GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 23/3/2007

TUẦN IV MÙA CHAY

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/3/2007 – Bài Giáo Lý 34 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh Justine

?  THÁNH THỂ LÀ BỮA TIỆC HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA

? “Đụn Cát Lún Của Một Bãi Bùn Lầy”

 

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/3/2007 – Bài Giáo Lý 34 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh Justine

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Qua những buổi giáo lý này, chúng ta đang suy niệm về những nhân vật lớn lao thời Giáo Hội sơ khai. Hôm nay, chún g ta sẽ nói v ề Thánh Justinô, vị triết gia và là một vị tử đạo, vị giáo phụ hộ giáo quan trọng nhất trong thế kỷ thứ hai.

 

Chữ ‘apologist – hộ giáo viên’ là chữ ám chỉ những văn gia Kitô Giáo cổ thời, những người muốn bênh vực tôn giáo mới này khỏi bị những cáo buộc của thành phần dân ngoại và những người Do Thái, cũng như muốn truyền bá tín lý Kitô Giáo bằng những từ ngữ có thể hiểu được đối với các thời đại. 

 

Bởi vậy, thành phần hộ giáo có một mục tiêu lưỡng diện: mục tiêu về việc hộ giáo thích đáng đó là việc bênh vực Kitô Giáo mới sinh (thật vậy, tiếng Hy Lạp ‘apologhía nghĩa là bênh vực); và mục tiêu về ‘việc truyền giáo’, việc tìm cách dẫn giải đức tin bằng c ách sử dụng ngôn ngữ và tư tưởng có thể hiểu được đối với người đương thời.

 

Thánh Justinô được sinh ra vào khoảng năm 100, gần thành phố cổ Sichem, ở Samaria, Thánh Địa. Qua một thời gian dài, ngài đã đi tìm kiếm chân lý, nơi các trường khác nhau của t riết lý Hy Lạp truyền thống. 

 

Sau cùng – như chính ngài đã nói đến ở những chương đầu tiên của cuốn ‘Đối Thoại với Trypho’ – ngài đã gặp được một con người huyền bí, một người già, ở trên một bãi biển, bắt đầu làm đảo lộn Justinô, bằng việc chỉ cho ngài thấy rằng con người ta không thể nào thỏa mãn được ước vọng tìm kiếm thần linh bằng nguyên sức loài người.

 

Bởi thế, con người ấy đã nói tới các vị tiên tri xưa như là những người có thể tỏ cho Justinô thấy được con đường đến cùng Thiên Chúa và đến với ‘triết lý thực sự’. Trước khi bỏ đi, người già này đã khuyên ngài hãy nguyện cầu để ngài có thế thấy được các cánh cửa ánh sáng mở ra cho ngài.

 

Câu truyện này nói lên giây phút quan trọng trong đời sống của Thánh Justinô: Vào cuối cuộc hành trình triết lý lâu dài để tìm kiếm sự thật, ngài đã tiến đến chỗ tìm thấy Kitô Giáo. Đoạn ngài lập một trường dạy học ở Rôma, nơi dạy miễm phí được ngài sử dụng để dẫn các học sinh của ngài vào một thứ tôn giáo mới mà ngài coi là triết lý thực sự.

 

Thật vậy, nơi tôn giáo này, ngài đã thấy được sự thật, và vì vậy, thấy được đường lối sống chân chính. Vì thế, ngài đã bị tố cáo và bị lấy đầu vào khoảng năm 165, dưới thời cai trị của Marcus Aurelius, vị hoàng đế triết gia mà Thánh Justinô đã đề tặng cuốn ‘Apologia’.

 

Hai tác phẩm ‘Những Lời Biện Hộ Giáo – Apologies’ và ‘Cuộc Đối Thoại với Trypho’ là những tác phẩm duy nhất của ngài còn tồn tại tới nay. Nơi hai cuốn ấy, Thánh Justinô trước hết nhắm đến việc tỏ cho thấy các dự án thần linh của việc tạo dựng cũng như việc cứu độ được hoàn thành bởi Chúa Kitô là ‘Logos’, là ‘Lời hằng sống’, là Lý Trí hằng hữu, Lý Trí sáng tạo. 

 

Hết mọi người, là tạo vật hữu tri, đều tham dự vào ‘Logos’, mang nơi mình một ‘hạt giống’, và có thể thấy được những tia sáng của sự thật. Như thế, chính ‘Logos’ này, Đấng đã tỏ mình ra như là một hình ảnh được tiên báo  cho các người Do Thái trong Cựu Ước, cũng tỏ mình ra một phần nào đó, nơi triết lý Hy Lạp, như là ‘những hạt giống sự thật’. 

Bởi vậy, Thánh Justinô kết luật rằng, vì Kitô Giáo là một cuộc biểu hiện theo lịch sử và về bản thân của ‘Logoa’ một cách trọn vẹn, mà ‘tất cả những gì là tuyệt mỹ được bất cứ ai diễn đạt đều thuộc về Kitô hữu chúng ta’ (II Apologia 13,4). Thế nên, cho dù tranh luận với triết lý Hy Lạp về những cái phản khắc của nó, Thánh Justinô đã nhất tâm hướng bất cứ sự thật triết lý nào về ‘Logos’, bằng việc biện minh theo quan điểm hữu lý cho ‘cái đòi hỏi’ bất thường của sự thật và tính cách đại đồng phổ quát của Kitô Giáo.

 

Nếu Cựu Ước hướng đến Chúa Kitô giống như thể một hình ảnh hướng về thực tại nó tiêu biểu cho thế nào thì triết lý Hy Lạp cũng hướng  về Chúa Kitô và về Phúc Âm, như một phần  hướng về cuộc hiệp nhất với toàn thể vậy.

 

Và ngài nói rằng hai thực tại này, Cựu Ước và triết lý Hy Lạp, giống như hai con đường dẫn đến với Chúa Kitô, đến ‘Logos’. Đó là lý do tại sao triết lý Hy Lạp không thể nào tương phản với chân lý phúc âm, và Kitô hữu có thể tin tưởng rút lấy từ nó như thể nó là sử hữu riêng của họ vậy. Bởi thế mà vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã định nghĩa Thánh Justinô như là ‘một vị tiên phong cho một cuộc liên hệ tích cực với ý nghĩ triết học – cho dù cẩn thận nhận thức. Mặc dù ngài tiếp tục coi trọng triết lý Hy Lạp sau khi đã trở lại, Thánh Justinô vẫn tuyên bố một cách mạnh mẽ và tỏ tường rằng ngài đã tìm thấy nơi Kitô Giáo ‘một thứ triết lý duy nhất vững chắc và bổ ích’ (‘Dialogue with Trypho’ 8,1)". ("Fides et Ratio," No. 38).

 

Nói chung, con người và công cuộc của Thánh Justinô đánh dấu việc chọn lựa quyết liệt của Giáo Hội xưa đối với triết lý, vì lý trí chứ không phải vì những thứ tôn giáo dân ngoại. Thật thế, thành phần Kitô hữu tiên khởi đã chối từ bất cứ một thứ dun g hòa nào với tôn giáo ngoại đạo. Họ coi tôn giáo ngoại đạo là thứ ngẫu tượng, cho dù có bị trả giá bằng việc bị coi là ‘những kẻ vô đạo’ và ‘những kẻ vô thần’. Cách riêng và đặc biệt nơi cuốn ‘Hộ Giáo’ thứ nhất của mình, Thánh Justinô đã nghiêm khắc phê phán tôn giáo ngoại đạo cùng với những thứ hoang đường của nó, những gì bị ngài coi như ‘có những chiều hướng lệch lạc’ theo ma quỉ trên con đường tiến đến sự thật.

 

Trái lại, triết lý là những gì tiêu biểu cho một nơi gặp gỡ đặc biệt đối với cả khuynh hướng ngoại đạo, cho Do Thái Giáo cũng như cho Kitô Giáo, chính ở lãnh vực chỉ trích thứ tôn giáo của dân ngoại cùng với những huyền  thoại lầm lạc của nó. 

 

Một vị hộ giáo khác đồng thời với Thánh Justinô là Giám Mục Melito ở Sardis, đã định nghĩa tôn giáo mới này như là ‘thứ triết lý của chúng ta…’ ("Hist. Eccl." 4,26,7).

 

Thật vậy, tôn giáo của dân ngoại không tiến bước theo con đường của ‘Logos’, mà lại nhấn mạnh tới việc theo đuổi những thứ huyền thoại của nó cho dù nó có được triết lý Hy Lạp công nhận như hợp với sự thật. Bởi thế, không thể nào tránh được việc sụp đổ thứ tôn giáo của dân ngoại này: nó là hậu quả hợp lý của thứ tôn giáo tách khỏi sự thật của các sự vật, khi biến nó thành một thứ tổng hợp giả tạo các nghi thức, truyền thống và tập tục.

 

Thánh Justinô, cùng với những hộ giáo gia khác, đã theo chủ trương của đức tin Kitô Giáo về Vị Thiên Chúa của các triết gia c hứ không phải những thứ thần linh giả tạo của tôn giáo dân ngoại. Đó là một sự chọn lựa sự thật ngược lại huyền thoại của các truyền thống. Mấy thập niên  sau Thánh Justinô, giáo phụ Tertullian đã xác định cũng việc chọn lựa này của của Kitô hữu bằng một câu bất hủ: Chúa Kitô đã phán Người là sự thật chứ không phải là truyền thống - Dominus noster Christus veritatem se, non consuetudinem, cognominavit’ ("De virgin. vel." 1,1).

 

Xin lưu ý rằng chữ ‘consuetudo’ được giáo phụ Tertullian sử dụng ở đây liên quan tới tôn giáo dân ngoại, có thể được chuyển dịch sang những thứ ngôn ngữ tân tiến theo những lối diễn tả là ‘các thứ văn hóa thời trang’ hay ‘những lối nhất thời’.

 

Ở vào một kỷ nguyên như của chúng ta đây, một kỷ nguyên mang đặc tính của chủ nghĩa tương đối tranh cãi về các thứ giá trị và về tôn giáo – cũng như trong cuộc đối thoại liên tôn – thì đây là một bài học không được lãnh quên. Theo chiều hướng ấy, tôi xin kết thúc ở đây, một lần nữa, tôi chia sẻ với anh chị em những lời của con người lão thành huyền bí mà Thánh Justinô đã thấy trên bờ biển: ‘Trước hết ngươi hãy nguyện cầu để các cánh của ánh sáng mở ra cho ngươi. Vì không ai có thể thấy hay hiểu biết nếu Thiên Chúa và Đức Kitô của Ngài không ban kiến thức cho họ’ ("Dial." 7,3).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/3/2007

                                                                                                                                        

 

TOP

 

 

?  THÁNH THỂ LÀ BỮA TIỆC HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA

 

ĐTC GPII: Bài Giáo Lý 27 trong Năm Thánh 2000 (Thứ Tư 18/10/2000)

 

1.         “Chúng ta đã trở nên Chúa Kitô. Vì nếu Người là đầu và chúng ta là chi thể thì  Người và chúng ta hợp thành một con người hoàn toàn” (Thánh Âu-Quốc-Tinh, Tractatus in Joh., 21, 8). Những lời mạnh mẽ của Thánh Âu-Quốc-Tinh đã đề cao mối hiệp thông thân mật được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người nơi mầu nhiệm Giáo Hội, một mối hiệp thông theo giòng lịch sử hành trình của chúng ta được biểu hiệu tột đỉnh nơi bí tích Thánh Thể. Những lời truyền: “Các con hãy cầm lấy mà ăn... mà uống...” (Mt 26:26-27) Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong căn thương lầu của một ngôi nhà ở Giêrusalem vào đêm cuối cùng cuộc sống trần gian của Người (x Mk 14:15) mang một ý nghĩa sâu xa. Giá trị biểu hiệu phổ quát của bữa tiệc được dọn ra với bánh và rượu (x Is 25:6) đã nói lên mối hiệp thông và tình thân mật ấy rồi vậy. Cũng còn có những yếu tố hiển nhiên khác đề cao Thánh Thể là bữa tiệc thân hữu và giao ước với Thiên Chúa nữa. Bởi vì, như Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại, “hy tế thập giá và bữa tiệc hiệp thông với mình máu Chúa thì đi đôi với nhau và bất khả phân ly nơi việc kéo dài tưởng niệm cuộc hy tế” (số 1382).

 

2-         Như trong Cựu Ước, đền thánh di động trong sa mạc được gọi là “lều hội ngộ” thế nào, tức là lều Thiên Chúa và dân Ngài gặp gỡ nhau cũng là lều của anh em trong đức tin ở giữa họ, truyền thống Kitô giáo cổ thời cũng gọi việc cử hành Thánh Thể là “synaxis”, nghĩa là “hội ngộ” như vậy. Nơi việc cử hành Thánh Thể này, “bản tính nội tại của Giáo Hội được tỏ hiện, một bản tính cho thấy Giáo Hội là một cộng đồng của những ai được triệu tập lại để cử hành tặng ân của Đấng trao ban cũng là Đấng được dâng hiến, ở chỗ, khi tham dự vào Mầu Nhiệm Thánh, họ trở nên ‘họ hàng’ của Chúa Kitô, cảm nghiệm trước được việc thần linh hóa hiện hữu trong mối liên kết bất khả phân ly giữa thần tính và nhân tính nơi Chúa Kitô” (Orientale Lumen, 10).

 

Nếu chúng ta muốn suy nghĩ sâu xa hơn về ý nghĩa đích thực của mầu nhiệm hiệp thông này giữa Thiên Chúa và tín hữu, chúng ta phải hướng về những lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly. Những lời ấy ám chỉ về một thứ “giao ước” thánh kinh, được thực sự nhắc lại nhờ mối liên hệ giữa máu của Chúa Kitô và máu hy tế đổ ra trên núi Sinai: “Đây là máu giao ước của Thày” (Mk 14:24). Moisen đã nói: “Đây là máu giao ước” (Ex 24:8). Giao ước núi Sinai liên kết dân Yến Duyên với Chúa bằng mối giây máu huyết đã tiên báo trước một tân ước sẽ đưa đến – như các Giáo Phụ Hy Lạp diễn đạt – mối cận thân thực sự giữa Chúa Kitô và tín hữu (x Thánh Cyril of Alexandria, In Johannis Evangelium, XI; John Chrysostom, In Matthaeum Hom., LXXXII, 5).

 

3.         Mối hiệp thông của tín hữu với Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể đặc biệt được đề cao nơi thần học của Thánh Gioan và Phaolô. Trong bài diễn từ tại hội đường Capernaum, Chúa Giêsu đã minh nhiên nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời” (Jn 6:51). Toàn đoạn văn này cố ý nhấn mạnh đến mối hiệp thông trọng yếu được thiết lập trong đức tin, giữa Chúa Kitô, Bánh sự sống, với ai ăn Bánh ấy. Chúng ta đặc biệt thấy động từ menein theo tiếng Hy Lạp, nghĩa là “nội trú, cư ngụ”, một động từ tiêu biểu được Phúc Âm Thứ Bốn sử dụng để nói lên mối thân tình nhiệm mầu giữa Chúa Kitô và người môn đệ: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở trong Tôi và Tôi ở trong họ” (Jn 6:56, x 15:4-9).

 

4.         Thế rồi đến từ ngữ Hy Lạp koinonia, tức “hiệp thông”, được Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô sử dụng, một bức thư trong khi nói về những bữa tiệc hiến tế của việc tôn thờ ngẫu tượng, được gọi là “bàn tiệc ma quỉ” (10:21), Thánh Phaolô cũng cho thấy nguyên tắc thực sự của tất cả mọi hy tế, đó là “Những ai ăn các của hy tế là những người dự phần vào bàn thờ” (10:18). Thánh Tông Đồ đã áp dụng nguyên tắc này một cách rõ ràng và triệt để vào bí tích Thánh Thể: “Chén chúc tụng chúng ta tôn vinh không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia) máu của Chúa Kitô hay sao?... Bánh chúng ta bẻ ra thì không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia) thân mình của Chúa Kitô hay sao?... Tất cả chúng ta đều dự phần cùng một tấm bánh duy nhất” (10:16-17). “Việc chia sẻ Thánh Thể, một bí tích Tân Ước, là tột đỉnh của việc chúng ta đồng hóa với Chúa Kitô, nguồn mạch của ‘sự sống trường cửu’, nguồn mạch và là quyền năng của việc hoàn toàn ban tặng bản thân mình” (Thông Điệp Veritas Splendor, 21).

 

5.         Việc hiệp thông với Chúa Kitô như thế làm phát sinh một cuộc biến đổi nội tâm nơi người tín hữu. Thánh Cyril Alexandria đã diễn tả rất hay về biến cố này, khi cho thấy âm vang của biến cố ấy trong đời sống cũng như trong lịch sử như thế này: “Chúa Kitô khuôn đúc chúng ta theo hình ảnh của Người, để những tính chất của bản tính thần linh nơi Người chiếu tỏa nơi chúng ta qua ơn thánh hóa, qua đức chính trực cũng như qua đời sống tốt lành xứng hợp với nhân đức. Vẻ đẹp của hình ảnh này chiếu tỏa nơi chúng ta, thành phần ở trong Chúa Kitô, khi chúng ta chứng tỏ mình là người tốt qua các việc làm của mình” (Tractatus ad Tiberum Diaconum Sociosque, II, Tesponsiones ad Tiberium Diaconum Sociosque, in In Divi Johannis Evangelium, vol. III, Brussels 1965, p. 590). “Bằng việc tham dự vào hy tế Thập Giá, người Kitô hữu dự phần vào tình yêu tự hiến của Chúa Kitô và được trang bị cũng như thôi thúc sống cùng một đức ái này qua tất cả mọi tâm tưởng và việc làm của họ. Việc Kitô hữu trung thành phục vụ cũng trở nên sáng tỏ và hiệu quả trong đời sống luân lý” (Thông Điệp Veritatis Splendor, 107). Việc trung thành phục vụ này được bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội và nở hoa nơi mối hiệp thông Thánh Thể. Thế nên, con đường thánh thiện, yêu thương và chân lý là việc tỏ cho thế gian thấy mối thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa được thể hiện nơi bàn tiệc Thánh Thể.

 

Chúng ta hãy bộc phát lòng ước vọng của mình khao khát sự sống thần linh được ban phát nơi Chúa Kitô, bằng cung giọng trầm ấm của Gregory Narek (thế kỷ thứ 10), một đại thần học gia thuộc Giáo Hội Armenia: “Tôi luôn mong mỏi Đấng Hiến Ban chứ không phải là các tặng ân của Người. Tôi không hào hứng vinh quang mà là Đấng Hiển Vinh tôi mong được ấp ủ... Tôi không tìm kiếm nghỉ ngơi mà là dung nhan của Đấng ban cho tôi nghỉ ngơi tôi van xin Người. Tôi không mỏi mòn về tiệc cưới mà là về lòng khao khát của Vị Hôn Phu” (XII Prayer).


 
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 25/10/2000)

 

 

TOP

 

? “Đụn Cát Lún Của Một Bãi Bùn Lầy”

Truyện về Một Người Con Gái Tốt Trải Qua Những Lúc Khốn Nạn

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chuyển dịch câu truyện “A Good Girl Who Went Through Bad Times”
của Carolyn Kollegger
trong cuốn Bàng Hoàng Trước Sự Thật 2 – Surprised By Truth 2
edited by Patrick Madrid and published by Sophia Institute Press 2000

(tiếp 20 Thứ Ba, 21 Thứ Tư, 22 Thứ Năm)

Sầu thương mở mắt tôi ra

Khi hồi tỉnh sau liều thuốc làm mê man cả người ở lần phá thai đầu tiên, tôi đã nghe thấy những phụ nữ ở các phòng lân cận rên la như thú vật. Bấy giờ tôi nghĩ rằng tôi may mắn không phải chịu nhiều đớn đau như họ. Lần này, tôi lại là người bừng tỉnh kêu la; nó không phải là một thứ đớn đau về thể lý. Giống như những phụ nữ được tôi nhớ đến, tôi đã phiền muộn về những gì tôi đã làm, cũng như về một cuộc sống đã vĩnh viễn lạc loài của tôi. Các cô y tá bảo tôi hãy giữ thinh lặng thì sẽ dễ chịu. Thế nhưng nó vẫn chẳng dễ chịu gì cả, và sẽ chẳng bao giờ dễ chịu nữa.

Chẳng bao lâu sau chúng tôi lại xẩy ra một vụ khác. Tôi đã dọn ra ở riêng một mình tại Nữu Ước. Erwin đi California, ở đó chàng mua đất đai, nghĩ rằng tất cả những gì chúng tôi cần đó là thay đổi cảnh sống. Dần dần chúng tôi đã làm hòa với nhau, rồi cùng nhau đi du lịch tới một hải đảo thuộc vùng quĩ đạo, theo lời mời tới thăm của một người bạn.

Erwin đã thấy được cơ hội làm ra tiền từ bất động sản ở hải đảo này. Trong khi tôi nằm tắm nắng ở bãi biển thì chàng đi mua một ngôi nhà khác. Chàng thuyết phục tôi rằng chúng tôi có thể di chuyển đến hải đảo này, bắt đầu lại, kiếm nhiều tiền bạc từ bất động sản, rồi trở về California, nơi tôi có thể trở lại với nghề diễn viên của tôi. Thế là chúng tôi lập gia đình với nhau trước một quan chức ở Nữu Ước (không phải là một đám cưới hoàn toàn như tôi mơ ước), thu đồ và di chuyển đến hải đảo ở vùng quĩ đạo đó để bắt đầu lại.

Erwin đã được giải phẫu để cắt cột ống dẫn tinh của chàng hầu bảo đảm cho việc tôi không còn bị mang thai nữa.

Cảnh sống đổi thay lại không thay đổi con người. Cho dù có ở địa đường đi nữa, chúng tôi vẫn tiếp tục đối chọi với nhau. Đã hơn một lần tôi hận tức đổ cho Erwin là thèm thuồng nhìn ngắm hết mọi người đàn bà ở bờ biển, ngoại trừ tôi. Chàng thì chua cay phàn nàn rằng, tất cả những gì tôi làm chỉ là việc lúc nào cũng xem truyền hình, một việc tôi thực sự làm, những chương trình như Dynasty và Dallas, những tuồng thảm kịch truyền hình ban ngày có tính cách che đậy những cái quyến rũ nhục dục, ngoại tình, tà dâm, lừa đảo, tham của, hư ảo, gian tham và tham lam. Việc tôi thường trực thưởng thức xem những màn truyền hình này chỉ khiến cho tôi thêm thèm khát theo đuổi một đời sống trần tục và duy vật mà thôi. Chúng tôi cũng nặng mình đối với những quan tâm lớn về tiền bạc nữa. Nhất là tôi cảm thấy phải đối chọi với cái cảm giác nửa khinh thường bản thân mình nửa thương hại bản thân mình. Tôi bắt đầu chán chường đớn đau và uống rượu thật nhiều. Bấy giờ tôi đâu có ngờ rằng cái nỗ lực hủy hoại và vô dụng để vượt thoát nỗi đớn đau về cảm xúc của tôi là những gì trực tiếp liên quan tới những lần phá thai trước đó.

Những cuộc cãi lộn của chúng tôi bao giờ cũng rơi vào những cái lẩn quẩn lớn chuyện, không bao giờ chấm dứt, không bao giờ dung hòa, hay hòa giải, mà chỉ là chán chường thất vọng. Chúng tôi có thể không nói chuyện với nhau cả 3 hay 4 ngày trời. Khi chúng tôi nói chuyện lại với nhau thì Erwin bao giờ cũng nhấn mạnh rằng tôi là người cần phải thay đổi, và chàng sẽ không thay đổi gì. Chàng nói rằng nếu tôi không thích những thứ vốn vậy thì tôi đã biết đâu là lối thoát.

Chẳng bao lâu chúng tôi thấy rằng Thiên Chúa đã chủ động nhúng tay vào việc chọn địa điểm hải đảo này của chúng tôi, bởi vì nhà của chúng tôi ở bên cạnh của hai nhà Kitô Giáo. Sau một cuộc gây lộn lớn tiếng, tôi đã bỏ ra ngoài kêu la đến nỗi một người láng giềng của tôi đã đến hỏi tôi có sao không. Một cách nhẹ nhàng nhưng đầy tin tưởng, bà nói rằng tôi thực sự cần được giúp đỡ; bà đề nghị là chúng tôi đến nhà thờ gặp cha sở của chúng tôi.

“Nhà thờ!” tôi ngẫm nghĩ, “Quả là một ý nghĩ mới lạ. Tại sao không bao giờ chúng tôi nghĩ đến đó nhỉ?” Erwin nói rằng chàng không bao giờ đi đến bất cứ một thứ tham vấn nào cả; cần phải có một ơn đặc biệt mới làm cho chàng đồng ý nói chuyện với một vị linh mục. Chúng tôi đã lấy hẹn để gặp vị cha sở của giáo xứ địa phương chúng tôi ở.

Đó là một cuộc gặp gỡ lâu giờ, và chúng tôi đã bàn giải hết mọi chuyện với vị linh mục này. Trước ngày hôm ấy, tôi đã thấy được một cái mấu chốt về lý do tại sao tình trạng của chúng tôi trở nên trầm trọng như thế. Tôi đã tiến đến chỗ gần như vĩnh viễn mất Đức Tin Công Giáo của mình; việc thẳng thắn kiểm điểm một cách không thoải mái về các vấn đề trục trặc của chúng tôi trước mặt vị linh mục ấy đã là một tiếng gọi thức tỉnh. Mỉa mai thay, trong khi Giáo Hội là những gì quan trọng đối với cả hai chúng tôi, song chúng tôi lại không nhận ra như thế qua nhiều năm tháng. Vị linh mục này khuyên chúng tôi hãy bắt đầu đi gặp gỡ một cố vấn về hôn nhân Công Giáo. Trong một môi trường Công Giáo được tái nhận thức như thế, Erwin thực sự đã đồng ý làm điều này.

Tôi đang viết ra vấn đề dữ kiện về tất cả những điều ấy ở đây, thế nhưng, bấy giờ lại là lúc tôi hết sức bị giao động về cảm xúc. Tôi đã đi đến chỗ thù ghét Erwin. Tôi không thể nào nghĩ về hắn, nghe thấy tiếng hắn hay nhìn thấy hắn. Con người mà tôi đã từng lập gia đình với giờ đây lại làm tôi cảm thấy chán chường. Tôi không nghĩ rằng cuộc hôn nhân của chúng tôi có thể cứu vãn, vì tôi nghĩ rằng hắn không thể nào đổi thay được nữa.

Thiên Chúa là Thiên Chúa của những sự lạ lùng.

(còn tiếp) 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ