GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 12/6/2007

TUẦN 10 THƯỜNG NIÊN

 

?   Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 6/6/2007 – Bài Giáo Lý 40 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh giáo phụ Cyprian.

?  ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone giải đáp một số vấn đề qua cuộc phỏng vấn  với Nhật Báo Ý Avvenire số Chúa Nhật 3/6/2007

?  Từ là Một Người Trở Lại trở thành Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

 

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 6/6/2007 – Bài Giáo Lý 40 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới Thánh giáo phụ Cyprian.

 

Anh chị em thân mến,

 

Tiếp tục loạt b ài giáo lý của chúng ta về những đại nhân vật thuộc Giáo Hội cổ thời, hôm nay chúng ta tới một vị giám mục người Phi Châu tuyệt vời ở thế kỷ thứ ba, đó là Thánh Cyprian, “vị giám mục đầu tiên ở Phi Châu chiếm được triều thiên tử đạo”. Danh tiếng của ngài, như tiểu sử gia đầu tiên của ngài là phó tế Pontius chứng thực được liên kết với việc  xuất bản về văn chương của ngài cũng như về hoạt động mục vụ của ngài trong 13 năm từ khi ngài trở lại cho tới khi ngài tử đạo (cf. "Vida" 19,1; 1,1).

 

Thánh Cyprian sinh vào đời ở Carthage trong một gia đình giầu có ngoại đạo. Sau cuộc đời trẻ trung lãng phí, Cyprian đã trở lại Kitô Giáo ở vào tuổi 35. Chính ngài đã nói với chúng ta về cuộc hành trình thiêng liêng của ngài: Ngài đã viết sau khi được rửa tôị một tháng thế này: “Khi tôi còn ở trong đêm tối tăm thì dường như tôi cảm thấy rất ư là khó khăn và đuối sức để làm những gì theo lòng thương xót Chúa kêu mời…. Tôi bị ràng buộc với nhiều lầm lỗi trong cuộc đời quá khứ của tôi và tôi đã nghĩ rằng tôi không thể nào thoát nổi, đến nỗi tôi chiều theo các tính mê nết xấu của mình và yêu chuộng các ước muốn tội lỗi của tôi…. Về sau, nhờ ơn trợ giúp của nước tái sinh, tình trạng khốn nạn nơi cuộc đời trước đây của tôi đã được rửa sạch; một thứ ánh sáng mãnh liệt đã chiếu soi tâm hồn của tôi; một cuộc sinh lại lần nữa đã đưa tôi đến một cuộc sống mới hoàn toàn. Tất cả mọi ngờ vực đã được sáng tỏ cách lạ lùng…. Tôi rõ ràng hiểu được rằng những gì thường sống trong tôi là những ước vọng trần gian của xác thịt, trái lại, những gì Thánh Linh làm xuất phát trong tôi đều là thần linh và thiên đình” ("A Donato," 3-4).

 

Ngay sau cuộc trở về của mình, Thánh Cyprian, bất chấp sự đố kỵ và chống đối, được chọn làm linh mục và được nâng lên phẩm chức giám mục. Trong giai đoạn ngắn ngủi làm giám mục của mình, ngài đã đương đầu với hai cuộc bách hại đầu tiên theo lệnh của hoàng đế, đó là sắc lệnh của hoàng đế Decius vào năm 250 và của Valerian vào năm 257-258. Sau cuộc bách hại hết sức dữ dội của Decius, vị giám mục này đã phải hoạt động nhiều hơn nữa để phục hồi trật tự nơi cộng đồng Kitô hữu. Thật vậy, nhiều tín hữu đã ruồng bỏ đức tin của họ hay đã không phản ứng cách thích đáng trước cơn thử thách như vậy. Những người này được gọi là thành phần lapsi, tức là “sa ngã”, thành phần tha thiết muốn tái nhập cộng đồng.

 

Cuộc tranh luận liên quan tới vấn đề tái gia nhập của họ đã phân rẽ Kitô hữu ở Carthage thành những người lỏng lẻo và những người nghiêm ngặt. Ngoài những khó khăn này còn xẩy ra một nạn dịch trầm trọng gây khốn đốn cho Phi Châu và làm nổi lên những vấn đề về thần học cho cả bên trong Giáo Hội lẫn tới thành phần dân ngoại. Sau hết, chúng ta cũng cần phải nhớ đến  cuộc tranh luận giữa Thánh Cyprian và Giám Mục Rôma là Stephen, liên quan tới tính chất hiệu thành của phép rửa được ban phát cho dân ngoại bởi những người Kitô hữu lạc đạo.

 

Giữa những hoàn cảnh thực sự khó khăn như thế, Thánh Cyprian đã chứng tỏ ngài có biệt tài quản trị, ở chỗ, ngài ngặt nghèo nhưng không phải là không uyển chuyển với thành phần “sa ngã”, khi cho họ cơ hội thứ tha sau một giai đoạn thống hối gương mẫu; liên quan tới vấn đề Rôma, ngài tỏ ra cương quyết trong việc bên h vực các truyền thống của Giáo Hội ở Phi Châu; ngài hết sức hiểu biết và đầy tinh thần truyền bá phúc âm hóa thực sự chân chính khi kêu gọi Kitô hữu thực hiện việc hỗ trợ huynh đệ cho thành phần dân ngoại trong cơn dịch tễ; ngài biết cách bảo trì mức quân bình thích đáng khi nhắc nhở tín hữu, thành phần lo sợ vừa mất mạng sống vừa mất cả sản nghiệp, rằng sự sống đích thực của họ và các sự thiện chân thực của họ không thuộc về thế gian này; ngài không nhượng bộ trong cuộc chiến đấu với những việc thực hành băng hoại và các thứ tội lỗi làm hủy hoại đời sống luân lý, nhất là tính tham lam lợi lộc.

 

Phó Tế Pontius kể rằng: “Những ngày sống của ngài là như thế, khi mà, theo lệnh của quan thống đốc, bất ngờ cảnh sát đã tới với ngôi nhà này” (“Vida”, 15,1). Hôm đó, vị giám mục thánh thiện đã bị bắt giữ, và sau cuộc chất vấn ngắn, ngài đã can đảm lãnh nhận cuộc tử đạo giữa dân của mình.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/6/2007

 

 TOP

 

? ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone giải đáp một số vấn đề qua cuộc phỏng vấn  với Nhật Báo Ý Avvenire số Chúa Nhật 3/6/2007

 

Vấn:    ĐHY đã tỏ ra không hài lòng về đường lối được một số phần  tử truyền thông phản ứng đối với chuyến tông du Ba Tây. Nhất là về chuyện ít gặt hái được thành quả về chuyến tông du này.

 

Đáp:   Họ cũng nói với tôi rằng khi Đức Gioan Phaolô II đến Ba Tây năm 1991. Cũng không thiếu người đếm số tín hữu ít hơn là con số nghênh đón ngài vào năm 1980 khi có một vị Giáo Hoàng lần đầu tiên tới thăm một quốc gia tuyệt vời này. Bởi thế cũng chẳng có gì là lạ dưới gầm trời này cả.


Vấn:    Chuyến tông du được bắt đầu bằng cuộc họp báo đã gây ra một số cuộc bút chiến, nhất là sau khi xuất hiện một bản sao chép không phản ảnh chính xác từng lời được vị Giáo Hoàng phát biểu.

 

Đáp:   Không có gì là khiếm nhã nơi sự kiện cuộc họp báo của Đức Giáo Hoàng được sao chép hơi khác với nguyên văn. Thậm chí những bản văn của những cuộc triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần đôi khi cũng được phổ biến sau khi có được một duyệt bản chính xác.

 

Cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng vậy, nơi ấn bản cuối cùng, “edition typical” năm 1997, có nhiều điểm khác với ấn bản đầu tiên năm 1992. Những ai đọc bản văn kiện mới đây về lâm bô của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có thể thấy rằng “edition typical” của một bức thông điệp – chẳng hạn bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II – trình bày một công thức khác và chính xác ở một số điểm hơn là ấn bản được phổ biến vào lúc ban đầu.


Vấn:    ĐHY nói gì về việc phạt vạ tuyệt thông các lập pháp gia chấp thuận vấn đề phá thai?

 

Đáp:   Tôi thấy rõ ràng một điều là Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại đó là trách nhiệm của mỗi vị giám mục trong việc quyết định nên hay chăng và khi nào thực hiện vấn đề phạt vạ tuyệt thông, tức là một hình phạt được ấn định trong bộ Giáo Luật, và trong trường hợp này nó là một vấn đề “ferendae sententiae” (tuyệt thông không tiền kết).


Vấn:    Còn vấn đề liên quan tới việc phong chân phước cho ĐTGM Oscar Romero thì sao? Tại sao bản văn được phổ biến không đề cập gì tới sự kiện là ĐGH đã nói rằng ngài không hồ nghi gì việc ĐTGM Romero đáng phong chân phước?

 

Đáp:   Hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng muốn tỏ ra rất tôn trọng công việc của Thánh Bộ Án Phong Thánh, mà vị tổng trưởng của thánh bộ này cũng hiện diện trên chuyến bay của Đức Giáo Hoàng.


Vấn:    Theo kinh nghiệm này thì ĐHY có nghĩ rằng có thể sẽ có những cuộc họp báo khác với Đức Giáo Hoàng hay chăng?

 

Đáp:   Cái đó tùy ở quyết định của Đức Giáo Hoàng. Thế nhưng, hết mọi người đều biết rằng Đức Hồng Y Ratzinger không bao giờ sợ báo chí và ngài luôn tỏ ra tử tế trả lời cho các phóng viên đã chặn ngài lại ở ngoài đường phố.


Vấn:    Đức Giáo Hoàng cũng gặp gỡ Tổng Thống Lula. Nói chung thì mối liên hệ giữa Giáo Hội và Ba Tây ra sao?

 

Đáp:   Mối liên hệ giữa Giáo Hội và đại quốc Ba Tây phần lớn tốt đẹp. Hiện nay có một thứ hiệp ước tổng quan và căn bản đang được thực hiện trong việc vạch ra đường hướng cho Giáo Hội và quốc gia, Giáo Hội và cộng đồng chính trị, được Công Đồng định nghĩa như là “một thứ hợp tác lành mạnh” cho thiện ích của từng người – cũng như trong việc giải quyết những vấn đề vẫn còn tồn tại.


Vấn:    ĐHY nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng ĐHY hy vọng là những hiệp ước ấy sẽ được ký kết trong năm nay. Thế nhưng có một số lời phát biểu được cho là của vị lãnh sự Ba Tây đang làm việc với Tòa Thánh lại được hiểu là không mấy lạc quan…

 

Đáp:   Tôi đã nói chuyện với đức khâm sứ ở Ba Tây là ĐTGM Lorenzo Baldisseri và tôi cảm thấy lạc quan. Chúng ta hãy hy vọng rằng đó là một niềm lạc quan vững chắc.


Vấn:    ĐGH cũng đã tiếp vị TGM lão thành về hữu ở São Paulo, ĐHY Paulo Evaristo Arns. Thần học gia Jon Sobrino, trong việc chỉ trích bản thông báo về mình của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, đã viết rằng những bản văn của ông đã được ĐHY Arns phán đoán một cách tích cực. Vấn đề này cũng có được nói đến trong buổi triều kiến này hay chăng?

 

Đáp:   Đó là một cuộc triều kiến cần thiết, mặc dù ngắn ngủi. Tôi không biết gì về việc đề cập tới trường hợp của Sobrino.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/6/2007

 

 

TOP

 

 

? Từ là Một Người Trở Lại trở thành Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

 

Đức Giám Mục được bổ nhiệm Peter John Elliott, 63 tuổi, ở Melbourne, là vị giáo phẩm thứ ba ở Úc Đại Lợi có quá khứ là một tín đồ Anh Giáo. Ngài đã trở lại Giáo Hội Công Giáo trong thời gian theo học ở Oxford. Lòng yêu mến phụng vụ đã thu hút ngài theo Giáo Hội Công Giáo. Ngài sẽ được tấn phong vào ngày 15/6/2007.

 

Trong cuộc phỏng với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị giám m ục được bổ nhiệm này cho biết về sứ vụ mới của mình với tư cách là một vị lãnh đạo của Giáo Hội, cùng với những thách đố của vấn đề tục hóa và việc huấn luyện đạo giáo ở Úc Đại Lợi.

 

Vấn:    Là một người trở lại từ Giáo Hội Anh Giáo, và giờ đây được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá ở Melbourne, ngài mang theo một kinh nghiệm không có nơi nhiều vị giám mục. Lịch sử riêng tư của ngài đã ảnh hưởng ra sao  nơi thiên chức linh mục của ngài, và nó mang một ý nghĩa nào đối với ngài với tư cách là giám mục?

 

Đáp:   Cho tới nay tôi có thể thấy được rằng tôi là vị giám mục Ức Đại Lợi thứ ba có một lịch sử về Anh Giáo. ĐTGM Lancelot Goody (1908-1992) ở Parth đã gia nhập Giáo Hội từ còn nhỏ, khi gia đình ngài trở lại. Đức Giám Mục Geoffrey Jarrett ở Lismore, New South Wales, là một giáo sĩ Anh Giáo cho tới khi hòa giải với Giáo Hội vào năm 1964.

Tôi đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo sau đó 4 năm, khi đang dở dang theo học thần học ở Oxford, nơi tôi đang được huấn luyện để làm giáo sĩ Anh Giáo.

 

Thế nhưng, ngoại trừ những tiến triển về đại kết, phon g trào Anh Giáo mà tôi được nuôi dưỡng được bắt vững chắc xây dựng nơi Phong Trào High Church Oxford, bởi thế mà cha của tôi là vị đại diện của Anh Giáo, không phải là người kỵ Công Giáo. Tôi có thể nói rằng tôi đã học được những điều căn bản về đức tin  trong gia đình.

 

Khi tôi được thụ phong linh mục ở Melbourne năm 1973, cha mẹ tôi lấy làm vui mừng khi được tham dự vào các cuộc cử hành. Tuy nhiên, điều đã ảnh hưởng tới thiên chức linh mục của tôi, xuất phát từ kinh nghiệm này, đó là lòng yêu mến phụng vụ, là việc coi trọng các bí tích và cảm quan về sự mỹ, sự tôn nghiêm và lòng kính sợ là những gì làm nên đặc tính quí giá nhất của truyền thống Anh Giáo. Cha tôi cũng dạy tôi giảng – không cần phải ghi chú!


Vấn:    Công việc của ngài ở Rôma tại Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, rồi ở Melbourne với tư cách là giám đốc Học Viện Gioan Phaolô II về Hôn Nhân và Gia Đình, giúp cho ngài có một liên hệ chặt chẽ với những vấn đề gia đình. Vào những lúc này đây, khi đang xẩy ra rất nhiều cuộc tranh cãi về tương lai của gia đình, thì theo ngài  Giáo Hội  cần phải cống hiến những gì cho xã hội trần thế?

 

Đáp:   Làm việc ở hội đồng tòa thánh này từ năm 1987 đến 1997 là một kinh nghiệm thu hút, nhất là được dẫn dắt bởi ĐHY Edouard Gagnon và ĐHY Alfonso López Trujillo, hai vị lãnh đạo tôi được hân hạnh phục vụ, cùng nhau giúp cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

 

Đó là một thời kỳ của các thứ hội nghị của Liên Hiệp Quốc nổi tiếng và mang tiếng. Tôi phục vụ trong phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh ở Hội Nghị Dân Số ở Cairô, Cuộc Thượng Nghị Công Lý Thế Giới ở Copenhagen và Hội Nghị LHQ về Nữ Giới ở Bắc Kinh.

 

Ở nơi đây, tôi đã biết rất rõ là gia đình, hôn nhân và chính sự sống con người đang bị tấn công, và sự quan phòng của Thiên Chúa đang dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo trong việc đương đầu với những thách đố của trào lưu tục hóa toàn cầu nơi tất cả mọi hình thức hung hăng và hủy hoại của nó.

 

Chiến trường không phải chỉ xẩy ra ở nơi các cuộc hội nghị quốc tế đầy những thứ nực cười mờ ám và những chính sách lừa đảo mà còn xẩy ra ngay ở nơi đây, trong gia đình của quí vị cũng như của tôi – đó là nơi mà cuộc đối chọi đối với linh hồn của con người đang xẩy ra.

 

Tuy nhiên, Giáo Hội đương đầu với cuộc thánh đố này không theo chiều hướng tiêu cực mà bằng việc loan báo tin mừng sự sống và yêu thương, bằng việc nói rằng các thơ nhi thì tuyệt vời, rằng tương lai chuyển biến qua đường lối gia đình, rằng niềm hy vọng cao cả cho nhân loại là tế bào sống này của tất cả mọi xã hội, là gia đình được xây dựng trên hôn nhân.

 

Nói một cách đơn giản hơn: trong một thế giới đầy những ý hệ hậu tân tiến  tăn tối diệt vong thì chúng ta loan báo thức ngôn từ của nhân đức “hy vọng”.

 

(còn tiếp)



 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/6/2007 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ