên trọn (x Gal 4:4).

 

Bởi vậy chún g ta hãy bắt đầu Mùa Vọng mới này – một thời điểm được vị Chúa của thời gian ban cho chúng ta – bằng việc làm tái bừng lên nơi lòng mình niềm mong đợi vị Thiên Chúa đang đến và niềm hy vọng là Danh Ngài sẽ được cả sáng, Vương Quốc công lý và an bình của Ngài trị đến, ý muốn của Ngài được thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.

 

Chúng ta hãy để Trin h Nữ Maria là Mẹ của Vị Thiên Chúa đang đến và là Mẹ của Niềm Hy Vọng, hướng dẫn chúng ta trong việc đợi chờ này.

 

Chớ gì Mẹ, vị chúng ta sẽ mừng Vô Nhiễm vào mấy ngày tới đây, giúp cho chúng ta để chúng ta được thánh đức và vô nhiễm trong tình yêu mến trước việc Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến, Đấng cùng với Cha và Thánh Linh, được chúc tụng và tôn vinh đến muôn thuở muôn đời. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh Vatican

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20061202_i-vespri-avvento_en.html

 

 TOP

 

?  "Chúng ta bắt đầu một năm phụng vụ mới. ... hướng mình theo tinh thần thiêng liêng đánh dấu mùa ân sủng này, đó là tinh thần 'tỉnh thức nguyện cầu' và 'hân hoan chúc tụng'”

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giảng Giờ Kinh Phụng Vụ Tối Áp Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng 26/11/2005

  

Anh Chị Em thân mến,

 

Bằng việc cử hành Giờ Kinh Phụng Vụ Tối đầu tiên của Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng này, chúng ta bắt đầu một năm phụng vụ mới. Cùng nhau hát thánh vịnh, chúng ta nâng lòng mình lên Thiên Chúa, hướng mình theo tinh thần thiêng liêng đánh dấu mùa ân sủng này, đó là tinh thần “tỉnh thức nguyện cầu” và “hân hoan chúc tụng” (x Sách Lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng, II/A).

 

Lấy Mẹ Maria Rất Thánh làm mẫu sống của mình, vị dạy cho chúng ta biết sống động bằng việc thiết tha lắng nghe Lời Chúa, chúng ta hãy suy niệm về bài Thánh Kinh ngắn vừa được công bố.

 

Bài Thánh Kinh này gồm có 2 câu ở đoạn kết Thư Thứ Nhất Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Thessanolica (5:23-24). Câu đầu diễn tả lời vị Tông Đồ chào chúc cộng đồng này: câu thứ hai thực sự cho thấy việc bảo đảm việc nên trọn của lời chào chúc ấy.

 

Niềm hy vọng được bày tỏ là mỗi một người được Thiên Chúa làm cho nên thánh và được gìn giữ cho toàn thể con người của họ bao gồm “tinh thần, linh hồn và thân xác” của họ được vô trách cứ vào cuộc đến lần cuối cùng của Chúa Giêsu Kitô; việc bảo đảm niềm hy vọng ấy được thể hiện là những gì xuất phát từ việc trung thành của chính Thiên Chúa, Đấng sẽ không ngừng làm hoàn tất công cuộc Ngài đã khởi sự nơi thành phần tín hữu.

 

Bức Thư đầu tiên gửi tín hữu Thessalonica này là bức thư đầu tiên của các thư Thánh Phaolô, được viết có lẽ vào năm 51. Trong bức thư đầu tiên đây, chúng ta có thể cảm thấy, hơn bất cứ ở các bức thư khác, con tim rung động của vị Tông Đồ này, tấm lòng yêu thương từ phụ của ngài, thực sự chúng ta có thể nói là tấm lòng yêu thương từ mẫu của ngài giành cho cộng đoàn mới này. Và chúng ta cũng cảm thấy mối quan tâm lo lắng của ngài vẫn tồn tại liên quan tới đức tin của Giáo Hội mới ấy, một giáo hội được thực sự bủa vây bởi một môi trường văn hóa có nhiều quan điểm phản nghịch với đức tin.

 

Bởi thế mà Thánh Phaolô đã kết thúc bức thư này bằng một niềm hy vọng, hay chúng ta hầu như có thể nói là bằng một lời nguyện cầu. Nội dung của lời nguyện cầu này đã được chúng ta nghe thấy là họ (tín hữu Thessalonica) cần phải thánh hảo và vô tì tích cho đến lúc Chúa tới. Chữ chính của lời nguyện cầu này là “việc đến”. Chúng ta phải tự hỏi mình “việc Chúa đến” có nghĩa là gì? Theo Hy ngữ có nghĩa là “parousia”, theo La ngữ là “adventus”, là “vọng”, là “đến”. “Việc đến” này là thế nào? Nó có liên hệ với chúng ta hay chăng?

 

Vậy để hiểu được ý nghĩa của lời này, của lời Thánh Tông Đồ nguyện cầu cho cộng đồng này và các cộng đồng trong mọi thời đại – cả cho chúng ta nữa – chúng ta cần phải nhìn đến một con người đã làm cho việc đến của Chúa được hiện thực một cách đặc biệt, đó là Trinh Nữ Maria.

 

Mẹ Maria thuộc về thành phần dân chúng Yến Duyên, trong thời điểm Chúa Giêsu, đang hết lòng mong đợi Đấng Cứu Thế tới. Và căn cứ vào những lời lẽ và tác hành được thuật lại trong Phúc Âm, chúng ta có thể thấy được cách thức Mẹ thực sự đã sống thấm nhuần các lời tiên tri; Mẹ hoàn toàn đợi trông Chúa tới.

 

Tuy nhiên, Mẹ đã không thể nào ngờ được việc đến này diễn ra ra sao. Có lẽ là Mẹ đã mong đợi một việc đến trong vinh quang. Lúc mà Tổng Thần Gabiên vào nhà của Mẹ và nói cho Mẹ biết rằng Chúa, Đấng Cứu Tinh, muốn mặc lấy xác thịt trong lòng Mẹ, muốn thực hiện việc Ngài đến qua Mẹ, chắc chắn đã là tất cả những gì làm cho Mẹ lại càng bàng hoàng ngỡ ngàng.

 

Chúng ta có thể tưởng tượng ra nỗi e dè của vị Trinh Nữ này. Mẹ Maria, bằng một tác động mãnh liệt của đức tin và lòng tuân phục, đã thưa “xin vâng”: “Tôi là tôi tớ của Chúa”. Nhờ đó, Mẹ đã trở thành “nơi cư trú” của Chúa, là “đền thờ” thực sự trên thế giới và là “cửa ngõ” Chúa tiến vào thế gian. 

 

Chúng ta đã nói rằng đây là một việc đến đặc thù” vì là “cái” đến của Chúa. Tuy nhiên, đây không những là việc đến cuối cùng vào ngày cùng tháng tận: Ở một nghĩa nào đó, Chúa luôn muốn tới qua chúng ta. Và Ngài ngõ cửa lòng chúng ta: Các con có sẵn lòng cống hiến cho Ta xác thịt của các con, thời giờ của các con, sự sống của các con hay chăng?

 

Đó là tiếng của Chúa là Đấng muốn tiến vào thời đại của chúng ta, Ngài muốn đi vào cuộc sống nhân loại qua chúng ta. Ngài cũng tìm kiếm một nơi cư trú sống động nơi cuộc đời cá nhân của chúng ta. Đó là việc Chúa đến. Một lần nữa chúng ta hãy học biết điều này nơi Mùa Vọng: Chúa cũng có thể đến giữa chúng ta.

 

Bởi thế, chúng ta có thể nói rằng lời nguyện cầu này, niềm hy vọng này, được Thánh Tông Đồ bày tỏ, chất chứa một sự thật nồng cốt mà ngài tìm cách ghi khắc nơi tín hữu của cộng đồng do ngài thành lập ấy và là một sự thật chúng ta có thể tóm lại như sau: Thiên Chúa kêu gọi chúng ta hiệp thông với Ngài, một cuộc hiệp thông sẽ được hoàn toàn nên trọn nơi cuộc trở lại của Chúa Kitô, và chính Ngài muốn bảo đảm rằng chúng ta sẽ tiến tới chỗ sẵn sàng cho cuộc hội ngộ cuối cùng và quyết liệt ấy. Có thể nói tương lai được chất chứa trong hiện tại, hay đúng hơn, trước nhan chính Thiên Chúa, Đấng trong tình yêu trung kiên của mình, không mặc thây chúng ta hay bỏ rơi chúng ta cho dù trong khoảng khắc, như người cha và người mẹ không bao giờ thôi chăm sóc cho con cái mình khi chúng đang trong thời kỳ phát triển.

 

Trước khi Chúa Kitô là Đấng sẽ tới, con người nam nữ được ấn định bằng tất cả hữu thể của mình, một hữu thể được Thánh Tông Đồ tóm lại bằng những chữ “tinh thần, linh hồn và xác thân”, do đó liên quan tới toàn thể con người như là một đơn vị với những chiều kích thể lý, tâm lý và đạo lý. Việc thánh hóa là tặng ân của Thiên Chúa và là dự án của Ngài, thế nhưng con người được kêu gọi để đáp ứng bằng tất cả hữu thể của họ mà không loại trừ bất cứ phần nào của bản thân họ.

 

Chính Thánh Thần, Đấng, trong cung lòng vị Trinh Nữ này, đã hình thành Chúa Giêsu là một con người toàn hảo, Đấng làm hoàn thành dự án diệu kỳ của Thiên Chúa nơi con người, trước hết bằng việc biến đổi tấm lòng, và từ tâm điểm này, biến đổi tất cả mọi sự khác.

 

Bởi thế, tất cả công cuộc tạo dựng và cứu chuộc, được Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần, tiếp tục hiện thực, từ đầu cho tới tận cùng của vũ trụ và của lịch sử, đều được tóm lại nơi mỗi một con người. Và từ lần đến thứ nhất của Chúa Kitô ở tâm điểm lịch sử loài người và ở tận điểm là cuộc trở lại vinh hiển của Ngài, mà hết mọi cuộc hiện hữu con người đều được kêu gọi trở nên tầm vóc của Ngài – một cách mầu nhiệm và đa dạng – trong cuộc hành trình trần thế, để vào lúc Ngài trở lại, có thể được “ở trong Ngài”.

 

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Vị Trinh Nữ trung thành, hướng dẫn chúng ta trong việc làm cho thời điểm Mùa Vọng này cũng như toàn thể tân phụng niên thành một đường lối thánh hóa thực sự, để chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/12/2005


 

TOP

 

? "Mùa Vọng giúp bảo trì lòng chúng ta trông đợi Chúa Kitô, Đấng sẽ đến thăm chúng ta bằng ơn cứu độ của Người, khi Người hoàn toàn hiện thực Vương Quốc công lý và bình an của Người".

ĐTC GPII Bài Giáo Lý của buổi Triều Kiến Chung hằng tuần ngày 17/12/2003 về Niềm Trông Đợi trong Mùa Vọng

1.     “Vương Quốc của Thiên Chúa đã gần đến: chứ không trì hoãn”. Những lời này, được trích từ phụng vụ hôm nay hiện lên bầu không khí của vấn đề ân cần sửa soạn đầy nguyện cầu cho việc cử hành Lễ Giáng Sinh giờ đây đã đến lúc kết thúc.

Mùa Vọng giúp bảo trì lòng chúng ta trông đợi Chúa Kitô, Đấng sẽ đến thăm chúng ta bằng ơn cứu độ của Người, khi Người hoàn toàn hiện thực Vương Quốc công lý và bình an của Người. Việc hằng năm nhớ lại việc hạ sinh của Đấng Thiên Sai ở Bêlem làm mới lại nơi lòng trí tín hữu niềm xác tín là Thiên Chúa trung thành với những lời hứa hẹn của Ngài. Bởi thế, Mùa Vọng là lời rao giảng hy vọng mãnh liệt gắn liền với cảm nghiệm chung riêng của chúng ta.

2.     Hết mọi người đều mơ tưởng về một thế giới công chính và đoàn kết hơn, nơi những điều kiện xứng với phẩm giá con người về sự sống và việc chung sống thuận hòa là những gì mamg lại những mối liên hệ hòa hợp giữa cá nhân với nhau cũng như giữa các dân tộc với nhau. Tuy nhiên, thực tế thường không xẩy ra như vậy. Những chướng ngại, những tương phản và những khó khăn đủ thứ khác nhau đang đè nặng trên việc hiện hữu của chúng ta, có những lúc hầu như đè bẹp nó. Những mãnh lực và lòng can đảm dấn thân cho sự thiện, có những lúc nhường bước cho sự dữ chi phối làm chủ. Trong những lúc đặc biệt này niềm hy vọng sẽ nâng đỡ chúng ta. Mầu nhiệm Giáng Sinh, một mầu nhiệm chúng ta sẽ sống lại vào một ít ngày nữa đây, bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa là Emmanuel – Thiên Chúa ở với chúng ta. Vì thế chúng ta không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc. Người gần gũi với chúng ta. Người trở nên một người trong chúng ta, được hạ sinh bởi cung dạ trinh trong của Mẹ Maria. Người chia sẻ cuộc lữ hành trần gian của chúng ta, giúp chúng ta đạt được niềm vui và an bình là những gì chúng ta hết lòng khát vọng.

3.     Thời điểm Mùa Vọng còn làm sáng tỏ yếu tố thứ hai của niềm hy vọng liên quan đến tổng quan ý nghĩa và giá trị của đời sống. Không phải chúng ta thường tự hỏi mình rằng: Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu? Ý nghĩa của những việc chúng ta thực hiện trên thế gian này là gì? Những gì đang đợi chờ chúng ta ở đời sau?

Có những mục tiêu thực sự là tốt lành và chân thành, như việc tìm kiếm phúc hạnh khá hơn về vật chất, việc theo đuổi những mục đích tiến bộ hơn nữa về xã hội, khoa học và kinh tế, việc hiện thực tốt đẹp hơn về những gì chung riêng mong đợi. Thế nhưng, những mục đích này có đủ để làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của tâm linh chúng ta hay chăng?

Phụng vụ hôm nay kêu gọi chúng ta hãy nới rộng nhãn quan của chúng ta để chiêm ngưỡng Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa từ Trời Cao xuống mang trong mình những gì thế gian nhắm tới, bằng việc giãi bày hết mọi sự “một cách vừa êm ái vừa mạnh mẽ” (xem bài đáp ca).

Bởi vậy chớ gì dân Kitô giáo hãy tự phát lên lời kêu cầu này là: “Xin hãy đến, Lạy Chúa, đừng trì hoãn”.

4.     Sau hết, cũng cần phải phân tích yếu tố thứ ba là đặc tính của niềm hy vọng Kitô giáo, một đặc tính hiện lên rất rõ ràng vào thời điểm Mùa Vọng này. Mùa Vọng, nhất là Giáng Sinh, là một nhắc nhở cho con người vươn lên từ những việc làm hằng ngày để tìm cách hiệp thông với Thiên Chúa, đó là Thiên Chúa đã tự động đến tìm kiếm chúng ta. Trở nên một hài nhi, Chúa Giêsu mặc lấy bản tính của chúng ta và thiết lập giao ước của Người với toàn thể nhân loại đến muôn đời.

Bởi thế, chúng ta có thể kết luận là ý nghĩa của niềm hy vọng Kitô giáo, một niềm hy vọng được Mùa Vọng tái nhắc nhở, đó là niềm hy vọng của một sự tin tưởng trông mong, của một thứ chủ động sẵn sàng và hân hoan cởi mở hướng về cuộc hội ngộ với Chúa. Người đã đến Bêlem để muôn đời ở với chúng ta.

Do đó, hỡi anh chị em thân mến, chúng ta hãy nuôi dưỡng những ngày sửa soạn gần đến Ngày Giáng Sinh của Chúa Kitô bằng niềm hy vọng sáng soi và nồng ấm. Đó là những gì Tôi chúc cho anh chị em hiện diện nơi đây cũng như cho những người thân yêu của anh chị em. Tôi xin dâng nó cho lời chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria là mô phạm và là sự nâng đỡ của những gì chúng ta hy vọng.

Chúc cho tất cả anh chị em được hưởng một Mùa Vọng và Giáng Sinh hạnh phúc!

Anh Chị Em thân mến,

Mùa Vọng, thời điểm chúng ta đang đợi chờ Chúa Kitô đến, mang những dấu hiệu của một niềm hy vọng cả thể. Thiên Chúa vẫn trung thành với những gì Ngài hứa hẹn và trở nên một người trong chúng ta, hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, để tỏ cho chúng ta thấy con đường công lý, an bình và hoan lạc. Khi chúng ta chiêm ngưỡng Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô, chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn nhất và chúng ta sẽ thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của mình.

Trước những nghi ngờ và tình trạng chia rẽ của thế giới chúng ta đây, chớ gì ánh sáng và hơi ấm của niềm hy vọng Kitô giáo, trong Dịp Lễ Giáng Sinh này, trở nên một dấu hiệu chắc chắn cho thấy giao ước của Chúa Kitô với toàn thể nhân loại.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/12/2003

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ