GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 18/5/2007

PHỤC SINH TUẦN 6

 

?  Tông Du Mục Vụ Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Thánh Lệ Khai Mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh sáng Chúa Nhật 13/5/2007 trước Đền Thánh Mẫu Aparecida

?  Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Huấn Dụ Trong Buổi Lần Hạt Mân Côi với linh mục, tu sĩ, phó tế, và chủng sinh tối Thứ Bảy 12/5/2007 ở Đền Thánh Mẫu Conceição Aparecida

?  Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Bài Khai Mạc cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean Chúa Nhật 13/5/2007 ở Sảnh Đường của Đền Thánh Mẫu Aparecida

 

 

 

?  Tông Du Mục Vụ Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giảng cho Thánh Lễ Khai Mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh sáng Chúa Nhật 13/5/2007 trước Đền Thánh Mẫu Aparecida

 

Chư Huynh Giám Mục thân mến,

Các linh mục thân mến, cùng toàn thể anh chị em trong Chúa!

 

Không có lời nào diển tả hết niềm vui của tôi được ở đây với anh chị em để long trọng cử hành Thánh Thể nhân dịp khai mạc Đệ Ngũ Tổng Nghị Chư Vị Giám M ục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. (Tiếp theo là lời chào đặc biệt tới các vị thẩm quyền đạo đời, kể cả những ai hiệp thông trong tinh thần)

 

Tôi thấy đó là một tặng ân đặc biệt của Đấng Quan Phòng trong việc cử hành Thánh Lễ vào lúc này và tại nơi đây. Lúc này là phụng vụ mùa Phục Sinh, Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh, thời điểm sắp tới Lễ Hiện Xuống, Giáo Hội được kêu gọi để gia tăng lời nguyện xin cho Thánh Linh hiện xuống. Nơi đây là Đền Thánh Toàn Quốc Đức Mẹ Aparecida, trung tâm Thánh Mẫu ở Ba Tây: Mẹ Maria đã đón nhận chúng ta tới Căn Thượng Lầu này, và, như Người Mẹ và là Bậc Thày của chúng ta, giúp chúng ta tin tưởng đồng thanh nguyện cầu cùng Thiên Chúa. Việc cử hành phụng vụ này đặt nền  tảng hết sức vững chắc cho Cuộc Đệ Ngũ Công Nghị này, đặt nó trên nền tảng nguyện cầu vững chắc và trên Thánh Thể, Bí Tích Yêu ThươngSacramentum Caritatis. Chỉ có tình yêu của Chúa Kitô, được Thánh Linh tuôn đổ, mới có thể làm cho cuộc hội họp này trở thành một biến cố thực sự của giáo hội, một thời điểm hồng ân cho Châu Lục này cũng như cho toàn thế giới. Chiều hôm nay tôi sẽ có dịp bàn đến đầy đủ hơn những hàm ý nơi đề tài cho Hội Nghị của anh chị em đây. Thế nhưng, giờ đây, chúng ta hãy giành chỗ cho lời Chúa là những gì chúng ta hân hoan đón nhận bằng tấm lòng cởi mở và dễ dạy, như Mẹ Maria, Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai, để, nhờ quyền phép Thánh Linh, Chúa Kitô lại hiện thân một lần nữa nơi “ngày hôm nay” của lịch sử chúng ta.

 

Bài đọc thứ nhất, trích từ Sách Tông Vụ, nói tới một việc được gọi là “Công Đồng Giêrusalem”, một công đồng giải quyết vấn đề có nên áp đặt việc tuân giữ Luật Moisen lên những người dân ngoại đã trở thành Kitô hữu hay chăng. Bài đọc không kể đến việc bàn luận giữa “các tông đồ và các trưởng lão” (câu 4-21), và thuật lại quyết định cuối cùng, bấy giờ được viết xuống thành hình thức một bức thư và ủy thác cho hai vị đại biểu đưa đến cho cộng đồng ở Antioch (câu 22-29). Đoạn sách Tông Vụ này rất thích hợp với chúng ta, vì cả chúng ta nữa đang hợp nhau nơi đây để thực hiện một cuộc gặp gỡ có tính cách giáo hội. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của nhận thức cộng đồng liên quan tới những trục trặc và vấn đề to lớn Giáo Hội đang gặp phải trong cuộc hành trình của Giáo Hội. Những vấn đề và trục trặc ấy trở nên sáng tỏ nhờ “các v ị tông đồ” và “các vị kỳ lão” theo án h sáng của Thánh Thần, Đấng, như bài Phúc Âm hôm nay nói, nhắc nhở giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô (x Hn 14:26), nhờ đó giúp cho cộng đồng Kitô hữu tiến bộ trong đức bác ái hướng tới sự trọn vẹn của chân lý (x Jn 16:13). Thành phần lãnh đạo của Giáo Hội bàn luận và tranh luận, thế nhưng bằng một thái độ liên lỉ cởi mở một cách đạo đức trước lời của Chúa Kitô trong Thánh Thần. Bởi thế, cuối cùng các vị có thể nói rằng: “Đó là quyết định của Thánh Linh và cũng là của chúng tôi…” (Acts 15:28).

 

Đó là “phương pháp” chúng ta sử dụng trong Giáo Hội, dù là ở những cuộc qui tụ ít người hay nhiều người. Nó không phải là vấn đề phương thức: nó là phản ảnh chính bản tính của Giáo Hội là một mầu nhiệm hiệp thông với Chúa Kitô trong Thánh Linh. Nơi trường hợp Các Tổng Nghị Chư Giám Mục Mỹ Châu La Ti nh và Caribbean, lần nhất, được tổ chức vào năm 1955 ở Rio de Janeiro, nhâ 5n được một Bức Thư đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính; ở những cuộc Nghị Sự sau đó, bao gồm cả cuộc đang diễn ra đây, Vị Giám Mục Rôma đã đi đến địa điểm của cuộc họp theo châu lục này để chủ tọa phần mở đầu. Với lòng tri ân và mến mộ, chúng ta hãy nhớ đến những Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II, những vị đã mang tới những Cuộc Hội Nghị ở Medellín, Puebla và Santo Domingo chứng từ gắn bó của Giáo Hội hoàn vũ với các Giáo Hội ở Mỹ Châu La Tinh là những giáo hội theo tỷ lệ tạo nên đa số trong cộng đồng Công Giáo.

 

Của Thánh Linh và cũng của chúng tôi”. Đó là Giáo Hội: chúng tôi, là cộng đồng tín hữu, là Dân Chúa, cùng với các vị Mục Tử của mình là những vị được kêu gọi để dẫn lối; cùng với Thánh Linh, Vị Thần Linh của Cha, được sai đến nhân danh Con Ngài là Giêsu, Vị Thần Linh của Đấng “cao trọng” hơn tất cả mọi sự, được ban cho chúng ta qua Chúa Kitô, Đấng đã trở nên “bé nhỏ” vì chúng ta. Vị Thần Linh An Ủi, Đấng Bào Chữa của chúng ta, Vị Bênh Vực và Dẫn Dắt, làm cho chúng ta sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, như thành phần nghe lời của Ngài, thoát khỏi tất cả mọi lo âu và sợ hãi, mang trong lòng mình niềm bình an được Chúa Giêsu lưu lại cho chúng ta, thứ bình an thế gian khôn g thể ban phát (x Jn 14:26-27). Vị Thần Linh này đang hộ tống Giáo Hội trong cuộc hành trình của Giáo Hội giữa thời điểm Chúa Kitô đến lần thứ nhất và lần thứ hai. “Thày đi rồi Thày sẽ trở lại với chúng con” (Jn 14:28), Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ của Người như thế. Giữa “việc ra đi” của Chúa Kitô và “việc trở lại” của Người là thời điểm của Giáo Hội, của Thân Mình Người.Cho tới nay hai ngàn năm đã qua đi, bao gồm cả hơn 5 thế kỷ Giáo Hội đã tiến bước ở Đại Lục Mỹ Châu, làm cho các tín hữu được tràn đầy sự sống của Chúa Kitô nhờ các bí tích và gieo vãi nơi n hững mảnh đất này hạt giống tốt Phúc Âm, làm sản sinh ra ba mươi, sáu mươi và một trăm. Thời điểm của Giáo Hội, thời điểm của Thần Linh, Vị Thần Linh là Thày huấn luyện thành phần môn đệ: Ngài dạy yêu mến Chúa Giêsu; Ngài huấn luyện họ nghe lời của Người và chiêm ngưỡng dung nhan Người; Ngài làm cho họ nên giống nhân tính linh thánh của Chúa Kitô, một nhân tính nghèo khó trong tinh thần, bị khổ cực, hiền lành, đói khát công lý, nhân hậu, thanh sạch trong lòng, xây dựng hòa bình, bị bách hại vì sự công chính (x Mt 5:3-10). Nhờ công việc của Thánh Linh, Chúa Giêsu trở thành ‘Đường Lối’ để thành phần môn đệ tiến  bước”. “Nếu ai yêu mến Thày thì giữ lời Thày”, Chúa Giêsu nói ngay ở đoạn đầu của bài Phúc Âm hôm nay. “Lời các con nghe không phải của Thày mà là của Cha là Đấng đã sai Thày” (Jn 14:23-24). Như Chúa Giêsu tỏ ra những lời Cha của Người thế nào thì Vị Thần Linh này cũng nhắc nhở Giáo Hội về những lời lẽ của Chúa Kitô như thế (x Jn 14:26). Và như tình yêu của Chúa Cha đã làm cho Chúa Giêsu sống bằng ý muốn của Cha thế nào, thì tình yêu của chúng ta đối với Chúa Giêsu như vậy, qua việc chúng ta tỏ ra vâng lời của Người. Lòng trung thành của Chúa Giêsu đối với ý muốn của Cha là những gì có thể được truyền đạt cho các môn đệ của Người qua Chúa Thánh Thần là Đấng tuôn đổ tình yêu của Thiên Chúa vào lòng trí chúng ta” (x Rm 5:5).

 

Tân Ước trình bày Chúa Kitô như là vị thừa sai của Chúa Cha. Nhất là trong Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu thường nói về mình liên quan tới Cha là Đấng đã sai Người đến trần gian. Bởi thế mà trong bài Phúc Âm hôm nay Người đã phán: “Lời các con nghe không phải của Thày mà là của Cha là Đấng đã sai Thày” (Jn 14:24). Vào lúc này đây, các bạn thân mến, chúng ta được mời gọi để hướng mắt về Người, vì sứ vụ của Giáo Hội hiện diện chỉ là một cuộc kéo dài sứ vụ của Chúa Kitô mà thôi: “Như Cha đã sai Thày thế nào Thày cũng sai các copn như vậy” (Jn 20:21). Vị thánh ký này nhấn mạnh, bằng ngôn ngữ mạnh mẽ, rằng việc trao chuyền sứ vụ này xẩy ra nơi Chúa Thánh Linh: “Người đã thở hơi trên các v ị mà phán ‘Các con  hãy nhận lấy Thánh Linh’” (Jn 20:22). Sứ vụ của Chúa Kitô là sứ vụ được hoàn thành trong yêu thương. Người đã thắp lên trên thế gian này ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa (x Lk 12:49). Chính Tình Yêu đã hiến sự sống: bởi thế Giáo Hội đã được sai đi để loan truyền Tình Yêu của Chúa Kitô khắp thế giới, nhờ đó các cá nhân cũng như chư dân “được sự sống và là sự sống viên mãn” (Jn 10:10). Hôm nay, tôi xin tiêu biểu ký thác bức Thông Điệp Thiên C húa là Tình Yêu của tôi cho anh chị em là thành phần đại diện cho Mỹ Châu La Tinh, một thông điệp tôi đã tìm cách trình bày cho mọi người thấy được yếu tính của sứ điệp Kitô Giáo. Giáo Hội coi mình là môn đệ và là thừa sai của Tình Yêu này: thừa sai chỉ vì Giáo Hội là một người môn đệ, có khả năng bị thu hút liên lỉ một cách lạ lùng bởi Vị Thiên C húa đã yêu thương chúng ta và đang yêu thương chúng ta trước (x 1Jn 4:10). Giáo Hội không dính dáng tới khuynh hướng dụ giáo. Trái lại, Giáo Hội tăng trưởng bằng “sự lôi cuốn”: như Chúa Kitô “kéo tất cả mọi người đến với Người” bằng quyền lực yêu thương của Người, tột đỉnh nơi hy tế Thập Giá thế nào thì Giáo Hội cũng hoàn thành sứ vụ của mình cho tới độ, hiệp nhất với Chúa Kitô, Giáo Hội hoàn thành hết mọi việc làm của mình trong tinh thần noi gương bắt chước về tinh thần cũng như thực tiễn tình yêu thương của Chúa mình.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070513_conference-brazil_en.html

 

 TOP

 

? Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Huấn Dụ Trong Buổi Lần Hạt Mân Côi với linh mục, tu sĩ, phó tế, và chủng sinh tối Thứ Bảy 12/5/2007 ở Đền Thánh Mẫu Conceição Aparecida

 

Quí Huynh Khả Kính trong Hồng Y Đoàn, trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Quí Tu Sĩ thân mến cùng tất cả an h chị em hằng mộ mến theo đuổi Chúa Kitô để đáp lại tiếng của Người,

Các Chủng Sinh thân mến đang sửa soạn cho thừa tác vụ linh mục,

Các Phần Tử thân mến thuộc Các Phong Trào trong Giáo Hội và tất cả mọi anh chị em giáo dân đang mang quyền lực của Phúc Âm đến thế giới của việc làm và văn hóa, vào trung tâm gia đình và các giáo xứ của anh chị em!

 

1.         Như các vị Tông Đồ, cùng với Mẹ Maria, “đi lên căn thượng lầu” và ở đó, “đồng tâm nhất trí nguyện cầu” (Acts 1:13-14), chúng ta cũng thế, qui tụ lại nơi đây hôm nay tại Đền Thánh Mẫu Đức Mẹ Aparecida, một đền thán h đồng thời cũng là “căn thượng lầu” là nơi Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô, ở giữa chúng ta. Hôm nay, chính Mẹ là vị đã hướng dẫn việc suy niệm của chúng ta; chính Mẹ là vị dạy chúng ta nguyện cầu. Chính Mẹ là vị tỏ cho chúng ta thấy cách thức để mở tâm trí của chúng tar a cho quyền  năng của Thánh linh, Đấng đền làm tràn đầy toàn thể thế giới.

 

Chúng ta vừa c ầu kinh mân côi. Qua những tuần tự suy niệm này, Đấng An Ủi thần linh tìm cách tác động chúng ta về việc hiểu biết Chúa Kitô được xuất phát từ nguồn mạch trong sáng của bản văn Phúc Âm. Về phần mình, Giáo Hội của ngàn năm thứ ba muốn cống hiến cho các Kitô hữu khả năng “hiểu biết – theo lời Thánh Phaolô – mầu nhiệm của Thiên Chúa, của Chúa Kitô, là Đấng nơi Người giấu ẩn tất cả mọi kho tàng khôn ngoan và tri thức” (Col 2:2-3). Mẹ Maria Rất Thánh, Vị Trinh Nữ tinh tuyền vô nhiễm, đối với chúng ta là học đường dạy đức tin để hướng dẫn chúng ta và cống hiến cho chúng ta sức mạnh trên con đường dẫn chúng ta đến cùng Đấng Hóa C ông Trời Đất. Vị Giáo Hoàng này đến Aparecida hết sức hân hoan để trước hết nói cùng anh chị em rằng: “Hãy ở lại học đường của Mẹ Maria”. Hãy cảm hứng từ những giáo huấn của Mẹ, hãy tìm cách đón nhận và duy trì trong tâm can anh chị em ánh sáng được Mẹ, theo lệnh thần linh, từ trời tỏa xuống cho anh chị em.

 

Tuyệt vời biết bao được qui tụ lại nơi đây vì danh Chúa Kitô, trong đức tin, trong tình huynh đệ, trong niềm vui, trong an bình và trong nguyện cầu, cùng với “Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu” (Acts 1:14). Tuyệt vời biết bao, các Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ Tận Hiến, Chủng Sinh và các gia đình Kitô Giáo thân mến, được tụ họp ở Đền  Thánh Mẫu Đức Mẹ Aparecida này, nơi Thiên Chúa Cư Ngụ, Nhà của Đức Mẹ và là Nhà của Anh Chị Em; và vào những ngày tới đây nó cũng trở thành khung cảnh cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean. Tuyệt vời biết bao được ở nơi đây trong Đền Thờ Thánh Mẫu này, một đền thờ mà vào lúc này đây ánh mắt và niềm hy vọng của thế giới Kitô giáo đang hướng tới, nhất là đối với thành phần Kitô hữu ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean!

 

2.         Tôi hân hạnh được ở với anh chị em nơi đây, giữa anh chị em! Vị Giáo Hoàng này thương mến anh chị em! Vị Giáo Hoàng này thân mến chào anh chị em! Ngài cầu nguyện cho anh chị em! Và ngài nài xin Chúa ban phúc lành tối hảo nhất cho các Phong Trào, các Hiệp Hội và các thực thể trong giáo hội, một thể hiện sống động về nét trẻ trung vĩnh tồn của Giáo Hội! Hãy thực sự trở nên diễm phúc! Từ nơi đây tôi gửi lời chào thực sự tới các gia đình đang qui tụ nơi đây, đại diện cho tất cả mọi gia đình Kitô hữu yêu dấu trên khắp thế giới…….

 

(lời chào nhân dân Ba Tây là dân sùng mến vị thừa kế Thánh Phêrô v.v.)

 

3.         Tôi gửi lời chào đến các vị linh mục yêu dấu đang hiện diện…… (rồi ngài tỏ lòng thông cảm, khuyến khích và cám ơn các vị)

 

4.         Các Phó Tế và Chủng Sinh thân mến …. (ngài cũng tỏ tình thân ái, cám ơn và phấn khích theo ơn gọi của họ)

 

5.         Giờ đây tôi hướng mắt và chú ý tới anh chị em là những con người nam nữ sống đời tận hiến…… (rồi ngài cũng bày tỏ lòng thân ái và khuyến  khích)

 

Đời sống tu trì ở Ba Tây bao giờ cũng quan trọng và đóng một vai trò chính yếu trong công cuộc truyền bá phúc âm hóa, ngay từ đầu của kỷ nguyên thuộc địa. Mới hôm qua đây, tôi đã hết sức hân hoan chủ tế việc cử hành Thánh Thể bao gồm cả việc phong thánh cho Thánh Antơnio de Sant’Ana Galvão, một linh mục và tu sĩ Dòng Phanxicô và là vị thánh đầu tiên sinh ở Ba Tây. Cùng với ngài, chứn g từ đáng ca ngợi khác sống đời tận hiến là Thánh Pauline, nữ sáng lập Dòng Chị Em Hèn Mọn của Mẹ Vô Nhiễm. Tôi có thể trích nhiều mẫu gương khác. Chớ gì tất cả các vị cùng nhau trở thành động lực phấn khởi anh chị em sống trọn đời tận hiến của anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!

 

6.         Hôm nay, ngày áp cho việc khai mở Đệ Ngũ Tổng Nghị Các Vị Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và Caribbean tôi sẽ hân hoan chủ sự, tôi muốn nói cùng mỗi một người trong anh chị em rằng chúng ta rất cần phgải gìn giữ cảm quan của mình trong việc thuộc về Giáo Hội, một giáo hội dẫn chúng ta tới chỗ tăng trưởng và trưởng thành như là những người anh chị em, con cái của một Thiên Chúa và Cha duy nhất. Hỡi những con người nam nữ Mỹ Châu La Tinh thân mến, tôi biết rằng anh chị em rất khát khao Thiên Chúa. Tôi biết rằng anh chị em theo Chúa Giêsu là Đấng đã phán: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6). Bởi thế, vị Giáo Hoàng này muốn nói cùng tất cả anh chị em rằng: Giáo Hội là nhà của chúng ta! Đó là nhà của chúng ta! Trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta tìm được tất cả những gì là thiện hảo, tất cả những gì là nền tảng vững chắc cho sự an ninh và an ủi! Bất cứ ai chấp nhận Chúa Kitô, Đấng thực sự “là đường, là sự thật và là sự sống”, đều được vững tâm cảm thấy bình an và hạnh phúc, ở đời này lẫn đời sau! Vì lý do này mà vị Giáo Hoàng này đã đến đây để nguyện cầu và làm chứng với tất cả anh chị em rằng: Thật là đáng sống trung thành, thật là đáng bảo trì đức tin của chúng ta! Tuy nhiên, việc gắn bó với đức tin đòi hỏi phải được huấn luyện vững chắc về tín lý và tu đức, là những gì nhờ đó góp phần vào việc xây dựng một xã hội công chính, nhân bản và Kitô Giáo. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, cùng với ấn bản rút gọn của sách này được phổ biến dưới nhan đề “Cuốn Tổng Lược”, sẽ giúp ích ở đây vì những ý niệm rõ ràng được nó cung cấp liên quan tới đức tin của chúng ta. Chúng ta hãy thẳng thắn xin Chúa Thánh Thần đến như một Lễ Hiện Xuống mới cho tất cả mọi người, nhờ đó Lễ Hiện Xuống mới này có thể soi sáng tâm can chúng ta và đức tin của chúng ta bằng ánh sáng soi từ trời.

 

7.         Với nhiều hy vọng, tôi hướng tới tất cả mọi anh chị em tụ họp nhau nơi đây trong Đền Thờ uy nghi này, cũng như tới tất cả mọi người đã tham dự vào buổi cầu Kinh Mân Côi Thánh ở bên ngoài, để kêu gọi anh chị em hãy vững vàng trở thành nhà truyền giáo và mang Tin Mừng Phúc Âm cho hết mọi nơi mọi chốn ở Mỹ Châu La Tinh cũng như trên thế giới.

 

Chúng ta hãy xin Mẹ Thiên Chúa, Đức Bà Aparecida, bảo vệ đời sống của tất cả mọi Kitô hữu. Chớ gì Mẹ, vị là Minh Tinh Truyền Bá Phúc Âm Hóa, hướng dẫn bước chân  của chúng ta trên con đường tiến tới Nước Trời:

 

“Mẹ ơi, xin hãy bảo vệ gia đình Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh!

Xin hãy canh chừng dưới áo choàng của Mẹ thành phần con cái của mảnh đất dấu yêu đang đón tiếp chúng con đây,

Là Vị Cầu Bầu cùng Người Con Giêsu của mình, xin Mẹ ban cho nhân dân Ba Tây được liên lỉ hưởng hòa bình và hoàn toàn thịnh vượng,

Xin hãy đổ xuống trên anh chị em của chúng con ở khắp Mỹ Châu La Tinh một nhiệt tình truyền giáo thực sự, để loan truyền đức tin và niềm hy vọng,

Xin Mẹ hãy âm vang tiếng kêu xin Mẹ đã thốt lên ở Fatima cho việc hoán cải của các tội nhân được trở thành một thực tại biến đổi đời sống xã hội của chúng con.

Và xin Mẹ, nhờ việc chuyển cầu của Mẹ từ Đền Thánh Guadalupe, cho nhân dân của Châu Lục Hy Vọng này, chúc lành cho đất đai và nhà cửa của nó.

Amen”

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20070512_rosario-brazil_en.html

 

TOP

 

 

? Tông Du Ba Tây: ĐTC Biển Đức XVI Bài Khai Mạc cho Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean Chúa Nhật 13/5/2007 ở Sảnh Đường của Đền Thánh Mẫu Aparecida

 

2.         Sự Liên Tục với Các Hội Nghị khác

 

Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị này đang được diễn tiến theo chiều hướng liên tục với 4 cuộc tổng nghị trước: ở Rio de Janeiro, Medellín, Puebla và Santo Domingo. Cùng có một tinh thần trước đây, các vị Giám Mục hiện nay muốn cống hiến một động lực mới cho việc truyền bá phúc âm hóa, nhờ đó những dân tộc này có thể tiếp tục tăng trưởng và trưởng thành về đức tin của họ và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô bằng đời sống của họ.

 

Sau Đệ Tứ Tổng Nghị ở Santo Domingo, nhiều sự thay đổi đã xẩy ra trong xã hội. Giáo Hội, khi tham phần vào những thành đạt và hy vọng, những khổ đau và niềm vui của con cái mình, muốn cùng đồng hành với họ ở vào lúc thách đố này đây, để luôn phấn khích họ bằng niềm hy vọng và ủi an (cf. Gaudium et Spes, 1).

 

Thế giới ngày nay đang cảm nghiệm thấy hiện tượng toàn cầu hóa, khi mạng lưới của các thứ liên hệ vươn rộng trải dài trên khắp trái đất đây. Mặc dù theo một quan điểm nào đó thì hiện tượng này mang lại ích lợi cho đại gia đình nhân loại, và là một dấu hiệu cho thấy đại gia đình này hết sức khát vọng muốn hiệp nhất, tuy nhiên nó cũng không khỏi kéo theo nguy cơ liên quan tới những thứ độc quyền bao rộng và coi lợi lộc như là giá trị tối thượng. Như trong tất cả mọi lãnh vực của hoạt động con người, vấn đề toàn cầu hóa cũng cần phải được đạo lý chi phối, khi đặt tất cả mọi sự vào việc phục vụ nhân loại là loài được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa.

 

Ở Mỹ Châu La Tinh và Caribbean, cũng như ở các miền khác, vẫn đang gia tăng đáng kể về vấn đề dân chủ, mặc dù có những lý do đáng quan tâm trước những hình thức chính quyền độc tài chuyên chế và những chế độ gắn  bó với một số ý hệ mà chúng ta tưởng rằng đã bị chế ngự, và là những ý hệ không tương ứng với quan niệm về con người và xã hội của Kitô Giáo như được Giáo Huấn về Xã Hội của Giáo Hội truyền dạy. Mặt khác, nền kinh tế tự do ở một số quốc gia Mỹ Châu La Tinh cần phải chú ý tới tính cách quân bình, vì có những lãnh vực xã hội gia tăng hơn bao giờ hết đang cảm thấy mình bị đàn áp bởi tình trạng nghèo khổ quá sức hay thậm chí bị cướp đoạt đi những tài nguyên thiên nhiên của họ.

 

Trong các cộng đồng giáo hội ở Mỹ Châu La Tinh, đang có một mức độ đán g kể về tình trạng trưởng thành về đức tin nơi  nhiều con người nam nữ giáo dân tích cực hoạt động cho Chúa Kitô, và cũng có cả nhiều giáo lý viên quảng đại, nhiều giới trẻ, những phong trào mới trong giáo hội và những Hội sống đời tận hiến mới được thiết lập. Nhiều hoạt động giáo dục, bác ái hay cư trú Công Giáo chứng tỏ tính cách thiết yếu của mình. Tuy nhiên, người ta thực sự cũng có thể thấy được một số suy yếu nơi đời sống Kitô hữu trong xã hội nói chung cũng như nơi sự tham gia vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo, gây ra bởi chủ nghĩa tục hóa, chủ nghĩa hưởng lạc, bởi khuynh hướng dửng dưng lạnh lùng và phong trào dụ giáo của nhiều giáo phái, bởi những thứ tôn giáo duy linh và các hiện tượng ngụy giáo mới.

 

Tất cả những điều này tạo nên một tình trạng mới cần phải được phân  tích ở Aparecida đây. Đối diện với những chọn lựa mới mẻ và khó khăn, người tín hữu đang mong đợi nơi Cuộc Đệ Ngũ Tổng Nghị này việc canh tân và tái sinh động hóa niềm tin tưởng của họ nơi Chúa Kitô, Vị Thày là là Đấng Cứu Thế duy nhất, Đấng đã mạc khải cho chúng ta cảm nghiệm đặc thù về tình yêu vô cùng của Thiên Chúa là Cha đối với nhân loại. Từ nguồn  mạch này mới xuất phát ra những đường lối mới và những dự án mục vụ sáng tạo, có khả năng làm thấm nhập niềm hy vọng mạnh mẽ để có thể hân hoan và hữu trách sống đức tin, nhờ đó loan truyền đức tin nơi các môi trường của mỗi người.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2007/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20070513_conference-aparecida_en.html 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ